• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN 1 NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn thi: NGỮ VĂN 11 Dành cho các lớp: Văn, Anh, Sử, Địa

Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN 1 NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn thi: NGỮ VĂN 11 Dành cho các lớp: Văn, Anh, Sử, Địa"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1 TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH

TỔ: NGỮ VĂN

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN 1 NĂM HỌC 2021 – 2022

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Môn thi: NGỮ VĂN 11

Dành cho các lớp: Văn, Anh, Sử, Địa (Đáp án – Thang điểm gồm có 04 trang)

Phần Câu Nội dung Điểm

I ĐỌC HIỂU 3,0

1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0,5

2 - Gieo hạt rồi đợi cây mọc lên. Hoặc cây lên hoặc cây không lên. Cần thời gian. (1)

- Mưa, mất điện, không làm gì được ngoài ngồi đợi có điện trở lại và nắng trở lại. Cần thời gian. (2)

- Làm một chum tương đậu nành, cho đến khi ngấu nắng cũng hàng tháng.

Cần thời gian. (3)

- Những người sống nhanh không có hũ mơ ngâm sấu ngâm rượu ngâm chanh đào ngâm... vì để đợi đến khi những thức đó trở nên ăn được hay có dược tính, người chủ đã chuyển nhà đi mất, hoặc không đủ kiên nhẫn mà đợi. (4)

- Ăn ngon, mặc đẹp, hiểu nhau, bình tĩnh, chữa bệnh, giải trí, yêu và cảm thấy được yêu cần rất nhiều thời gian. (5)

- Con người lớn lên cũng cần thời gian. (6)

Lưu ý: Thí sinh chỉ cần đưa ra ít nhất 04 dẫn chứng minh họa vẫn được điểm tối đa.

0,5

3 Thí sinh chỉ ra 01 biện pháp tu từ sau và phân tích tác dụng:

- Biện pháp: Phép điệp cấu trúc: “... Cần thời gian.”

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh tầm quan trọng của thời gian trong cuộc sống con người.

+ Tăng sức gợi cho câu văn, gây ấn tượng mạnh cho người đọc.

+ Tạo sự hài hòa, cân đối, tạo tính nhạc cho lời văn.

- Biện pháp: Phép liệt kê: “gieo hạt”, “mưa”, “mất điện”, “làm chum tương đậu nành”.

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh sự phong phú, đa dạng của các hiện tượng, sự việc con người có thể gặp trong đời sống.

+ Diễn tả cụ thể, đầy đủ sự vật, sự việc được nói tới.

1,0

4 Thí sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình theo nhiều cách khác nhau, lí giải hợp lí, thuyết phục. Có thể theo hướng:

Mọi thứ muốn tốt đẹp đều cần thời gian bởi:

- Thời gian giúp con người tích lũy được giá trị, không chỉ vật chất mà quan trọng hơn là tinh thần, nếu biết tận dụng tốt sẽ khiến giá trị bản thân tăng lên (trưởng thành hơn, hiểu biết hơn...).

1,0

(2)

2

- Thời gian giúp thay đổi suy nghĩ, tình cảm của con người: giúp xóa nhòa nỗi đau, hận thù, thậm chí làm phai nhạt tình cảm yêu thương, thay đổi tính tình của con người...

II LÀM VĂN 7,0

1 Viết đoạn văn về sự cần thiết phải biết làm chủ thời gian, làm chủ cuộc sống. 2,0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Sự cần thiết phải biết làm chủ thời gian, làm chủ cuộc sống.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải biết làm chủ thời gian, làm chủ cuộc sống. Có thể theo hướng:

* Giải thích: Làm chủ thời gian, làm chủ cuộc sống: biết phân phối thời gian hợp lí, biết chủ động trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh.

* Bình luận: Sự cần thiết phải biết làm chủ thời gian, làm chủ cuộc sống:

- Cuộc sống là trường đua và thì giờ là vàng bạc. Nếu biết làm chủ thời gian, không lãng phí thì giờ, chúng ta sẽ dần nâng cao năng lực tự giác và hình thành khả năng tự lập, dám chủ động dấn thân, để tự mình đưa ra quyết định cho chính cuộc đời của bản thân.

- Làm chủ thời gian giúp con người tự tin, bản lĩnh, linh hoạt ứng xử trong mọi tình huống để vượt qua được khó khăn và nắm bắt kịp thời cơ hội để làm chủ cuộc sống. Điều này mang lại nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu, giúp ta hoàn thành mục tiêu, khát vọng.

- Làm chủ thời gian, làm chủ cuộc sống sẽ tạo ra những cá nhân biết sống chủ động, mang lại một bầu không khí dám nghĩ, dám làm, nâng cao chất lượng công việc và cuộc sống.

(Thí sinh lấy dẫn chứng)

* Phản đề:

- Trong xã hội vẫn còn rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ chưa biết trân quý thời gian, chưa biết làm chủ cuộc sống.

- Nhiều người vẫn dành thời gian làm việc vô ích, vi phạm pháp luật, vi phạm thuần phong mỹ tục, bỏ lỡ nhiều cơ hội quý báu,…

(Thí sinh lấy dẫn chứng)

* Rút ra bài học liên hệ:

- Biết cách lên kế hoạch, sắp xếp mọi việc, sử dụng quỹ thời gian hợp lí để cân bằng cuộc sống, giúp bản thân luôn có một trạng thái tinh thần tốt nhất.

- Bản thân mỗi người đều có những mốc thời gian cho những việc làm nhất định. Tận dụng từng phút giây học tập, lao động, cống hiến để tạo nên nhiều thành quả tốt đẹp.

1,0

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

(3)

3 d. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25

2 Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Tự tình (bài II); nhận xét tư tưởng nhân đạo của nữ thi sĩ trong bài thơ

5,0

a. Bảo đảm cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Nội dung và nghệ thuật bài thơ Tự tình (bài II); tư tưởng nhân đạo của nữ thi sĩ trong bài thơ.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Xuân Hương, tác phẩm Tự tình (bài II) - Nữ sĩ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm” với rất nhiều bài thơ thể hiện sự trân trọng vẻ đẹp và niềm cảm thông, thương xót cho số phận những người phụ nữ.

- Bài thơ Tự tình (bài II): là một trong số 3 bài thơ trong chùm thơ Tự tình thể hiện nỗi niềm buồn tủi trước cảnh ngộ lỡ làng; qua đó thể hiện tư tưởng nhân đạo của Hồ Xuân Hương.

0,25

0,5

0,5

2. Cảm nhận về bài thơ Tự tình (bài II)

2.1 Hai câu đề: Nỗi cô đơn trong đêm hiu quạnh

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non.”

- Hoàn cảnh: thời gian đêm khuya, không gian yên tĩnh, thanh vắng.

- Hình ảnh con người: động từ “trơ”, đối lập giữa “hồng nhan” với “nước non”.

→ Nhấn mạnh sự nhỏ bé, cô đơn, đầy đáng thương tội nghiệp.

2.2 Hai câu thực: Nỗi xót xa của nhân vật trữ tình “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

- Nhân vật trữ tình đã tìm đến rượu và trăng để quên đi thực tại nhưng không thành công. Con người vẫn rơi vào vòng lẩn quẩn không lối thoát.

→ Niềm xót xa, bẽ bàng trước cảnh lẽ mọn, duyên phận hẩm hiu.

2.3 Hai câu luận: Nỗi niềm phẫn uất của một sức sống mạnh mẽ

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám, Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”

- Nghệ thuật đảo ngữ.

- Sử dụng những động từ mạnh như “xiên”, “đâm” + kết hợp với bổ ngữ

“ngang”, “toạc”.

→ Sự phẫn uất của thân phận đất đá, cỏ cây thiên nhiên; cũng là sự phẫn uất, phản kháng của con người trước duyên phận. Đồng thời thể hiện khát vọng

2,0

(4)

4

sống, khát vọng hạnh phúc lứa đôi.

2.4 Hai câu kết: Nỗi ngán ngẩm trước số phận bi kịch

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con”

- Cách dùng từ “ngán”, từ “xuân” giàu sức gợi → Tâm trạng chán ngán khi nhận ra quy luật khắc nghiệt của thời gian, tạo hóa.

- Nghệ thuật tăng tiến: Mảnh tình – san sẻ – tí – con con → Nhấn mạnh sự nhỏ bé dần của tình duyên.

→ Sự ngán ngẩm, bất lực, chấp nhận số phận bi kịch của kiếp chồng chung.

* Đánh giá chung:

- Nội dung: Bài thơ thể hiện tâm sự đau buồn, phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch và niềm khát khao được hưởng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.

- Nghệ thuật: Nghệ thuật thơ Nôm với cách dùng từ ngữ độc đáo, táo bạo, hình tượng thơ gây ấn tượng mạnh...

3. Nhận xét tư tưởng nhân đạo của Hồ Xuân Hương trong tác phẩm

- Tư tưởng nhân đạo là tư tưởng thể hiện sự cảm thông sâu sắc của tác giả trước những mảnh đời bất hạnh, nỗi đau của con người trong cuộc sống.

- Biểu hiện của tư tưởng nhân đạo của Hồ Xuân Hương qua bài thơ:

+ Cảm thông cho số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa; thương xót cho thân phận bất hạnh phải sống cảnh lẽ mọn của bản thân.

+ Tiếng nói đồng cảm với khát vọng về hạnh phúc tình yêu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

+ Tố cáo xã hội phong kiến bất công.

- Đánh giá:

+ Tiếng nói độc đáo và mạnh mẽ đòi quyền sống và quyền hạnh phúc cho người phụ nữ.

+ Tiếng nói thương thân đầy mới mẻ: Xuân Hương không chỉ thương người, mà còn là thương thân.

+ Đóng góp thêm tiếng nói trong trào lưu nhân đạo của văn học xưa.

+ Khẳng định tài năng độc đáo và nhân cách cao đẹp của HXH.

0,5

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

TỔNG ĐIỂM 10,0

---Hết ---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của những điều tốt đẹp bình dị trong cuộc sống.. Triển khai vấn đề nghị luận: Có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách, nhưng phải làm rõ ý nghĩa của thời gian trong đời sống con

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ bài học của sự thành công trong cuộc sống..

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ về vai trò của bản lĩnh trong cuộc sống.. Có

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ: ý nghĩa của nghị lực con người..

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ: hậu quả của lối sống ăn bám. - Khi sống theo

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ bài học của sự thành công trong cuộc sống..

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ điều bản thân cần làm để sống hết mình với