• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
23
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 14

Ngày soạn: 2/ 12/ 2019

Ngày soạn: Thứ hai ngày 9 tháng 12 năm 2019 Học vần Bài 55: eng, iêng I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc và viết được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng.

- Đọc được câu ứng dụng: Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ao, hồ giếng.

2. Kỹ năng:

- Đọc trơn, nhanh, đúng vần, từ khóa và câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bà cháu.

- Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp.

3. Thái độ:

- Thấy được sự phong phú của tiếng việt.

- Rèn chữ để rèn nết người.

- Tự tin trong giao tiếp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho hs đọc và viết: cây sung, trung thu, củ gừng, vui mừng.

- Đọc câu ứng dụng: Không sơn mà đỏ Không gõ mà kêu Không khều mà rụng.

- Tìm tiếng chứa vần mới học?

- Giáo viên nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2’) Gv nêu.

2. Dạy vần: (10’)

* Vần eng

a. Nhận diện vần:

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: eng - Gv giới thiệu: Vần eng được tạo nên từ e và ng.

- So sánh vần eng với ung

- Cho hs ghép vần eng vào bảng gài.

b. Đánh vần và đọc trơn:

- Gv phát âm mẫu: eng - Gọi hs đọc: eng

- Gv viết bảng xẻng và đọc.

Hoạt động của hs

- 3 hs đọc và viết.

- 2 hs đọc.

- Vài hs nêu.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép vần eng.

- Nhiều hs đọc.

(2)

- Nêu cách ghép tiếng xẻng

(Âm x trước vần eng sau, thanh hỏi trên e.) - Yêu cầu hs ghép tiếng: xẻng

- Cho hs đánh vần và đọc: xờ- eng- xeng- hỏi- xẻng.

- Gọi hs đọc toàn phần: eng- xẻng- lưỡi xẻng.

* Vần iêng:

(Gv hướng dẫn tương tự vần eng.) - So sánh iêng với eng.

(Giống nhau: Kết thúc bằng ng. Khác nhau: iêng bắt đầu bằng iê vần eng bắt đầu bằng e).

c. Đọc từ ứng dụng: (5’)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: cái kẻng, xà beng, củ riềng, bay liệng.

- Gv giải nghĩa từ: xà beng, cái kẻng, bay liệng.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (10’)

- Gv giới thiệu cách viết: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng.

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (15’)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

- Cho hs đọc câu ứng dụng.

- Hs xác định tiếng có vần mới: nghiêng, kiềng - Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói: (5’)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Ao, hồ giếng - Gv hỏi hs:

+ Trong tranh vẽ những gì?

+ Em hãy chỉ đâu là cái giếng, đâu là hồ?

+ Những tranh này đều nói về cái gì?

+ Ao, hồ, giếng đem đén cho con người những ích lợi gì? em cần giữ gìn ao, hồ, giến ntn để có nguồn nước sạch sẽ, hợp vệ sinh?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần eng.

- 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

(3)

c. Luyện viết: (10’)

- Gv nêu lại cách viết: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng

- Gv hướng dẫn hs tư thế ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 53.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

____________________________________

Toán

Bài 51: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 8 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8.

- Biết làm tính trừ đúng trong phạm vi 8.

2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo.

3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Sử dụng các mẫu vật tương ứng.

- Bộ học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho hs làm bài: Tính:

2 + 6 = 8 + 0 = 3 + 5 = 4 + 4 = - Gv nhận xét

B. Bài mới:

1. Hướng dẫn học sinh thực hành và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8 (15’)

- Tiến hành tương tự bài “phép trừ 6 và phép trừ 7.”

- Chú ý: Nếu học sinh nhìn vào hình vẽ điền ngay được kết quả thì cũng được, không cần thiết phải lặp lại

- Giữ lại công thức, yêu cầu học sinh học thuộc.

8 - 1= 7 ; 8 - 3 = 5 ; 8 - 5 = 3 ; 8 - 7 = 1 8 - 2 = 6 ; 8 - 4 = 4 ; 8 - 6 = 2

- Cho hs tự điền kết quả vào bảng trừ trong sgk.

2. Thực hành: (15’) Bài 1: Tính:

- Hướng dẫn học sinh sử dụng bảng trừ trong phạm vi 8 để

Hoạt động của hs - 2 hs làm bài.

- Hs thi đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 8:

- Hs tự điền kết quả.

(4)

làm bài.

- Lưu ý kết quả phải viết thẳng cột.

- Cho cả lớp làm bài.

- Cho hs đọc kết quả và nhận xét.

Bài 2: Tính:

- Gv củng cố về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ:

1 + 7 = 8 8 - 1 = 7 8 - 7 = 1

- Cho hs tự làm bài.

- Gọi hs chữa bài.

Bài 3: Tính:

- Cho hs nêu cách làm.

- Cho hs làm bài.

- Cho hs nhận xét về từng cột tính: 8 - 4 = 4 8 - 1- 3 = 4 8 - 2- 2= 4 Bài 4: Viết phép tính thích hợp:

- Cho học sinh quan sát tranh vẽ, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp : 8- 4= 4 5- 2= 3

8- 3= 5 8- 6= 2 - Gọi hs nêu phép tính trước lớp.

- Cho hs đổi bài kiểm tra.

C. Củng cố- dặn dò: (5’)

- Cho cả lớp cùng chơi trò chơi “Thi nối với kết quả đúng.”

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về học thuộc bảng trừ trong phạm vi 8

- Học sinh làm bài.

- 2 hs làm bảng phụ.

- Hs đọc và nhận xét.

- Hs nêu.

- Hs làm bài.

- 3 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- Hs làm bài.

- Hs thực hiện.

- 1 hs nêu.

- Hs thực hành theo cặp.

- Hs nêu.

- Hs kiểm tra chéo.

____________________________________

Ngày soạn: 2/ 12/ 2019

Ngày soạn: Thứ ba ngày 10 tháng 12 năm 2019 Học vần Bài 56: uông, ương I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc và viết được: uông, ương, quả chuông, con đường.

- Đọc được câu ứng dụng: Nắng đã lên. Lúa trên nương chín vàng. Trai gái bản mường cùng vui vào hội.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Đồng ruộng.

2. Kỹ năng:

- Đọc trơn, nhanh, đúng vần, từ khóa và câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bà cháu.

- Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp.

3. Thái độ:

(5)

- Thấy được sự phong phú của tiếng việt.

- Rèn chữ để rèn nết người.

- Tự tin trong giao tiếp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho hs đọc và viết: cái kẻng, xà beng, củ riềng, bay liệng.

- Đọc câu ứng dụng:

Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

- Tìm tiếng chứa vần mới học?

- Giáo viên nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2’) Gv nêu.

2. Dạy vần: (10’)

* Vần uông a. Nhận diện vần:

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: uông

- Gv giới thiệu: Vần uông được tạo nên từ uô và ng.

- So sánh vần uông với ung.

- Cho hs ghép vần uông vào bảng gài.

b. Đánh vần và đọc trơn:

- Gv phát âm mẫu: uông - Gọi hs đọc: uông

- Gv viết bảng chuông và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng chuông.

(Âm ch trước vần uông sau.) - Yêu cầu hs ghép tiếng: chuông

- Cho hs đánh vần và đọc: chờ- uông- chuông - Gọi hs đọc toàn phần: uông- chuông- quả chuông.

* Vần ương:

(Gv hướng dẫn tương tự vần uông) - So sánh ương với uông.

(Giống nhau: Kết thúc bằng ng. Khác nhau: ương bắt đầu bằng ươ vần uông bắt đầu bằng uô).

c. Đọc từ ứng dụng: (5’)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: rau muống, luống cày, nhà trường, nương rẫy.

- Gv giải nghĩa từ: luống cày.

Hoạt động của hs

- 3 hs đọc và viết.

- 2 hs đọc.

- Vài hs nêu.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép vần uông.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần uông.

- 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

(6)

d. Luyện viết bảng con: (10’)

- Gv giới thiệu cách viết: uông, ương, quả chuông, con đường

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (15’)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Nắng đã lên. Lúa trên nương chín vàng.

Trai gái bản mường cùng vui vào hội.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: nương, mường.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói: (5’)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Đồng ruộng - Gv hỏi hs:

+ Trong tranh vẽ những ai?

+ Lúa, ngô, khoai, sắn được trồng ở đâu? Ai trồng?

+ Nếu không có các bác nông dân làm ra lúa gạo, chúng ta có cái gì để ăn?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết: (10’)

- Gv nêu lại cách viết: uông, ương, quả chuông, con đường

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 57.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

___________________________________

Toán

Bài 52: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 8.

(7)

2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo.

3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ, bộ học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Học sinh làm bài: Tính:

8 - 3 = 8 - 5 = 8 - 8 = 8 - 0 = 8 - 7 = 8 - 1 = - Giáo viên nhận xét.

B. Bài luyện tập: (25’) a. Bài 1: Tính:

- Cho học sinh nhận xét tính chất giao hoán của phép cộng 7+ 1= 1+ 7 và mối quan hệ giữa cộng và trừ: 1+ 7= 8; 8- 1= 7; 8- 7= 1

- Cho hs làm bài và nhận xét.

b. Bài 2: Số?

- Cho hs nêu cách làm. + 3 - Cho hs làm bài.

- Gọi hs đọc bài và nhận xét.

c. Bài 3: Tính:

- Yêu cầu hs nêu cách làm bài: 4 + 3 + 1 = 8.

- Cho hs tự làm rồi chữa bài.

d. Bài 4: Viết phép tính thích hợp:

- Cho học sinh quan sát tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp: 8 - 2 = 6.

- Gọi hs đọc kết quả.

e. Bài 5: Nối với số thích hợp:

- Giáo viên hướng dẫn cách làm: Ta tính: 5+ 2= 7 Vì:

8 > 7; 9 > 7 nên ta nối với số 9, 8.

> 5 + 2 < 8 - 0 > 8 + 0 C. Củng cố- dặn dò: (5’)

- Cho cả lớp cùng chơi trò chơi “Thi nối với kết quả đúng”.

- Gv nhận xét giờ học.

Hoạt động của hs - 2 hs làm bài trên bảng.

- Hs nêu.

- Hs làm bài và nhận xét.

- 1 hs nêu.

- Hs nhẩm rồi ghi kết quả.

- Vài hs đọc và nhận xét.

- Hs nêu.

- Hs làm bài- đổi chéo bài.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- Hs theo dõi.

- Hs tự làm bài rồi chữa.

5

7 8

9

(8)

- Dặn hs về làm bài tập.

____________________________________

Ngày soạn: 3/ 12/ 2019

Ngày soạn: Thứ tư ngày 11 tháng 12 năm 2019 Toán

Bài 53: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 9 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 9.

- Biết làm tính cộng trong phạm vi 9.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo.

3. Thái độ:

- Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sử dụng các mẫu vật tương ứng.

- Bộ học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi hs đọc thuộc lòng bảng cộng trừ 8.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Hướng dẫn học sinh thực hành và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 9. (12’)

- Gv gắn các hình, yêu cầu học sinh quan sát.

Tiến hành tương tự bài Phép cộng trong phạm vi 8) 1 + 8 = 9 8 + 1 = 9

2 + 7 = 9 7 + 2 = 9 3 + 6 = 9 6 + 3 = 9

- Cho hs đọc thuộc lòng bảng cộng trong phạm vi 9.

- Cho hs điền kết quả vào bảng cộng trong sgk.

2. Thực hành: (18’) a. Bài 1: Tính:

- Hướng dẫn học sinh sử dụng bảng cộng trong phạm vi 9 để làm bài.

- Lưu ý kết quả phải viết thẳng cột.

- Cho cả lớp làm bài.

- Cho hs đọc kết quả và nhận xét.

b. Bài 2: Tính:

- Cho hs tự làm bài.

- Gọi hs chữa bài.

c. Bài 3: Tính:

Hoạt động của hs - 3 hs đọc.

- Hs thi đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 9:

- Hs tự điền kết quả.

- Học sinh làm bài.

- 2 hs làm bảng phụ.

- Hs đọc và nhận xét.

- Hs làm bài.

- 3 hs lên bảng làm.

(9)

- Cho hs nêu cách làm.

- Cho hs làm bài.

- Cho hs nhận xét về từng cột tính:

4 + 5 = 9 4 + 1 + 4 = 9 4 + 2 + 3 = 9 d. Bài 4: Viết phép tính thích hợp:

- Cho học sinh quan sát tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp: 8+ 1= 9 7+ 2= 9

- Gọi hs đọc kết quả.

C. Củng cố- dặn dò: (5’)

- Cho cả lớp cùng chơi trò chơi “Thi nối với kết quả nhanh”.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về học thuộc bảng cộng trong phạm vi 9.

- Hs nêu.

- Hs làm bài- đổi chéo bài - Hs nhận xét.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm theo cặp.

- Học sinh chữa bài.

____________________________________

Học vần Bài 57: ang, anh I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh đọc và viết được: ang, anh, cây bàng, cành chanh.

- Đọc được câu ứng dụng: Không có chân có cánh Sao gọi là con sông?

Không có lá có cành Sao gọi là ngọn gió?

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Buổi sáng.

2. Kỹ năng:

- Đọc trơn, nhanh, đúng vần, từ khóa và câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bà cháu.

- Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp.

3. Thái độ:

- Thấy được sự phong phú của tiếng việt.

- Rèn chữ để rèn nết người.

- Tự tin trong giao tiếp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho hs đọc và viết: rau muống, luống cày, nhà trường, nương rẫy

- Đọc câu ứng dụng: Nắng đã lên. Lúa trên nương chín vàng. Trai gái bản mường cùng vui vào hội.

- Tìm tiếng chứa vần mới học?

- Giáo viên nhận xét.

Hoạt động của hs

- 3 hs đọc và viết.

- 2 hs đọc.

- Vài hs nêu.

(10)

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2’) Gv nêu.

2. Dạy vần: (10’)

* Vần ang

a. Nhận diện vần:

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: ang - Gv giới thiệu: Vần ang được tạo nên từ a và ng.

- So sánh vần ang với ông

- Cho hs ghép vần ang vào bảng gài.

b. Đánh vần và đọc trơn:

- Gv phát âm mẫu: ang - Gọi hs đọc: ang

- Gv viết bảng bàng và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng bàng

(Âm b trước vần ang sau, thanh huyền trên a.) - Yêu cầu hs ghép tiếng: bàng

- Cho hs đánh vần và đọc: bờ- ang- bang- huyền- bàng - Gọi hs đọc toàn phần: ang- bàng- cây bàng.

* Vần anh:

(Gv hướng dẫn tương tự vần ang).

- So sánh anh với ang.

(Giống nhau: Âm đầu vần là a. Khác nhau âm cuối vần là nh - ng)

c. Đọc từ ứng dụng: (5’)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: buôn làng, hải cảng, bánh trưng, hiền lành.

- Gv giải nghĩa từ: buôn làng, hải cảng.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (10’)

- Gv giới thiệu cách viết: ang, anh, cây bàng, cành chanh.

- Cho hs viết bảng con.

- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (15’)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Không có chân có cánh Sao gọi là con sông?

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép vần ang.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần ang.

- 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

(11)

Không có lá có cành Sao gọi là ngọn gió?

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: cánh, cành - Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói: (5’)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Buổi sáng.

- Gv hỏi hs:

+ Trong tranh vẽ những ai?

+ Buổi sáng mọi người đang đi đâu?

+ Trong nhà em buổi sáng mọi người làm gì?

+ Trong ngày em thích buổi sáng, trưa, chiều, tối?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết: (10’)

- Gv nêu lại cách viết: ang, anh, cây bàng, cành chanh.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 58.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

____________________________________

Thực hành T iếng việt ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hs đọc được các vần, tiếng, từ có chứa vần đã học.

2. Kĩ năng: Đọc và viết được câu ứng dụng.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Sách thực hành.

- Tranh minh hoạ bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của Gv A. Kiểm tra bài cũ: (5')

- Cho hs viết: Cuội ở lại cung trăng.

- Gọi hs đọc đoạn văn: Chú Cuội (2’) - Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2')

Hoạt động của Hs - 2 hs viết bảng.

- 2 hs đọc.

(12)

- Giáo viên giới thiệu bài.

2. Ôn tập:

Bài 1: Điền vần, tiếng có vần eng, iêng. (3') - Yêu cầu HS tìm và điền tiếng có vần cần tìm.

- GV nhận xét và kết luận, tuyên dương những học sinh tìm đúng.

Bài 2: Đọc bài văn: Cái kẻng (10') - Giáo viên đọc đoạn văn.

- Yêu cầu HS tìm tiếng chứa vần eng, iêng.

- Gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét.

3. Luyện viết: (10')

- Cho hs luyện viết bài trong vở thực hành.

- Gv quan sát, nhận xét.

C. Củng cố - dặn dò: (5')

- Cho hs tìm tiếng chứa âm vừa học ở ngoài bài.

- GV nhận xét tiết học.

- Lắng nghe.

- HS tìm và đọc lên trước lớp.

- Lắng nghe.

- Hs tìm và trả lời trước lớp.

- HS viết vào vở thực hành:

Đàn cò khiêng nắng.

________________________________________

Văn hóa giao thông

Bài 4: VĂN MINH, LỊCH SỰ KHI ĐI BỘ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết được cách ứng xử văn minh, lịch sự khi đi bộ.

2. Kĩ năng: Biết thực hiện các quy định khi đi bộ.

3. Thái độ: HS có ý thức thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện đúng các quy định khi đi bộ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên

- Tranh ảnh minh họa đúng/sai về người đi bộ.

- Tranh ảnh trong sách văn hóa giao thông.

2. Học sinh

- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của gv Hoạt động của hs 1. Trải nghiệm

- GV nêu câu hỏi cho HS hồi tưởng và chia sẻ những trải nghiệm của bản thân về khi đi bộ:

+ Ở lớp, có em nào đã từng đi bộ trên vỉa hè chưa?

+ Khi đi trên vỉa hè mà bị vật liệu xây dựng choán chỗ hết thì em phải làm sao?

- GV chuyển ý sang phần hoạt động cơ bản.

2. Hoạt động cơ bản:

- Hs trả lời.

+ Cá nhân HS giơ tay phát biểu.

(13)

- GV đọc truyện 2 lần.

- GV yêu cầu HS dựa vào nội dung câu chuyện, kết hợp quan sát tranh minh họa và thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Đại diện nhóm trả lời từng câu hỏi:

+ Minh, Sơn và Hồng đi đâu?

+ Theo em, ba bạn ấy đi bộ như thế đã đúng chưa?

+ Ba bạn ấy có nên đi như thế không? Tại sao?

+ Theo em, khi đi trên vỉa hè, chúng ta nên đi như thế nào cho văn minh, lịch sự?

- GV cho HS xem một số tranh ảnh minh họa.

- GV chốt ý, yêu cầu HS đọc ghi nhớ trang 17.

3. Hoạt động thực hành - GV nêu yêu cầu.

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 theo tranh; nêu nội dung tranh và đánh dấu x vào ô trống ở hình ảnh thể hiện điều không nên làm trong SGK.

- Gọi HS nêu nội dung từng tranh, lớp nhận xét, bổ sung.

- Yêu cầu HS bày tỏ ý kiến của mình về điều nên làm hoặc không nên làm theo từng tranh bằng thẻ. (GV đưa hình ảnh) - Yêu cầu HS nêu ý kiến vì sao nên/ không nên theo từng tranh cụ thể.

- GV liên hệ giáo dục.

* Đối với tranh 2, 3, 4 GV đặt câu hỏi:

- Em sẽ nói gì với các bạn trong các hình ảnh thể hiện điều không nên làm ở các tranh trên?

3. Hoạt động ứng dụng

- GV kể cho HS nghe câu chuyện ứng dụng

+ Nếu có mặt ở đó, nhìn thấy cụ già em sẽ làm gì?

+ Gọi các nhóm lên đóng vai; lớp nhận xét, bổ sung (nếu cần)

- Lắng nghe.

- Quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi trong 2 phút.

+ Minh, Sơn và Hồng đi đến hiệu sách để mua hộp bút chì màu.

+ Theo em, ba bạn ấy đi bộ như thế chưa đúng.

+ Theo em, khi đi trên vỉa hè, chúng ta nên đi hàng một cho văn minh, lịch sự.

- HS xem tranh minh họa - Lắng nghe, HS đọc ghi nhớ.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- Thảo luận nhóm 4 trong 2 phút.

- HS nêu nội dung từng bức tranh.

- HS bày tỏ ý kiến của mình bằng thẻ.

+ Tranh 1, 5: nên làm.

+ Tranh 2, 3, 4: không nên làm.

- HS trả lời.

- Lắng nghe.

- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm, đóng vai xử lí tình huống.

(14)

- GV kết luận, rút ra bài học:

- Gọi 1 HS đọc lại ghi nhớ 4. Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em học tập tích cực

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc ghi nhớ.

- Lắng nghe.

____________________________________

Ngày soạn: 3/ 11/ 2019

Ngày soạn: Thứ năm ngày 12 tháng 12 năm 2019 Học vần Bài 58: inh, ênh I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc và viết được: inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh.

- Đọc được câu ứng dụng: Cái gì cao lớn lênh khênh

Đứng mà không tựa, ngã kềng ngay ra.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính.

2. Kỹ năng:

- Đọc trơn, nhanh, đúng vần, từ khóa và câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bà cháu.

- Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp.

3. Thái độ:

- Thấy được sự phong phú của tiếng việt . - Rèn chữ để rèn nết người

- Tự tin trong giao tiếp II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho hs đọc và viết: Buôn làng, hải cảng, bánh trưng, hiền lành

- Đọc câu ứng dụng: Không có chân có cánh Sao gọi là con sông?

Không có lá có cành Sao gọi là ngọn gió?

- Tìm tiếng chứa vần mới học?

- Giáo viên nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2’) Gv nêu.

2. Dạy vần: (15’)

* Vần inh

a. Nhận diện vần:

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: inh

Hoạt động của hs

- 3 hs đọc và viết.

- 2 hs đọc.

- Vài hs nêu.

- Hs qs tranh- nhận xét.

(15)

- Gv giới thiệu: Vần inh được tạo nên từ i và nh.

- So sánh vần inh với anh

- Cho hs ghép vần inh vào bảng gài.

b. Đánh vần và đọc trơn:

- Gv phát âm mẫu: inh - Gọi hs đọc: inh

- Gv viết bảng tính và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng tính.

(Âm t trước vần inh sau, thanh sắc trên i.) - Yêu cầu hs ghép tiếng: tính

- Cho hs đánh vần và đọc: tờ- inh- tinh- sắc- tính - Gọi hs đọc toàn phần: inh- tính- máy vi tính.

* Vần ênh:

(Gv hướng dẫn tương tự vần inh) - So sánh ênh với inh.

(Giống nhau: Âm cuối vần là nh. Khác nhau âm đầu vần là i và ê).

c. Đọc từ ứng dụng: (5’)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: đình làng, thông minh, bệnh viện, ễnh ương.

- Gv giải nghĩa từ: đình làng, ễnh ương.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (10’)

- Gv giới thiệu cách viết: inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh.

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (15’)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Cái gì cao lớn lênh khênh

Đứng mà không tựa, ngã kềng ngay ra.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: lênh, khênh, kềnh - Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói: (5’)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép vần inh.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần inh.

- 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

(16)

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính.

- Gv hỏi hs:

+ Trong tranh vẽ những loại máy gì?

+ Chỉ đâu là máy cày, đâu là máy nổ, đâu là máy khâu, máy tính?

+ Ngoài các máy trong tranh, em còn biết những máy gì nữa?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết: (10’)

- Gv nêu lại cách viết: inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 59.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

____________________________________

Toán

Bài 54: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 9 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 9.

- Biết làm tính trừ đúng trong phạm vi 9.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo.

3. Thái độ:

- Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Sử dụng các mẫu vật tương ứng. Bộ học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho hs làm bài: Tính:

2 + 7 = 8 + 1 = 4 + 5 = 5 + 4 = - Gv nhận xét

B. Bài mới:

1. Hướng dẫn học sinh thực hành và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 9: (12’)

- Tiến hành tương tự bài “Phép trừ trong phạm vi 8.”

Hoạt động của hs - 2 hs làm bài.

(17)

- Chú ý: Nếu học sinh nhìn vào hình vẽ điền ngay được kết quả thì cũng được, không cần thiết phải lặp lại.

- Giữ lại công thức, yêu cầu học sinh học thuộc.

9 - 1 = 8 9 - 7 = 2 9 - 2 = 7 9 - 6 = 3 9 - 3 = 6 9 - 5 = 4 9 - 4 = 5 9 - 4 = 5

- Cho hs tự điền kết quả vào bảng trừ trong sgk.

2. Thực hành: (18’) a. Bài 1: Tính:

- Hướng dẫn học sinh sử dụng bảng trừ trong phạm vi 9 để làm bài.

- Lưu ý kết quả phải viết thẳng cột.

- Cho cả lớp làm bài.

- Cho hs đọc kết quả và nhận xét.

b. Bài 2: Tính:

- Gv củng cố về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ: 8+ 1= 9

9- 1= 8 9- 8= 1 - Cho hs tự làm bài.

- Gọi hs chữa bài.

c. Bài 3: Số?

- Cho hs nêu cách làm.

- Cho hs làm bài.

9 7 3

5 1 4

- Gọi hs đọc bài và nhận xét.

- Giáo viên nhận xét.

d. Bài 4: Viết phép tính thích hợp:

- Cho học sinh quan sát tranh vẽ, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp: 9- 4= 5

- Cho hs đổi bài kiểm tra.

C. Củng cố- dặn dò: (5’)

- Cho cả lớp cùng chơi trò chơi “Thi nối với kết quả đúng.”

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về học thuộc bảng trừ trong phạm vi 9.

- Hs thi đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 8:

- Hs tự điền kết quả.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Học sinh làm bài.

- 2 hs làm bảng phụ.

- Hs đọc và nhận xét.

- Hs làm bài.

- 3 hs lên bảng làm.

- Hs làm bài.

- 1 hs nêu.

- Hs thực hiện.

- Hs đọc bài và nhận xét.

- Hs thực hành theo cặp.

- Hs nêu.

- Hs kiểm tra chéo.

________________________________

Hoạt động Ngoài giờ Bài: HÁT VỀ ANH BỘ ĐỘI I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS biết sưu tầm và hát được 1 số bài hát ca ngợi anh bộ đội.

(18)

2. Kĩ năng: Hs biết hát đúng tiết tấu, giai điệu của bài hát.

3. Thái độ: Kính trọng, tự hào và biết ơn anh bộ đội.

II. TÀI LIỆU – PHƯƠNG TIỆN

- Sưu tầm các bài hát, bài thơ về anh bộ đội.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị.

- Gv thông báo trước cho học sinh về nội dung, hình thức của hoạt động.

- Hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, sưu tầm các bài hát, bài thơ về anh bộ đội.

- Cử BGK: 3 HS đại diện tổ.

Bước 2: Khởi động.

- Cả lớp ổn định hát bài “ Chú bộ đội”

- Tuyên bố lí do, mục đích của buổi biểu diễn văn nghệ.

- Thông qua nội dung, chương trình.

Bước 3: Biểu diễn văn nghệ.

- Cá nhân, nhóm giới thiệu.

- Biểu diễn văn nghệ, hát múa, đọc thơ, kể chuyện.

- BGK nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Tổng kết, đánh giá.

- GV nhận xét đánh giá thái độ và sự chuẩn bị của lớp, cá nhân; tuyên dương các cá nhân, tổ có phần biểu diễn xuất sắc.

- Dặn dò nội dung cần chuẩn bị cho buổi học sau.

- Hs nghe.

- Sưu tầm các nội dung theo hướng dẫn của GV và luyện tập các tiết mục văn nghệ.

- Hs thực hiện.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Hs hát múa, đọc thơ, kể chuyện.

- Hs nghe.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

________________________________________

Phòng học trải nghiệm

Bài 14: GIỚI THIỆU VỀ BỘ TRỒNG RAU I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS nhận biết về tên và đặc điểm, tác dụng một số bộ phận của bộ trồng rau.

2. Kĩ năng: Biết cách vận dụng, áp dụng vào trong cuộc sống.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học.

- Hòa nhã, có tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ chung của nhóm.

- Nhiệt tình, năng động trong quá trình học tập.

II. CHUẨN BỊ - Bộ trồng rau.

III. TIẾN TRÌNH

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: (3’)

(19)

- Giáo viên yêu cầu học sinh vào vị trí nhóm mình.

- Yêu cầu các nhóm trưởng lên nhận bộ trồng rau.

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- YC học sinh nêu một số đồ vật có trong bộ đồ dùng để bắt côn trùng.

3. Giới thiệu bộ trồng rau: (30’)

- Giáo viên giới thiệu từng đồ dùng trong bộ trồng rau.

- Yêu cầu học sinh mở bộ trồng rau và khi giáo viên giới thiệu đến phần nào thì yêu cầu học sinh lấy các thành phần đó ra.

- Tổ chức cho học sinh hoạt động tương tác:

phân loại, đọc tên các thành phần của bộ trồng rau.

- Gọi một số HS trình bày lại cá nhân trước lớp.

- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương.

4. Nhận xét tiết học – HD tiết sau: (2’)

- Gọi học sinh nhắc lại tên các các đồ dùng có trong bộ trồng rau.

- Giáo viên tổng hợp kiến thức.

- Hs thực hiện.

- Nhận thiết bị.

- 3 – 4 hs nhắc lại.

- Hs quan sát, nghe cô giới thiệu.

- Hs thực hiện.

- Học sinh chia sẻ trong nhóm.

- Hs trình bày.

- Hsnx, bổ sung.

- Hs nhắc lại kiến thức có trong bài mà các con nhớ được.

________________________________________

Ngày soạn: 4/ 12/ 2019

Ngày soạn: Thứ sáu ngày 13 tháng 12 năm 2019 Học vần Bài 59: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc, viết một cách chắc chắn các vần kết thúc bằng -ng và -nh.

- Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài.

- Nghe, hiểu và kể lại câu chuyện Quạ và Công.

2. Kỹ năng:

- Đọc trơn, nhanh, đúng vần, từ khóa và câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bà cháu.

- Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp.

3. Thái độ:

- Thấy được sự phong phú của tiếng việt.

- Rèn chữ để rèn nết người - Tự tin trong giao tiếp II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng ôn tập.

- Tranh minh họa cho từ, câu ứng dụng.

(20)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho hs đọc và viết các từ: đình làng, thông minh, bệnh viện, ễnh ương.

- Gọi hs đọc: Cái gì cao lớn lênh khênh

Đứng mà không tựa, ngã kềng ngay ra.

- Tìm tiếng chứa vần mới học?

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu: (2’) Gv nêu 2. Ôn tập:

a. Các vần vừa học: (15’)

- Cho hs nhớ và nêu lại những chữ vừa học trong tuần.

- Gv ghi lên bảng.

- Yêu cầu hs đọc từng âm trên bảng lớp.

- Gọi hs phân tích cấu tạo của vần: ang, anh - Yêu cầu đọc đánh vần vần ang, anh.

- Yêu cầu hs ghép âm thành vần.

- Cho hs đọc các vần vừa ghép được.

b. Đọc từ ứng dụng: (5’)

- Gọi hs đọc các từ: bình minh, nhà rông, nắng chang chang.

- Gv đọc mẫu và giải nghĩa từ: bình minh, nắng chang chang.

c. Luyện viết: (10’)

- Gv viết mẫu và nêu cách viết của từng từ: bình minh, nhà rông.

- Quan sát hs viết bài.

- Gv nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (10’)

- Gọi hs đọc lại bài-kết hợp kiểm tra xác xuất.

- Gv giới thiệu tranh về câu ứng dụng:

Trên trời mây trắng như bông ở dưới cánh đồng bông trắng như mây Mấy cô má đỏ hây hây

Đội bông như thể đội mây về làng.

- Hướng dẫn hs đọc câu ứng dụng.

- Gọi hs đọc câu ứng dụng.

b. Kể chuyện: (10’)

- Gv kể chuyện lại câu chuyện có tranh minh hoạ.

- Gv giới thiệu tên truyện: Quạ và Công.

Hoạt động của hs - Hs viết bảng con.

- 2 hs đọc.

- 2 hs đọc.

- Vài hs nêu.

- Nhiều hs nêu.

- Hs theo dõi.

- Vài hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Vài hs đọc.

- Nhiều hs nêu.

- Hs đọc cá nhân, tập thể.

- Vài hs đọc.

- Hs theo dõi.

- Hs quan sát.

- Hs viết bài vào bảng con.

- 5 hs đọc.

- Hs quan sát, nhận xét.

- Hs theo dõi.

- Vài hs đọc.

(21)

- Gv kể lần 1, kể cả truyện.

- Gv kể lần 2, kể từng đoạn theo tranh.

- Gv nêu câu hỏi để hs dựa vào đó kể lại câu chuyện.

+ Tranh 1, 2, 3, 4 diễn tả nội dung gì?

+ Câu chuyện có những nhân vật nào, xảy ra ở đâu?

- Yêu cầu học sinh kể theo tranh.

- Gọi hs kể 1 đoạn câu chuyện.

- Nêu ý nghĩa: Vội vàng hấp tấp lại thêm tính tham lam nữa thì chẳng bao giờ làm được việc gì.

c. Luyện viết: (10’)

- Hướng dẫn hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv nêu lại cách viết từ: bình minh, nhà rông.

C. Củng cố- dặn dò: (5’)

- Gọi hs đọc lại toàn bài trong sgk.

- Gv tổ chức cho hs thi ghép tiếng có vần ôn tập. Hs nêu lại các vần vừa ôn.

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện tập thêm. Xem trước bài 60.

- Hs trả lời.

- Vài hs kể từng đoạn.

- 3 hs kể.

- Hs ngồi đúng tư thế.

- Mở vở viết bài.

____________________________________________

SINH HOẠT LỚP TUẦN 14 I. MỤC TIÊU

- HS thấy được những việc làm được và chưa làm được trong tuần và có hướng phấn đấu trong tuần 13.

- HS nắm được nội quy của trường, lớp, nắm được công việc tuần 14.

II. CHUẨN BỊ - Sổ theo dõi HS.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.

1. Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần.

- Các tổ trưởng nhận xét ưu khuyết điểm của tổ . 2. GV CN nhận xét chung.

* Ưu điểm:

...

...

...

...

...

...

* Tồn tại

...

...

(22)

...

...

...

...

3. Phương hướng tuần tới:

a) Nề nếp

- Tiếp tục duy trì và ổn định sĩ số, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần.

- Thực hiện tốt các nề nếp đã có b) Học

- Đẩy mạnh phong trào đôi bạn cùng tiến.

- Có ý thức chuẩn bị tốt đồ dùng và soạn sách, vở đúng TKB.

- Truy bài có hiệu quả 15 phút đầu giờ - Tiếp tục phong trào giải toán trên mạng.

- Xây dựng nề nếp, thời gian biểu ở lớp và ở nhà c) Công tác khác

- Tiếp tục thực hiện tốt nề nếp mặc đồng phục, múa hát tập thể.

- Tiếp tục hướng dẫn cho học sinh thi giải toán qua mạng.

- Nhắc nhở học sinh thực hiện tốt an toàn giao thông, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.

- Học sinh tiếp tục thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp.

____________________________________________

Kỹ năng sống

Bài 4: KĨ NĂNG THỂ HIỆN LÀ NGƯỜI BẠN TỐT (Tiết 2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết được thế nào là người bạn tốt.

2. Kĩ năng: Hiểu được một số hành động thể hiện là người bạn tốt.

3. Thái độ: Tích cực thực hiện một số hành động thể hiện sự tôn trọng và yêu quý bạn.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Sách KNS.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động của gv Hoạt động của hs A. Khởi động: (3’)

- Lớp phó văn nghệ cho cả lớp hát bài:" lớp chúng mình”.

B. Bài mới: (15’) 1. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu bài, ghi mục bài lên bảng.

2. Các hoạt động:

* Hoạt động 1: Hoạt động thực hành.

a) Rèn luyện

- HS thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh vẽ trang 16 rồi đánh dấu x vào ô trống ở những hành động tốt trong hình.

- Hs cả lớp hát.

- Lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm đôi.

(23)

a. Đứng lại...

b. Mình đọc sách cho bạn nghe nhé!

c. Ôi, bạn có đau không!

- Đại diện nhóm trình bày.

- GV kết luận: Hành động tốt là hình b và c.

b) Định hướng ứng dụng

- GV đọc cho HS nghe hai câu ca dao sau:

Bạn bè thì phải ân cần

Khó khăn, thuận lợi lâu dần nên thân.

* Hoạt động 2: Hoạt động ứng dụng.

- Hãy đưa ra 3 hành động thể hiện là người bạn tốt khi:

a, Học tập cùng bạn.

b, Vui chơi cùng bạn.

- Yêu cầu HS hoạt động nhóm 2, suy nghĩ, tìm cách diễn đạt điều mình muốn nói và nói cho các bạn cùng nghe.

- HS thực hành nói trước lớp.

- GV nhận xét, chỉnh sửa.

C. Củng cố, dặn dò: (2’)

- GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS chuẩn bị tiết sau.

- Nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm đôi.

____________________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.. -

Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm

c. Thi tìm tiếng có vần mới học. Kĩ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài... II.

- Rèn cho hs kỹ năng bước đầu biết dùng thước có vạch chia thành từng cm để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận

Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, có ý thức rèn chữ viết, cẩn thận tỉ mỉ khi làm

2. kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bộ đồ dùng học

- Biết vận dụng kiến thức vào làm các bài tập, làm nhanh, làm đúng 2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn

2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài... II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của