• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
45
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 35:

Ngày soạn: Ngày 11 /05 /2022

Ngày giảng: Thứ hai ngày 16 tháng 05 năm 2022 Toán

Tiết 169 : ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN I. Yêu cầu cần đạt:

- Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về các số tự nhiên: đọc, viết, so sánh và cấu tạo số.

- Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

- Chăm chỉ, trung thực II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Bảng phụ - HS: SGK,...

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. HĐ Khởi động (3-5p)

- GV mời QT điều hành.

- GV tổng kết, nhận xét.

- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài.

- QT điều hành lớp chơi trò chơi chiếc hộp bí mật

Tính bằng cách thuận tiện:

a) 1268 + 99 + 501 = 1268 + (99 + 501) = 1268 + 600

b) 87 + 94 + 13 + 6 = (87 + 13) + (94 + 6) = 100 + 100

= 200 2. HĐ Luyện tập -Thực hành (28-30p)

Bài 1

- GVgọi HS đọc và nêu yêu cầu của BT.

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở.

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ lớp Bài 1: Đ t tính rồi tính:

(2)

2057 13 6171 2057

26741

428

125 2140 856 428 53500

7368 24

0168 307 00

Bài 2 Tìm x

- Gắn bảng phụ, mời HS đọc và nêu yêu cầu của BT.

? Bài yêu cầu gì?

? x là thành phần nào chưa biết của phép tính.

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài. 1 cặp làm phiếu to.

- Gọi đại diện 1 cặp trình bày kết quả bài làm trên phiếu.

- GV nhận xét.

? Bài củng cố kiến thức gì?

- Gọi HS nhắc lại cách tìm 1 thừa số chưa biết, tìm số bị chia chưa biết.

- Gv chốt.

- Một HS nêu yêu cầu.

Bài 2: Tìm x

40 x = 1400 x : 13 = 205

- HS thảo luận cặp đôi - Đại diện một cặp trình bày.

40 x = 1400 x : 13 = 205

x =1400 : 40 x = 205 x13 x = 35 x = 2662- Lớp nhận xét.

Bài 4. Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.

- Gọi HS nêu yêu cầu.

? Bài yêu cầu gì?

? Giải thích cách làm - GV nhận xét, chữa bài.

- GV chốt.

- HS nêu yêu cầu và xác định yêu cầu.

- 1 HS lên bảng làm bài.

Bài 4: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.

13 500 = 135 100 26 11 > 280 1600 :10 < 1006 3. HĐ Vận dụng - Mở rộng: (3-5p)

- GV đưa ra yêu cầu bài tập:

* Tính nhẩm a) 12 x 10=

b) 1300 : 100=

c) 29 x 11=

- Thực hiện làm cá nhân - Chia sẻ trước trước lớp.

a) 12 x 10= 120 b) 1300 : 100= 13 c) 29 x 11= 319

(3)

4. Củng cố dặn dò: (1-2p)

? Tiết học đã củng cố những kiến thức gì?

- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS: Về ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.

- Đặt tính và thực hiện nhân, chia số có nhiều chữ số cho số không quá hai chữ số.

- Biết cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….

……….

…--- Tập đọc

Tiết 73 : LUYỆN ĐỌC GA – VRỐT NGOÀI CHIẾN LUỸ I. Yêu cầu cần đat:

- Hiểu ND, ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc đúng lời đối đáp giữa các nhân vật và phân biệt với lời người dẫn chuyện.

- GD tinh thần yêu nước, dũng cảm, lạc quan trong chiến đấu.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to) Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc - HS: SGK

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (3p)

+ Đọc bài Thắng biển + Nêu nội dung bài

- TBHT điều khiển lớp trả lời, nhận xét:

+ 1 HS đọc

+ Ca ngợi tinh thần quyết tâm chống lại cơn bão biển cùa đội thanh niên xung

(4)

- GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài kích.

2. Luyện đọc: (8-10p) - Gọi 1 HS đọc bài (M3)

- GV lưu ý giọng đọc: Giọng Ăng- giôn- ra bình tĩnh. Giọng Cuốc- phây- rắc lúc đầu ngạc nhiên sau lo lắng. Giọng Ga - vrốt bình thản, hồn nhiên, tinh nghịch.

Cần nhấn giọng ở những từ ngữ: mịt mù, nằm xuống, đứng thẳng lên, ẩn vào, phốc ra, tới lui, dốc cạn.

- GV chốt vị trí các đoạn

- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm

- Lắng nghe

- Nhóm trưởng điều hành cách chia đoạn

- Bài chia làm 3 đoạn.

+ Đoạn 1: Từ đầu … mưa đạn.

+ Đoạn 2: Tiếp theo … Ga- vrốt nói.

+ Đoạn 3: Còn lại.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó: Ăng- giôn- ra,Cuốc- phây- rắc, Ga - vrốt, ....)

- Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)->

Cá nhân (M1)-> Lớp

- Giải nghĩa các từ: đọc chú giải

- HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển - Các nhóm báo cáo kết quả đọc

- 1 HS đọc cả bài (M4) 3.Tìm hiểu bài: (8-10p): Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp - Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài. - 1 HS đọc

(5)

+ Ga- vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì?

+ Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga- vrốt?

+Vì sao tác giả nói Ga- vrốt là một thiên thần?

+ Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga- vrốt.

+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?

* GDKNS: Chú bé Ga-vrốt trong bài đã nhận thức được tầm quan trọng của việc có đạn trong chiến luỹ nên đã

- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - TBHT điều hành các nhóm trả lời, nhận xét

+ Nghe nghĩa quân sắp hết đạn nên Ga- vrốt ra ngoài chiến luỹ để nhặt đạn, giúp nghĩa quân tiếp tục chiến đấu.

HS đọc thầm đoạn 2.

+ Ga- vrốt không sợ nguy hiểm, ra ngoài chiến luỹ để nhặt đạn cho nghĩa quân dưới làn mưa đạn của địch. Cuốc- phây- rắc giục cậu quay vào nhưng Ga- vrốt vẫn nán lại để nhặt đạn …

+ Vì chú bé ẩn, hiện trong làn khói đạn như thiên thần.

+ Vì đạn bắn theo Ga- vrốt nhưng Ga- vrốt nhanh hơn đạn …

+Vì Ga- vrốt như có phép giống thiên thần, đạn giặc không đụng tới được.

- HS có thể trả lời:

+ Ga- vrốt là một cậu bé anh hùng.

+ Em rất khâm phục lòng dũng cảm của Ga- vrốt.

+ Ga- vrốt là tấm gương sáng cho em học tập.

+ Em rất xúc động khi đọc truyện này.

Ý nghĩa: Ca ngợi lòng dũng cảm của cậu bé Ga- vrốt

- HS ghi nội dung bài vào vở

(6)

không quản nguy hiểm xông vào làn mưa đạn để nhặt những viên đạn còn sót lại cho đồng đội. Đó là hành động dũng cảm, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của một cậu bé mà chúng ta cần học tập khi làm việc trong một tập thể

- Lắng nghe

4. Luyện đọc diễn cảm (8-10p):Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp - Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.

- Yêu cầu nêu giọng đọc các nhân vật:

+ Ăng-giôn-ra: Lo lắng + Cuốc- phây-rắc: Dõng dạc + Ga-vrốt: Bình thản

5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)

- 1 HS nêu lại - 1 HS đọc toàn bài

- Nhóm trưởng điều khiển:

+ Đọc diễn cảm trong nhóm + Thi đọc diễn cảm trước lớp - Lớp nhận xét, bình chọn.

- Ghi nhớ nội dung bài văn

- Nói về một tấm gương anh hùng trong chiến đấu của VN mà em biết

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….

……….

…--- Luyện từ và câu

Tiết 71: Ôn tập về Dũng cảm I. Yêu cầu cần đạt:

- Giúp học sinh củng cố kiến thức về chủ đề Dũng cảm.

- Thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

- Yêu thích môn học.

(7)

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động thực hành:

- Hát

- Lắng nghe.

b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

Bài 1. Trong các từ dưới đây, từ nào không cùng nghĩa, gần nghĩa với từ dũng cảm: anh dũng, anh hùng, cần cù, yêu thương, thân thương, can đảm, can trường, đùm bọc, săn sóc, gan góc, cưu mang, yêu quý, quả cảm, gan dạ, kính mến, giãi bày, thổ lộ, tâm tình.

-Hs trả lời: Cần cù, đùm bọc, yêu quý, kính mến,thổ lộ, tâm tình

Bài 2. Tìm các từ ngữ:

a. Có tiếng dũng đứng trước.

M: dũng cảm

b. Có tiếng dũng đứng sau.

M: anh dũng

-Hs trả lời

+ dũng cảm, dũng khí..

+anh dũng, hùng dũng...

Bài 3. Chọn các từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: quả cảm, bạo gan, can trường, can đảm.

Bài 4. Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống : hùng dũng, dũng sĩ, gan dạ, gan lì.

(8)

a. Hãy bạo gan lên, hỡi người chiến sĩ của đại quân vĩ đại kia.

b. Các chiến sĩ của ta rất can trường, dạn dày sương gió.

c. Giữa đêm mưa gió nó dám đi một mình qua bãi tha ma quả là can đảm thật.

d. Anh xông pha cứu người giữa cơn lũ quét hung dữ, thật là một hành động quả cảm

a. Anh Cù Chính Lan là dũng sĩ diệt xe tăng.

b. Các chiến sĩ trinh sát rất gan dạ, thông minh.

c. Tính nết gan lì .

d. Đoàn quân duyệt binh bước đi hùng dũng

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động vận dụng (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….

……….

…--- Đạo đức

Tiết 35: LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN ( tiết 2) I.Yêu cầu cần đạt:

- HS biết thế nào là con đường an toàn và không an toàn

- Biết căn cứ mức độ an toàn của con đường để có thể lập được con đường đảm bảo an toàn đi tới trường.

(9)

- Phân tích được các lí do an toàn hay không an toàn.

- Lựa chọn đường đi an toàn nhất để đến trường.

II. Đồ dùng dạy học:

1. GV: Máy tính

2. HS: Thiết bị thông minh III.Các hoạt động dạy học:

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

30’

1. Khởi động:

- Hát: Đi đường em nhớ - GV dẫn vào bài mới 2. HĐ luyện tập

Hoạt động 1: Tìm hiểu con đường an toàn.

- GV chia nhóm 4 và giao nhiệm vụ cho các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: Thế nào là con đường an toàn?

- Gọi đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

Hoạt động 2: Chọn con đường an toàn đi đến trường.

- GV dùng sơ đồ về con đường từ nhà đến trường có hai hoặc 3 đường đi, trong đó mỗi đoạn đường có những tình huống khác nhau

- TBVN điều hành lớp hát và vận động

VD:

+ Ở thành phố: Con đường an toàn là con đường thẳng và bằng phẳng, mặt đường có kẻ phân chia các làn xe chạy, có các biển báo hiệu giao thông, ở ngã tư có đèn tín hiệu giao thông và vạch đi bộ ngang qua đường…

+ Ở nông thôn: Con đường an toàn là con đường bằng phẳng, thường xuyên có người qua lại, không có các súc vật như trâu, bò, chó, mèo qua lại,...

- HS chỉ theo sơ đồ

Bệnh viện Trường học(B)

(10)

5’

- GV chọn 2 điểm trên sơ đồ, gọi 1, 2 HS chỉ ra con đường đi từ A đến B đảm bảo an toàn hơn. Yêu cầu HS phân tích có đường đi khác nhưng không được an toàn. Vì lí do gì?

- GV nhận xét, chốt: Cần chọn con đường an toàn nhất để đi.

Hoạt động 3: Hoạt động bổ trợ - GV cho HS vẽ con đường từ nhà đến trường. Xác định được phải đi qua mấy điểm hoặc đoạn đường an toàn và mấy điểm không an toàn.

*KL: Nếu đi bộ hoặc đi xe đạp các em phải lựa chọn con đường đi cho an toàn

3. HĐ vận dụng:

- Yêu cầu hs đưa ra đề xuất

*KL: Gv hệ thống nội dung bài..

Uỷ ban Chợ

Nhà (A) Sân vận động

- HS vẽ con đường an toàn từ nhà mình đến trường và giới thiệu con đường đó

- Đề xuất khắc phục các điểm chưa an toàn trên con đường đến trường của mình

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

……….

………

……….

……….…

--- Ngày soạn: Ngày 11 /05 /2022

Ngày giảng: Thứ ba ngày 17 tháng 05 năm 2022 Lớp 4A + 4D Địa lí

Tiết 35: ÔN TẬP I. Yêu cầu cần đạt:

- Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học.

- HS nhớ lại kiến thức cũ đã học theo 1 hệ thống.

(11)

*Hình thành năng lực,phẩm chất :

- Năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo - Phẩm chất : Chăm học, tích cực

II.Đồ dùng dạy học

- GV: máy tính,bài giảng power point - HS: máy tính hoặc điện thoại thông minh,

III. Các ho t đ ng d y h c:

TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

30’

1.Khởi động :

- Yêu cầu hs hát khởi động

- GV giới thiệu bài mới 2. HĐ luyện tập

- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của nước ta? Do những con sông nào bồi đắp?

Câu 2: Nêu dẫn chững cho thấy đồng bằng Nam bộ có nền công nghiệp phát triển nhất nước ta?

- Lớp phó văn nghệ điều hành lớp hát - Hát

- Thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày nội dung. mỗi nhóm trả lời một câu hỏi.

- ĐB Nam Bộ ở phía nam nước ta.

Đây là đồng bằng lớn nhất cả nước do hệ thống sông Mê Kông và sông Đồng Nai bối đắp.

- Đồng bằng NB là nơi công nghiệp phát triển nhất nước ta. Những ngành công nghiệp nổi tiếng là khai thác dầu khí, chế biến lương thực thực phẩm hóa chất, cơ khí điện tử, dệt may.

- Mùa hạ, tại đây thường khô nóng và hạn hán. Cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt. Khu vực phía

(12)

5’

Câu 3: Nêu đặc điểm của khí hậu đồng bằng duyên hải miền Trung?

Câu 4: Vì sao Huế được coi là thành phố du lịch?

- Gọi HS trình bày.

3. HĐ vận dụng

? Nêu nội dung tiết ôn tập ngày hôm nay?

- Hệ thống ND bài.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.

Bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh.

- Thành phố Huế được xây dựng cách đây trên 100 năm và đã từng là kinh thành của nước ta thời Nguyễn. Huế có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao nên thu hút rất nhiều khách du lịch.

- HS nêu lại.

- Nắm ND học ở nhà.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

...

...

...

--- Toán

Tiết 170: ÔN TẬP VỀ BIỂU ĐỒ I. Yêu cầu cần đạt

- Biết nhận xét một số thông tin trên biểu đồ cột.

- Rèn cho HS kỹ năng đọc, phân tích và xử lý số liệu trên biểu đồ.

- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ học và làm bài, trình bày bài cẩn thận.

II. Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên: Bảng phụ, bút dạ.

2. Học sinh: Vở ô ly, nháp, thước kẻ, bút.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. HĐ Khởi động (3-5p)

(13)

- GV mời QT điều hành.

- GV tổng kết, nhận xét.

- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài.

- QT điều hành lớp chơi trò chơi bắn tên - Nêu cách tính trung bình cộng của 2, 3 số.

- Nêu cách tính trung bình cộng của 4, 5 số.

2. HĐ Luyện tập -Thực hành (28-30p) - GV cho HS quan sát trên bảng chiếu - Gọi HS đọc và nêu yêu cầu của BT.

? Bài củng cố kiến thức gì?

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS thảo luận nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp

- Đại diện các nhóm trình bày - HS nhận xét.

Bài 2: Dựa vào biểu đồ trả lời câu hỏi:

a) Diện tích Hà Nội 921km2 Đà Nẵng 1255 km2 TPHCM 2095 km2

b) Diện tích thành phố Đà Nẵng lớn hơn diện tích Hà Nội là:

1255 - 921 = 334 (km2)

=> Rèn kỹ năng đọc, phân tích và xử lý số liệu trên biểu đồ hình cột.

b. HÐ 2: (8-10p) Bài 3: Dựa vào biểu đồ, trả lời câu hỏi:

- HS quan sát lên màn chiếu

- Gọi HS đọc và nêu yêu cầu của BT.

? Bài yêu cầu gì?

? Bài củng cố kiến thức gì?

- Một HS nêu yêu cầu.

- HS thảo luận cặp đôi - Đại diện hai cặp trình bày.

- HS giải thích cách làm Lớp nhận xét.

Bài 3: Dựa vào biểu đồ, trả lời câu hỏi:

a) Tháng 12 bán được 42 m vải hoa.

b) Tháng 12 bán tất cả 129 m vải.

=> Rèn kỹ năng đọc, phân tích và xử lý số liệu trên biểu đồ hình cột.

3. HĐ Vận dụng - Mở rộng: (3-5p) - GV đưa ra yêu cầu bài tập:

*Dựa vào biểu đồ, trả lời câu hỏi:

- HS quan sát biẻu đồ - Chia sẻ trước trước lớp.

(14)

130 cây

120cây 125cây

115cây

Lớp 4A1 Lớp 4A2 Lớp 4A3 Lớp 4A4 a)Nêu số cây trồng được của mỗi lớp?

b) Cả bốn lớp trồng được tất cả bao nhiêu cây?

4. Hoạt động vận dụng: (1-2p)

? Tiết học đã củng cố những kiến thức gì?

- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS: Về ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.

- HS trình bày.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….

……….

…--- Tập làm văn

Tiết 71 : Luyện tập tả hoạt động của con vật I. Yêu cầu cần đạt:

- Củng cố kiến thức cho học sinh về viết đoạn văn tả hoạt động của con vật.

- Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành về viết đoạn văn tả hoạt động của con vật.

II.Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(15)

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung bài.

2. Các hoạt động thực hành:

a. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

- Hát

- Lắng nghe.

Câu 1. Quan sát con hổ trong chương trình Thế giới động vật của Đài truyền hình Việt Nam, một bạn đã ghi chép được nhiều chi tiết sinh động từ khi hổ săn mồi, ăn thịt con mồi đến khi ăn xong và nghỉ ngơi. Em hãy điền các từ ngữ thích hợp vào những chỗ trống dưới đây để làm rõ ba hoạt động chủ yếu của con hổ.

- Hổ ...(Đáp án: Hổ đi săn mồi)... : lững thững đi trên đồng cỏ, dáng oai vệ ; phát hiện con hươu non từ xa, đi rón rén, rạp mình sát đất, nấp trong bãi cỏ ; rượt đuổi con mồi, phóng như bay, bốn chân lướt nhẹ nhàng, mềm mại, lao về phía trước như viên đạn bắn ra khỏi nòng súng,...

- Hổ ...

(Đáp án: Hổ ăn thịt con mồi)...: tha mồi về gốc cây, cắn xé con mồi thành từng mảng để các chú hổ con lăn xả vào ăn một cách ngon lành; mấy chú hổ con háu ăn, mép dính đầy máu, thỉnh thoảng lại gầm gừ như muốn đánh nhau,...

- Hổ ...

(Đáp án: Hổ nghỉ ngơi)...: nằm kềnh ra bãi cỏ, mặc cho các con đùa nghịch, trèo cả lên người, gặm cả vào tai,... ; liếm bộ lông vằn vện, liếm cả đầu, mình của mấy chú hổ con ; chân thỉnh thoảng duỗi dài, tỏ vẻ sảng khoái, dễ chịu,...

Câu 2. Đọc phần thân bài và kết bài cho bài văn miêu tả con chó và thực hiện các yêu cầu ở dưới: “Tô-ni lớn nhanh như thổi. Giờ đây, nó đã là một chú chó trưởng thành với hình dáng cân đối và đẹp đẽ. Toàn thân nó phủ một lớp lông dày màu vàng nâu, điểm những khoang đen, trắng. Đôi tai nhọn luôn dỏng lên nghe ngóng

(16)

động tĩnh. Đôi mắt to, sáng. Hai lỗ mũi đen ướt, đánh hơi rất thính. Cái lưỡi màu hồng thè dài và hàm răng trắng bóng với bốn cái răng nanh hơi cong và nhọn. Tô- ni có dáng như chó săn. Cái ức nở đầy đặn, bụng thon, bốn chân cao, gân guốc và vững chãi. Cái đuôi xù cuốn tròn thành hình chữ O trên lưng. Nó đi đứng nhẹ nhàng và chạy rất nhanh. Sáng sáng, Tô-ni nô giỡn trên sân với chú mèo tam thể.

Chúng đuổi nhau, vờn nhau không biết chán. Thấm mệt, Tô-ni trèo lên thềm, nằm sấp, gác mõm lên hai chân trước, lim dim ngủ. Nhưng chớ lầm là nó ngủ say. Tuy lơ mơ thế nhưng hai cái tai úp xuống không bỏ qua một tiếng động nào. Chỉ cần có tiếng bước chân nhè nhẹ ngoài rào là nó đứng phắt dậy, linh hoạt hẳn lên. Nếu là người lạ, nó lập tức cất tiếng sủa vang. Còn người quen đi đâu về là nó chạy xồ ra, vẫy đuôi mừng tíu tít. Ngày nào em đi học về, Tô-ni cũng ra tận cổng đón. Nó chồm hai chân trước, ôm chầm lấy em và quấn quýt không rời.

Đêm đến, khi mọi người đã đi ngủ, một mình Tô-ni vẫn thức trông nhà. Có nó, cả nhà yên tâm ngủ ngon sau một ngày làm việc mệt nhọc.”

* Yêu cầu :

(1) Gạch dưới những từ ngữ tả đặc điểm nổi bật về hình dáng, thói quen sinh hoạt và hoạt động chính của con chó Tô-ni trong đoạn văn trên.

(2) Viết thêm đoạn mở bài (trực tiếp hoặc gián tiếp) để hoàn chỉnh bài văn tả con chó Tô-ni.

Câu 3. Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) miêu tả một vài nét ngộ nghĩnh của con vật mà em yêu thích.

b. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động vận dụng (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

(17)

bài

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….

……….…

--- Ngày soạn: Ngày 11 / 05 /2022

Ngày giảng: Thứ tư ngày 18 tháng 05 năm 2022 Toán

Tiết 171 : Ôn Tập Về Phân Số ( tiếp theo) I. Yêu cầu cần đạt:

- Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về phân số: 4 phép tính; tính giá trị biểu thức; giải toán văn; ...

- Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

- Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. Các ho t đ ng d y h c:

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. HĐ Khởi động (3-5p)

- GV mời QT điều hành.

- GV tổng kết, nhận xét.

- QT điều hành lớp chơi trò chơi bắn tên - Nêu cách rút gọn các phân số.

- Nêu cách quy đồng mẫu số hai phân số.

- Cách so sánh phân số với 1.

(18)

- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài.

- GV giới thiệu, dẫn vào bài luyện

2. HĐ Luyện tập - Thực hành: (20-23p) Bài 1 (8-10’)

- HS quan sát lên màn chiếu

- Gọi HS đọc và nêu yêu cầu của BT.

? Bài yêu cầu gì ?

? Nêu lại cách rút gọn phân số ? - GV nhận xét, chữa bài

? Bài củng cố kiến thức gì?

- Một HS nêu yêu cầu.

- HS thảo luận cặp đôi - Đại diện hai cặp trình bày.

- HS giải thích cách làm Lớp nhận xét.

Bài 3: Rút gọn các phân số:

6 5 3 : 18

3 : 15 18

15

7 5 5 : 35

5 : 25 35

25

20 7 2 : 40

2 : 14 40

14

2 10 6 : 12

6 : 60 12

60

=> Củng cố cách rút gọn phân số.

Bài 2 (10’- 13’) - Gọi HS nêu yêu cầu?

? Bài yêu cầu gì ?

? Nêu lại cách quy đồng mẫu số các phân số ?

- GV nhận xét, chữa bài

- 1 HS đọc yêu cầu

Bài 2: Quy đồng mẫu số các phân số:

a) 2

53

7

Ta có 2 14

535 ; 3 15

735

b) 4

156

15

Ta có 4 12

1545 ; giữ nguyên 6

45

c) 2 1 ;

5 1 ;

3

1 (MSC: 30)

(19)

=> Bài 2 củng cố kiến thức gì ?

Ta có:

30 15 2x15 1x15 2

1

30 6 5x6 1x6 5

1

30 10 3x10 1x10 3

1

=> Củng cố cách quy đồng mẫu số các phân số.

Bài 3 (5’)

- Gọi HS nêu yêu cầu?

? Bài yêu cầu gì ?

? Nêu lại cách so sánh phân số với 1.

=> Bài củng cố kiến thức gì?

- HS đọc yêu cầu

- HS thảo luận theo nhóm 4 - HS làm bài vào phiếu.

- Đại diện 1 nhóm trình bày.

Bài 3: Sắp xếp các phân số 1 1 5 3; ; ;

3 6 2 2 theo thứ tự tăng dần.

Ta có :

3 1

1 ; 1

6

1 ; 1

2

5 ; 1

2 3

2 5 >

2 3 ; 1

3 >

6 1

Vậy các phân số được sắp xếp từ bé đến lớn là:

6 1 ;

3 1 ;

2 3 ;

2 5 .

- Sắp xếp các phân số từ bé đến lớn

(20)

4. HĐ Vận dụng - Mở rộng: (4-5p) - Sắp xếp các phân số sau theo thứ tự tăng dần:

3

;5 3

;7 5

;4 5 1

- HS làm bài, chia sẻ trước lớp.

? Tiết học đã củng cố những kiến thức gì?

- Nhận xét tiết học. Dặn dò HS:

Ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

- HS nêu.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….

……….…

--- Chính tả ( Nghe – viết)

Tiết 32: Luyện viết Đường đi Sa Pa I. Yêu cầu cần đạt:

- Củng cố kiến thức cho học sinh về phân biệt l/n; in/inh.

- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.

- Có ý thức viết đúng, viết đẹp; rèn chữ, giữ vở.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. Các hoạt động dạy hoc:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

(21)

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động thực hành:

- Hát

- Lắng nghe.

a. Hoạt động 1: Viết chính tả (12 phút):

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại 2 đoạn chính tả cần viết trong sách giáo khoa.

- Giáo viên cho học sinh viết bảng con một số từ dễ sai trong bài viết.

- Giáo viên đọc cho học sinh viết lại bài chính tả.

Bài viết

a) “Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.”

b) Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt nhưng hung dữ và khản đặc. Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ. Nó sẽ hi sinh. Nhưng một sức mạnh vụ hình vẫn cuốn nó xuống đất.”

- 2 em đọc luân phiên, lớp đọc thầm.

- Học sinh viết bảng con.

- Học sinh viết bài.

b. Hoạt động 2: Luyện bài tập chính tả (12 phút):

Bài 1. Điền vào chỗ trống tiếng chứa âm đầu n hoặc l để hoàn chỉnh đoạn văn sau:

Bài 2. Tìm thêm một tiếng để tạo từ ngữ chứa các tiếng cùng có âm đầu

(22)

Người Hà Nội có ... không ai ... không biết tới các ... hoa. Hàng chục ... hoa cho hương, cho sắc của Ngọc Hà đã ... đắm say Hà Nội hàng mấy trăm ... ...

là l hoặc n: (đã có đáp án):

nóng nảy núng nính long lanh lau lách no nê lênh láng non nớt lanh lợi Bài 3. Viết lại đoạn văn có những tiếng chứa

vần in hoặc vần inh:

Cánh đồng lúa trong ánh ... ... thật yên ...

Dẽ giun bước đi thận trọng. Nhưng chú nào biết mặt đất ... màng của buổi sớm mai trong lành đã ... lại từng dấu chân ... sao tuyệt đẹp của chú.

-Hs trả lời

c. Hoạt động 3: Sửa bài (8 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày.

- Giáo viên nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động vận dụng (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học.

- Các nhóm trình bày.

- Học sinh nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

(23)

- Nhắc nhở học sinh về viết lại những từ còn viết sai; chuẩn bị bài buổi sáng tuần sau.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….

……….…

--- Khoa học

TIẾT 69 : ÔN TẬP I. Yêu cầu cần đạt:

- Ôn tập về thành phần chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của không khí, nước trong đời sống, vai trò của thực vật với sự sống trên trái đất.

- Phán đoán, giải thích qua một số bài tập về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt.

- HS có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Máy tính, một số tờ giấy A4.

- HS: Sgk

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt đông của giáo viên Hoạt đông của của học sinh 1. Hoạt động mở đầu:

- Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”. Hãy nêu tên các bài Khoa học đã học ông tập?

- Giáo viên nhận xét, dẫn vào bài mới.

- HS nêu tên các bài Khoa học đã học ôn tập

2. Hoạt động luyện tập, thực hành Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” :

- GV yêu cầu HS trong cùng một thời

Cá nhân – Lớp

(24)

gian thi đua thể hiện nội dung của 3 câu hỏi trang 138

- GV cho HS chia sẻ

- GV nhận xét, khen nhóm nhanh, đúng, đẹp nhất.

*GV kết luận: Qua hoạt động các em đã củng cố mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh .Vai trò của cây xanh đối với sự sống trên Trái Đất Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi :

- GV chuẩn bị viết các câu hỏi ra các ô chữ, chơi trò chơi “Ô chữ bí mật” để HS trả lời câu hỏi

- GV nhận xét, khen/ động viên.

*GV kết luận: Các em vừa được củng cố kĩ năng phán đoán qua một số bài tập về nước, không khí, ánh sáng

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - GV cho HS “Thi nói về vai trò của không khí và nước trong đời sống”

- GV cho HS làm bài ra giấy nháp, sau đó gọi 1 số HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương

*GV kết luận: Các em dã nắm rất rõ vai trò của không khí và nước trong đời sống, các em cần vận dụng khéo léo vào cuộc sống nhé!

- GV hệ thống nội dung bài học - GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS ghi nhớ và vận dụng tốt các kiến thức đã học vào cuộc sống.

- Các cá nhân chuẩn bị giấy A4, bút vẽ - Trong cùng thời gian, cá nhân thi đua thể hiện nội dung nhanh, đúng, đẹp - Cho HS trình bày, chia sẻ.

- HS lật từng ô chữ và trả lời các câu hỏi.

VD; ? Nêu vai trò của ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt?

+ Em cần đọc sách, xem truyện, viết bài, xem TV như thế nào để bảo vệ đôi mắt?

+ Thế nào là chất dẫn nhiệt, cách nhiệt?

Lấy VD?

+ Nêu nhu cầu chất khoáng của cây?

+ Nêu nhu cầu chất khí của cây?

- HS thực hiện yêu cầu

(25)

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

...

...

--- Lịch sử

Tiết 35: ÔN TẬP I. Yêu cầu cần đạt:

- Củng cố lại kiến thức đã học.

- Học sinh nhớ lại những kiến thức cũ.

*Hình thành năng lực, phẩm chất :

-Năng lực : NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

-Phẩm chất : Chăm chỉ, tích cực II. Đồ dùng dạy học:

- GV: máy tính,bài giảng power point - HS: máy tính hoặc điện thoại thông minh, III. Các hoạt động dạy học:

TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

30’

1. Khởi động

- GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới.

2. HĐ luyện tập

HĐ1:Thống kê lịch sử.:

- GV treo bảng có sẵn nội dung thống kê lịch sử đã học (nhưng che phần nội dung).

- LT điều hành lớp hát, văn nghệ tại chỗ

- HS lắng nghe câu hỏi, trả lời

+ Buổi đầu dựng nước và giữ nước.

(26)

- GV lần lượt đặt câu hỏi để HS nêu các nội dung trong bảng thống kê. VD:

+ Giai đoạn đầu tiên chúng ta được học trong lịch sử nước nhà là giai đoạn nào?

+ Giai đoạn này bắt đầu từ bao giờ và kéo dài đến khi nào?

+ Giai đoạn này triều đại nào trị vì đất nước ta?

+ Nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử này là gì?

- GV cho HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, đến khi đúng và đủ ý thì mở bảng thống kê chuẩn bị, cho HS đọc lại nội dung chính về giai đoạn lịch sử trên.

- GV tiến hành tương tự với các giai đoạn khác.

HĐ2: Thi kể chuyện lịch sử:

- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau nêu tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỷ X I X . - GV tổ chức cho HS thi kể về các nhân vật tiêu biểu .

- GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương HS kể tốt, kể hay. GV yêu cầu HS tìm hiểu về các di tích lịch sử liên quan đến các nhân vật.

(Từ buổi đầu dựng nước và giữ nước . . . đến buổi đầu thời Nguyễn. ) - GV theo dõi HS làm, nhận xét, hoàn thiện bảng thống kê bên.

- GV treo bảng phụ, HS nêu lại.

+ Bắt đầu từ khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN.

+ Các vua Hùng, sau đó là An Dương Vương.

+ Hình thành đất nước với phong tục tập quán riêng.

+ Nền văn minh sông Hồng ra đời.

- HS nêu lại nội dung chính về giai đoạn lịch sử trên.

- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ nêu tên một nhân vật:

Hùng Vương, An Dương Vương. . . - HS xung phát kể, sau đó HS lớp bình chọn bạn kể hay nhất.

(27)

5’

* KL:

3. HĐ vận dụng

? Nêu nội dung tiết ôn tập hôm nay?

- Hệ thống ND bài.

- Nhận xét giờ học.

- Ghi nhớ KT của bài

- Hệ thống lại chương trình lịch sử

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

...

...

--- HĐNG

Tiết 35: Đọc sách thư viện

--- Ngày soạn: Ngày 11 / 05 /2022

Ngày giảng: Thứ năm ngày 20 tháng 05 năm 2022 Toán

Tiết 172: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ I. Yêu cầu cần đạt

- Thực hiện được nhân, chia phân số.

- Tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số.

- Vận dụng các phép tính với phân số giải được bài toán có lời văn.

- Phát triển cho HS NL tư duy và lập luận toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học, NL mô hình hóa toán học.

- HS cả lớp làm được bài 1, bài 2, bài 4a,c. HSNK làm được các bài tập.

II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ. Máy chiếu - HS: sgk, vở ô ly

III.Các hoạt động dạy học ch yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (3-5p)

? Nêu cách thực hiện nhân hai phân số?

? Muốn chia hai phân số ta làm thế nào?

- GV tổng kết, nhận xét.

- GV điều hành lớp chơi trò chơi Bắn tên.

- Muốn nhân hai phân số ta lấy tử nhân với tử, mẫu nhân với mẫu.

- Ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.

(28)

- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài.

2. Hoạt động luyện tập -Thực hành (15p)

a. Hoạt động 1: (5-7p)Bài 1. Tính bằng hai cách.

* Hoạt động cá nhân (5p)

? Bài yêu cầu gì?

? Nhận xét dấu phép tính trong mỗi biểu thức ?

- GV yêu cầu cả lớp làm vào vở (3p) - GV yêu cầu 2HS làm trên bảng.

? Giải thích cách làm?

- GV nhận xét, chữa bài.

? Bài củng cố kiến thức gì?

- HS nêu yêu cầu.

Bài 1: Tính bằng hai cách.

a)

6 5 3 11 11 7

Cách 1: 7

3 7 3 11 11 7 3 11

5 11

6

Cách 2:

6 5 3 6 3 5 3 11 11 7 11 7 11 7

    

=

18 15 33 3 77 77 77 7

c)

6 4 7 7

:

2 5

Cách 1:

6 4 7 7

:

2 5 =

2 2 2 5 5 7 5:   7 2 7

Cách 2:

6 4 7 7

:

2 5 =

6 2 4 2

: :

7 5 7 5

=

30 20 10 5 14 14 147

=> Củng cố cách tính giá trị biểu thức với với phân số.

b. Hoạt dộng 2: (5-7p) Bài 2.

* Hoạt động cá nhân (5p)

? Bài yêu cầu gì?

? Nhận xét biểu thức đã cho?

? Có những cách làm nào để tìm được giá trị của biểu thức trên?

- GV nhận xét, chữa bài, củng cố

Bài 2/b: Tính

2 3 4 1 2 3 4 1 2 1 2 5

: : : 2

3 4 5 5 3 4 5 5 5 5 5 1

      

 

- HS làm bài vào vở. 1 HS làm bảng lớp, nhận xét.

=> Bài củng cố cách tính giá trị biểu thức với các phân số.

c. Hoạt dộng 3: (5-7p) Bài 3.

- GV gọi HS lên tóm tắt bài

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

Bài 3: Tóm tắt Tấm vải: 20m

(29)

? Bài toán thuộc dạng toán gì?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 làm bài.

- Lớp và GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm nhanh, đúng.

? Bài củng cố kĩ năng gì?

- GV nhận xét và chốt HĐ 3.

May quần áo:

4

5 tấm vải Còn lại may túi, 1 túi:

2 3m May được: … ? túi

Bài giải

Số vải đã may quần áo là:

20

4

5

= 16 (m)

Số vải may túi là:

20 - 16 = 4 (m)

May được tất cả số túi là:

4 :

2

3 = 6 (cái túi)

Đáp số: 6 cái túi

=> Giải toán lời văn với các phân số.

3. HĐ Vận dụng - Mở rộng: (2-3p)

*Bài tập: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Cho :

Số thích hợp để viết vào ô trống là:

A. 1 B. 4 C. 5 D. 20

- GV nhận xét, tuyên dương.

? Tiết học hôm nay củng cố những kiến thức gì?

- Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau: Ôn tập về các phép tính với

- Đáp án đúng: D Vì:

:

Hoặc viết lần lượt 1, 4, 5, 20 vào ô trống và thấy chỉ có 20 là đúng

:

- Củng cố kĩ năng tính giá trị biểu thức với các phân số; Giải bài toán lời văn với các phân số.

(30)

phân số (tiếp theo). - Về ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

…….……….

……….…

--- Luyện từ và câu

Tiết 72 : Luyện Tập thêm trạng ngữ cho câu I. Yêu cầu cần đạt:

- Giúp học sinh củng cố kiến thức về trạng ngữ.

- Thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

- Yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động thực hành:

- Hát

- Lắng nghe.

a. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

Bài 1. Viết lại trạng ngữ trong các câu sau:

(31)

a. Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế.

b. Trên bờ hè, dưới những chòm xoan tây lấp loáng hoa đỏ, mẹ tôi mặt rầu rầu, đầu hơi cúi, mắt nhìn như không thấy gì, đi rất chậm.

c. Thỉnh thoảng, từ chân trời phía xa, một vài đàn chim bay qua bầu trời ngoài cửa sổ về phía nam.

-Hs làm bài

Bài 2. Thêm trạng ngữ vào chỗ trống trong các câu sau:

a. ..., ánh nắng dịu dàng từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa.

b. ..., trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng ánh sáng xuống đầy sân.

c. ..., một đàn cỏ xoải cánh bay miết về những cánh rừng xa tít.

d. ..., những con tàu như những tòa nhà trắng lấp lóa đang neo đậu sát nhau.

Bài 3. Điền trạng ngữ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

a. ... , lũy tre tỏa bóng che nắng cho trâu nằm, rủ cho trâu ngủ.

b. ..., mẹ thường mong bố mẹ đến đón em về ngôi nhà nhỏ bé thân thương của mình.

c. ..., trên thảm cỏ xanh rờn, Tháp Rùa hiện lên lung linh.

d. ..., trường em hiện ra với những mái ngói đỏ tươi, những phòng học quét vôi vàng san sát bên nhau.

(32)

Bài 4. Viết một đoạn văn ngắn tả cây cối hoặc loài vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ. Viết xong, gạch dưới các trạng ngữ ấy.

Hs làm bài

b. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

…….……….

……….…

--- Tập làm văn

Tiết 72 : Luyện tập các biện pháp tu từ trong viết văn I. Yêu cầu cần đạt:

- Củng cố kiến thức cho học sinh về các biện pháp tu từ trong viết văn.

- Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành về các biện pháp tu từ trong viết văn.

- Yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.

(33)

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

- Hát

- Lắng nghe.

Câu 1. Dùng điệp ngữ viết lại những câu văn sau để nhấn mạnh và gợi cảm xúc cho người đọc:

a) Tôi yêu căn nhà đơn sơ, khu vườn đầy hoa trái và cả luỹ tre thân mật làng tôi.

b) Bức tranh buổi sớm quê hương tôi đẹp quá!

c) Tôi lớn lên bằng tình thương của mẹ, của bố, của bà con xóm giềng nơi tôi ở.

d) Làng quê tôi tràn ngập màu xanh của đồng lúa, bãi ngô, thảm cỏ.

e) Hoa hồng, hoa huệ, hoa nhài đều thơm, hương thơm lan toả khắp vườn.

f) Cánh đồng que tôi tràn ngập màu vàng của ánh nắng và những thảm lúa chín.

Câu 2. Dùng đảo ngữ để diễn đạt lại những

h) Một thế giới ban mai trắng trời trắng núi.

i) Trên sườn núi, mấy ngôi nhà lá đứng chơ vơ.

j) Những dòng người đủ mọi sắc phục từ khắp các ngả tuôn về quảng trường Ba Đình.

k) Vịnh Hạ Long đã làm cho nhiều du khách phải ngạc nhiên vì vẻ đẹp tự nhiên và hùng tráng của nó.

l) Ngoài vườn, tiếng chim kêu rộn rã trong nắng sớm.

m) Mùi hương hoa sực nức lan toả trong đêm vắng.

Câu 3. Dựa vào từng ý, hãy viết

(34)

câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm:

a) Một biển lúa vàng vây quanh em, hương lúa chín thoang thoảng đâu đây.

b) Xa xa, những ngọn núi nhấp nhô, mấy ngôi nhà thấp thoáng, vài cánh chim chiều bay lững thững về tổ.

c) Dòng sông quê tôi đáng yêu biết bao.

d) Những cánh cò trắng muốt tung tăng trên đồng lúa chín.

e) Giữa trời khuya tĩnh mịch, một vầng trăng vằng vặc trên sông, một giọng hò mái đẩy thiết tha dịu dàng.

f) Những chuyến xe qua tấp nập trên đường.

g) Nước sông Hương xanh biêng biếc, màu hoa phượng vĩ đỏ rực hai bên bờ.

thành những câu văn gợi tả, gợi cảm hơn:

a) Trời mưa rất to.

b) Nắng rải trên những con sóng to đang xô vào bãi cát.

c) Mặt sông yên lặng đầy ánh nắng.

d) Mùa xuân về, cây cối toàn màu xanh.

e) Trời xanh lắm.

Câu 4. Dựa vào những ý sau, hãy viết thành một đoạn văn gợi tả và gợi cảm hơn: “Mùa đông đến. Những cơn gió lạnh tràn về. Nhìn lên trời, em không thấy chim én nữa. Mẹ giục em lấy áo ấm ra mặc.Em rất vui sướng khi mặc chiếc áo len mẹ mới đan cho em”.

b. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

(35)

……….

………

……….

……….…

--- KHOA HỌC

TIẾT 70: ÔN TẬP I. Yêu cầu cần đạt:

- Ôn tập về thành phần chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của không khí, nước trong đời sống, vai trò của thực vật với sự sống trên trái đất.

- Phán đoán, giải thích qua một số bài tập về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt.

- HS có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Máy tính, một số tờ giấy A4.

- HS: Sgk

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt đông của giáo viên Hoạt đông của của học sinh 1. Hoạt động mở đầu:

- Cho HS chơi trò chơi “Xì điện”.

Hãy nêu tên các bài Khoa học đã học ông tập?

- Giáo viên nhận xét, dẫn vào bài mới.

- HS nêu tên các bài Khoa học đã học ông tập

2. Hoạt động luyện tập, thực hành Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” :

- GV yêu cầu HS trong cùng một thời gian thi đua thể hiện nội dung của 3 câu hỏi trang 138

- GV cho HS chia sẻ

- GV nhận xét, khen nhóm nhanh,

Cá nhân – Lớp

- Các cá nhân chuẩn bị giấy A4, bút vẽ - Trong cùng thời gian, cá nhân thi đua thể hiện nội dung nhanh, đúng, đẹp - Cho HS trình bày, chia sẻ.

(36)

đúng, đẹp nhất.

*GV kết luận: Qua hoạt động các em đã củng cố mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh .Vai trò của cây xanh đối với sự sống trên Trái Đất Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi :

- GV chuẩn bị viết các câu hỏi ra các ô chữ, chơi trò chơi “Ô chữ bí mật” để HS trả lời câu hỏi

- GV nhận xét, khen/ động viên.

*GV kết luận: Các em vừa được củng cố kĩ năng phán đoán qua một số bài tập về nước, không khí, ánh sáng

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - GV cho HS “Thi nói về vai trò của không khí và nước trong đời sống”

- GV cho HS làm bài ra giấy nháp, sau đó gọi 1 số HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương

*GV kết luận: Các em dã nắm rất rõ vai trò của không khí và nước trong đời sống, các em cần vận dụng khéo léo vào cuộc sống nhé!

- GV hệ thống nội dung bài học - GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS ghi nhớ và vận dụng tốt các kiến thức đã học vào cuộc sống.

- HS lật từng ô chữ và trả lời các câu hỏi.

VD; ? Nêu vai trò của ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt?

+ Em cần đọc sách, xem truyện, viết bài, xem TV như thế nào để bảo vệ đôi mắt?

+ Thế nào là chất dẫn nhiệt, cách nhiệt?

Lấy VD?

+ Nêu nhu cầu chất khoáng của cây?

+ Nêu nhu cầu chất khí của cây?

- HS thực hiện yêu cầu

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

...

...

(37)

--- Ngày soạn: Ngày 11/05/2022

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 20 tháng 5 năm 2022 Toán

Tiết 173 : ÔN TẬP I. Yêu cầu cần đạt

- Giúp HS củng cố cách giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó

- HS vận dụng giải tốt các bài toán Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.

- Tự giác, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Phiếu học tập - HS: Sách, bút

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động:(3p)

- Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó

- GV dẫn vào bài mới

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét:

+ B1: Vẽ sơ đồ

+ B2: Tìm tổng số phần bằng nhau + B3: Tìm số lớn, số bé.

2. HĐ thực hành (35p) Bài 2

- Yêu cầu HS đọc đề bài toán, xác định dạng toán.

+ Yêu cầu HS nêu tỉ số của hai số.

Cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 - Lớp

- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc đề bài trong SGK.

+ Vì giảm số thứ nhất đi 10 lần thì được số thứ hai nên số thứ nhất gấp 10 lần số thứ hai hay số thứ hai bằng 101 số thứ nhất.

(38)

- GV nhận xét, chốt đáp số

- Nêu lại các bước giải bài toán Hiệu – Tỉ

Bài 4:

- Yêu cầu HS đọc đề bài + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán YC tìm gì?

+ Để tìm được hai số, ta áp dụng cách giải dạng toán nào?

+ Các bước giải bài toán là gì?

- GV chữa bài, chốt đáp số - Chốt các bước giải bài toán Tổng – Tỉ

Bài giải Ta có sơ đồ: ?

ST1: |----|----|----|----|----|----|----|----|----|----|

ST2: |- --| 738

?

Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:

10 – 1 = 9 (phần) Số thứ hai là:

738: 9 = 82 Số thứ nhất là:

82 + 738 = 820

Đáp số: Số thứ nhất: 820 Số thứ hai: 82

Nhóm 2 – Chia sẻ lớp

Bài giải Ta có sơ đồ:

? m

S1: |---|---|---|

S2: |---|---|---|---|---| 840m

?m

Bài giải

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:

5 + 3 = 8 (phần)

(39)

Bài 1 + bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

3. HĐ ứng dụng (1p)

Đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách dài là:

840: 8  3 = 315 (m)

Đoạn đường từ hiệu sách đến trường dài là:

840 – 315 = 525 (m) Đáp số: Đoạn đường 1: 315m Đoạn đường 2: 525m - HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp

*Bài 1:

Hiệu 2 số TS của 2 số Số bé Số lớn 15

3

2 30 45

36

4

1 12 48

* Bài 3:

Có tất cả số túi gạo nếp và tẻ là:

10 + 12 = 22 (túi)

Mỗi túi có số ki – lô – gam gạo là:

220 : 22 = 10 (kg) Có số ki – lô – gam gạo nếp là:

10 x 10 = 100 (kg) Có số ki – lô – gam gạo tẻ là:

220 – 100 = 120 (kg) Đ/s: Gạo nếp: 100 kg Gạo tẻ: 120kg - Chữa lại các phần bài tập làm sai

- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải

(40)

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….

……….…

--- Tập đọc

Tiết 74 : LUYỆN ĐỌC CON SẺ I. Yêu cầu cần đạt:

- Hiểu ND, ý nghĩa của bài: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu con và tình mẫu tử thiêng liêng của sẻ mẹ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Đọc trôi trảy bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài phù hợp với nội dung; bước đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- GD HS tình cảm gia đình, tình mẹ con II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to) Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc - HS: SGK

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (3p)

+ Bạn hãy đọc bài tập đọc: Dù sao trái đất vẫn qua?

+ Nêu nội dung bài

- GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài

- TBHT điều khiển lớp trả lời, nhận xét:

+ 1 HS đọc

+ Bài văn ca ngợi tinh thần dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của hai nhà bác học Cô-péc-ních và Ga-li-lê

2. Luyện đọc: (8-10p)

- Gọi 1 HS đọc bài (M3) - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầ

- Nhóm trưởng điều hành cách chia

(41)

- GV chốt vị trí các đoạn - GV lưu ý giọng đọc:

+ Đoạn 1: Đầu đoạn đọc với giọng kể khoan thai dần chuyển sang giọng hồi hộp, tò mò ở cuối đoạn.

+ Đoạn 2+ 3: Đọc với giọng hồi hộp, căng thẳng, nhấn giọng ở những từ ngữ:

lao xuống, dựng ngược, rít lên, tuyệt vọng, thảm thiết.

+ Đoạn 4+ 5: Đọc với giọng chậm rãi, thán phục. Nhấn giọng với các từ ngữ:

dừng lại, bối rối, đầy thán phục, kính cẩn nghiêng mình.

- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS

đoạn

- Bài chia làm 5 đoạn.

(Mỗi chỗ xuống dòng là 1 đoạn)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó: tuồng như, chậm rãi, bộ ức khản đặc, bối rối, kính cẩn, ....)

- Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu + Cá nhân-> Lớp

- Giải nghĩa các từ: đọc chú giải

- HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển - Các nhóm báo cáo kết quả đọc

- 1 HS đọc cả bài 3.Tìm hiểu bài: (8-10p)Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp - Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài.

+ Trên đường đi, con chó thấy gì? Nó định làm gì?

+ Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại và lùi lại?

+ Hình ảnh sẻ mẹ cứu con được miêu tả như thế nào?

- 1 HS đọc

- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - TBHT điều hành các nhóm trả lời, nhận xét

+ Trên đường đi, con chó đánh hơi thấy một con sẻ non vừa rơi từ trên tổ xuống.

Nó chậm rãi tiến lại gần sẻ non.

+ Một con sẻ già từ trên cây lao xuống đất cứu con. Dáng vẻ của sẻ mẹ rất hung dữ khiến con chó phải dừng và lùi lại vì cảm thấy trước mặt nó có một sức mạnh làm nó phải ngần ngại.

+ Con sẻ già lao xuống như một hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược … phủ kín sẻ con.

+

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trong nội dung luyện viết của tiết học - Chữ hoa: S, T đặt trong khung chữ (theo mẫu chữ trong vở tập viết) - Các vần và các từ ngữ

- Cô có phiếu học tập, trong phiếu học tập, đã điền sẵn một số dữ liệu, các em hãy hoạt động nhóm, đọc trong SGK tìm tiếp dữ liệu để hoàn thành bảng thống kê

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân, chuyển đổi số đo thời gian. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài... ĐỒ DÙNG DẠY

Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu

* Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc hiểu cho HS - Giáo viên yêu cầu học sinh lập nhóm 4, thực hiện trên phiếu bài tập của nhóm.. - Gọi 1 em đọc nội dung

- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trong nội dung luyện viết của tiết học - Chữ hoa: S, T đặt trong khung chữ (theo mẫu chữ trong vở tập viết) - Các vần và các từ ngữ

- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trong nội dung luyện viết của tiết học - Chữ hoa: S, T đặt trong khung chữ (theo mẫu chữ trong vở tập viết) - Các vần và các từ ngữ

( Sản phẩm học tập của học sinh).. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu ghi tên bài HTL III.. MỤC TIÊU.. a) Kiến thức: Luyện tập viết thư thăm hỏi