• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
39
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHỦ ĐỀ : TIÊU HÓA

I. Nội dung của chủ đề: Tìm hiểu về hệ tiêu hóa của cơ thể người II. Mục tiêu

a). Kiến thức

- Vai trò của tiêu hoá với cơ thể người

- Xác định được trên hình vẽ và mô hình các cơ quan của hệ tiêu hoá ở người - Nêu cấu tạo khoang miệng, dạ dày, ruột non phù hợp chức năng tiêu hóa thức

ăn.

- Trình bày được các hoạt động tiêu hoá diễn ra trong khoang miệng, dạ dày, ruột non.

- HS trình bày được những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng.

- Các con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng từ ruột non tới các cơ quan, tế bào.

- Vai trò của gan trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng

- Các tác nhân gây bệnh đường tiêu hoá, bệnh lây qua đường tiêu hoá đề ra được các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả.

b) Kĩ năng

- Phân tích kết quả thí nghiệm về vai trò và tính chất của enzim trong quá trình TH qua thí nghiệm hoặc qua băng hình.

- Vận dụng các kiến thức giải quyết các tình huống thực tế.

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.

- Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm.

-Vận dụng thực tế xây dựng thói quen ăn uống khoa học.

c). Thái độ

- Giáo dục ý thức vệ sinh ăn uống, chống tác hại cho hệ tiêu hoá.

- Hình thành ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh ăn uống.

d). Các năng lực cần hướng tới

*. Các năng lực chung

- Năng lực tự học tự tìm hiểu kiến thức về hệ tiêu hóa.

- Tìm kiếm và xử lý thông tin đọc Sgk, quan sát tranh ảnh, tìm kiếm thông tin về hệ tiêu hóa (HTH).

- Nhận thức được các yếu tố tác động đến hệ tiêu hóa: thức ăn, khẩu phần ăn, môi trường sống…

- Kĩ năng hợp tác ứng xử giao tiếp trong khi thảo luận, lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm; trình bày tự tin trước nhóm, tổ, lớp.

(2)

- Năng lực sử dụng CNTT.

- Năng lực tự xây dựng thói quen tốt để bảo vệ sức khỏe

*. Các năng lực riêng biệt

- Quan sát: hình vẽ, tranh ảnh, video, sơ đồ liên quan đến HTH.

- Tìm mối liên hệ giữa: thức ăn - hoạt động tiêu hóa thức ăn, biến đổi lí học - biến đổi hóa học thức ăn, cấu tạo - chức năng của các cơ quan trong HTH, tác nhân gây hại cho HTH - biện pháp bảo vệ - biệp pháp luyện tập cho HTH...

III. Bảng mô tả mức độ câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh qua chuyên đề

Nội dung

MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Các năng lực hướng tới của chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Chủ đề:

TIÊU HÓA

- Trình bày vai trò của các cơ

quan tiêu hoá - Nêu đặc điểm cấu tạo của khoang miệng, dạ dày, ruột non.

- Xác định con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng đã hấp thụ.

- Kể một số bệnh về đường tiêu hoá thường gặp.

Câu

1,2,3,4,5,6,7,8,9, 10..

- Đặc điểm cấu tạo phù hợp chức năng biến đổi thức ăn của các cơ quan tiêu hóa.(

Khoang miệng, dạ dày, ruột non)

- Nêu được các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá và cơ sơ khoa học của các biện pháp.

- Phân tích kết quả thí nghiệm về vai trò và tính chất của enzim trong quá trình tiêu hoá qua thí

- Nêu tác nhân

gây bệnh

đường tiêu hóa, bệnh lây qua đường tiêu hóa, đề ra biện pháp phòng tránh phù hợp

- Vận dụng kiến thức giải quyết các tình huống thực tế.

Câu:18,19,20, 21..

- Vận dụng thực tế xây dựng thói quen ăn uống tự bảo vệ hệ tiêu hoá của bản thân

- Vận dụng các kiến thức giải quyết các tình huống thực tế.

Câu 23,24,25,26

,27,..

- Tự học - Quan sát - Phân

loại, xử lí

thông tin - Phát

hiện và giải quyết vấn đề - Vận dụng thực tiễn

- Phân tích thí nghiệm khoa học

(3)

Nội dung

MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Các năng lực hướng tới của chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao nghiệm hoặc

qua băng hình.

Câu:

12,13,14,15,16.

.

IV. Biên soạn câu hỏi, bài tập theo các mức độ nhận thức Mức độ nhận biết

Câu 1 : Nêu vai trò của quá trình tiêu hóa ?

Câu 2: Trong khoang miệng chất hữu cơ nào có trong thức ăn bị biến đổi về mặt hóa học?

A. Protein B. Tinh bột C. Lipit Câu 3: Nêu quá trình biến đổi thức ăn ở khoang miệng?

Câu 4 : Trong dạ dày chất hữu cơ nào trong thức ăn bị biến đỏi về mặt hóa học?

A. Protein bị cắt nhỏ thành các chuỗi protein ngắn. B. Tinh bột C.

Lipit

Câu 5: Nêu quá trình biến đổi thức ăn ở dạ dày ? Câu 6: Ruột non hấp thụ thức ăn nhờ :

A. Cơ vòng B. Cơ dọc C. Lông ruột.

Câu 7: Trình bày quá trình tiêu hóa ở ruột non ? Câu 8: Phần lớn lipit được hấp thụ nhờ:

A. Bạch huyết B. Đường máu C. Cả 2 con đường

Câu 9: Cho biết các con đường vận chuyển, hấp thu các chất dinh dưỡng và vai trò của gan ?

Câu 10: Trình bày chức năng của ruột non ? ...

Mức độ Thông hiểu

(4)

Câu 12: Các chất nào sau đây không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa.

A. Nước B. Gluxit C. lipit D. Vi ta min E. Cả A và D.

Câu 13 :Tiếp nước hoa quả có nhiều vitamin cho cơ thể bệnh nhân có được coi là quá trình tiêu hóa để cung cấp vitamin cho cơ thể không ?

Câu 14: Chứng minh ruột non có cấu tạo phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Câu 15: Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa?

Câu16:Vì sao thức ăn sau khi đã được nghiền bóp kỹ ở dạ dày chỉ chuyển xuống ruột non thành từng đợt? Hoạt động như vậy có tác dụng gì?

...

Mức độ vận dụng thấp

Câu 18: Giải thích tại sao dịch vị trong dạ dày chứa HCL có thể biến đổi protein trong thức ăn mà thành dạ dày cũng được cấu tạo từ protein mà không bị biến đổi?

Câu 19: Giả sử gan không đảm nhiệm được chức năng của mình dẫn đến điều gì?

Câu 20: Chọn đáp án đúng: Tác nhân gây bệnh viêm loét dạ dày là:

a. Vi khuẩn helicobacter pilori b. Tâm lý căng thẳng kéo dài c, Ăn uống không khoa học.

d. Tất cả các đáp án trên.

Câu 21: Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non diễn ra như thế nào?

...

Mức độ Vận dụng cao

Câu 23: Giải thích câu tục ngữ nhai kỹ no lâu?

Câu 24: Giải thích câu tục ngữ : sáng ăn cho ta, trưa ăn cho bạn, tối ăn cho thù.

Câu 25: Có bạn học sinh nói ở dạ dày vẫn có thể tiêu hóa một phần tinh bột?

Theo em bạn đó nói đúng hay sai?

Câu 26: Tại sao trước khi ăn không nên uống nước đường?

Câu 27 : Giải thích câu: “ Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”

...

V. Tổ chức dạy học chủ đề

Chủ đề: TIÊU HÓA( LT: 5 tiết- TH : 1 tiết)

(5)

Tiết Nội dung Ghi chú Tiết 1 Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa

Tiết 2 Tiêu hóa ở khoang miệng

Tiết 3 TH: Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt Tiết 4 Tiêu hóa ở dạ dày

Tiết 5 Tiêu hóa ở ruột non

Tiết 6 Hấp thụ dinh dưỡng và thải phân – Vệ sinh tiêu hóa

Ngày soạn: 25/11/2020 Tiết 26 Ngày dạy:5/12

BÀI 24 : TIÊU HÓA VÀ CÁC CƠ QUAN TIÊU HÓA I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- HS trình bày được các nhóm chất trong thức ăn, các hoạt động trong quá trình tiêu hóa, vai trò của tiêu hóa với con người, biết các cơ quan tiêu hoá.

- HS xác định được trên mô hình các cơ quan tiêu hóa của hệ tiêu hóa ở người.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.

- Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm 3. Thái độ: Tích hợp giáo dục đạo đức

- Tôn trọng sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa. Yêu thương sức khỏe bản thân, có ý thức rèn luyện bảo vệ cơ thể và hệ tiêu hóa.

- Khiêm tốn, trách nhiệm đoàn kết, độc lập trong suy nghĩ.

4. Giáo dục kĩ năng sống:

- Kĩ năng hoạt động nhóm, tự tin khi trình bày trước tập thể - Kĩ năng ra quyết định

5. Các năng lực hướng tới:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tự quản lí.

(6)

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực kiến thức Sinh học: Cấu tạo động vật; con người, hoạt động sống của động vật; con người, kiến thức về đa dạng sinh học…

- Năng lực nghiên cứu khoa học: quan sát, đo đạc, phân loại, đề xuất dự đoán, thiết kế thí nghiệm, thu thập, xử lí kết quả, đưa kết luận…

II. Chuẩn bị

- GV: Phiếu học tập bảng 24/SGK

Chuẩn bị tranh vẽ H24.1, H24.2, H24.3

- HS: Xem bài, soạn bài, dự kiến câu trr lời các phần thảo luận của bài III. Phương pháp

- Trực quan - Vấn đáp

- Hoạt động nhóm IV. Tiến trình giờ dạy 1.Ổn định lớp (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (5p)

Câu hỏi: Trình bày các bước tiến hành phương pháp hà hơi thổi ngạt?

Đáp

+ Đặt nạn nhân nằm ngửa đầu ngửa ra phía sau.

+ Bịt mũi nạn nhân bằng hai ngón tay

+ Tự hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé sát môi vào miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn nhân, không để không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng

+ Ngừng thổi để hít vào rồi lại thổi tiếp, tiếp tục cho đến khi nạn nhân tự hô hấp được

3. Các hoạt động dạy học

Hàng ngày chúng ta đã ăn những loại thức ăn nào? và thức ăn đó được biến đổi như thế nào?

* Hoạt động 1: Tìm hiểu về thức ăn và sự tiêu hóa (16p)

(7)

- Mục tiêu: Biết các chất trong thức ăn, sự tiêu hoá thức ăn và vai trò của tiêu hoá đối với cơ thể.

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa

- PP dạy học: đàm thoại, trực quan, hoạt động nhóm - Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, chia nhóm

- Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

- GV treo H24.1; H24.2. Yêu cầu Hs quan sát kết hợp đọc thông tin, thảo luận nhóm các câu hỏi:

+ Các chất trong thức ăn được chia làm mấy nhóm chính ? là những nhóm nào?

+ Các chất nào trong thức ăn kkhông bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa?

+ Các chất nào trong thức ăn được biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa?

+ Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động nào?

- HS quan sát H24.1; H24.2, đọc thông tin, thảo luận sau đó trình bày

-GV gọi hS khác, nhận xét, bổ sung.

GV: Thức ăn dù biến đổi bằng cách nào thì cuối cùng cũng thành chất hấp thụ được thì mới có tác dụng đối với cơ thể.

- GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận GV chiếu tháp thức ăn

? Qua sơ đồ tháp thức ăn em có liên hệ gì trong thực tế cuộc sống

- HS: Trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét

- GV liên hệ thêm để học sinh hiểu

Chúng ta phải kết hợp các loại thức ăn hài hòa nếu không sẽ có hại cho cơ thể: Ví dụ khi ta ăn qúa mặn sẽ có nguy cơ mắc bệnh

I. Thức ăn và sự tiêu hóa

- Thức ăn gồm các chất vô cơ và hữu cơ.

- Hoạt động tiêu hóa gồm ăn, đẩy thức ăn, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ thức ăn, thải phân.

- Nhờ quá trình tiêu hóa, thức ăn biến đổi thành chất dinh dưỡng và thải cặn bã

(8)

tim mạch, huyết áp cao, ăn quá nhiều ngọt thì béo phì, ăn quá nhiều prôtêin thì có nguy cơ mắc bệnh gút...

* Hoạt động 2: Tìm hiểu các cơ quan tiêu hóa( 16p )

- Mục tiêu : Biêt các cơ quan chínhtrong ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá.

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa

- PP dạy học: đàm thoại, trực quan, hoạt động nhóm - Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, chia nhóm

- Tiến hành:

- GV: treo H24.3 chỉ có mũi tên chỉ vào các cơ quan nhưng không có phần chú thích

- Yêu cầu HS quan sát ghi nhớ tên các cơ quan (2 phút)

- Gọi 1 HS lên bảng chú thích tên các cơ quan chính trong hệ tiêu hóa.

-HS ghi nhanh tên các cơ quan, Hs khác nhận xét

- GV nhận xét và chỉ tranh

GV : Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập Các cơ quan trong

ống tiêu hóa

Các tuyến tiêu hóa

- GV phát phiếu học tập cho các nhóm

- HS: Nghiên cứu thông tin SGK và H. 24.3 thảo luận nhóm 3 phút hoàn thành bảng 24.

GV: Hãy chỉ ra các cơ quan tiêu hóa ở người ? - Dựa vào sơ đồ HS trình bày.

- Lớp theo dõi bổ sung (nếu cần).

- GV: Nhận xét đánh giá, chốt lai kiến thức giúp HS khắc sâu Kết luận.

- GV gọi 1 HS lên chỉ lại các cơ quan trong hệ tiêu hóa

II. Các cơ quan tiêu hóa

- Hệ tiêu hóa gồm:

+ Ống tiêu hóa: gồm miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột

(Ruột non, ruột già), hậu môn.

+ Tuyến tiêu hóa:

- Tuyến nước - Tuyến gan

(9)

- GV mở rộng thêm cho HS hiểu về vị trí ruột thừa và biểu hiện của bệnh đau ruột thừa

- Tuyến tụy - Tuyến vị - Tuyến ruột 4. Củng cố (5p)

- Vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể người là gì?

- Nêu cấu tạo của hệ tiêu hóa?

5. Hướng dẫn về nhà (2p)

- Học thuộc bài, trả lời câu hỏi SGK vào vở bài tập.

- Đọc “ Em có biết “ ?

- Xem trước bài mới: + Tiêu hóa ở khoang miệng + Cần chuẩn bị:

Kẻ bảng 25 vào vở bài tập.

Trả lời trước các câu hỏi có ở các mục trong bài Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết 27

BÀI 25:TIÊU HÓA Ở KHOANG MIỆNG I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- HS trình bày được các hoạt động tiêu hóa diễn ra trong khoang miệng.

- HS trình bày được hoạt động nuốt và đẩy thức ăn từ khoang miệng qua thực quản xuống dạ dày.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.

- Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm 3. Thái độ: Tích hợp giáo dục đạo đức

- Tôn trọng sự thống nhất giưac cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong khoang miệng. Có ý thức bảo vệ và giữ gìn hệ tiêu hóa.

- yêu thương sức khỏe bản thân có trách nhiệm giữ vệ sinh cá nhân và môi trường.

(10)

4. Giáo dục kĩ năng sống:

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp

5. Các năng lực hướng tới:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tự quản lí.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực kiến thức Sinh học: Cấu tạo các cơ quan trong khoang miệng

- Năng lực nghiên cứu khoa học: quan sát, đo đạc, phân loại, đề xuất dự đoán, thiết kế thí nghiệm, thu thập, xử lí kết quả, đưa kết luận…

II. Chuẩn bị

- GV: Chuẩn bị tranh vẽ H25.1, H25.2, H25.3; bảng phụ - HS: kẻ phiếu học tập vào vở

III. Phương pháp

- Dạy học nhóm, hỏi chuyên gia - Vấn đáp -tìm tòi

IV. Tiến trình giờ dạy 1.Ổn định lớp (1p) 2. KTBC (5p)

Câu hỏi: Nêu cấu tạo của hệ tiêu hóa? Vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể người là gì?

Đáp:

- Hệ tiêu hóa gồm:

+ Ống tiêu hóa: gồm miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột (Ruột non, ruột già), hậu môn.

(11)

+ Tuyến tiêu hóa: - Tuyến nước bọt - Tuyến gan - Tuyến tụy - Tuyến vị - Tuyến ruột

-Vai trò: Nhờ quá trình tiêu hóa, thức ăn biến đổi thành chất dinh dưỡng và thải cặn bã

3. Các hoạt động dạy học:

Mở bài:Chúng ta đã biết thức ăn vào cơ thể vẫn còn thô xơ không hấp thụ được ngay mà phải nhờ đến hoạt động tiêu hóa thức ăn của hệ tiêu hóa để biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được . Qua nội dung bài trước cho biết: Quá trình tiêu hóa thức ăn được bắt đầu từ cơ quan nào?(miệng) Vậy bài hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu quá trình tiêu hóa ở khoang miệng đã diễn ra như thế nào?

* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự tiêu hóa ở khoang miệng (20p)

- Mục tiêu: Hiểu các hoạt động tiêu hoá ở khoang miệng, biết được thức ăn gluxit được biến đổi về mặt hoá học thành đường đôi.

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa

- PP dạy học: nêu vấn đề, đàm thoại, hoạt động nhóm - KT dạy học: chia nhóm, nêu câu hỏi có vấn đề

- Tiến hành :

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

- GV yêu cầu HS quan sát H25.1; H25.2 và đọc thông tin, thảo luận hoàn thành bảng 25 trong SGK

- HS quan sát H25.1; H25.2, đọc thông tin, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung.

- GV nêu câu hỏi để HS thảo luận:

+ Trình bày cấu tạo của khoang miệng.

+ Khi thức ăn vào miệng sẽ có những hoạt

I. Tiêu hóa ở khoang miệng

(12)

động tiêu hóa nào xảy ra?

+ Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt là vì sao?

+ Thực chất của biến đổi lí học là gì?

- HS dựa vào bảng 25 để thảo luận và trả lời câu hỏi

Yêu cầu:

+ Kể đủ các hoạt động ở miệng (Nhai, đảo trộn thức ăn... ) .

+ Biến đổi lí học và biến đổi hóa học.

- GV nhận xét phần trình bày của HS, chốt lại và giải thích thêm...

+ Vận dụng kết quả phân tích hóa học để giải thích....

- HS ghi nhận.

- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 25 SGK, treo bảng phụ.

- HS thảo luận cử đại diện 1 – 4 nhóm trình bày các nhóm còn lại bổ sung.

- HS ghi nhận kiến thức.

- HS rút ra kết luận

- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức liên hệ thực tế bản thân.

- Tại sao cần phải nhai kĩ thức ăn ? - Đại diện trình bày, liên hệ bản thân.

- Tạo điều kiện cho thức ăn ngấm dịch nước bọt.

- Tiêu hóa ở khoang miệng gồm:

+ Biến đổi lý học: Tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn.

Tác dụng: làm mềm nhuyễn thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt, tạo viên để dễ nuốt.

+ Biến đổi hóa học: Hoạt động của enzim amilaza.

Tác dụng: biến đổi 1 phần tinh bột chín thành đường Mantôzơ

* Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoạt động nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản (12p).

- Mục tiêu: Hiểu tác dụng của hoạt động nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản.

(13)

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa

- PP dạy học: nêu vấn đề, đàm thoại, hoạt động nhóm - KT dạy học: chia nhóm, nêu câu hỏi có vấn đề

- Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

- GV yêu cầu HS quan sát H25.3, đọc thông tin và thảo luận:

+ Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì?

+ Lực đẩy thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra như thế nào?

+ Thức ăn qua thực quản có được biến đổi gì về mặt lí học và hóa học không?

- HS quan sát H25.3, đọc thông tin và thảo luận sau đó trình, nhận xét, bổ sung

- GV nhận xét và yêu cầu HS tự rút ra kết luận - GV giảng giải thêm:

+ Khi uống nước thì quá trình cũng giống với khi ăn.

+ Khi ăn không nên cười đùa vì thức ăn sẽ rơi vào khí quản

+ Khi đi ngủ không nên ăn kẹo, đường vì sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn hoạt động, nên đánh răng trước khi đi ngủ.

- GV yêu cầu HS đọc kết luận chung

II. Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản

- Nhờ hoạt động của lưỡi thức ăn được đẩy xuống thực quản - Thức ăn qua thực quản xuống dạ dày là nhờ cơ thực quản

4. Củng cố (5p)

- Tiêu hóa ở khoang miệng diễn ra những quá trình nào ? Nêu diễn biến của từng quá trình?

- Khi uống nước, quá trình nuốt có giống với nuốt thức ăn không ? Vì sao ?

(14)

- Khi ta ăn cháo hay uống sữa các loại thức ăn này tiêu hóa như thế nào trong khoang miệng

- Tại sao khi đi ngủ không nên ăn kẹo, đường ? 5. Hướng dẫn về nhà (2p)

- Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi SGK vào vở bài tập.

- Đọc “ Em có biết “ ?

- Chuẩn bị bài thực hành theo hướng dẫn SGK gìơ sau thực hành: Hoạt động của enzim trong nước bọt

- Kẻ sẵn bảng 26.1 và 26.2 ở sgk trang 85 và 86 ra giấy.

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết 28

Bài 26: THỰC HÀNH

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA ENZIM TRONG NƯỚC BỌT I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- HS biết đặt các thí nghiệm để tìm hiểu những điều kiện bảo đảm cho enzim hoạt động.

- HS biết rút ra kết luận từ kết quả so sánh giữa thí nghiệm với đối chứng.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, làm thí nghệm.

3. Thái độ:

- Có ý thức nghiêm túc học tập trong giờ thực hành.

4. Giáo dục kĩ năng sống:

- Kĩ năng ra quyết định không sử dụng nhiều các chất không có lợi cho hệ tiêu hoá như thuốc lá, cà phê aspirin liều cao không ăn măn mặn vì có thể làm thủng dạ dầy …

(15)

- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK và các tài liệu khác, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu cấu tạo của dạ dầy và quá trình tiêu hoá của dạ dày .

- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực.

5. Các năng lực hướng tới:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tự quản lí.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực kiến thức Sinh học: Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt, điều kiện để enzim này hoạt động tốt nhất.

- Năng lực nghiên cứu khoa học: quan sát, phân loại, đề xuất dự đoán, thiết kế thí nghiệm, thu thập, xử lí kết quả, đưa kết luận.

- Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm: Thực hiện an toàn phòng thí nghiệm, thiết kế thí nghiệm.

II. Chuẩn bị

- GV: + Chuẩn bị hồ tinh bột, nước bọt, ống nghiệm, giá đun, may so, nhiệt kế, hóa chất.

- HS: + Chuẩn bị theo nhóm phân công, vở bài tập sinh học.

+ Kẻ bảng 26.1, 26.2 sgk trang 85 và 86 ra giấy.

III. Phương pháp - Trình bày 1 phút - Trực quan.

- Thực hành thí nghiệm IV Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định (1p) 2. KTBC( Không)

3. Các hoạt động dạy học

(16)

Hoạt động 1: Tổ chức thực hành (3 phút)

GV: Chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm cử ra 1 thư kí nhóm ghi kết quả làm TN.

GV: Kiểm tra và phát dụng cụ cho các nhóm

Hoạt động 2 : Hướng dẫn thực hành (5phút ) Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk mục III trang 84 và trang 85

? Nêu các bước tiến hành thí nghiệm.

HS trình bày các bước tiến hành thí nghiệm

GV: + Hướng dẫn HS ở bước thí nghiệm 2 khi quan sát được kết quả cần hoàn thiện bảng 26.1

+ Ở bước thí nghiệm 3 cần quan sát và hoàn thiện bảng 26.2

Yêu cầu ghi chép kết quả và giải thích các bảng yêu cầu vào vở bài tập sinh học

 Chấm điểm.

- GV giới thiệu và ghi lại một số điều định hướng cho HS:

+ Tinh bột + Iốt màu xanh

+ Đường + thuốc thử Strôme màu đỏ nâu.

- Sau khi làm xong thí nghiệm sẽ trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 5, 6 phần thu hoạch ở mục IV.

Hoạt động 3: Học sinh tiến hành thực hành (18 phút)

- Hs tiến hành thí nghiệm như các bước đã hướng dẫn. Ghi kết quả vào các bảng cần hoàn thành và giải thích kết quả thí nghiệm

- GV đến các nhóm quan sát, giúp đỡ những nhóm còn yếu.

Hoạt động 4 : Báo cáo kết quả thực hành (14 phút)

- GV y/c đại diện nhóm HS lên đọc kết quả thực hành và giải thích kết quả - HS các nhóm nhận xét

- GV nhận xét và chỉnh sửa để HS có cách giải thích đúng nhất.

- Yêu cầu HS hoàn thành câu hỏi 1, 2, 3, 5, 6 ở mục IVsgk trang 86 vào giấy đã chuẩn bị. GV thu để lấy điểm 15p

4. Nhận xét – đánh giá (3p)

(17)

- GV đánh giá chung giờ thực hành - Yêu cầu HS làm vệ sinh lớp học 5. Hướng dẫn về nhà (1p)

- GV: Hoàn thành vở bài tập.

- Chuẩn bị bài sau: Tiêu hoá ở dạ dày

Ngày soạn: Tiết 29

Ngày dạy:

BÀI 27 : TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- HS trình bày được cấu tạo của dạ dày, quá trình tiêu hóa ở dạ dày gồm sự biến đổi lí học và hoá học và tác dụng củ mỗi sự biến đổi, biết được còn những chất nào cần được biến đổi tiếp sau khi đã được tiêu hoá ở dạ dày

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.

- Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm 3. Thái độ:

- Tôn trọng sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của dạ dày. Có ý thức bảo vệ và giữ gìn hệ tiêu hóa.

- Yêu thương sức khỏe bản thân có trách nhiệm giữ vệ sinh cá nhân và môi trường.

4. Giáo dục kĩ năng sống:

- Kĩ năng ra quyết định không sử dụng nhiều các chất không có lợi cho hệ tiêu hoá như thuốc lá, cà phê aspirin liều cao, không ăn măn mặn vì có thể làm thủng dạ dầy

- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK và các tài liệu khác, quan sát - Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực.

5. Các năng lực hướng tới:

(18)

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tự quản lí.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực kiến thức Sinh học: Cấu tạo và hoạt động tiêu hóa ở dạ dầy

- Năng lực nghiên cứu khoa học: quan sát, đề xuất dự đoán, thu thập, xử lí kết quả, đưa kết luận.

II. Chuẩn bị

- GV: Chuẩn bị tranh vẽ H27.1, bảng phụ

Phiếu học tập: Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày Biến dổi

thức ăn ở dạ dày

Các hoạt động tham gia

Các thành phần tham gia hoạt động

Tác dụng của hoạt động

Biến đổi lý học

- Sự tiết dịch vị - Sự co bóp của dạ dày

- Tuyến vị

- Các lớp cơ của dạ dày

- Hòa loãng thức ăn - Đảo trộn thức ăn cho thấm dịch vị

Biến đổi hóa học

- Hoạt động của

enzim pepsin Enzim Pepsin

- Phân cắt Prôtêin chuỗi dài thành chuỗi ngắn (3 – 10 axit amin) - HS: kẻ phiếu học tập vào vở, trả lờ câu hỏi thảo luận ở nhà

III. Phương pháp - Đóng vai

- Hỏi chuyên gia - Động não

- Vấn đáp - tìm tòi, dạy học nhóm IV Tiến trình giờ dạy

1. Ổn định lớp (1p)

(19)

2. Kiểm tra bài cũ (5 p)

Câu hỏi: Trình bày các hoạt động tiêu hóa ở khoang miệng?

- Tiêu hóa ở khoang miệng gồm:

+ Biến đổi lý học: Tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn.

Tác dụng: làm mềm nhuyễn thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt, tạo viên để dễ nuốt.

+ Biến đổi hóa học: Hoạt động của enzim amilaza.

Tác dụng: biến đổi 1 phần tinh bột chín thành đường Mantôzơ 3. Các hoạt động dạy học

Chúng ta đã biết các thức ăn chỉ được tiêu hóa một phần ở khoang miệng, vào đến dạ dày chúng được tiếp tục biến đổi như thế nào?

* Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo dạ dày (12p) - Mục tiêu: Biết đặc điểm cấu tạo của dạ dày.

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa

- PP dạy học: phương pháp trực quan, đàm thoại – tìm tòi, nhóm.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi đáp, chia nhóm.

- Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

- GV yêu cầu HS quan sát H27.1 và đọc thông tin, thảo luận:

+ Trình bày các đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày?

+ Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, dự đoán xem ở dạ dày có thể diễn ra các hoạt động tiêu hóa nào?

- HS quan sát tranh, Cá nhân tự nghiên cứu thông tin, trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời.

- Đại diện nhóm trả lời các nhóm khác bổ sung.

- Yêu cầu;

I. Cấu tạo dạ dày

- Dạ dày hình túi, dung tích 3 lít - Thành dạ dày có 4 lớp:

+ Lớp màng ngoài.

+ Lớp cơ: dày, khỏe gồm 3 lớp cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo.

+ Lớp dưới niêm mạc

+ Lớp niêm mạc: nhiều tuyến vị tiết ra dịch vị.

(20)

+ Hình dạng.

+ Thành dạ dày.

+ Tuyến tiêu hóa.

- GV lưu ý có rất nhiều dự đoán của HS vì vậy GV cần chỳ ý để hướng cho HS nắm được kiến thức cơ bản của bài …( nhưng không đánh giá đúng sai mà HS sẽ giải quyết ở hoạt động sau ).

- HS tự rút ra kết luận (cấu tạo của dạ dày)

*

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tiêu hóa ở dạ dày (20p)

- Mục tiêu : Biết được sự biến đổi lí học và hoá học cuat thức ăn. Trong đó biến đổi lí học là quan trọng.

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa

- PP dạy học: phương pháp trực quan, đàm thoại – tìm tòi, nhóm.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi đáp, chia nhóm.

- Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

- GV yêu cầu HS quan sát H27.2, H27.3 đọc thông tin và thảo luận hoàn thành bảng “Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày”

HS quan sát H275.23 , H27.3 đọc thông tin và thảo luận hoàn thành bảng “Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày” sau đó trình, nhận xét, bổ sung

- GV yêu cầu HS thảo luận:

+ Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động các cơ quan bộ phận nào?

+ Loại thức ăn G, L trong dạ dày được tiêu hóa như thế nào?

+ Thử giải thích vì sao prôtêin trong thức ăn bị

II. Tiêu hóa ở dạ dày

- Nội dung ghi như phiếu học tập

(21)

dịch vị phân hủy nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy?

HS thảo luận sau đó trình bày nhận xét và bổ sung. GV nhận xét đánh giá hoạt động của HS Yêu cầu nêu được:

+ Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ sự co bóp của dạ dày và sự phối hợp co của cơ vòng môn vị + Với G: ở giai đoạn đầu khi thức ăn chưa thấm dịch vị, một phần tinh bột được biến đổi thành đường mantôzơ.

L: không được tiêu hóa hóa học vì không có enzim tiêu hóa loại thức ăn này.

+ Prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy vì chất nhày được tiết ra và phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn cách tế bào niêm mạc với pepsin và HCl

- GV nhận xét và yêu cầu HS tự rút ra kết luận

? Qua bài học em hiểu điều gì?

4. Củng cố ( 5p)

- Đánh dấu vào câu trả lời đúng nhất:

1. Loại thức ăn nào được biến đổi cả về mặt lý học và hóa học:

a) Prôtêin. b) Gluxít. c) Lipít. d) Muối khoáng.

2. Biến đổi lý học ở dạ dày gồm:

a) Sự tiết dịch vị. b) Sự co bóp của dạ dày.

c) Sự đảo trộn thức ăn. d) Cả a và b đúng.

3. Biến đổi hóa học ở dạ dày:

a) Tiết dịch vị. b) Thấm đều dịch thức ăn.

c) Hoạt động của Enzim pépsin. d) Cả a và c đúng.

(22)

- Ở dạ dày có các hoạt động tiêu hóa nào?

- Sau tiêu hoa ở dạ dày còn những loại thức ăn nào cần được tiêu hoá tiếp?

5. Hướng dẫn về nhà (2p)

- Học bài theo câu hỏi SGK và vở ghi - Đọc mục “ Em có biết”

- Tìm hiểu cấu tạo và các hoạt động tiêu hóa ở ruột non - Soạn bài mới: Tiêu hoá ở ruột non

Ngày soạn: 16/12/2020 Tiết 30

Ngày giảng: 24/12

BÀI 28 : TIÊU HÓA Ở RUỘT NON I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- HS hiểu được cấu tạo của ruột non, các hoạt động tiêu hoá diễn ra ở ruột non và tác dụng của từng hoạt động

- Hiểu được sự tiêu hoá hoá học ở ruột non là quan trọng, tại ruột non hoàn thành quá trình tiêu hoá biến thức ăn thành các chất dinh dưỡng (glucôzơ, axitamin, glyxerin và axit béo)

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.

- Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm 3. Thái độ:

- Tôn trọng sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của ruột non. Có ý thức bảo vệ và giữ gìn hệ tiêu hóa.

- Yêu thương sức khỏe bản thân có trách nhiệm giữ vệ sinh cá nhân và môi trường.

4. Giáo dục kĩ năng sống:

- Kĩ năng ra quyết định: không lạm dụng rượu bia làm ảnh hưởng tới gan có vai trò tiết dịch mật

- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK và các tài liệu khác quan sát tranh ảnh để tìm hiểu cấu tạoruột non và quá trình tiêu hoá ở ruột non .

(23)

- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực 5. Các năng lực hướng tới:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tự quản lí.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông - Năng lực tính toán

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực kiến thức Sinh học: Cấu tạo ruột non, hoạt động tiêu hoa ở ruột non - Năng lực nghiên cứu khoa học: quan sát, đề xuất dự đoán, thu thập, xử lí kết quả, đưa kết luận.

II. Chuẩn bị

- GV: Chuẩn bị tranh vẽ H28.1, H28.2, bảng phụ

Phiếu học tập: Các hoạt động biến đổi của thức ăn trong ruột non Biến dổi

thức ăn ở dạ dày

Các hoạt động tham gia

Các thành phần tham gia hoạt động

Tác dụng của hoạt động

Biến đổi lý học

- Tiết dịch

- Tách lipít thành giọt nhỏ biệt lập tạo nhũ tương

- Sự co bóp của ruột non

- Tuyến gan, tuyến ruột

- Muối mật

- Các lớp cơ của ruột

- Thức ăn hòa loãng, trộn đều với dịch

- Phân nhỏ thức ăn - Nhào trộn thức ăn, đẩy thức ăn xuống các phần tiếp theo của ruột

Biến đổi hóa học

Hoạt động của các loại enzim trong dịch mật, dịch tuỵ, dịch ruột

- Dich mật, dịch tuỵ, dịch ruột

- Biến đổi tinh bột thành đường glucozơ

- Prôtêin thành axit amin

- Lipit thành glyêrin và axít béo - HS: kẻ phiếu học tập vào vở, trả lời câu hỏi thảo luận sgk

(24)

III. Phương pháp - Đóng vai

- Hỏi chuyên gia - Động não

- Vấn đáp -tìm tòi - Dạy học nhóm.

IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định lớp (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (5 p)

Câu hỏi: Biến đổi lý học và hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào?

Biến dổi thức ăn ở

dạ dày Các hoạt động tham gia Tác dụng của hoạt động Biến đổi lý học - Sự tiết dịch vị

- Sự co bóp của dạ dày

- Hòa loãng thức ăn

- Đảo trộn thức ăn cho thấm dịch vị

Biến đổi hóa học - Hoạt động của enzim pepsin

- Phân cắt Prôtêin chuỗi dài thành chuỗi ngắn

( 3 – 10 axit amin) 3. Các hoạt động dạy học:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo ruột non (12p) - Mục tiêu : Biết đặc điểm cấu tạo của ruột non

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa

- PP dạy học: đóng vai, hỏi chuyên gia, vấn đáp – tìm tòi, hoạt động nhóm - Kĩ thuật dạy học: kt trả lời, kĩ thuật chia nhóm, kt lắng nghe tích cực - Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

- Yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 SGK.

+ Ruột non có cấu tạo như thế nào ?

- HS nghiên cứu thông tin SGK thảo luận nhóm thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện nhóm trình bày.

I. Ruột non

- Thành ruột có 4 lớp nhưng mỏng

(25)

+ Yêu cầu: Nêu được thành ruột non có 4 lớp giống dạ dày nhưng thiếu cơ chéo.

- GV nhận xét, chốt lại kiến thức.

- HS ghi nhận kiến thức - Yêu cầu HS rút ra kết luận.

- Đại diện của nhóm rút ra kết luận.

? Dự đoán xem ở ruột non có những hoạt động tiêu hóa nào ?

- HS tiếp tục thảo luận nhóm để dự đoán xem ở ruột non có những hoạt động tiêu hóa nào.

- Các nhóm tích cực thảo luận để tìm ra những hoạt động chủ yếu.

- Các nhóm nêu dự đoán

- GV ghi điều dự đoán của HS lên bảng ( Nên hỏi tại sao nhóm lại dự đoán như vậy ).

- GV chưa đánh giá đúng sai về dự đoán của các nhóm, để HS tự tìm hiểu ở hoạt động sau.

hơn dạ dày:

+ Lớp màng ngoài

+ Lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng + Lớp dưới niêm mạc

+ Lớp niêm mạc: có nhiều tuyến ruột và chất nhày:

. Tuyến gan tiết dịch mật . Tuyến tụy tiết dịch tụy

. Tuyến ruột tiết dịch ruột và chất nhầy

* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tiêu hóa ở ruột non( 25 p )

- Mục tiêu : Biết sự biến đổi lí học, hoá học ở ruột non, biết biến đổi hoá học là quan trọng, quá trình tiêu hoá được hoàn thành ở ruột non.

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa

- PP dạy học: đóng vai, hỏi chuyên gia, vấn đáp – tìm tòi, hoạt động nhóm - Kĩ thuật dạy học: kt trả lời, kĩ thuật chia nhóm, kt lắng nghe tích cực - Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Yêu cầu HS đọc thông tin SGK :

? Khi không có kích thích của thức ăn có những loại dịch tiêu hoá nào được tiết ra?

Dịch mật, một ít dịch tuỵ

? Khi thức ăn chạm lưỡi và niêm mạc dạ dày có những loại dịch tiêu hoá nào được tiết ra?

HS: Dịch mật, dịch tuỵ tiết ra mạnh hơn

II. Tiêu hóa ở ruột non

- Nội dung ghi như phiếu

(26)

? Dịch ruột chỉ được tiết ra khi nào?

HS: Khi thức ăn chạm vào niêm mạc ruột

? Do đâu thức ăn được đẩy từ dạ dày xuống ruột?

HS: Do sự mở đóng của môn vị

- GV yêu cầu HS quan sát H28.3, đọc thông tin và thảo luận hoàn thành bảng “Các hoạt động biến đổi thức ăn ở ruột non”

- HS quan sát H28.3 đọc thông tin và thảo luận hoàn thành bảng “Các hoạt động biến đổi thức ăn ở ruột non” sau đó trình, nhận xét, bổ sung

- GV yêu cầu HS thảo luận:

+ Thức ăn xuống tới ruột non còn chịu sự biến đổi lí học nữa không? Nếu có thì biểu hiện như thế nào?

+ Sự biến đổi hóa học ở ruột non được thực hiện đối với những loại chất nào trong thức ăn? Biểu hiện như thế nào?

+ Vai trò của lớp cơ trong thành ruột non là gì?

- HS thảo luận sau đó trình bày nhận xét và bổ sung - GV nhận xét và yêu cầu HS tự rút ra kết luận - GV yêu cầu HS đọc kết luận chung

học tập

- Thức ăn G, L, P bị biến đổi về mặt hóa học thành những chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được

4. Củng cố (5 p)

- Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì?

- Biến đổi lí học và hóa học ở ruột non như thế nào?

5. Hướng dẫn về nhà (2p)

- Yêu cầu HS về nhà học thuộc bài, trả lời câu hỏi SGK vào vở bài tập.

- Liên hệ với bản thân về vấn đề tiêu hoá và chế độ ăn.

- Đọc Em có biết.

- Sưu tầm tranh ảnh nói về răng, dạ dày bị bệnh…

- Hướng dẫn HS về nhà chuẩn bị bài mới: bài 29 và 30

+ Kẻ bảng 30.1 vào vở bài tập. Xem trước bài mới và hoàn thành bảng 30.1

(27)

Ngày soạn: Tiết 31 Ngày giảng:

BÀI 29 & 30: HẤP THỤ CHẤT DINH DƯỠNG VÀ THẢI PHÂN VỆ SINH TIÊU HOÁ

I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức:

- HS trình bày được những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.

- HS nêu được các con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng từ ruột non tới các cơ quan, tế bào.

- HS nêu được vai trò của gan trên con đường vận chuyển các chất.

- HS nêu được vai trò của ruột già trong quá trình tiêu hóa.

- HS trình bày được những tác nhân gây bệnh cho hệ tiêu hóa và tác hại của chúng.

- HS nêu được các biện pháp phòng tránh, bảo vệ hệ tiêu hóa và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.

- Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Tôn trọng mối quan hệ thống nhất trong cấu tạo phù hợp chức năng hấp thụ dinh dưỡng của ruột non. Yêu thương sức khỏe có trách nhiệm bảo vệ bản thân và môi trường. Có ý thức rèn luyện bảo vệ cơ thể và hệ tiêu hóa.

4. Giáo dục kĩ năng sống và các nội dung tích hợp:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin để tìm hiểu sự hấp thu các chất dinh dưỡng.

- Biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân có hại.

- Kĩ năng nhận thức xác định được các thói quen ăn uống hàng ngày của bản thân thói quen nào tốt, thói quen nào chưa tốt.

- Tích hợp: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

5. Các năng lực hướng tới:

* Năng lực chung:

(28)

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tự quản lí.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực kiến thức Sinh học: Cấu tạo ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng.

- Năng lực nghiên cứu khoa học: quan sá, thu thập, xử lí kết quả, đưa kết luận.

II. Chuẩn bị

- GV: Chuẩn bị tranh vẽ H29.1, H29.3

Bảng phụ: Các con đường vận chuyển chất dinh dưỡng Các chất được hấp thụ và vận

chuyển theo máu

Các chất được hấp thụ và vận chuyển theo bạch huyết

- Đường

- Axit béo, glyxêrin - Axit amin

- Các vitamin tan trong nước - Các muối khoáng, nước

- Lipit: các giọt lipit đã được nhũ tương hóa - Các Vitamin tan trong dầu như A, D, E, K

Phiếu học tập: Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa Tác nhân Cơ quan hoặc hoạt

động bị ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng

Vi khuẩn

- Răng

- Dạ dày, ruột

- Các tuyến tiêu hóa

- Tạo môi trường axit làm hỏng men răng - Bị viêm loét

- Bị viêm, làm tăng tiết dịch Giun sán - Ruột

- Các tuyến tiêu hóa

- Gây tắc ruột - Gây tắc ống mật Ăn uống

không đúng cách

- Cơ quan tiêu hóa - Hoạt động tiêu hóa - Hoạt động hấp thụ

- Có thể bị viêm - Kém hiệu quả - Giảm

Khẩu phần ăn không hợp lý

- Cơ quan tiêu hóa - Hoạt động tiêu hóa

- Dạ dày, ruột có thể mệt mỏi, gan có thể bị sơ - Bị rối loạn

(29)

- Hoạt động hấp thụ - Kém hiệu quả - HS: kẻ phiếu học tập vào vở

III. Phương pháp - Đóng vai

- Hỏi chuyên gia - Động não

- Vấn đáp -tìm tòi - Dạy học nhóm

IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định lớp (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (5 p)

Câu hỏi: Biến đổi lí học và hóa học ở ruột non như thế nào?

Biến dổi thức ăn ở dạ dày

Các hoạt động

tham gia Tác dụng của hoạt động

Biến đổi lý học

- Tiết dịch

- Tách lipít thành giọt nhỏ biệt lập tạo nhũ tương

- Sự co bóp của ruột non

- Thức ăn hòa loãng, trộn đều với dịch tiêu hóa

- Phân nhỏ thức ăn

- nhào trộn thức ăn, đẩy thức ăn xuông các phần tiếp theo của ruột

Biến đổi hóa học

Hoạt động của các loại enzim trong dịch mật, dịch tuỵ, dịch ruột

- Biến đổi tinh bột thành đường glucozơ - Prôtêin thành axit amin

- Lipit thành glyêrin và axít béo 3. Các hoạt động dạy học

* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự hấp thụ các chất dinh dưỡng (8p) - Mục tiêu: Biết cấu tạo của ruột non phù hợp với hấp thụ chất dinh dưỡng.

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa

- PP dạy học: đóng vai, hỏi chuyên gia, vấn đáp – tìm tòi, hoạt động nhóm - Kĩ thuật dạy học: kt trả lời, kĩ thuật chia nhóm, kt lắng nghe tích cực - Tiến hành:

(30)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV yêu cầu HS quan sát H29.1 và đọc

thông tin (Bỏ phần thông tin cuối), thảo luận theo nhóm bàn:

+ Đặc điểm cấu tạo trong của ruột non có ý nghĩa gì với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của nó?

- HS quan sát H29.1, và đọc thông tin, thảo luận thống nhất ý kiến.

- GV đến các nhóm QS

- Sau đó GV gọi đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.

GV đánh giá hoạt động của các nhóm, yêu cầu HS đưa ra kết luận.

I. Hấp thụ các chất dinh dưỡng

- Ruột non là nơi hấp thụ chất dinh dưỡng

- Cấu tạo ruột non phù hợp với việc hấp thụ chất dinh dưỡng

+ Niêm mạc ruột có nhiều nết gấp + Có nhiều lông ruột và lông cực nhỏ + Mạng lưới mao mạch dày đặc

+ Ruột dài, tổng diện tích bề mặt 500 m2

* Hoạt động 2: Tìm hiểu con đường vận chuyển các chất sau khi hấp thụ và vai trò của gan (7p)

- Mục tiêu: Biết 2 con đường vận chuyển chất dinh dưỡng và vai trò của gan - Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa

- PP dạy học: đóng vai, hỏi chuyên gia, vấn đáp – tìm tòi, hoạt động nhóm - Kĩ thuật dạy học: kt trả lời, kĩ thuật chia nhóm, kt lắng nghe tích cực - Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV yêu cầu HS quan sát H29.3, đọc thông tin

và thảo luận hoàn thành bảng “Các con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng đã được hấp thụ”

HS quan sát H29.3 đọc thông tin và thảo luận hoàn thành bảng “Các con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng đã được hấp thụ”

sau đó trình, HS khác nhận xét, bổ sung Yêu cầu nêu được:

- Các chất dinh dưỡng sau khi được hấp thụ qua thành ruột sẽ đi theo hai con đường về tim:

+ Theo mao mạch bạch huyết: gồm vitamin tan trong dầu và 70% lipit

+ Theo mao mạch máu: Các chất dinh

II. Con đường vận chuyển, hấp thụ các chất và vai trò của gan

- Các chất dinh dưỡng sau khi được hấp thụ qua thành ruột sẽ đi theo hai con đường về tim:

+ Theo mao mạch bạch huyết:

gồm vitamin tan trong dầu và 70%

lipit

+ Theo mao mạch máu: Các chất dinh dưỡng khác và 30% lipit

- Gan có vai trò điều hòa nồng độ các chất dự trữ trong máu luôn ổn

(31)

dưỡng khác và 30% lipit

- GV: Gan đóng vai trò gì trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng về tim?

Gọi HS trình bày

Gan có vai trò điều hòa nồng độ các chất dự trữ trong máu luôn ổn định và khử độc

- GV nhận xét và yêu cầu HS tự rút ra kết luận

định và khử độc

* Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của ruột già trong quá trình tiêu hóa (3 p) - Mục tiêu: Biết vai trò của ruột già.

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa

- PP dạy học: đóng vai, hỏi chuyên gia, vấn đáp – tìm tòi, hoạt động nhóm - Kĩ thuật dạy học: kt trả lời, kĩ thuật chia nhóm, kt lắng nghe tích cực -Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV yêu cầu HS đọc thông tin

- HS đọc thông tin và ghi nhớ

GV: Vai trò chủ yếu của ruột già trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người là gì?

Gọi HS trả lời

Ruột già hấp thụ lại nước cần cho cơ thể và thải phân

- GV giảng giải thêm:

+ Ruột già không phải là nơi chứa phân + Ruột già có hệ sinh vật

+ Hoạt động cơ học của ruột già: dồn chất chứa trong ruột xuống ruột thẳng

- GV liên hệ thực tế:

+ Bệnh táo bón + Viêm đại tràng

+ Khuyên học sinh ăn nhiều chất sơ, vận động vừa phải khi ăn no

III. Thải phân

- Ruột già hấp thụ lại nước cần cho cơ thể

- Thải phân

* Hoạt động 4: Tìm hiểu nguyên nhân gây hại cho hệ tiêu hóa (7p)

(32)

- Mục tiêu: Biết các tác nhân có hại cho hệ tiêu hoá.

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa

- PP dạy học: đóng vai, hỏi chuyên gia, vấn đáp – tìm tòi, hoạt động nhóm - Kĩ thuật dạy học: kt trả lời, kĩ thuật chia nhóm, kt lắng nghe tích cực - Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh về một

số bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa và đọc thông tin, thảo luận hoàn thành bảng “Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa”

- HS quan sát tranh vẽ về một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa và đọc thông tin, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận - GV hoàn thiện kiến thức cho HS

IV. Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hoá

- Nội dung ghi như phiếu học tập

* Hoạt động 5: Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại (7p )

- Mục tiêu: Biết các biện pháp cơ bản để bảo vệ hệ tiêu hoá.

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa

- PP dạy học: đóng vai, hỏi chuyên gia, vấn đáp – tìm tòi, hoạt động nhóm - Kĩ thuật dạy học: kt trả lời, kĩ thuật chia nhóm, kt lắng nghe tích cực - Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV yêu cầu HS đọc thông tin và thảo luận nhóm

+ Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách?

+ Thế nào là ăn uống hợp vệ sinh?

+ Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp cho sự tiêu hóa đạt hiệu quả?

- HS đọc thông tin, thảo luận thống nhất ý kiến GV đến các nhóm QS, giúp đỡ các nhóm còn yếu.

- GV gọi đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét - GV nhận xét và yêu cầu HS tự rút ra kết luận.

V. Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả

- Ăn uống hợp vệ sinh - Khẩu phần ăn hợp lý - Ăn uống khoa học

- Vệ sinh răng miệng đúng

(33)

GV: ? Khi ăn uống chúng ta cần chú ý điều gì để bảo vệ hệ tiêu hóa?

Gọi HS trình bày ý kiến

Gọi các HS khác bổ sung (nếu cần)

GV: GD HS bảo vệ môi trường đất, nước: sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học để có được thức ăn sạch

cách

4. Củng cố (5p)

- Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng?

- Trình bày các con đường vận chuyển chất dinh dưỡng sau khi hấp thụ qua thành ruột

- Nêu các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa và mức độ ảnh hưởng của chúng đối với hệ tiêu hóa?

- Trình bày các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa?

5. Hướng dẫn về nhà (2p) - Học bài theo các câu hỏi sgk - Đọc mục “ Em có biết”

- Soạn bài mới: Trao đổi chất. Tìm hiểu SGK, thông tin trên mamgj quá trình trao đổi chất, trả lời các câu hỏi thảo luận trong bài

V. Rút kinh nghiệm

Ngày soạn: 16/12/2020 TIẾT 32 Ngày giảng: 26/12

ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS hệ thống hoá kiến thức đã học trong học kì I: TB, mô, cơ quan, hệ cơ quan.

Cấu tạo và c/n sinh lí của các hệ cơ quan: vận động, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện cho HS vận dụng kiến thức, khái quát hoá theo chủ đề và hoạt động nhóm

(34)

3. Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức rèn luyện thân thể và nghiêm túc trong học tập

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT,...

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp, sử dụng hình vẽ, giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức vào cuộc sống, …

II. CHUẨN BỊ - Chuẩn bị của GV:

Hệ thống câu hỏi. Các bảng chuẩn kiến thức, bảng nhóm Bút dạ. Máy tính, máy chiếu, màn chiếu

- Chuẩn bị của HS: Xem lại những bài đã học. Đề cương ôn tập. Hoàn thành bảng theo sự phân công

III. PHƯƠNG PHÁP

Vấn đáp tái hiện, hoạt động nhóm

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY – GIÁO DỤC 1. Ổn định

2.KTBC: xen vào tiết ôn 3. Bài mới

Hoạt động 1. Hệ thống hoá kiến thức. (30 phút)

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức về TB, mô, cơ quan, hệ cơ quan. Cấu tạo và c/n các hệ cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, vận động.

- Thời gian: 30 phút

- Phương pháp:Phương pháp nhóm, vấn đáp tìm tòi, thuyết trình,...

- Cách tiến hành:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Như đã phân công của GV: chia lớp thành

6 nhóm và yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng kiến thức của nhóm mình từ 35.1-6 SGK

HS đại diện các nhóm trình bày bằng thuyết trình, bổ sung

GV giúp học sinh hoàn thiện bảng

(35)

* Bảng 35-1: Khái quát về cơ thể người Cấp độ

tổ chức

Đặc điểm

Cấu tạo Vai trò

Tế bào Gồm: Màng, TBC có các bào quan, nhân.

Là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể.

Mô Tập hợp các tế bào chuyên hoá có cấu trúc giống nhau.

Tham gia cấu tạo nên các cơ quan.

Cơ quan

Được tạo nên bởi các mô khác nhau.

Tham gia cấu tạo và thực hiện 1 chức năng nhất định của hệ cơ quan.

Hệ cơ quan Gồm các cơ quan có mối liên hệ về chức năng

Thực hiện 1 chức năng nhất định của cơ thể

* Bảng 35-2: Sự vận động của cơ thể Hệ c/q thực

hiện v/đ

Đặc điểm cấu tạo đặc trưng

Chức năng Vai trò chung Bộ xương - Gồm nhiều xương

liên kết với nhau qua các khớp

- Có tính chất cứng rắn, đàn hồi

Tạo bộ khung cơ thể Bảo vệ

Nơi bám của cơ

Giúp cơ thể hoạt động để thích ứng với môi trường

Hệ cơ - Tế bào cơ dài

- Có khả năng co dãn

Cơ co dãn giúp cơ thể hoạt động

[

* Bảng 35-3: Tuần hoàn

Hệ tuần hoàn máu

quan

Đặc điểm cấu tạo đặc trưng

Chức năng Vai trò chung

Tim - Có van nhĩ thất và van động mạch - Co bóp theo chu kì gồm 3 pha

Bơm máu liên tục theo 1 chiều từ TN vào TT và từ TT vào ĐM

Giúp máu tuần hoàn liên tục

theo 1 chiều trong cơ thể, nước mô cũng

liên tục được

(36)

đổi mới, bạch huyết cũng liên

tục được lưu thông Hệ

mạch

Gồm: Động mạch, tĩnh mạch và mao mạch

Dẫn máu từ tim đi khắp cơ thể và từ khắp cơ thể về tim

* Bảng 35-4: Hô hấp Các giai

đoạn chủ yếu trong hô hấp

Cơ chế

Vai trò

Riêng Chung

Thở Hoạt động phối hợp của lồng ngực và cơ hô hấp

Giúp không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới

Cung cấp O2 cho TB và thải CO2

ra khỏi cơ thể TĐK ở

phổi

Các khí (O2, CO2) k.

tán từ nơi có { cao} ->

{thấp}

Tăng nồng độ O2 và giảm nồng độ CO2 trong máu TĐK ở TB Các khí (O2, CO2)

k.tán từ nơi có { cao} -

> {thấp}

Cung cấp O2 cho TB và nhận CO2 do TB thải ra

*Bảng 35-5: Tiêu hoá C/q thực hiện

Hoạt Loại động chất

Khoang miệng

Thực quản

Dạ dày Ruột non

Ruột già

Tiêu hoá

Gluxit x x

Lipit x

Prôtêin x x

Hấp thụ

Đường x

A.béo và Glixerin

x

a.a x

* Bảng 35-6: TĐC và chuyển hoá

(37)

Các quá trình Đặc điểm Vai trò

TĐC

ở cấp cơ thể

- Lấy các chất cần thiết cho cơ thể từ môi trường ngoài

- Thải các chất cặn bã, thừa, ra môi

trường ngoài Là cơ sở

cho quá trình

chuyển hoá Ở cấp TB

- Lấy các chất cần thiết cho TB từ môi trường trong

- Thải các sp’ phân huỷ vào môi trường trong

Chuyển hóa

Đồng hoá - Tổng hợp các chất đặc trưng cho cơ thể

- Tích luỹ năng lượng

Dị hoá

- Phân giải các chất của TB

- Giải phóng năng lượng cho mọi h/đ sống của TB và cơ thể

Hđ 2. Thảo luận câu hỏi. (11 phút)

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức về TB, mô, cơ quan, hệ cơ quan. Cấu tạo và c/n các hệ cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, vận động.

- Thời gian: 11 phút

- Phương pháp:Phương pháp nhóm, vấn đáp tìm tòi, thuyết trình,...

- Cách tiến hành:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

GV Y/C học sinh các nhóm trả lời câu hỏi 1-3 SGK.

Các nhóm thảo luận hoàn thành 3 câu hỏi

GV gọi đại diện các nhóm trả lời, bổ sung

- GV để HS của các nhóm đánh giá kq của nhóm khác.

- GV nhận xét: giúp HS hoàn thiện kiến thức.

=> Kết luận: câu 1

1-Mọi cơ quan của cơ thể người đều đc cấu tạo từ tế bào.(Tế bào xg, tb cơ, hồng cầu..)

-Các tb tham gia vào hđg chức năng của các cơ quan. (Hđg của các cơ tơ trg tb giúp bắp cơ co dãn.) 3 -Hệ tuần hoàn : Mang O2 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hoá tới các tế bào, mang các sản phẩm thải từ các tế bào tới đi tới hệ hô hấp và bài tiết

- Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí : Lấy O2 từ môi trường ngoài cung cấp cho các tế bào, thải khí

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sơ đồ thể hiện mối quan hệ thức ăn giữa ngô, châu chấu và ếch.. - Mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên được diễn ra như

Câu hỏi trang 37 SGK Vật Lí 10: Hãy tìm thêm ví dụ về chuyển động biến đổi trong cuộc sống. - Tên lửa lúc bắt đầu phóng.. - Thả rơi một quả bóng rổ. Gia tốc của chuyển

- Trong 2 giây đầu tiên: chuyển động thẳng đều với vận tốc 1 m/s. - Từ giây thứ 2 đến giây thứ 4: chuyển động nhanh dần đều. - Từ giây thứ 8 đến giây thứ 9: chuyển

Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân số electron lớp ngoài cùng tăng.. ⇒ Lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng tăng dẫn đến bán kính

Câu hỏi mở đầu trang 80 SGK Hóa học 10: Phản ứng giữa đường glucose với oxygen tạo ra carbon dioxide, hơi nước và toả nhiều nhiệt?. Sau khi chơi thể thao, cơ thể

b*) Giải thích vì sao sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng là nguyên nhân quyết định đến sự biến đổi tính tuần hoàn về tính chất hóa học của các

Vấn đề dạy ngữ pháp trong giáo dục ngoại ngữ Swan (2011) [17:493] cho rằng “việc dạy ngoại ngữ không phụ thuộc nhiều vào những mô hình lý thuyết cụ thể cho

Kết quả phân tích điểm số của thức ăn của 56 mẫu cá có chứa thức ăn trong ống tiêu hóa trong tổng số 215 mẫu cá cho thấy loài này thuộc nhóm cá ăn tạp thiên về mùn