• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
41
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 34:

Ngày soạn: Ngày 04 /05 /2022

Ngày giảng: Thứ hai ngày 09 tháng 05 năm 2022 Toán

Tiết 164 : ÔN TẬP PHÉP CHIA PHÂN SỐ I. Yêu cầu cần đạt

- Hiểu thế nào là phân số đảo ngược. Biết cách chia hai phân số - Thực hiện được phép chia hai phân số

- Vận dụng giải các bài toán liên quan - Tự giác, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Phiếu học tập - HS: Vở BT, bút

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động:(3p)

+ Tìm 2/ 3 của 12 + Tìm 2/3 của 15 kg

- GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới

- TBHTđiều hành lớp trả lời, nhận xét + Lớp thực hiện cá nhân – Chia sẻ

2. HĐ Hình thành kiến thức mới:(15p)

* Bài toán: Hình chữ nhật ABCD có diện tích 7/15 m2, chiều rộng là 2/3m.

Tính chiều dài của hình chữ nhật đó.

+ Bạn nào biết thực hiện phép tính trên?

- HS đọc đề toán, nêu cách tính chiều dài hình chữ nhật: Ta lấy số đo diện tích của hình chữ nhật chia cho chiều rộng

Chiều dài của hình chữ nhật ABCD là:

157 : 32 .

+ HS đề xuất cách tính và thử tính, có thể tính đúng hoặc sai.

(2)

- GV nhận xét các cách mà HS đưa ra sau đó chốt: Muốn thực hiện phép chia hai phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.

Trong bài toán trên, phân số 3/2 được gọi là phân số đảo ngược của phân số 32 . Từ đó ta thực hiện phép tính sau:

157 : 32 = 15723 = 3021 = 107 + Vậy chiều dài của hình chữ nhật là bao nhiêu mét?

* Hãy nêu lại cách thực hiện phép chia cho phân số.

- HS nghe giảng và thực hiện lại phép tính.

- HS quan sát, trình bày bài làm

+ Chiều dài của hình chữ nhật là

10 7 m.

- 1 HS nêu, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

- Lấy VD về phân số đảo ngược - Lấy VD về phép chia và thực hiện 3. HĐ thực hành (18p)

* Mục tiêu: Thực hiện được phép chia hai phân số

* Cách tiến hành

Bài 1: 3 số đầu (HS năng khiếu làm cả bài)

- GV chốt đáp án.

- Củng cố cách viết phân số đảo ngược của 1 phân số.

Cá nhân - Lớp Đáp án

- Phân số đảo ngược của

3 2

2 3

- Phân số đảo ngược của 7474 - Phân số đảo ngược của 5335

- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp

(3)

Bài 2: Tính

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- GV chốt đáp án.

- Củng cố cách chia phân số.

Bài 3a

- Lưu ý HS: Có thể đọc được ngay kết quả của các phép chia trong bài sau khi tính được kết quả của phép nhân đầu tiên.

Bài 4

-Yêu cầu hs suy nghĩ và làm bài

4. HĐ ứng dụng (1p)

Đáp án:

a.73:85 73x58 3524 b. 78 :

4

3 = 7834 = 3221

c. 3 1 :

2 1 =

3

112 = 32

- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ lớp Đáp án:

a.32 x 75 = 32xx75 = 1021 1021 : 75 = 1021 x 57 10570 32 1021 : 32 = 1021x23 4230 75

- Làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp Bài giải

Chiều dài của hình chữ nhật là:

) 9( 8 4 :3 3

2 m

Đáp số: 98m - Chữa lại các phần bài tập làm sai

- Thêm yêu cầu cho bài tập 4 (SGK) và giải:

Tính chu vi của hình chữ nhật đó

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….

(4)

……….

…--- Tập đọc

Tiết 71 : Luyện đọc vẽ về cuộc sống an toàn I. Yêu cầu cần đạt:

- Củng cố kiến thức cho học sinh về đọc thành tiếng và đọc thầm.

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và đọc hiểu cho học sinh.

- HS chăm chỉ học bài.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung bài đọc.

- Phát phiếu bài tập.

2. Các hoạt thực hành:

a. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút)

- Giáo viên đưa bảng phụ có viết sẵn đoạn cần luyện đọc:

a) Được phát động từ tháng 4 – 2001 nhằm nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn cho trẻ em, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo thiếu nhi cả nước.

Chỉ trong vòng 4 tháng, Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được 50 000 bức tranh gửi về

- Hát

- Lắng nghe.

- Nhận phiếu.

- Quan sát, đọc thầm đoạn viết.

(5)

từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sơn La, Hà Giang, Quảng Ninh, Hải Dương, Nghệ An, Đắk Lắk, Tây Ninh, Cần Thơ, Kiên Giang,....

b) 60 bức tranh được chọn treo ở triển lãm (trong đó có 46 bức đoạt giải) đã làm nên một phòng tranh đẹp : màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các hoạ sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ.

- Yêu cầu học sinh nêu lại cách đọc diễn cảm đoạn viết trên bảng.

- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng gạch dưới (chéo) ở những chỗ cần nhấn giọng (ngắt giọng).

- Yêu cầu học sinh giải thích lí do.

- Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm đôi rồi thi đua đọc trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

-hs Luyện đọc

- Nêu lại cách đọc diễn cảm.

- 3 em xung phong lên bảng, mỗi em 1 đoạn, lớp nhận xét.

- Học sinh giải thích lí do, lớp nhận xét.

- Học sinh luyện đọc nhóm đôi (cùng trình độ). Đại diện lên đọc thi đua trước lớp.

- Lớp nhận xét.

b. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (15 phút) - Giáo viên yêu cầu học sinh lập nhóm 4, thực hiện trên phiếu bài tập của nhóm.

- Gọi 1 em đọc nội dung bài tập trên phiếu.

Câu 1. Gạch dưới những từ ngữ thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của thiếu nhi qua 60 bức tranh được chọn treo ở triển lãm có trong đoạn b ở trên.

- Yêu cầu các nhóm thực hiện và trình bày kết quả.

- 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm.

- Các nhóm thực hiện, trình bày kết

(6)

- Nhận xét, sửa bài. (câu a đã gạch trong bài)

* Gạch dưới các từ ngữ: phòng tranh đẹp, màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc; ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ.

quả.

- Các nhóm khác nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động vận dụng (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn đọc.

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

- Học sinh phát biểu.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….

……….

…--- Luyện từ và câu

Tiết 69: Luyện Tập Động Từ I. Yêu cầu cần đạt:

- Giúp học sinh nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ (đã, đang, sắp); nhận biết và sử dụng được các từ đó qua bài tập thực hành.

- Rèn kĩ năng thực hiện các bài tập củng cố và mở rộng.

- HS chăm chỉ học.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. Các hoạt động dạy học:

(7)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung đầu bài.

2. Các hoạt động luyện tập – thực hành:

- Hát

- Lắng nghe.

a. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

Bài 1. Điền các từ “đã, vừa, đang, sắp” bổ sung ý nghĩa thời gian cho các động từ trong các dòng sau:

a. Bố em ... đi làm về.

Bố em ... đi làm về.

b. Em ... làm bài.

Em ... làm bài.

Em ... làm bài.

Em ... làm bài.

Bài 2. Tìm các động từ và từ bổ sung ý nghĩa cho các động từ đó trong các câu văn sau:

a. Tết chưa đến mà hoa đào đã nở trong vườn.

b. Trời sắp sang xuân mà tiết trời còn lạnh giá.

c. Những hôm trời mưa to nhưng bố em vẫn đến công xưởng.

Bài làm

Câu Động từ Từ bổ nghĩa a

c

Bài 3. Xếp các từ bổ nghĩa cho động từ tìm được ở câu 2 vào nhóm dưới đây:

a. Cho biết sự việc diễn ra trong thời gian rất gần.

(8)

b. Cho biết sự việc đang diễn ra.

c. Cho biết sự việc đã hoàn thành rồi.

- hs làm bài

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động vận dụng (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….

……….

…--- Lịch sử

Tiết 34: ÔN TẬP I. Yêu cầu cần đạt:

- Củng cố lại kiến thức đã học.

- Học sinh nhớ lại những kiến thức cũ.

*Hình thành năng lực, phẩm chất :

-Năng lực : NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

-Phẩm chất : Chăm chỉ, tích cực II. Đồ dùng dạy học:

- GV: máy tính,bài giảng power point - HS: máy tính hoặc điện thoại thông minh,

(9)

III. Các hoạt động dạy học:

TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

30’

1. Khởi động

- GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới.

2. HĐ luyện tập

HĐ1:Thống kê lịch sử.:

- GV treo bảng có sẵn nội dung thống kê lịch sử đã học (nhưng che phần nội dung).

- GV lần lượt đặt câu hỏi để HS nêu các nội dung trong bảng thống kê. VD:

+ Giai đoạn đầu tiên chúng ta được học trong lịch sử nước nhà là giai đoạn nào?

+ Giai đoạn này bắt đầu từ bao giờ và kéo dài đến khi nào?

+ Giai đoạn này triều đại nào trị vì đất nước ta?

+ Nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử này là gì?

- GV cho HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, đến khi đúng và đủ ý thì mở bảng thống kê chuẩn bị, cho HS đọc lại nội dung chính về giai đoạn lịch sử trên.

- GV tiến hành tương tự với các giai đoạn khác.

HĐ2: Thi kể chuyện lịch sử:

- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau nêu tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỷ X I X .

- LT điều hành lớp hát, văn nghệ tại chỗ

- HS lắng nghe câu hỏi, trả lời

+ Buổi đầu dựng nước và giữ nước.

+ Bắt đầu từ khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN.

+ Các vua Hùng, sau đó là An Dương Vương.

+ Hình thành đất nước với phong tục tập quán riêng.

+ Nền văn minh sông Hồng ra đời.

- HS nêu lại nội dung chính về giai đoạn lịch sử trên.

- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ nêu tên một nhân vật:

Hùng Vương, An Dương Vương. . . - HS xung phát kể, sau đó HS lớp

(10)

5’

- GV tổ chức cho HS thi kể về các nhân vật tiêu biểu .

- GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương HS kể tốt, kể hay. GV yêu cầu HS tìm hiểu về các di tích lịch sử liên quan đến các nhân vật.

(Từ buổi đầu dựng nước và giữ nước . . . đến buổi đầu thời Nguyễn. ) - GV theo dõi HS làm, nhận xét, hoàn thiện bảng thống kê bên.

- GV treo bảng phụ, HS nêu lại.

* KL:

3. HĐ vận dụng

? Nêu nội dung tiết ôn tập hôm nay?

- Hệ thống ND bài.

- Nhận xét giờ học.

bình chọn bạn kể hay nhất.

- Ghi nhớ KT của bài

- Hệ thống lại chương trình lịch sử

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

...

...

--- Ngày soạn: Ngày 04 /05 /2022

Ngày giảng: Thứ ba ngày 10 tháng 05 năm 2022 Toán

Tiết 165: ÔN TẬP VỀ DIỆN TÍCH HÌNH THOI I. Yêu cầu cần đạt

- Giúp HS luyện tập kiến thức về diện tích hình thoi - Giải được các bài toán về diện tích hình thoi

- Hs chăm chỉ, trách nhiệm.

II.Đồ dùng dạy học

(11)

- GV: Phiếu học tập

- HS: 4 miếng bìa hình tam giác vuông kích thước như trong bài tập 4 và 1 tờ giấy hình thoi.

III. Các ho t đ ng d y h c:

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

30’

1.Khởi động:

+ Nêu cách tính diện tích hình thoi + Viết công thức tính

- GV dẫn vào bài mới 2. HĐ thực hành

Bài 1a: Tính diện tích hình thoi.

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- GV chốt đáp án.

* Kết luận: Củng cố cách tính diện tích hình thoi.

Bài 2

- Tiến hành như bài tập 1.

- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS

* Kết luận: Củng cố cách tính diện tích hình thoi

Bài 4

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- Yêu cầu HS thực hành gấp giấy như trong bài tập hướng dẫn

+ Diện tích hình thoi bằng tích độ dài 2 đường chéo chia cho 2 (cùng đơn vị đo)

+ S= m x n : 2

Cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 - Lớp Bài giải.

Diện tích hình thoi là:

19  12 : 2 = 114 (cm2) Đáp số: 144 cm2 HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp

Bài giải

Diện tích miếng kính hình thoi là:

14 x 10 : 2= 70 (dm2)

Đáp số: 70 dm2

- Thực hiện theo HD của GV.

- Nhắc lại đặc điểm của hình thoi:

+ 4 cạnh bằng nhau

(12)

3. HĐ ứng dụng

a. Thực hiện xếp 4 hình tam giác thành 1 hình thoi như hướng dẫn

b. Độ dài đường chéo thứ nhất của hình thoi là:

2 x 2 = 4 (cm)

Độ dài đường chéo thứ hai của hình thoi là:

3 x 2 = 6 (cm) Diện tích hình thoi là:

4 x 6: 2 = 12 (cm2) Đáp số: 12cm2

* Kết luận: Củng cố cách tính diện tích hình thoi

+ 2 đường chéo vuông góc

+ 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….

……….

…--- Tập làm văn

Tiết 69 : Ôn tập lập dàn ý trong văn miêu tả cây cối I. Yêu cầu cần đạt:

- Củng cố kiến thức cho học sinh về cách lập dàn ý trong văn miêu tả cây cối.

- Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành về cách lập dàn ý trong văn miêu tả cây cối.

- Hs có ý thức học.

(13)

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. Các ho t đ ng d y h c:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động thực hành:

a. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

- Hát

- Lắng nghe.

Câu 1. Dựa vào hướng dẫn ở cột A, hãy lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cây có bóng mát (hoặc cây hoa) mà em thích (cột B).

A B

a) Mở bài (Giới thiệu): Đó là cây gì? Cây được trồng ở đâu, từ bao giờ ?...

b) Thân bài:

- Tả bao quát : Nhìn từ xa, cây có nét gì dễ nhận ra? Đến gần, thấy nét gì rõ nhất về sự phát triển của cây?

- Tả chi tiết từng bộ phận :

+ Thân cây, gốc cây, vỏ cây có những đặc điểm gì?

+ Cành lá có điểm gì nổi bật?

+ Hoa (quả) thế nào? Đặc điểm nổi bật về

- hs trả lời và giới thiệu cây định tả

Hs nêu chi tiết từng bộ phận của cây

-Thân cây cao, to, gốc cây phình to ra -cành, lá xoè ra 2 bên

- quả có màu sắc rực rỡ

(14)

màu sắc, hương thơm của hoa (quả),...

- Tả một số sự vật khác (VD : nắng, gió, chim chóc,…) hoặc sinh hoạt của người có liên quan đến cây,…

c) Kết bài: Nêu ích lợi của cây, cảm nghĩ của em về cây.

Tham khảo:

a) Mở bài (Giới thiệu): Cây bàng được trồng ở góc sân trường; cây trồng khá lâu năm, nay toả bóng mát rượi,...

b) Thân bài:

- Tả bao quát : Nhìn từ xa, cây như một chiếc ô xanh. Đến gần, thấy cây cao khoảng hơn năm mét; tán lá dày, xanh mỡ màng, rợp một khoảng sân.

- Tả chi tiết từng bộ phận : Thân cây to gần bằng vòng tay em ôm kín. Vỏ cây màu nâu sần sùi, dưới gốc cây sù ra những cái bướu lớn. Cành đan ngang, xoè rộng như những nan sắt của một chiếc ô khổng lồ lợp bằng lá xanh tốt. Quả bàng có màu vàng rực, to bằng quả ổi nhỡ, lấp ló sau những chiếc lá,…Hè về, ong bướm bay lượn, ve sầu kêu inh ỏi. Giờ ra chơi, các bạn học sinh thường vui đùa dưới gốc cây,...

c) Kết bài: Quả bàng ăn khá thơm và bùi, thân cây bàng xẻ ra lấy gỗ dùng rất bền chắc. Cây bàng gắn bó thân thiết với chúng em như người bạn.

Câu 2. Viết đoạn mở bài (trực tiếp hoặc gián tiếp) cho bài văn sẽ viết theo dàn ý trên.

Câu 3. Viết đoạn kết bài (không mở rộng hoặc mở rộng) cho bài văn viết theo dàn ý trên.

b. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

(15)

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

- Học sinh phát biểu.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….

……….…

--- Ngày soạn: Ngày 04 / 05 /2022

Ngày giảng: Thứ tư ngày 11tháng 05 năm 2022 Toán

Tiết 166 : Ôn tập về phân số I. Yêu cầu cần đạt:

- Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về phân số: 4 phép tính; tính giá trị biểu thức; giải toán văn; ...

- Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

- Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập, VBT

III. Các ho t đ ng d y h c:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- Gọi HS thực hiện: tính:

a) 4

5 x 2

3 b) 157 : 32 - 23

- Hs tính

(16)

- GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài 3. Hoạt động luyện tập, thực hành (30p)

Bài 1: Gắn bảng phụ, mời HS đọc và nêu YC của BT.

- Gọi 3 HS lên bảng làm bài.

- Gọi HS nhận xét.

- Tạo cơ hội cho HS chia sẻ về cách lựa chọn phân số chỉ phần đã tô màu ở mỗi hình đã chọn.

- GV nhận xét; khen ngợi/ động viên.

- YC đọc các phân số.

+ Đâu là tử số? Tử số cho biết điều gì?

+ Đâu là mẫu số? Mẫu số cho biết điều gì?

Bài 3:

- Gọi HS đọc và nêu YC của BT.

- HS chia sẻ trước lớp:

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài.

Đáp án: Hình 3 đã tô màu

5

2 hình (Vì có tất cả 10 ô vuông, đã tô màu 4 ô;

4 2 10 5 )

Không chọn các hình còn lại vì:

+ Hình 1 đã tô màu

5

1 hình.

+ Hình 2 đã tô màu

5

3 hình.

+ Hình 4 đã tô màu 62 (31 ) hình.

- HS trả lời

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài cá nhân.

Đáp án:

3 2 6 : 18

6 : 12 18

12 404 404::44 101

1824 2418::66 43 - HS nêu.

(17)

+ Muốn rút gọn phân số ta làm như thế nào?

- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc và nêu YC của BT.

- HS chia sẻ cách quy đồng hai phân số trước lớp.

- GV nhận xét, chốt KQ đúng; khen ngợi/ động viên.

=> GV giúp HS tìm MSC nhỏ nhất Bài 5:

- Gọi HS đọc và nêu YC của BT.

- Y/c HS chia sẻ:

+ Trong các phân số đã cho, phân số nào lớn hơn 1, phân số nào bé hơn 1.

+ Hãy so sánh hai phân số

3 1 ; 16 với nhau.

+ Hãy so sánh hai phân số

2 5 ;

2 3

với nhau.

HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài cá nhân a) và

;

b) và

; Giữ nguyên - HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài

+ Phân số bé hơn 1 là

3 1 ;

6 1

+ Phân số lớn hơn 1 là 25 ;

2 3

+ Hai phân số cùng tử số nên phân số nào có mẫu số lớn hơn thì bé hơn.

Vậy 3 1 > 61

+ Hai phân số cùng mẫu số nên phân số có tử số bé hơn thì bé hơn, phân số có tử số lớn hơn thì lớn hơn. Vậy

2 5 >

2 3. Ta có :

6 1 <

3 1 <

2 3<

2 5

- HS hoàn thành tia số và nêu cách đọc các PS có trên tia số

(18)

- Nhận xét; chốt ý đúng; khen ngợi/

động viên.

=> GV chốt để sắp xếp được các phân số theo thứ tự thì cần phải so sánh các phân số. Gv tổng kết các cách so sánh phân số.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ( 5p)

- GV gọi HS đọc ps trên tia số.

+ Các PS trên tia số có chung đặc điểm gì?

- GV tổng kết tiết học - nhận xét giờ học tuyên dương HS có tiến bộ. Dặn dò.

+ Các PS lớn hơn 0 và bé hơn 1

- Chữa lại các phần bài tập làm sai.

- Tìm các PS lớn hơn 101 và bé hơn

10

2 và có MS là 20

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….

……….…

--- Kể chuyện

Tiết 24 : Ôn tập Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I. Yêu cầu cần đạt:

- Kể được một câu chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được chứng kiến hoặc tham gia theo lời kể của mình một cách tự nhiên.

- Biết đánh giá, nhận xét lời kể của bạn.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ ghi gợi ý trong SGK

III. Các ho t đ ng d y h c ch yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động ( 5’)

B. Hoạt động thực hành( 30’)

+ Một số học sinh đọc yêu cầu.

+ 2 HS đọc.

(19)

1. Tìm hiểu yêu cầu của đề bài + Đề bài yêu cầu chúng ta điều gì?

2. Hướng dẫn kể chuyện

+ Hãy nối tiếp nhau đọc mục gợi ý (SGK).

+ Nội dung câu chuyện là gì?

+ Khi kể em nên dùng từ xưng hô như thế nào?

+ Hãy giới thiệu với các bạn câu chuyện em sẽ kể

+ Khi kể câu chuyện chúng ta cần kể theo trình tự như thế nào?

3. Hướng dẫn kể trong nhóm

+ Yêu cầu HS kể theo nhóm đôi. Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện, đánh giá câu chuyện bạn kể, đặt câu hỏi cho bạn.

+ Theo dõi, giúp đỡ HS kể chuyện.

4. Thi kể chuyện trước lớp

+ Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp.

+ Nhận xét, tuyên dương HS kể hay.

C, Hoạt động vận dụng

: Nhận xét giờ học. Dặn HS kể chuyện ở nhà và chuẩn bị bài sau

+ Kể về 1 chuyến du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia.

+ Xưng tôi (mình)...

+ HS nối tiếp nhau giới thiệu.

+ HS nêu (gợi ý 2 - SGK).

+ HS thực hành kể chuyện trong nhóm, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

+ 5-7 HS thi kể chuyện trước lớp.

+ HS nhận xét bạn kể, đặt câu hỏi cho bạn hoặc trả lời câ

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….

……….…

--- Luyện từ và câu

Tiết 70 : Luyện tập về câu hỏi I. Yêu cầu cần đạt:

- Giúp học sinh củng cố kiến thức về câu hỏi.

- Nhận biết câu hỏi, biết đặt câu hỏi.

- Hs có ý thức chăm chỉ học.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

(20)

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức - Giới thiệu bài.

2. Các hoạt động thực hành: ( 25’)

- Hát

- Lắng nghe.

Bài 1. Các câu trong đoạn trích sau bị lược bỏ dấu hỏi. Hãy đặt dấu hỏi vào những câu hỏi .

Một chú lùn nói :

- Ai đã ngồi vào ghế của tôi Chú thứ hai nói :

- Ai đã ăn ở đĩa của tôi Chú thứ bảy nói :

- Ai đã uống vào cốc của tôi

Một chú nhìn quanh rồi đi lại giường mình. Thấy có chỗ trũng ở đệm, chú bèn nói:

- Ai giẫm lên giường của tôi

-HS trả lời

Bài 2. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in nghiêng đậm trong các câu sau:

a. Dưới ánh nắng chói chang, bác nông dân đang cày ruộng.

b. Bà cụ ngồi bán những con búp bê bằng vải vụn.

a,Dưới ánh nắng chói chang, bác nông dân đang làm gì?

b, Bà cụ đang làm gì?

Bài 3. Dựa vào mỗi tình huống dưới đây, em

(21)

hãy đặt một câu hỏi tự hỏi mình:

a. Tự hỏi về một người trông rất quen nhưng không nhớ tên.

b. Một dụng cụ học tập mà chưa tìm thấy.

c. Một công việc mẹ dặn nhưng quên chưa làm.

-hs trả lời

Bài 4. Tết Trung Thu cu Chắt được cho quà.

Cu Chắt cất đồ chơi vào cái nắp tráp hỏng.

Đặt 3 câu hỏi cho mỗi câu trên.

- HS đặt câu

Bài 5. Câu nào dùng đúng dấu câu?

a. Bà hỏi cu tý có mệt không?

b. Cháu mệt hay sao đấy?

c. Cháu đâu có mệt?

d. Cu Tý chẳng biết mình phải làm gì?

- hs trả lời

Dấu câu dùng không đúng là phần C

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động vận dụng(3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung của bài.

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

(22)

…….……….

……….…

--- Ngày soạn: Ngày 04 / 05 /2022

Ngày giảng: Thứ năm ngày 12 tháng 05 năm 2022 Toán

Tiết 167: ÔN TẬP ỨNG DỤNG TỈ LỆ BẢN ĐỒ I. Yêu cầu cần đạt:

- Tiếp tuc tìm hiểu về một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ

- HS vận dụng tìm được khoảng cách trên bản đồ dựa vào tỉ lệ bản đồ và độ dài thật

- Chăm chỉ, tích cực trong giờ học.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Bảng phụ - HS: Bút, sách

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động:(3p)

- GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Hình thành KT (15p)

*Hướng dẫn giải bài toán 1 - Yêu cầu HS đọc bài toán 1.

+ Khoảng cách giữa hai điểm A và B trên sân trường dài bao nhiêu mét?

+ Bản đồ được vẽ theo tỉ lệ nào?

+ Bài yêu cầu em tính gì?

- 1 HS đọc thành tiếng, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.

+ Là 20 m.

+ Tỉ lệ 1 : 500.

+ Tính khoảng cách giữa hai điểm A và B trên bản đồ.

(23)

+ Làm thế nào để tính được?

+ Khi thực hiện lấy độ dài thật giữa hai điểm A và B chia cho 500 cần chú ý điều gì? (GV có thể hỏi:

Khoảng cách A và B trên bản đồ được yêu cầu tính theo đơn vị nào?)

- GV nhận xét bài làm của HS, chốt cách tính độ dài trên bản đồ

** Hướng dẫn giải bài toán 2

- Gọi 1 HS đọc đề bài toán 2 trước lớp.

+ Bài toán cho em biết những gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS làm bài, nhắc các em chú ý khi tính đơn vị đo của quãng đường thật và quãng đường thu nhỏ phải đồng nhất.

+ Lấy độ dài thật chia cho 500.

+ Đổi đơn vị đo ra xăng- tỉ lệ- mét vì đề bài yêu cầu tính khoảng cách hai điểm A và B trên bản đồ theo xăng- tỉ lệ- mét.

- HS làm cá nhân – Nhóm 2 – Lớp Bài giải

20 m = 2000 cm

Khoảng cách giữa hai điểm A và B trên bản đồ là:

2000 : 500 = 4 (cm) Đáp số: 4 cm

- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc đề bài trong SGK.

+ Quãng đường Hà Nội – Sơn Tây dài 41 km.

 Tỉ lệ bản đồ là 1 : 1000000.

+ Quãng đường Hà Nội – Sơn Tây thu nhỏ trên bản đồ dài bao nhiêu mi- li- mét?

- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp

Bài giải

41 km = 41000000 mm

Quãng đường Hà Nội – Sơn Tây trên bản

(24)

đồ dài là:

41000000 : 1000000 = 41 (mm) Đáp số: 41 mm

3. HĐ thực hành (18p) Bài 1 :

- Yêu cầu HS đọc đề bài toán.

- Nhận xét, chốt đáp án

- Chốt cách tính độ dài trên bản đồ - Lưu ý HS các đơn vị đo phải đồng nhất

Bài 2

- Gọi 1 HS đọc đề bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài, có thể nêu miệng cách làm và đáp số, không cần trình bày bài giải

- GV nhận xét, chốt đáp án

Bài 3

+ Nếu số thứ nhất gấp lên 5 lần được số thứ hai thì tỉ số hai số là bao nhiêu?

- HS làm cá nhân - Nhóm 2 - Lớp

Đáp án:

Tỉ lệ bản đồ

1 : 10 000

1 : 5000

1:

20 000 Độ dài

thật

5km 25m 2km

Độ dài trên bản

đồ

50cm 5mm 1dm

- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp Bài giải

12 km = 1200000 cm

Quãng đường từ bản A đến bản B trên bản đồ là:

1200000 : 100000 = 12 (cm) Đáp số: 12 cm

- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp Bài giải

15m = 1500 cm; 10m = 1 000cm Chiều dài hình chữ nhật trên bản đồ là:

(25)

4. HĐ ứng dụng (1p)

1 500 : 500 = (cm)

Chiều rộng hình chữ nhật trên bản đồ là:

1 000 : 500 = 2 (cm)

Đáp số: Chiều dài: 3cm Chiều rộng: 2cm - Chữa lại các phần bài tập làm sai - Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

…….……….

……….…

--- Tập làm văn

Tiết 70: Luyện tập viết đoạn trong văn miêu tả cây cối I. Yêu cầu cần đạt:

- Củng cố kiến thức cho học sinh về cách viết đoạn trong văn miêu tả cây cối.

- Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành về cách viết đoạn trong văn miêu tả cây cối.

- Chăm chỉ học tập.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.

2. Học sinh: VBT, SGK.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

(26)

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu bài.

2. Các hoạt động thực hành

- Hát

- Lắng nghe.

Câu 1. Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới :

a) Rễ cây tràm nhô lên khỏi mặt đất trông giống như những con trăn đang bò. Thân tràm to đến hai, ba vòng tay em ôm lại. Vỏ cây sần sùi, màu đen sậm. Vượt cao khỏi mặt đất chừng hai thước, thân tràm chẽ thành hai nhánh. Mỗi nhánh lại có nhiều cành con chìa ra bốn phía vươn lên, đỡ những chiếc lá nhỏ màu xanh có hình trăng lưỡi liềm,... Những cành lá um tùm đan xen vào nhau làm cho những tia nắng mặt trời khó bề xuyên qua nổi. Mùa hè, cây tràm như chiếc dù lớn che mát cho chúng em.

Giờ ra chơi, em cùng các bạn quây quần bên gốc tràm trò chuyện, vui đùa. Thỉnh thoảng, vài cánh hoa tràm nhẹ rơi, đậu lên những mái tóc xanh,...

b) Cúc mọc thành bụi, thân mềm, thanh mảnh, cùng màu xanh với lá. Lá cúc to bằng mấy ngón tay, xẻ thành những đường cong mềm mại, mọc so le trên thân. Cả bụi chỉ cao độ năm sáu tấc, mọc xùm xoà, tạo nên một vẻ đẹp rất tự nhiên. Đầu mỗi cành là một chùm nụ với hàng chục chiếc xinh xinh như những cúc áo màu xanh nhạt.

Dăm ba chiếc nụ hé nở với những cánh vàng e ấp. Hoa cúc đẹp nhất là lúc mãn khai. Cánh xoè tròn, xếp thành nhiều lớp

c. Theo em, các tác giả của hai đoạn văn trên đã sử dụng các giác quan nào để quan sát cây tràm (cây có bóng mát) và cây hoa cúc?

Đáp án: Dùng thị giác (mắt nhìn), khứu giác (mũi ngửi), xúc giác (tay sờ).

Câu 2. Viết một đoạn văn (khoảng 5 câu) tả một bộ phận của đồ vật hoặc của cây mà em quan sát kĩ.

* Gợi ý:

Viết câu mở đoạn giới thiệu bộ phận của đồ vật (hoặc cây) mà em miêu tả.

Viết 3 đến 4 câu (thân đoạn) tả rõ một vài đặc điểm nổi bật của bộ phận được miêu tả (VD : tả nắp bút máy cần nêu bật được màu sắc, chất liệu, đặc điểm của cài bút... ; tả gốc cây cần nêu được độ lớn của gốc, màu sắc, đặc điểm của vỏ cây, rễ cây...).

Viết câu kết đoạn bộc lộ ý nghĩ của em về bộ phận đã miêu tả (hoặc có thể chỉ là câu tóm tắt, bình luận hay

“chốt lại” về bộ phận đã tả).

(27)

bao quanh nhuỵ. Hoa lớn, bông nọ sát bông kia tạo thành một mảng vàng rực nổi bật trên nền lá xanh, trông tuyệt đẹp. Nắng càng lên, sắc hoa càng lộng lẫy và hương thơm càng ngào ngạt. Mấy chú ong rúc đầu vào hút mật hoa. Trên cao, cánh bướm rập rờn đùa với những bông hoa tươi xinh như gương mặt ngời sáng niềm vui,...

a. Gạch một gạch dưới các câu (hoặc cụm từ) có hình ảnh so sánh trong mỗi đoạn văn.

b. Gạch hai gạch dưới 12 từ ghép, từ láy gợi tả cụ thể và sinh động cây hoa cúc trong đoạn văn b.

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động vận dụng (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….

……….…

--- Tập đọc

Tiết 72 : Luyện đọc Gu-Li-Vơ ở Xứ Sở Tí Hon I. Yêu cầu cần đạt:

(28)

- Củng cố kiến thức cho học sinh về đọc thành tiếng và đọc thầm.

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và đọc hiểu cho học sinh.

- Hs chăm chỉ học bài.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung bài - Phát phiếu bài tập.

2. Các hoạt động thực hành:

a. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút)

- Giáo viên đưa bảng phụ có viết sẵn đoạn cần luyện đọc:

a) “Thế là tôi đi ra bờ biển. Quan sát bằng ống nhòm, tôi thấy địch có độ năm mươi chiến hạm. Tôi bèn cho làm năm mươi móc sắt to, buộc vào dây cáp, rồi ra biển.

Chưa đầy nửa giờ, tôi đã đến sát hạm đội địch. Quân trên tàu trông thấy tôi, rất khiếp, nhảy ào xuống biển, bơi vào bờ. Tôi lấy dây cáp móc vào từng chiến hạm một rồi buộc vào tất cả đầu dây vào nhau, kéo về Li-li- put.”

- Yêu cầu học sinh nêu lại cách đọc diễn

- Hát

- Lắng nghe.

- Nhận phiếu.

- Quan sát, đọc thầm đoạn viết.

b) “Khỏi phải nói nhà vua mừng như thế nào. Ngài còn muốn nhân dịp này biến Bli-phut thành một tỉnh của nước ngài. Nhưng tôi cố thuyết phục ngài từ bỏ ý định ấy. Khoảng ba tuần sau, nước Bli-phut cử một đoàn đại biểu sang thương lượng và hai bên đã kí một hòa ước lâu dài.”

- Nêu lại cách đọc diễn cảm.

(29)

cảm đoạn viết trên bảng.

- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng gạch dưới (chéo) ở những chỗ cần nhấn giọng (ngắt giọng).

- Yêu cầu học sinh giải thích lí do.

- Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm đôi rồi thi đua đọc trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

- 2 em xung phong lên bảng, mỗi em 1 đoạn, lớp nhận xét.

- Học sinh giải thích lí do, lớp nhận xét.

- Học sinh luyện đọc nhóm đôi (cùng trình độ). Đại diện lên đọc thi đua trước lớp.

- Lớp nhận xét.

b. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (15 phút) - Giáo viên yêu cầu học sinh lập nhóm 4, thực hiện trên phiếu bài tập của nhóm.

- Gọi 1 em đọc nội dung bài tập trên phiếu.

Bài tập: Đọc thầm bài Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 166 – 167), dựa vào nội dung bài đọc, hãy lần lượt chọn từng câu trả lời đúng (mục B trang 167) và điền ý trả lời vào chỗ trống :

(1) Nhân vật chính trong đoạn trích tên là (2) Trong đoạn trích này có những nước tí hon:

(3) Nước định đem quân xâm lược nước láng giềng là

(4) Trông thấy Gu-li-vơ, quân địch “phát khiếp”

(5) Gu-li-vơ khuyên vua nước Li-li-pút từ bỏ ý định biến nước Bli-phút thành một tỉnh của Li-li-pút vì:

(6) Nghĩa của chữ “hoà” trong “hoà ước”

- 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm.

- Các nhóm thực hiện, trình bày kết quả.

- Các nhóm khác nhận xét, sửa bài.

-hs trả lời (1) là Gu-li-vơ.

(2) những nước tí hon: Li-li-pút, Bli- phút.

(3) là Bli-phút.

(4) vì trông thấy Gu-li-vơ quá to lớn.

(5) vì Gu-li-vơ ghét chiến tranh xâm lược, yêu hoà bình.

(6) giống nghĩa của chữ hoà trong

(30)

giống nghĩa của chữ “hoà” trong

7) Câu “Nhà vua lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch” là loại câu:

8) Trong câu “Quân trên tàu trông thấy tôi, phát khiếp”, bộ phận chủ ngữ là:

- Yêu cầu các nhóm thực hiện và trình bày kết quả.

- Nhận xét, sửa bài.

hoà bình.

(7) là loại câu kể.

(8) bộ phận chủ ngữ là Quân trên tàu.

3. Hoạt động vận dung (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn đọc.

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

- Học sinh phát biểu.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….

……….…

--- Khoa học

TIẾT 67 : ÔN TẬP I. Yêu cầu cần đạt:

- Ôn tập về thành phần chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của không khí, nước trong đời sống, vai trò của thực vật với sự sống trên trái đất.

- Phán đoán, giải thích qua một số bài tập về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt.

- HS có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Máy tính, một số tờ giấy A4.

- HS: Sgk

III. Các hoạt động dạy học:

(31)

Hoạt đông của giáo viên Hoạt đông của của học sinh 1. Hoạt động mở đầu:

- Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”. Hãy nêu tên các bài Khoa học đã học ông tập?

- Giáo viên nhận xét, dẫn vào bài mới.

- HS nêu tên các bài Khoa học đã học ôn tập

2. Hoạt động luyện tập, thực hành Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” :

- GV yêu cầu HS trong cùng một thời gian thi đua thể hiện nội dung của 3 câu hỏi trang 138

- GV cho HS chia sẻ

- GV nhận xét, khen nhóm nhanh, đúng, đẹp nhất.

*GV kết luận: Qua hoạt động các em đã củng cố mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh .Vai trò của cây xanh đối với sự sống trên Trái Đất Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi :

- GV chuẩn bị viết các câu hỏi ra các ô chữ, chơi trò chơi “Ô chữ bí mật” để HS trả lời câu hỏi

- GV nhận xét, khen/ động viên.

*GV kết luận: Các em vừa được củng cố kĩ năng phán đoán qua một số bài tập về nước, không khí, ánh sáng

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - GV cho HS “Thi nói về vai trò của không khí và nước trong đời sống”

Cá nhân – Lớp

- Các cá nhân chuẩn bị giấy A4, bút vẽ - Trong cùng thời gian, cá nhân thi đua thể hiện nội dung nhanh, đúng, đẹp - Cho HS trình bày, chia sẻ.

- HS lật từng ô chữ và trả lời các câu hỏi.

VD; ? Nêu vai trò của ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt?

+ Em cần đọc sách, xem truyện, viết bài, xem TV như thế nào để bảo vệ đôi mắt?

+ Thế nào là chất dẫn nhiệt, cách nhiệt?

Lấy VD?

+ Nêu nhu cầu chất khoáng của cây?

(32)

- GV cho HS làm bài ra giấy nháp, sau đó gọi 1 số HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương

*GV kết luận: Các em dã nắm rất rõ vai trò của không khí và nước trong đời sống, các em cần vận dụng khéo léo vào cuộc sống nhé!

- GV hệ thống nội dung bài học - GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS ghi nhớ và vận dụng tốt các kiến thức đã học vào cuộc sống.

+ Nêu nhu cầu chất khí của cây?

- HS thực hiện yêu cầu

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

...

...

--- Ngày soạn: Ngày 04/05/2022

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 13 tháng 5 năm 2022 Toán

Tiết 168 : ÔN TẬP VỀ TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG I. Yêu cầu cần đạt:

Giúp HS rèn luyện kĩ năng giải toán "Tìm số trung bình cộng của nhiều số".

*Hình thành năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Phẩm chất :Chăm học, trung thực II. Đồ dùng dạy học:

1. GV: Máy tính

2. HS: Thiết bị thông minh, SGK

III. Các ho t đ ng d y h c

(33)

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

30’

1. Khởi động:

? Nhắc lại cách tìm trung bình cộng của nhiều số?

- Nhận xét, dẫn vào bài 2. HĐ luyện tập

Bài 1:

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tâp.

- Cho HS tự vận dụng định nghĩa tìm số trung bình cộng để làm bài.

- Nhận xét- chốt lại.

Bài 2:

- Gọi HS nêu nội dung bài tập.

- Cho HS thảo luận-phân tích bài toán.

- Cho HS tự làm bài.

- Nhận xét - chốt kết quả đúng.

Bài 3: Bài toán

- Gọi hs nêu yêu cầu bài tập.

- 2 HS nhắc lại, lớp nhận xét.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc.

- Tự làm bài.

- Nhận xét chốt kết quả.

- Nêu yêu cầu bài tập.

- Phân tích đề bài - làm bài.

- Tự làm bài.

- Lên bảng chữa bài.

Bài giải

Khối 3 mua số tờ bào là:

174 -78 = 96(tờ) Khối 5 mua số tờ báo là:

174 +93 = 267(tờ) Trung bình mỗi khối mua số báo là:

(96+ 174+ 267): 3 = 179(tờ) Đáp số: 179 tờ báo.

(34)

5’

- Cho hs tự làm bài tập.

- Gọi hs nhận xét.

- Nhận xét- chốt nội dung.

Bài 4:

- Gọi HS nêu nội dung bài tập.

- Cho hs tự làm bài tập.

- Gọi hs nhận xét.

- Nhận xét- chốt lại đưa ra kết quả đúng.

3. HĐ vận dụng

? Muốn tìm trung bình cộng của một số ta làm thế nào?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.

- Nêu yêu cầu bài tập.

- Tự làm bài.

- Nhận xét chốt kết quả:

- Nêu yc bài tập.

- Phân tích bài toán- làm bài.

-1 hs lên bảng chữa bài.

- Nhận xét bài bạn.

KQ: a. (480.000+ 540.000): 3 b. (480000+ 540.000):4

- 1 HS nhắc lại.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….

……….…

--- Chính tả ( Nghe – viết)

Tiết 31: Chiếc Lá I. Yêu cầu cần đạt:

- Củng cố kiến thức cho học sinh về phân biệt s/x; dấu hỏi/dấu ngã.

- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.

- Có ý thức viết đúng, viết đẹp; rèn chữ, giữ vở.

(35)

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập, VBT III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức - Giới thiệu bài.

2. Các hoạt động thực hành:( 10’)

- Hát

- Lắng nghe.

a. Hoạt động 1: Viết chính tả (12 phút):

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn chính tả cần viết trong sách giáo khoa.

- Giáo viên cho học sinh đọc một số từ dễ sai trong bài viết.

- Giáo viên đọc cho học sinh viết lại bài chính tả.

Bài viết

“Chim sâu hỏi chiếc lá:

- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

- Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn?

- Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường.

- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.

- Học sinh đọc.

- Học sinh viết bài.

(36)

Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ.”

b. Hoạt động 2: Luyện bài tập chính tả (12 phút):

Bài 1. Điền vào chỗ trống tiếng chứa âm đầu x hoặc s để hoàn chỉnh truyện sau:

- Bác ... chuyển nhà à?

- Tôi phải rời nhà ... phía đông.

- Tại ... bác phải làm thế?

- ở phía này, người ta ghét giọng ca của tôi lắm. Họ dùng cuốc ... lẫn gậy gộc ... đuổi tôi.

- Chắc bác phải đổi giọng ca, chứ dời nhà thì ăn nhằm gì!

Im lặng một lúc để ... nghĩ, chim gáy nói tiếp:

- Ngưng có lẽ tốt nhất thì bác nên rụt cổ, ...

cánh lại để ... dời không ca nữa!

Bài 2. Điền vào chỗ trống tiếng chứa thanh hỏi hoặc thanh ngã để hoàn chỉnh truyện sau:

Ngôi nhà vừa xây, tường vôi trắng muốt .... nhà sợ có ai đó ... viết bậy lên, bèn nói: “ Cấm viết bậy!” . Có người đi qua liền viết thêm, ngay bên cạnh: “ Tường đang đẹp cớ sao lại bôi ... ra thế?” . Mờy hôm sau, lại xuất hiện thêm một câu nữa: “ ....

ai mà vừa xấu lại vừa sai chính ...

thế này?”

... nhà thấy tường bị bôi ... quá, bực tức viết : “ Ai mà còn viết bậy lên tường nhà tôi ... thì ... chịu hoàn toàn trách nhiệm đấy!”.

Bài 3a. Điền tiếng chứa âm đầu x hoặc s để tạo từ ngữ đúng:

... cảng kĩ ...

công ... ... biếc

- Hs điền

(37)

... nở ... định

cuộc ... ...ngòi c. Hoạt động 3: Sửa bài (8 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày.

- Giáo viên nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động vận dụng (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở học sinh về viết lại những từ còn viết sai; chuẩn bị bài buổi sáng tuần sau.

- Các nhóm trình bày.

- Học sinh nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….

……….…

--- HĐNG

Tiết 34: Hát , múa về chủ đề “Chúng em yêu Bác Hồ”

I. Yêu cầu cần đạt

- HS biết thể hiện tình yêu Bác Hồ qua các bài hát - Rèn học sinh có năng khiếu hát , múa

- Giáo dục học sinh lòng yêu quý Bác Hồ II. Qui mô hoạt động

- Tổ chức theo qui mô lớp III. Đồ dùng dạy học - Bài hát, bản nhạc.

(38)

IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu TG

5’

20’

5’

Hoạt động cua giáo viên 1. Phần mở đầu:

- GV cho cả lớp hát mở bài - Nêu yêu cầu tiết học 2. Phần cơ bản:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh các tổ thi hát, múa , đọc các bài thơ về chủ đề ‘ Chúng em yêu Bác Hồ’

- Các nhóm khác theo dõi, lắng nghe

- Giáo viên tổ chức cho học sinh bình bầu các tiết mục hay, xuất sắc

3. Phần kết thúc

- Nhận xét, khen ngợi học sinh.

Hoạt động của HS

- Lớp hát - Lắng nghe

- Các tổ tham gia thi

- Học sinh lắng nghe - Học sinh nhận xét, bình chọn

- Học sinh lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….

……….…

---

BUỔI CHIỀU KHOA HỌC

TIẾT 68: ÔN TẬP I. Yêu cầu cần đạt:

- Ôn tập về thành phần chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của không khí, nước trong đời sống, vai trò của thực vật với sự sống trên trái đất.

- Phán đoán, giải thích qua một số bài tập về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt.

- HS có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Máy tính, một số tờ giấy A4.

(39)

- HS: Sgk

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt đông của giáo viên Hoạt đông của của học sinh 1. Hoạt động mở đầu:

- Cho HS chơi trò chơi “Xì điện”.

Hãy nêu tên các bài Khoa học đã học ông tập?

- Giáo viên nhận xét, dẫn vào bài mới.

- HS nêu tên các bài Khoa học đã học ông tập

2. Hoạt động luyện tập, thực hành Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” :

- GV yêu cầu HS trong cùng một thời gian thi đua thể hiện nội dung của 3 câu hỏi trang 138

- GV cho HS chia sẻ

- GV nhận xét, khen nhóm nhanh, đúng, đẹp nhất.

*GV kết luận: Qua hoạt động các em đã củng cố mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh .Vai trò của cây xanh đối với sự sống trên Trái Đất Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi :

- GV chuẩn bị viết các câu hỏi ra các ô chữ, chơi trò chơi “Ô chữ bí mật” để HS trả lời câu hỏi

- GV nhận xét, khen/ động viên.

*GV kết luận: Các em vừa được củng cố kĩ năng phán đoán qua một số bài tập về nước, không khí, ánh sáng

Cá nhân – Lớp

- Các cá nhân chuẩn bị giấy A4, bút vẽ - Trong cùng thời gian, cá nhân thi đua thể hiện nội dung nhanh, đúng, đẹp - Cho HS trình bày, chia sẻ.

- HS lật từng ô chữ và trả lời các câu hỏi.

VD; ? Nêu vai trò của ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt?

+ Em cần đọc sách, xem truyện, viết bài, xem TV như thế nào để bảo vệ đôi mắt?

+ Thế nào là chất dẫn nhiệt, cách nhiệt?

(40)

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - GV cho HS “Thi nói về vai trò của không khí và nước trong đời sống”

- GV cho HS làm bài ra giấy nháp, sau đó gọi 1 số HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương

*GV kết luận: Các em dã nắm rất rõ vai trò của không khí và nước trong đời sống, các em cần vận dụng khéo léo vào cuộc sống nhé!

- GV hệ thống nội dung bài học - GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS ghi nhớ và vận dụng tốt các kiến thức đã học vào cuộc sống.

Lấy VD?

+ Nêu nhu cầu chất khoáng của cây?

+ Nêu nhu cầu chất khí của cây?

- HS thực hiện yêu cầu

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

...

...

--- SINH HOẠT

I. Yêu cầu cần đạt - Ổn định tổ chức lớp.

- Nhận xét các hoạt động trong tuần 34, triển khai kế hoạch tuần 35 - Hs có ý thức thực hiện tốt nội quy lớp học

II. Các hoạt động chính 1. Nhận xét tuần qua

1. Các tổ trưởng báo cáo nhận xét về học tập và thực hiện các nền nếp, hoạt động của tổ mình

2. Lớp trưởng báo cáo, nhận xét chung về tình hình của lớp tuần qua.

3. Giáo viên nhận xét về kết quả học tập và các hoạt động của lớp trong tuần.

(41)

2. Triển khai kế hoạch tuần sau 3. Tuyên truyền:

- Thực hiện tốt ATGT

- Tuyên truyền phòng tránh dịch bệnh Covid-19

---&&&---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giảng dạy và ôn tập môn ngữ văn, đặc biệt là phần văn miêu tả là một vấn đề không dễ bởi đây là mảng kiến thức rất quan trọng giúp HS vừa củng cố các kiến thức đã học,

Viết đ ược một bài văn hoàn chỉnh tả cây cối.. Ch ữ viết rõ ràng, trình bày đúng

b) Em rất thích cây phượng, vì phượng chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của trường em.(Đề bài: Tả cây phượng ở sân

- Tả các bộ phận của cây chuối tiêu (tàu lá, buồng chuối, nải chuối, quả chuối….).. - Nêu lợi ích của cây

Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười, trắng lóa.. Tìm các đoạn văn

Kì tôùi: Luyeän taäp xaây döïng ñoaïn vaên keát baøi trong baøi vaên mieâu taû

Bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối T ập làm văn– Lớp 4 Bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối.. G D.. Tập

Mùi thơm huyền diệu đó hoà với mùi của đất ruộng cày vỡ ra, mùi đậu đã già mà người nông phu hái về phơi nắng, mùi mạ non lên sớm xanh màu hoa lí, mùi khoai sắn, mùi