• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
43
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 7 BUỔI SÁNG Ngày soạn: 19 / 10 / 2018

Ngày giảng: Thứ Hai 22/ 10 / 2018

Tập đọc

NGƯỜI THẦY CŨ I/ MỤC TIÊU

1) Kiến thức:

- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các câu.

- Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật: chú Khánh (bố của Dũng), thầy giáo.

- Hiểu nghĩa của các từ mới: xúc động, hình phạt; Các từ ngữ làm rõ ý nghĩa câu chuyện: lễ phép, mắc lỗi.

- Hiểu nội dung bài, cảm nhận được ý nghĩa: hình ảnh người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.

* QTE: Hs biết quyền được học tập, quyền được các thầy cô giáo yêu thương, dạy dỗ.

Hs có bổn phận phải biết nhớ ơn, kính trọng các thầy cô giáo.

2)Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm, trôi chảy

*KNS

- Xác định giá trị.

- Tự nhận thức về bản thân.

- Lắng nghe tích cực.

3)Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Giáo viên:

- Tranh minh hoạ trong SGK.

2. Học sinh: SGK, Vở

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: 3p

- Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài " Ngôi trường mới".

- Học sinh và giáo viên nhận xét

- Học sinh thực hiện.

2. Bài mới:

(2)

a. Gthiệu chủ điểm và bài tập đọc:

1p

- Nhân dân ta có câu "Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy". Những bài học trong tuần 7, 8 gắn với chủ điểm thầy cô sẽ giúp các em hiểu thêm về tấm lòng của thầy, cô giáo đối với học sinh và tình cảm biết ơn của hs đối với thầy cô giáo.

- Truyện đọc mở đầu tuần " Người thầy cũ" kể chuyện một chú bộ đội về trường thăm lại thầy giáo cũ. Thầy giáo ấy bây giờ đang dạy con trai của chú. Chúng ta hãy cùng nhau đọc truyện để biết bạn học sinh nghĩ gì khi nhìn thấy bố của mình đến thăm thầy giáo cũ.

b. Luyện đọc:

b.1. Giáo viên đọc mẫu toàn bài: với lời kể chuyện từ tốn, lời thầy giáo vui vẻ, trùi mến, lời chú Khánh lễ phép, cảm động.

b.2. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.

* Đọc từng câu:

- Các từ khó học sinh cần lưu ý: cổng trường, xuất hiện, lớp, lế phép, lúc ấy, mắc lỗi, mắc lại...

- Học sinh đọc giáo viên theo dõi để uốn nắn cho học sinh.

* Đọc từng đoạn trước lớp:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ:

+ Nhưng...// hình như hôm ấy/ thầy có phạt em đâu!//

+ Lúc ấy,/ thầy bảo: / Trước khi làm việc gì,/ cần phải nghĩ chứ!/ Thôi, em về đi. / thầy không phạt em đâu.//

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc các từ khó.

- Học sinh đọc nối tiếp.

- Học sinh làm theo hướng dẫn.

(3)

+ Em nghĩ: // bố cũng có lần mắc lỗi, / thầy không phạt,/ nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi.//

- Giáo viên nghe học sinh đọc và sửa cho học sinh.

- Gọi học sinh đọc chú giải trong SGK.

* Đọc từng đoạn trong nhóm.

* Thi đọc giữa các nhóm.

* Cả lớp đọc đồng thanh.

- Học sinh đọc.

- Học sinh đọc.

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

Thảo luận nhóm-trình bày ý kiến cá nhân .

- Gọi học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Bố Dũng đến trường làm gì?

- Giải nghĩa từ: lễ phép?

Khi gặp thầy giáo cũ, bố của Dũng đã thể hiện sự kính trọng đối với thầy giáo cũ như thế nào?

*KNS:

? HS có bổn phận gì đối với thầy cô giáo

- Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm nào về thầy giáo?

- Thầy giáo đã nói gì với cậu học trò trèo qua cửa sổ?

*QTE: ? Các em có quyền gì

Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về?

- Dưới lớp đọc thầm.

- Tìm gặp lại thầy giáo cũ.

- 1 học sinh đọc bài, dưới lớp đọc thầm.

- Bố Dũng bỏ mũ, lễ phép chào thầy.

- Nhớ ơn, kính trọng các thầy cô giáo là bổn phận phải biết.

- Bố Dũng đã trèo qua cửa sổ lớp nhưng thầy không phạt mà chỉ bảo.

- Thầy nói: Trước khi làm việc gì, cần phải nghĩ chứ! Thôi, em về đi, thầy không phạt em đâu.

các em có quyền được học tập, quyền được các thầy cô giáo yêu thương, dạy dỗ.

Bố Dũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt nhưng bố vẫn tự nhận đó là hình phạt để ghi nhớ mãi và không bao giờ mắc lại.

4. Luyện đọc lại (Thảo luận nhóm) - 4 nhóm tự phân vai thi đọc toàn bộ

(4)

chuyện.

- Học sinh các nhóm và gv nhận xét.

- Học sinh các nhóm thực hiện.

5. Củng cố, dặn dò:

- Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?

- HS về nhà kể chuyện cho gia đình nghe.

- Nhớ ơn thầy cô, kính trọng, yêu quý thầy cô giáo.

Toán LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU

1) Kiến thức:

- Giúp học sinh củng cố khái niệm ít hơn, nhiều hơn.

- Củng cố và rèn những kĩ năng giải bài toán về ít hơn, nhiều hơn.

2)Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính toán nhanh 3)Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: SGK, Vở

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: 3P

- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập trong sách giáo khoa.

- Gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chấm điểm.

- Học sinh thực hiện.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: 1P

Nêu mục đích, yêu cầu của bài.

b. Thực hành: 27

Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau:

- Yêu cầu học sinh đọc bài toán dựa vào tóm tắt.

- Kém hơn nghĩa là thế nào?

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Kém hơn nghĩa là như thế nào?

(5)

- Bài toán thuộc dạng bài toán gì?

- Yêu cầu học sinh giải bài toán vào VBT.

- Gọi học sinh lên bảng làm.

- Học sinh và giáo viên nhận xét.

Bài 3:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm.

- Học sinh và giáo viên nhận xét.

Bài 4: Số?

- Yêu cầu học sinh tự làm vào VBT.

- Hỏi: Hình chữ nhật có mấy cạnh,

mấy đỉnh?

- Gọi học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng.

- Bài toán thuộc dạng bài toán ít hơn.

a) Số tuổi của em là:

15 – 5 = 10 (tuổi) Đáp số: 10 tuổi

b) Số tuổi của anh là:

10 + 5 = 15(tuổi) Đáp số: 15 tuổi - Học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm vào VBT.

Toà nhà thứ hai có số tầng là:

17 – 6 = 11(tầng)

Đáp số: 11 tầng

- Hs làm bài vào VBT.

- Hình chữ nhật có 4 cạnh, 4 đỉnh.

- Có 1 hình chữ nhật.

- Có 4 hình tâm giác.

3. Củng cố, dặn dò: 1p

- HS về nhà làm bài tập trong SGK.

- Nhận xét giờ học.

- Học sinh lắng nghe và thực hiện.

=================================

BUỔI CHIỀU Thực hành Tiếng Việt

RÈN ĐỌC NGÔI TRƯỜNG MỚI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho HS về đọc để hiểu nội dung bài.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và đọc hiểu cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

(6)

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

- Phát phiếu bài tập.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1: Luyện đọc (12 phút)

- Giáo viên đưa bảng phụ có viết sẵn đoạn cần luyện đọc:

- Hát

- Lắng nghe.

- Nhận phiếu.

(HS cả lớp)

- Quan sát, đọc thầm đoạn viết.

a) “Nhìn từ xa, / những mảng tường vàng, / ngói đỏ / như những cánh hoa lấp ló trong cây.

Tường vôi trắng, / cánh cửa xanh, / bàn ghế gỗ xoan đào / nổi vân

như lụa.

Cả đến chiếc thước kẻ, / chiếc bút chì / sao cũng đáng yêu đến thế ! //”

b) “Vừa tới cửa lớp, thấy thầy giáo bước ra, chú vội bỏ mũ, lễ phép chào thầy. Thầy nhấc kính, chớp mắt ngạc nhiên. Chú liền nói : Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm nào trèo cửa sổ lớp bị thầy phạt đấy ạ! Thầy giáo cười vui vẻ: À, Khánh. Thầy nhớ ra rồi. Nhưng … hình như hôm ấy thầy có phạt em đâu !

- Vâng, thầy không phạt. Nhưng thầy buồn. Lúc ấy, thầy bảo :"Trước khi làm việc gì, cần phải nghĩ chứ ! Thôi, em về đi, thầy không phạt em đâu."”

- Yêu cầu học sinh nêu lại cách đọc diễn cảm đoạn viết trên bảng.

- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng gạch dưới (gạch chéo) những từ ngữ để nhấn (ngắt) giọng.

- Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm đôi rồi thi đua đọc trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Nêu lại cách đọc diễn cảm.

- 2 em xung phong lên bảng, mỗi em 1 đoạn, lớp nhận xét.

- Học sinh luyện đọc nhóm đôi (cùng trình độ). Đại diện lên đọc thi đua trước lớp.

- Lớp nhận xét.

b. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (15 phút) - Giáo viên yêu cầu học sinh lập nhóm 4, thực hiện trên phiếu bài tập của nhóm.

- Gọi 1 em đọc nội dung bài tập trên phiếu.

(HSNK)

- 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm.

(7)

- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.

- Nhận xét, sửa bài.

- Các nhóm trình bày kết quả.

- Các nhóm khác nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.

- Học sinh phát biểu.

======================================================

BUỔI SÁNG Ngày soạn: 20 / 9 / 2018

Ngày giảng: Thứ Ba 23 / 10 / 2018

Toán

Tiết 32: KI-LÔ-GAM

I/ MỤC TIÊU:

1) Kiến thức:

Giúp học sinh:

- Có biểu tượng về nặng hơn, nhẹ hơn.

- Làm quen với cái cân, quả cân và cách cân.

- Nhận biết về đơn vị: kilôgam, biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của kilôgam(kg).

- Tập thực hành cân một số đồ vật quen thuộc.

- Biết làm các phép tính cộng, trừ với các số kèm theo đơn vị kg.

2)Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính toán nhanh 3)Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Giáo viên: Bảng phụ

- Cân đĩa, với các quả cân 1kg, 2kg, 5kg, quyển sách,…

2. Học sinh: SGK, Vở

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: 3p

- Gọi học sinh lên bảng làm phép tính trong SGK bài cũ.

- Học sinh và giáo viên nhận xét.

2. Bài mới:

(8)

a. Giới thiệu bài:1p

- Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ làm quen với đơn vị đo khối lượng kilôgam. Đơn vị này cho chúng ta biết độ nặng, nhẹ của một vật nào đó.

b. Dạy bài mới:

* G.thiệu vật nặng hơn, nhẹ hơn: 2p - Đưa ra 1 quả cân (1kg) và quyển sách. Yêu cầu học sinh dùng tay lần lượt nhấc 2 vật lên và trả lời vật nào nặng hơn, nhẹ hơn?

- Cho hs làm tương tự với 3 cặp đồ - Quả cân nặng hơn quyển vở.

vật khác nhau và nhận xét "vật nặng hơn- vật nhẹ hơn"

- Kết luận: Muốn biết một vật nặng nhẹ thế nào ta cần phải cân vật đó.

* Giới thiệu cái cân và quả cân: (4p) - Cho học sinh quan sát chiếc cân đĩa.

Nhận xét về hình dạng của cân.

- Giới thiệu: Để cân các vật ta dùng đơn vị đo là kilôgam, kilôgam được viết tắt là kg.

- Viết lên bảng: kilôgam - kg.

- Yêu cầu học sinh đọc.

- Cho hs xem các quả cân 1kg, 2kg, 5 kg và đọc số đo ghi trên quả cân.

* Giới thiệu cách cân và thực hành cân:7p

- Giới thiệu cách cân thông qua cân 1 túi gạo.

- Đặt 1 túi gạo (1kg) lên đĩa cân phía bên kia là quả cân 1kg (vừa nói vừa làm).

- Nhận xét vị trí của kim thăng bằng?

- Vị trí hai đĩa cân như thế nào?

- Cân có 2 đĩa, giữa 2 đĩa có vạch thăng bằng, kim thăng bằng.

- Kilôgam.

- Quan sát.

(9)

- GV: Khi đó ta nói túi gạo nặng 1kg.

- Xúc một ít gạo từ trong túi ra và yêu cầu nhận xét về vị trí của kim thăng bằng, vị trí hai đĩa cân.

-Kết luận: túi gạo nhẹ hơn 1kg.

- Đổ thêm vào túi gạo một ít gạo (túi gạo nặng hơn 1kg) tiếp tục hướng dẫn học sinh nhận xét để rút ra kết luận: túi gạo nặng hơn 1kg.

* Thực hành: 17p

Bài 1: Đọc, viết (theo mẫu) - Hướng dẫn học sinh cách làm.

- Gọi 2 học sinh đọc bài làm.

-Giáo viên nhận xét,chốt kết quả đúng.

Bài 2: Tính (theo mẫu)

- Hướng dẫn học sinh cách làm.

- Gọi học sinh lên bảng làm.

- Giáo viên và học sinh nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

- Kim chỉ đúng giữa

- Hai đĩa cân ngang bằng nhau.

- Yêu cầu học sinh nhắc lại.

- Kim thăng bằng lệch về phía quả cân. Đĩa cân có túi gạo cao hơn so với đĩa cân có quả cân.

- Học sinh nhắc lại kết quả cân.

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Học sinh làm: 2kg. 1kg, 3kg.

- Học sinh đọc y/c bài tập.

- Học sinh dưới lớp làm vào VBT.

1kg + 2kg = 3kg 16kg +10kg = 16kg 727kg +8kg = 35kg

30kg – 20kg = 10kg 26kg – 14kg = 12kg 10kg – 4kg = 6kg 3. Củng cố, dặn dò: 2p

- Về nhà làm bài tập trong SGK.

- Nhận xét giờ học.

- Học sinh nghe và thực hiện.

========================================

BUỔI CHIỀU Thực hành toán

Tiết 13 : LUYỆN TẬP

(10)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về thực hiện các phép tính; so sánh; vẽ hình; giải toán văn.

2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- GV giới thiệu các bài tập, yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

- Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và chọn đề bài.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

b. Hoạt động 2: Ôn luyện (20 phút):

Bài 1. Đặt tính rồi tính:

a) 66 + 16 b) 47 + 25

c) 27 + 48 d) 87 + 9

Bài 2.

><= ?

Kết quả:

66 16 82 +

47 25 72 +

27 48 75 +

87 9 96 +

17 + 8 ... 8 + 17 17 + 9 ... 17 + 7 18 + 5 ... 18 + 8

17 + 8 = 8 + 17 17 + 9 > 17 + 7 18 + 5 < 18 + 8

(11)

Bài 3. Chị 16 tuổi, em kém chị 5 tuổi.

Hỏi em bao nhiêu tuổi?

Giải Tuổi của em là:

16 - 5 = 11 (tuổi)

Đáp số: 11 tuổi Bài 4. Cho đoạn thẳng AB dài 12cm.

Đoạn thẳng CD ngắn hơn đoạn thẳng AB 2cm.

a) Tính độ dài đoạn thẳng CD.

b) Vẽ đoạn thẳng CD.

Vẽ đoạn thẳng CD:

Giải

Độ dài đoạn thẳng CD là:

12 - 2 = 10 (cm)

Đáp số: 10 cm b) Vẽ đoạn thẳng CD:

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu đại diện các nhĩm lên bảng sửa bài.

- Giáo viên chốt đúng - sai.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

- Đại diện các nhĩm sửa bài trên bảng lớp.

- Học sinh nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

===============================

Đạo đức

BÀI 5 : GỌN GÀNG, NGĂN NẮP (Tiết 2) I/ MỤC TIÊU :

1) Kiến thức:

- Biết ích lợi của việc sống gọn gàng, ngăn nắp.

- Biết phân biệt gọn gàng hay không gọn gàng.

- Biết sống gọn gàng, ngăn nắp .Yêu mến, đồng tình với những bạn sống gọn gàng, ngăn nắp.

C D

10cm

(12)

2)Kỹ năng: Rèn kĩ năng biết vận dụng trong cuộc sống 3)Thái độ: Giúp HS yêu thích mơn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

1.Giáo viên: Bảng phụ, dụng cụ sắm vai. Tranh.

2. Học sinh: SGK, Vở. Xem trước bài.

III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định : (1 phút ) Hát

2. Kiểm tra bài cũ : (4 phút)

-Biết nhận lỗi và sữa lỗi mang lại lợi ích gì ? - Kiểm tra VBT -Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới :

a/ Giới thiệu bài : “Gọn gàng, ngăn nắp”

b/ Các hoạt động dạy học :

* Hoạt động 1: Hoạt cảnh Đồ dùng để ở đâu ?

-GV nêu kịch bản.

-Nhận xét kết luận : Tính bừa bãi của bạn Dương khiến nhà cửa lộn xộn,…

*Hoạt động 2 : Thảo luận nhận xét nội dung tranh.

-Y/C hs quan sát tranh .

-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ -Nhận xét kết luận.

* Hoạt động 3 : Xử lí tình huống.

-GV nêu tình huống Y/C hs bày tỏ ý kiến.

-Kết luận : Nga nên bày tỏ ý kiến của mình, yêu cầu mọi người,…

-Các nhóm thảo luận, hoạt cảnh cho cả lớp cùng xem.

-Hs quan sát.

-Làm việc theo nhóm.

-Các nhóm trình bày

-HS suy nghĩ, bày tỏ ý kiến cá nhân.

4.Củng cố : (4 phút)

-Vì sao cần phải sống ngăn nắp, gọn gàng ?

(13)

-GV nhận xét.

===============================

BUỔI SÁNG Ngày soạn: 21 / 10 / 2018

Ngày giảng: Thứ Tư 24/ 10 / 2018

Tập đọc

Tiết 21: THỜI KHỐ BIỂU I/ MỤC TIÊU

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

1) Kiến thức:

- Đọc đúng "thời khố biểu", biết ngắt hơi sau từng cột, ngắt nghỉ hơi sau từng dịng.

- Biết đọc với giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khốt.

* QTE: Biết TKB của mình để theo dõi các tiết học là các con thực hiện tốt quyền được th gia, ®ưỵc htËp, vui ch¬i.

- Nắm được số tiết học chính, số tiết học bổ sung, số tiết học tự chọn trong TKB.

2)Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm, trơi chảy 3)Thái độ: Giúp HS yêu thích mơn học

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên:

- Bảng phụ ghi một mục lục sách thiếu nhi.

- TKB của lớp.

2. Học sinh: SGK, Vở

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: 3p

- Sưu tầm mục lục truyện thiếu nhi.

- Giáo viên nhận xét cho điểm.

- 3 học sinh trả lời về các thơng tin trong mục lục.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: 1p

- Chúng ta đã biết "mục lục sách" cĩ ý nghĩa rất lớn trong việc đọc sách. Bài hơm nay sẽ học về thời khố biểu, các con sẽ thấy nĩ quan trọng trong HT ntn

- Học sinh nghe.

(14)

b. Hướng dẫn luyện đọc:

b.1. Giáo viên đọc mẫu: đọc đến đâu chỉ thước đến đó,theo 2 cách:

- cách 1: đọc theo từng ngày (thứ - buổi - tiết).

- Cách 2: đọc theo buổi (buổi - thứ - tiết)

b.2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc:

* Luyện đọc theo trình tự : thứ - buổi - tiết.

- Gọi 1 học sinh đọc thành tiếng TKB ngày thứ hai theo mẫu trong SGK.

- Học sinh luyện đọc theo nhóm.

- Các nhóm thi đọc.

* Luyện đọc theo trình tự: buổi - thứ - tiết.

- GV giúp HS nắm yêu cầu bài tập.

- Gọi 1 học sinh đọc thành tiếng TKB buổi sáng thứ hai theo mẫu trong SGK.

- Học sinh luyện đọc theo nhóm.

- Các nhóm thi đọc.

* Các nhóm thi tìm môn học.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc.

- Nhiều học sinh đọc.

- Học sinh đọc.

- Nhiều học sinh đọc.

c. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

c.1. Câu hỏi 3:

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Cả lớp đọc thầm TKB, đếm số tiết của từng môn học - số tiết học chính, số tiết học bổ sung, số tiết học tự chọn; Ghi lại vào VBT.

- Gọi HS đọc bài làm trước lớp.

- GV hướng dẫn hs nhận xét, đánh giá.

c.2. Câu hỏi 4:

- Học sinh thực hiện.

HS đọc bài làm của mình trước lớp

=> Biết TKB của mình để theo dõi các

(15)

- Em cần TKB để làm gì?

* QTE: ? HS có nhiệm vụ gì

tiết học là các con thực hiện tốt quyền được th gia, ®ưîc htËp, vui ch¬i.

- Để biết lịch học, chuẩn bị bài ở nhà, mang sách vở và đồ dùng học tập cho đúng.

4. Củng cố, dặn dò: 2p

- 2 học sinh đọc TKB của lớp mình.

- Nhắc HS rèn luyện thói quen sử dụng TKB.

- Học sinh thực hiện.

==============================

Kể chuyện

Tiết 7: NGƯỜI THẦY CŨ I/ MỤC TIÊU

1) Kiến thức:

- Xác định được 3 nhân vật trong câu chuyện: chú bộ đội, thầy giáo và Dũng.

- Kể lại được toàn bộ câu chuyện đủ ý, đúng trình tự diễn biến.

- Biết tham gia dựng lại phần chính của câu chuyện theo các vai.

- Tập chung nghe bạn kể chuyện để đánh giá đúng lời kể của bạn.

2)Kỹ năng: Rèn kĩ năng kể chuyện tốt 3)Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Giáo viên: Bảng phụ (máy chiếu)

- Mũ bộ đội, kính đeo mắt… để thực hiện bài tập.

2. Học sinh: SGK, Vở

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: 3p

- Gọi hs kể lại chuyện :mẩu giấy vụn.

- Nhận xét, cho điểm từng học sinh.

- 4 học sinh nối tiếp nhau kể.

- 4 học sinh kể theo vai.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: 1p

- Hôm trước lớp mình đã học bài gì?

- Hôm nay lớp mình sẽ cùng nhau kể lại câu chuyện này.

- Bài: người thầy cũ.

(16)

- Treo tranh minh hoạ.(ƯDCNTT)

- Quan sát tranh.

b Hướng dẫn kể chuyện:

b.1. Hướng dẫn kể từng đoạn:

- Hỏi: bức tranh vẽ cảnh gì? ở đâu?

+ Câu chuyện "người thầy cũ" có những nhân vật nào?

+ Ai là nhân vật chính?

+ Chú bộ đội xuất hiện trong hoàn cảnh nào?

- Gọi 2 học sinh kể lại đoạn 1.

+ Khi gặp thầy giáo chú đã làm gì để thể hiện sự kính trọng với thầy?

+ Chú đã giới thiệu mình với thầy giáo như thế nào?

+ Thái độ của thầy giáo ra sao khi gặp lại cậu học trò năm xưa?

+ Thầy đã nói gì với bố Dũng?

+ Nghe thầy nói thế chú bộ đội đã trả lời ra sao?

- Gọi 3 -5 học sinh kể lại đoạn 2. Chú ý nhắc học sinh đổi giọng cho phù hợp.

+ Tình cảm của Dũng như thế nào khi bố ra về?

+ Em Dũng đã nghĩ gì?

b.2. Kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Gọi 3 học sinh tiếp nối nhau kể lại câu chuyện theo đoạn.

- Gọi hs kể lại toàn bộ câu chuyện.

-.. 3 người đang nói chuyện trước cửa lớp.

+ Dũng, chú bộ đội, thầy giáo.

+ Chú bộ đội.

+ Giữa cảnh nhộn nhịp của sân trường giờ ra chơi.

- Bỏ mũ, lễ phép chào thầy.

+ Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm nào trèo cửa sổ lớp bị thầy phạt đấy ạ!

+ Lúc đầu cười ngạc nhiên, sau cười vui vẻ.

+ À Khánh. Thầy nhớ ra rồi.

nhưng… hình như hôm ấy thầy có phạt em đâu!

+ Vâng, thầy không phạt. Nhưng thầy buồn. Lúc ấy thầy bảo: Trước khi làm việc gì cần phải suy nghĩ chứ! Thôi em về đi, thầy không phạt em nữa đâu.

+ Rất xúc động.

+ Dũng nghĩ: bố cũng có lần mắc lỗi thầy không phạt nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa.

(17)

- Nhận xét, cho điểm.

b.3. Dựng lại câu chuyện theo vai:

- Cho các nhóm chọn hs thi đóng vai.

- GV và hs nhận xét, tuyên dương.

- Học sinh thực hiện.

- Các nhóm thi đóng vai.

3. Củng cố, dặn dò: 2p

- C.chuyện này nhắc nhở chúng ta điều gì?

- VN kể lại câu chuyện cho gia đình nghe.

- Học sinh trả lời theo suy nghĩ.

- Học sinh thực hiện.

Toán LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU

1) Kiến thức:

- Giúp học sinh làm quen với cân đồng hồ, và tập cân với cân đồng hồ.

- Rèn kĩ năng làm tính và giải toán với các số kèm theo đơn vị kg.

2)Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính toán nhanh 3)Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Giáo viên:

- Một cân đồng hồ, cân bàn.

- Túi gạo, túi đường, sách vở, quả cam...

2. Học sinh: SGK, Vở

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: 3p

- Gọi HS lên bảng làm phép tính:

25 + 10.

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

- Học sinh thực hiện.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: 1p

- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.

b. Bài tập thực hành: 30p

Bài 1: Số? - Học sinh đọc yêu cầu bài tập.

(18)

- Hướng dẫn học sinh cách làm.

- Học sinh làm bài vào VBT.

- Gọi học sinh đọc kết quả, giáo viên và

học sinh nhận xét.

Bài 3: Tính

- Hướng dẫn học sinh làm.

- Học sinh tự tính.

- Gọi 2 học sinh lên bảng làm.

Bài 4:

- Gọi học sinh tóm tắt:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Gọi học sinh lên bảng làm.

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

- Học sinh làm.

- 3kg, 1kg, 4kg.

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Học sinh làm, giáo viên và học sinh nhận xét.

2kg + 3kg – 4kg = 1kg 15kg – 10kg + 5kg = 10kg 6kg – 3kg + 5kg = 8kg 16kg + 4kg – 10kg = 10kg - Học sinh tóm tắt.

- Bài toán cho biết: mẹ mua về 25kg gạo tẻ và nếp, trong đó 20kg gạo tẻ.

- Bài toán hỏi: mẹ mua về bao nhiêu kg gạo nếp?

- Hs lên bảng làm bài:

Mẹ mua về số kg gạo nếp là:

25 – 20 = 5(kg)

Đáp số: 5kg 3. Củng cố, dặn dò: 2p

- Về nhà làm bài tập trong SGK. - Học sinh thực hiện.

=================================

BUỔI CHIỀU Thực hành Tiếng Việt

Tiết 20: LUYỆN VIẾT - HẠT GẠO LÀNG TA

I. MỤC TIÊU:

1) Kiến thức:

Củng cố và mở rộng kiến thức cho HS về phân biệt ui/uy; ch/tr; iêng/yêng.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.

(19)

3. Thái độ: Có ý thức viết đúng, viết đẹp; rèn chữ, giữ vở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động chính:

- Hát

- Lắng nghe.

a. Hoạt động 1: Viết chính tả (12 phút):

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn chính tả cần viết trên bảng phụ.

- Giáo viên cho học sinh viết bảng con một số từ dễ sai trong bài viết.

- Giáo viên đọc cho hs viết lại bài chính tả.

- 2 em đọc luân phiên, mỗi em đọc 1 lần, lớp đọc thầm.

- Học sinh viết bảng con.

- Học sinh viết bài.

b. Hoạt động 2: Bài tập (12 phút):

Bài 1. Chọn từ trong ngoặc để điền vào từng chỗ trống cho phù hợp (HS cả lớp)

a) …… cá ...…… bài b) ...… về .…… khách c) con …… ...… len (Từ chọn điền: trả, chả, chở, trở, trăn,

chăn)

Đáp án:

a) chả cá trả bài b) trở về chở khách c) con trăn chăn len

Bài 2. Điền ui hoặc uy vào từng chỗ trống thích hợp :(HS cả lớp)

b... mù tàn l...

t... xach phá h...

Đáp án:

bụi mù tàn lụi túi xach phá hủy Bài 3. Điền vào từng chỗ trống iêng Đáp án:

(20)

hoặc yêng cho phù hợp :(HSNK) biếng ăn biến đổi tiếng đàn hiền lành tiền của lương thiện

biếng ăn biến đổi tiếng đàn hiền lành tiền của lương thiện

c. Hoạt động 3: Sửa bài (8 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày.

- Giáo viên nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở HS về viết lại những từ còn viết sai; chuẩn bị bài sau.

- Các nhóm trình bày.

- Học sinh nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

Chính tả (tập chép) Tiết 13: NGƯỜI THẦY CŨ I/ MỤC TIÊU

1) Kiến thức:

Chép lại chính xác, trình bày đúng một đọan trong bài "người thầy cũ"

2. Luyện tập phân biệt ui/uy; tr/ch hoặc iên/iêng.

2)Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả 3)Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Giáo viên:

- Bảng phụ, VBT.

2. Học sinh: SGK, Vở

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: 2p

- 2 học sinh lên bảng lớp viết: 2 chữ có vần ai, 2 chữ có vần ay.

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

- Dưới lớp viết vào nháp

2. Bài mới:

(21)

a. Giới thiệu bài: 1p

Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu.

b. Hướng dẫn tập chép: 17p

b.1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:

* Ghi nhớ nội dung đoạn chép.

- Giáo viên đọc bài trên bảng.

- Hướng dẫn HS nắm nội dung bài viết:

+ Đây là đoạn ? của bài "Người thầy cũ"

+ Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về?

* Hướng dẫn cách trình bày:

- Bài chính tả có mấy câu?

- Bài chính tả có những chữ nào cần viết hoa?

- Đọc lại câu văn có cả dấu phẩy, và dấu hai chấm.

* Hướng dẫn học sinh viết từ khó:

- Đọc cho HSviết những từ khó vào bảng con.

- Nêu cách viết và sửa lỗi cho học sinh.

b.2. Học sinh chép bài vào vở.

b.3. Soát lỗi chính tả.

b.4. Chấm, chữa bài.

- 2 học sinh đọc lại bài tập chép.

- Đoạn 3.

- Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi để không bao giờ mắc lại nữa.

- 4 câu.

- Chữ đầu câu và tên riêng.

- Em nghĩ: bố cũng... nhớ mãi.

- Xúc động, cổng trường, nghĩ, hình phạt.

- Học sinh chép bài.

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: 13p Bài tập 1: Điền ui hay uy vào chỗ trống - Gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Yêu cầu học sinh làm bài vào VBT.

- Gọi học sinh đọc bài làm.

- Giáo viên nhận xét.

Bài tập 2: điền vào chỗ trống - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Hs đọc yêu cầu bài tập.

- Hs làm bài: bụi phấn, huy hiệu, vui vẻ, tận tuỵ.

- Học sinh thực hiện.

(22)

- Yêu cầu học sinh tự làm vào VBT.

- Gọi học sinh đọc bài làm.

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

a) Giò chả, trả lại, con trăn, cái chăn

4. Củng cố, dặn dò: 1p

- Học sinh về nhà luyện viết chữ.

===========================

BUỔI SÁNG Ngày soạn: 22/ 10 / 2018

Ngày giảng: Thứ Năm 25/ 10 / 2018

Toán

Tiết 34: 6 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 6 + 5 I/ MỤC TIÊU

1) Kiến thức:

- Giúp học sinh thực hiện phép cộng dạng 6 + 5 (từ đó lập và thuộc các công thức 6 cộng với một số).

- Rèn kĩ năng tính nhẩm (thuộc bảng 6 cộng với một số).

2)Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính toán nhanh 3)Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Giáo viên: Bảng phụ - Que tính.

2. Học sinh: SGK, Vở

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: 3p

- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập 3 SGK mà cô giáo đã giao.

- Học sinh và giáo viên nhận xét.

- Học sinh thực hiện.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: 1p

GV nêu mục đích, yêu cầu của bài. - Học sinh nghe.

b. Giới thiệu phép cộng 6 + 5: 7p B1: Giới thiệu

(23)

- Nêu: có 6 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?

- Để biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm phép tính gì?

B2: Đi tìm kết quả:

- Yêu cầu hs sử dụng que tính để tìm kq

- 6 que tính,thêm 5 que tính là bao nhiêu que tính?

- Yêu cầu học sinh nêu cách làm.

B3: Đặt tính và thực hiện phép tính - Yêu cầu 1 học sinh lên bảng đặt tính.

- Yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính và tiểu họcực hiện phép tính.

- Kết luận về cách thực hiện 6 + 5.

- Nghe và phân tích đề bài toán.

- Phép cộng 6 + 5.

- Thao tác trên que tính.

- Là 11 que tính.

- Trả lời.

- Đặt tính.

3. Bảng công 6 cộng với một số: 4p - Y.cầu hs sử dụng que tính để tìm kết quả các phép tính sau đó điền vào bảng.

- Xoá dần bảng các công thức cho học sinh học thuộc lòng.

- Thao tác trên que tính.

- Học thuộc lòng bảng các công thức 6 cộng với một số.

4. Thực hành: 20p Bài 1: Tính nhẩm

- Yêu cầu học sinh tự làm vào VBT.

- Gọi học sinh đọc kết quả.

- Học sinh và giáo viên nhận xét.

Bài 2: Tính

- Gọi 4 học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm bài vào VBT.

- Gọi học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng.

- Học sinh đọc kết quả 6 + 1 = 7

6 + 2 = 8 6 + 3 = 9 6 + 4 = 10 6 + 0 = 6

6 + 5 = 11 6 + 6 = 12 6 + 7 = 13 6 + 8 = 14 6 + 9 = 15 - Học sinh đọc.

- Học sinh làm.

- Học sinh đọc.

(24)

Bài 3: Số?GV hướng dẫn HS cỏch làm.

- Gọi học sinh đọc kết quả.

- Giỏo viờn và học sinh nhận xột.

- Học sinh làm bài vào vở.

7 + 5 = 12 6 + 6 = 12 6 + 5 = 11 8 + 3 = 11 6 + 9 = 15 9 + 6 = 15 5. Củng cố, dặn dũ: 1p

- Nhắc học sinh về nhà làm bài tập trong SGK.

- Học sinh thực hiện theo lời dặn của giỏo viờn.

=====================================

Luyện từ và cõu

TỪ NGỮ VỀ MễN HỌC. TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG I/ MỤC TIấU

1) Kiến thức:

Củng cố vốn từ về mụn học và hoạt động của người.

*QTE: Các bức tranh thể hiện các hoạt động gỡ của bạn nhỏ cho thấy bạn đã thực hiện tốt quyền của mình2. Rốn kĩ năng đặt cõu với từ chỉ hoạt động.

2)Kỹ năng: Rốn kĩ năng thành thạo về dựng từ 3)Thỏi độ: Giỳp HS yờu thớch mụn học

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giỏo viờn: Bảng phụ

- Tranh minh hoạ về cỏc hoạt động của người.

- Bảng phụ ghi BT4.

2. Học sinh: SGK, Vở VBT.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: 3p

- 2 học sinh đặt cõu hỏi cho cỏc bộ phận cõu được gạch dưới (mẫu Ai là gỡ?). GV viết sẵn cõu này lờn bảng.

Bộ Uyờn là học sinh lớp 1.

Mụn học em yờu thớch là tin học.

( Ai là học sinh lớp 1? / Mụn học em yờu thớch là gỡ?

- 1 học sinh tỡm những cỏch núi cú nghĩa gần giống nghĩa cõu sau: Em

- Học sinh thực hiện.

(25)

khụng thớch nghỉ học.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: 1p

- Trong tiết luyện từ và cõu tuần này cỏc con sẽ được làm quen với cỏc từ chỉ hoạt động và thực hành đặt cõu với từ chỉ hoạt động.

b. Hướng dẫn làm bài tập.

Bài tập 1: Ghi vào chỗ trống tờn cỏc mụn học ở lớp 2

- Treo TKB của lớp và yờu cầu HS đọc.

+ Kể tờn cỏc mụn học chớnh thức của lớp mỡnh?

+ Kể tờn cỏc mụn học tự chọn của lớp mỡnh?

Bài tập 2: Tỡm từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi người trong mỗi tranh dưới dõy và viết vào chỗ trống

- Gọi học sinh đọc yờu cầu.

- Treo hoặc cho học sinh quan sỏt bức tranh và hỏi:

+ Tranh vẽ bạn nhỏ đang làm gỡ?

+ Từ chỉ hoạt động của bạn nhỏ là từ nào?

+ Tiến hành tương tự với cỏc bức tranh2, 3, 4.

+ Viết nhanh cỏc từ học sinh vừa tỡm được lờn bảng.

*QTE: Các bức tranh thể hiện các hoạt động gỡ của bạn nhỏ cho thấy bạn đã thực hiện tốt quyền của mình?

Bài tập 3: Viết lại nội dung núi trờn bằng một cõu

- Gọi học sinh đọc yờu cầu của bài.

- Gọi học sinh làm mẫu, sau đú cho

- 1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.

+ Tiếng việt, toỏn, đạo đức, tự nhiờn xó hội, nghệ thuật.

+ Tiếng anh.

- Đọc yờu cầu bài tập.

- Bạn đang học bài.

- Đọc.

- Bức tranh 2: bạn đang viết bài.

Bức tranh 3: Nghe.

Bức tranh 4: Núi.

- Đọc yờu cầu bài tập.

- Tranh 1: Bạn Hoa đang chăm chỳ đọc

(26)

học sinh thực hành theo cặp và đọc bài làm trước lớp.

- Nhận xét từng câu của học sinh.

Bài tập 4: Chọn từ chỉ hoạt động thích hợp rồi điền vào chỗ trống trong mỗi câu sau.

- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.

- Viết nội dung bài tập lên bảng, chia thành 2 cột.

- Phát thẻ từ cho nhóm học sinh. Thẻ từ ghi các từ chỉ hoạt động khác nhau trong đó có 3 đáp án đúng.

- Nhận xét các nhóm làm bài tập.

bài.

Tranh 2: Bạn Nam đang làm bài tập.

Tranh 3: Bố Nam đang dạy Nam học bài.

Tranh 4: Hai bạn đang nói chuyện với nhau.

- 2 nhóm hoạt động, tìm những từ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu đúng.

- Đáp án: dạy, giảng, khuyên.

3. Củng cố, dặn dò: 1p

- Yêu cầu đặt câu có từ chỉ hoạt động.

- Nhận xét chung tiết học.

- Học sinh thực hiện.

==================================

Tự nhiên xã hội Bài 7 : ĂN UỐNG ĐẦY ĐỦ I. MỤC TIÊU

1) Kiến thức:

– Biết ăn đủ chất, uống đủ nước sẽ giúp cơ thể chóng lớn và khỏe mạnh.

– Biết được buổi sáng nên ăn nhiều, buổi tối nên ăn ít, không nên bỏ bữa ăn.

2)Kỹ năng: Rèn kĩ năng biết quản lí thời gian hợp lí

* KNS :

- Kỹ năng ra quyết định: nên và không nên làm gì trong việc ăn uống hằng ngày.

- Quản lý thời gian để đảm bảo ăn uống hợp lý.

- Kỹ năng làm chủ bản thân: có trách nhiệm với bản thân để đảm bảo ăn đủ 3 bữa và uống đủ nước;

3)Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Giáo viên: Bảng phụ

- Tranh vẽ trong sách giáo khoa trang 16, 17.

- Sưu tầm tranh ảnh hoặc các con giống về thức ăn, nước uống thường dùng.

2. Học sinh: SGK, Vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

(27)

1. Khởi động : 2. Bài cũ :

- Nêu sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng và dạ dày.

- An chậm nhai kỹ có tác dụng gì ? 3. Bài mới :

- Giới thiệu bài, ghi đề.

Họat động 1 : Thảo luận nhóm về các bữa ăn và thức ăn hàng ngày.

- Hiểu thế nào là ăn uống đầy đủ.

Cách tiến hành :

+ Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ.

- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 1, 2, 3, 4 trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.

- Dựa theo câu hỏi trong sách giáo khoa.

+ Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV chốt lại ý chính và rút ra kết luận chung .

- Trước và sau bữa ăn chúng ta nên làm gì ?

- GV khen ngợi những bạn đã thực hiện tốt việc nêu trên.

Họat động 2 : Thảo luận nhóm về lợi ích của việc ăn uống đầy đủ.

+ Bước 1: Làm việc cả lớp.

- GV gợi ý cho học sinh cả lớp nhớ lại những gì các em đã được học bài “Tiêu hoá thức ăn” bằng câu hỏi.

-GV đưa một số câu hỏi.

+ Bước 2: Thảo luận trong nhóm các câu hỏi trên.

- Học sinh nhắc lại đề.

- Làm việc theo nhóm.

- Học sinh tập hỏi và trả lời nhau trong nhóm.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm trước. Nhóm nào sưu tầm được tranh ảnh các thức ăn đồ uống sẽ treo lên trước lớp.

- Học sinh nhắc lại kết luận

- Rửa tay sạch trước khi ăn, không ăn đồ ngọt trước bữa ăn.

- Sau khi ăn rửa miệng và súc miệng cho sạch.

(28)

+ Bước 3: đại diện nhóm trình bày trước lớp.

GV kết luận chung. (SGV) Họat động 3 : Trò chơi đi chợ.

+ Bước 1: GV hướng dẫn cách chơi.

+ Bước 2: Học sinh bắt đầu chơi.

+ Bước 3: Từng học sinh nêu trước lớp thức ăn đồ uống của gia đình mình.

4. Củng cố – Dặn dò

- Dặn học sinh nên ăn đủ, uống đủ và ăn thêm hoa quả.

- Nhận xét giờ học.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh trình bày trước lớp.

- Học sinh nhắc lại kết luận.

- Học sinh theo dõi GV hướng dẫn.

- Học sinh chơi.

=======================================

BUỔI SÁNG Ngày soạn: 23/ 10 / 2018

Ngày giảng: Thứ Sáu 26/ 10 / 2018

Toán Tiết 35: 26 + 5 I/ MỤC TIÊU

1) Kiến thức:

- Giúp học sinh biết thực hiện phép cộng dạng 26 + 5.

- Củng cố giải toán đơn về nhiều hơn và cách đo đoạn thẳng.

2)Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính toán nhanh 3)Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Giáo viên: Bảng phụ - Bộ đồ dùng học toán 2. Học sinh: SGK, Vở

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: 3p

+ 3 Học sinh đọc thuộc lòng các công thức 6 cộng với một số.

- Học sinh thực hiện, dưới lớp chú ý theo dõi bài làm của bạn để nhận xét.

(29)

+ 2 học sinh tính nhẩm: 6 + 5 + 3;

6 + 9 + 2; 6 + 7 + 4,

- Học sinh và giáo viên nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: 1p

Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu bài.

- Học sinh nghe.

b. Giới thiệu phép cộng 26 + 5:

10p

- Giới thiệu

- Nêu bài toán: có 26 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?

- Để biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm như thế nào?

- Đi tìm kết quả.

- Yêu cầu học sinh sử dụng que tính để tìm kết quả.

- Đặt tính và thực hiện phép tính - Gọi 1 học sinh lên bảng đặt tính.

Các học sinh khác làm bài vào nháp.

- Hỏi: Em đặt tính như thế nào?

- Em thực hiện phép tính như thế nào?

- Yêu cầu học sinh khác nhắc lại.

- Nghe và phân tích đề bài toán.

- Ta thực hiện phép cộng 26 + 5.

- Thao tác trên que tính và báo cáo kết quả: có tất cả 31 que tính.

- Đặt tính: 26 + 5 --- 31

- Viết 26 rồi viết 5 xuống dưới thẳng cột với 6. Viết dấu + và kẻ gạch ngang.

- Thực hiện phép tính từ phải sang trái. 6 cộng 5 bằng 11, viết 1 nhớ 1. 2 thêm 1 là 3, viết 3 vào cột chục.Vậy 26 cộng 5 bằng 31.

3. Thực hành: 18p Bài 1: Tính

- GV hướng dẫn học sinh cách làm. - Học sinh làm bài tập vào VBT, 2 học

(30)

- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.

Bài 3:

- Gọi học sinh đọc bài toán.

- Gọi học sinh tóm tắt bài toán.

- Hỏi: Bài toán cho biết gì?

Bài toán hỏi gì?

- 1 học sinh lên làm bảng lớp.

- Học sinh và giáo viên nhận xét.

Bài 4: Đo rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm:

- Hướng dẫn học sinh cách làm.

- Học sinh làm bài vào VBT.

- Giáo viên nhận xét.

sinh đọc kết quả.

- Học sinh làm bài vào VBT.

- Học sinh lên bảng làm.

- Con lợn cân nặng 16kg.

Tháng sau tăng lên 8kg

- Hỏi tháng sau con lợn bao nhiêu kg?

- Học sinh làm bài vào VBT.

Bài giải

Tháng sau con lợn cân nặng số kg là:

16 + 8 = 24(kg)

Đáp số: 24kg

- Hs nghe gv hướng dẫn cách làm.

- Hs đọc kết quả.

4. Củng cố, dặn dò: 1p

- HS về nhà làm bài tập trong SGK.

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Học sinh nghe và thực hiện.

- Học sinh nghe và rút kinh nghiệm.

===============================

Chính tả (nghe viết) Tiết 14: CÔ GIÁO LỚP EM I/ MỤC TIÊU

1) Kiến thức:

- Nghe viết đúng khổ thơ 2, 3 của bài "Cô giáo lớp em"; Trình bày đúng các khổ thơ 5 chữ.

- Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có vần ui/ uy; âm đầu ch/tr.

2)Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả 3)Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Giáo viên: Bảng phụ (máy chiếu) - Bảng phụ kẻ BT2.

(31)

2. Học sinh: SGK, Vở

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: 3p

- 2 HSviết lên bảng lớp, cả lớp viết bảng con hoặc giấy nháp các từ sau:

huy hiệu, vui vẻ, con trăn, cái chăn.

- Giáo viên nhận xét, chấm điểm.

- Học sinh thực hiện.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: 1p

GV nêu mục đích, yêu cầu bài tập. - Học sinh nghe.

b. Hướng dẫn nghe - viết:

b.1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:

- GV đọc đầu bài và 2 khổ thơ cuối.

- Giúp học sinh nắm nội dung bài:

+ Khi cô dạy viết thì gió và nắng thế nào?

+ Câu thơ nào cho thấy bạn học sinh rất thích điểm mười cô chấm?

- Hướng dẫn học sinh nhận xét:

+ Mỗi dòng thơ có mẫy chữ?

+ Các chữ đầu mỗi dòng thơ thế nào?

- Học sinh tập viết chữ ghi tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: lớp, lời, giảng, trang…

b.2. GV đọc, học sinh viết bài vào vở.

- Giáo viên nhắc học sinh nghe cho chính xác, viết chữ rõ ràng, đúng chính tả, trình bày đúng.

b.3. Soát bài, chấm chữa bài.

- 2 học sinh đọc lại.

- Gió đưa thoảng hương nhài. Nắng ghé vào cửa lớp xem chúng em học bài.

- Ngắm mãi.

- Học sinh viết bài vào vở.

3. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 2: (UDCNTT)

- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài. - Học sinh đọc.

(32)

- Treo bảng có sẵn bài tập 2.

- Gọi học sinh làm mẫu, chỉnh sửa lỗi.

Bài 3a: (UDCNTT)

- Cho học sinh hoạt động theo nhóm.

- Treo bảng và phát thẻ từ cho 4 nhóm và yêu cầu hai nhóm này cùng thi gắn từ đúng.

- Nhận xét.

- Đọc thầm.

- Thuỷ/ thuỷ chung/ thuỷ tinh/…

- Núi/ núi cao/ trái núi/...

- Luỹ/ luỹ tre/ đắp luỹ/...

- Các nhóm thực hiện.

4. Củng cố, dặn dò: 1p - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài.

- Học sinh nghe và thực hiện.

=====================================

Tập làm văn

Tiết 7: KỂ NGẮN THEO TRANH.

LUYỆN TẬP VỀ THỜI KHOÁ BIỂU I/ MỤC TIÊU

1) Kiến thức:

- Dựa vào 4 tranh vẽ, kể được một câu chuyện đơn giản có tên: Bút của cô giáo.

- Trả lời được một số câu hỏi về thời khoá biểu.

- Biết viết TKB ngày hôm sau của lớp theo mẫu đã học.

2)Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính toán nhanh

* KNS :

- Thể hiện sự tự tin khi tham gia các hoạt động học tập.

- Lắng nghe tích cực.

- Quản lý thời gian.

3)Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Giáo viên: Bảng phụ

- Tranh minh hoạ BT1 trong SGK.

- Bút dạ, bảng phụ.

2. Học sinh: SGK, Vở

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(33)

1. Kiểm tra bài cũ: 3p

- 1 học sinh làm lại BT2 tuần 6.

- 2 HS đọc tên truyện, tác giả và số trang theo thứ tự trong mục lục truyện thiếu nhi.

- Giáo viên nhận xét.

- Học sinh thực hiện.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: 1p

- Giờ học Tập làm văn hôm nay các em sẽ thực hành viết lại TKB lớp mình và kể lại câu chuyện Bút của cô giáo.

- Học sinh nghe.

b. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài tập 1: Viết tiếp nội dung dưới đây để tạo thành câu chuyện có tên : Bút của cô giáo.( Đóng vai)

- Gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Treo 4 bức tranh.

Tranh 1:

- Bức tranh vẽ cảnh ở đâu?

- Hai bạn học sinh đang làm gì?

- Bạn trai nói gì?

- Bạn gái trả lời ra sao?

- Gọi học sinh kể lại nội dung.

- Gọi học sinh nhận xét.

- Gợi học sinh đặt tên cho từng nhân vật trong truyện.

Hướng dẫn tương tự đối với các bức tranh còn lại.

Tranh 2:

- Bức tranh 2 có thêm nhân vật nào?

- Cô giáo đã làm gì?

- Bạn trai đã nói gì với cô giáo?

Tranh 3:

- Học sinh đọc yêu cầu.

+ Trong lớp học.

+ Tập viết.

+ Tớ quên không mang bút.

+ Tớ chỉ có một cái bút.

- 2 học sinh kể lại câu chuyện.

- Nhận xét về nội dung, lời kể, giọng điệu, cử chỉ và điệu bộ.

+ Cô giáo.

+ Cho bạn trai mượn bút.

+ Em cảm ơn cô ạ!

(34)

- Hai bạn nhỏ đang làm gỡ?

Tranh 4:

- Bức tranh vẽ cảnh ở đõu?

- Bạn trai đang núi chuyện với ai?

- Bạn trai núi gỡ và làm gỡ với mẹ?

- Mẹ bạn cú thỏi độ như thế nào?

- Gọi học sinh kể lại cõu chuyện.

- Học sinh kể lại cõu chuyện theo vai.

Bài tập 2: Viết lại thời khoỏ biểu hụm sau của lớp em.

- Gọi học sinh đọc yờu cầu.

- Yờu cầu học sinh tự làm vào VBT.

- Theo dừi và nhận xột bài làm của bạn.

Bài tập 3: Dựa theo thời khoỏ biểu ở trờn, trả lời từng cõu hỏi sau và ghi vào chỗ trống( Làm việc nhúm)

- Gọi học sinh đọc yờu cầu.

+ Tập viết.

+ Ở nhà bạn trai.

+ Mẹ của bạn.

- Nhờ cú cụ giỏo cho mượn bỳt, con viết bài được điểm 10 và giơ bài lờn cho mẹ xem.

- Mỉm cười và núi: mẹ rất vui.

- Học sinh kể - Học sinh đọc.

- Học sinh làm.

- Học sinh đọc.

- 1 học sinh đọc cõu hỏi, 1 học sinh trả lời theo TKB đó lập.

3. Củng cố, dặn dũ: 2p

* KNS : ? Em đó làm gỡ để thể hiện sự tự tin khi tham gia cỏc hđ.

- Hụm nay lớp mỡnh học cõu chuyện gỡ?

-Ai cú thể đặt tờn khỏc cho truyện khụng?

- Học sinh về nhà tập kể lại cõu chuyện vừa kể và viết TKB của mỡnh.

-HSTL

- Bỳt của cụ giỏo.

- Chiếc bỳt mực/ Cụ giỏo lớp em/...

=============================

SINH HOẠT (20p)

KIỂM ĐIỂM TUẦN 7 –PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN 8 I/ MỤC TIấU

- HS thấy đợc những u điểm, nhợc điểm của mình trong tuần vừa qua.

- Đề ra phơng hớng và biện pháp trong tuần tới.

- Giáo dục HS có ý thức vơn lên trong học tập.

II/ CHUẨN BỊ

A. Đỏnh giỏ cỏc hoạt động của tuần 7 1. Ưu điểm:

(35)

………

………

………

………

2. Nhược điểm:

………

………

………

………

B. Phương hướng tuần tới

………

………

………

………

===========================================

An toàn giao thông (20p)

CHỦ ĐỀ 2: TÌM HIỂU ĐƯỜNG PHỐ ( Tiết 2 ) I/ MỤC TIÊU

1) Kiến thức:

Học sinh kể được tên đường nơi mình ở, biết được sự khác nhau của đường phố, ngõ, ngã ba, ngã tư, …

- Nhận biết được đường an toàn và không an toàn.

- Thực hiện tốt quy định đi trên đường phố.

2)Kỹ năng: Rèn kĩ năng vận dụng trong cuộc sống 3)Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: 4 tranh nhỏ trong sách giáo khoa.

2. Học sinh: SGK, Vở

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HĐ 1: Kiểm tra và giới thiệu bài mới.

- Khi đi trên đường phố em thường đi ở đâu để được an toàn ? (Đi trên vỉa hè hoặc đi sát lề đường để tránh các loại xe đi trên đường.)

HĐ 2: Tìm hiểu đặc điểm đường nhà em Chia lớp thành nhiều nhóm. (Mỗi nhóm 4 học sinh.)

Thảo luận các câu hỏi :

1/ Hàng ngày đến trường em đi

(36)

*Các em cần nhớ tên đường phố nơi em đang ở và những đặc điểm đường em đi học. Khi đi trên đường phố phải cẩn thận.

Đi trên vỉa hè, quan sát kỹ khi đi trên đường.

HĐ 3: Tìm hiểu đường an toàn và chưa an toàn.

- Chia nhóm và giao tranh cho mỗi nhóm - Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm quan sát tranh và chỉ ra tranh nào chụp về con đường an toàn ,tranh nào chụp con đường không an toàn ? Giải thích

- GV mời lần lượt từng nhóm lên gắn từng bức tranh và trình bày ý kiến .

- Giáo viên kết luận như trong sách giáo khoa

HĐ 4: Củng cố dặn dò.

- Học sinh cần ghi nhớ : Tên các đường phố em thường đi hoặc gần nơi em đang ở.

Nhận xét tiết học.

* Liên hệ thực tế

- Về nhà xem lại bài học và áp dụng bài học vào thực tế cuộc sống hàng ngày khi tham gia giao thông trên đường

qua những đường nào ?

2/ Trường em nằm trên những đường nào ?

3/ Đặc điểm những đường phố đó.

4/ Có mấy đường một chiều, hai chiều ?

5/ Có dãy phân cách không ? 6/ Có mấy đường có vỉa hè ? Mấy đường không có vỉa hè ? 7/ Khi đi trên đường phố, em cần chú ý điều gì ?

Các nhóm thảo luận xem đường nào an toàn và chưa an toàn.

Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung.

Tranh 1, 2 : Đường an toàn.

Tranh 3, 4 : Đường không an toàn

- Lớp cử ra 3 đội mỗi đội 4 em . - Lần lượt mỗi em lên viết một tên đường rồi chạy xuống đến lượt em khác .

=============================

BUỔI CHIỀU Tập viết

CHỮ HOA: E, Ê I/ MỤC TIÊU

1) Kiến thức:

Rèn kĩ năng viết chữ:

(37)

- Biết viết hai chữ cái viết hoa: E, Ê theo cỡ chữ vừa và nhỏ.

- Biết viết câu ứng dụng "em yêu trường em" theo cỡ chữ nhỏ; Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

2)Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính toán nhanh 3)Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Giáo viên: Bảng phụ

- Mẫu 2 chữ cái viết hoa E, Ê.

- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li: em yêu trường em.

- Vở tập viết.

2. Học sinh: SGK, Vở

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: 3p

- Cho lớp viết lại chữ cái: Đ.

- HS nhắc lại cụm từ ứng dụng ở bài trước.

- Học sinh thực hịên.

2. Bài mới:1. Giới thiệu bài: 1p

Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu. - Học sinh nghe.

a. Hướng dẫn viết chữ hoa.

b. Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét hai chữ E, Ê: 7p

- Chữ E + Cao 5 li.

+ Là kết hợp của 3 nét cơ bản: 1 nét cong dưới và 2 nét cong trái nối liền nhau tạo thành vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.

+ Cách viết: ĐB trên ĐK6, viết nét cong dưới (gần giống như ở chữ C hoa nhưng hẹp hơn) rồi chuyển hướng viết tiếp 2 nét cong trái tạo vòng xoắn to ở đầu chữ và vòng xoắn nhỏ ở giữa thân chữ, phần cuối nét cong trái thứ 2 lượn lên ĐK3 rồi lượn xuống DB ở ĐK2.

- Chữ Ê:

+ Viết như chữ E và thêm dấu mũ nằm đầu

- Học sinh quan sát và nhận xét.

(38)

chữ E.

- GV hai chữ E, Ê lên bảng, vừa nói vừa viết.

c. Hướng dẫn HS viết trên bảng con: 3p - Học sinh tập viết trên bảng con chữ E, Ê.

- Học sinh viết.

3. Hướng dẫn viết ứng dụng:

a-Giới thiệu câu ứng dụng: 2p

- HS đọc câu ứng dụng: Em yêu trường em.

- Học sinh nêu những hành động cụ thể nói lên tình cảm yêu quý ngôi trường của mình.

b- Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:3p

- Những chữ cái cao 1 li là chữ nào?

- Chữ cao 1,25 li là chữ nào?

- Chữ cao 1,5 li là chữ nào?

- Chữ cao 2,5 li là chữ nào?

- Cách đặt dấu thanh ở các chữ.

* Giáo viên viết mẫu chữ Em trên dòng kẻ.

c- H dẫn HS viết chữ Em vào bảng con:

2p

- Học sinh đọc.

- Cao 1 li là: m, ê, u, ư, ơ, n, e.

- Cao 1,25 li là: r.

- Cao 1,5 li là: t.

- Cao 2,5 li là: E, y, g.

4. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết:

10p

- Giáo viên nêu yêu cầu viết.

- Học sinh luyện viết.

5. Chấm, chữa bài: 2p

- Giáo viên chấm nhanh khoảng 5, 7 bài.

Nhận xét để cả lớp rút ra kinh nghiệm.

- Học sinh lắng nghe, rút kinh nghệm.

6. Củng cố, dặn dò: 1p

- Giáo viên nhận xét chung về tiết học, khen ngợi những học sinh viết chữ đẹp.

- HS về nhà luyện viết tiếp trong vở tập viết.

- Học sinh lắng nghe và thực hiện.

(39)

================================

Thực hành toán

Tiết 2: LUYỆN TẬP GIẢI TOÁN

I. MỤC TIÊU:

1) Kiến thức:

- Củng cố và mở rộng kiến thức cho HS về thực hiện các phép tính; giải toán văn.

- Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

- Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.

2)Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính toán nhanh 3)Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập, yêu cầu hs trung bình và khá tự chọn đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

- Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và chọn đề bài.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

b. Hoạt động 2: Ôn luyện (20 phút):

Bài 1. Đặt tính rồi tính: (HS cả lớp)

a) 35 + 38 b) 58 + 39

... ...

... ...

... ...

Kết quả:

35 38 73 +

58 39 97 +

37 49 86 +

78 12 90 +

(40)

c) 37 + 49 d) 78 + 12 ... ...

... ...

... ...

Bài 2. Tìm tổng của hai số biết số hạng thứ nhất là 28 và số hạng thứ hai là số liền sau của số hạng thứ nhất.(HS cả lớp)

Giải

Số liền sau của 28 là 29.

Tổng của hai số là:

28 + 29 = 57 (đơn vị) Đáp số: 27 đơn vị Bài 3. Giải bài toán dựa vào tóm tắt sau:

(HSNK)

Lớp 2A trồng :29 cây Lớp 2B nhiều hơn lớp 2A : 9 cây Lớp 2B trồng được : ... cây hoa?

Giải

Số cây hoa lớp 2B trồng được là:

29 + 9 = 38 (cây)

Đáp số: 38 cây

Bài 4. Đoạn dây thứ nhất dài 28 dm.

Đoạn dây thứ hai ngắn hơn đoạn dây thứ nhất là 11 dm. Hỏi đoạn dây thứ hai dài bao nhiêu đêximét?(HSNK)

Vẽ đoạn thẳng CD:

a)Giải

Độ dài đoạn dây thứ hai là:

28 – 11 = 17 (cm)

Đáp số: 17 cm

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.

- Giáo viên chốt đúng – sai.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.

- Học sinh nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

=========================================

HĐNGLL- SHTCĐ

(41)

TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG I/ MỤC TIÊU: Giúp HS :

1) Kiến thức:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.. -

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết. Thi tìm tiếng có vần mới học. Kĩ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học,

- Biết vận dụng kiến thức vào làm các bài tập, làm nhanh, làm đúng 2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn

2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài... II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A.. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm

2)Kỹ năng: Rèn kĩ năng làm các bài tập nhanh 3)Thái độ: Giúp HS yêu thích môn

2)Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết đúng mẫu, viết đẹp 3)Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học.. Học sinh: Đồ dùng học tậpa. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1) Kiến thức: Biết giúp đỡ các bạn trong lớp, trong trường 2)Kỹ năng: Rèn kĩ năng liên hệ và rèn kĩ năng sống tốt 3)Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học..