• Không có kết quả nào được tìm thấy

Su 11 KT cuoi HKII 20 21 7bd0918226

Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Su 11 KT cuoi HKII 20 21 7bd0918226"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

UBND TỈNH BẮC NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2020 - 2021

Môn: Lịch sử - Lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm).

Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1. Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) là gì?

A. Một số đảng cộng sản thành lập và lãnh đạo phong trào đấu tranh.

B. Một số nước tiến hành khởi nghĩa vũ trang và giành được độc lập.

C. Nhiều nước chọn con đường thương lượng và giành được độc lập.

D. Các nước trong khu vực đã có sự liên kết chặt chẽ trong đấu tranh giành độc lập.

Câu 2. Sự kiện nào mở đầu Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?

A. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. B. Đức tuyên chiến với Liên Xô.

C. Khối Đồng minh tuyên chiến với Đức. D. Đức tấn công Ba Lan.

Câu 3. Thực dân Pháp chọn địa điểm nào để mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam năm 1858?

A. Đà Nẵng. B. Gia Định. C. Huế. D. Hà Nội.

Câu 4. Ai là người chỉ huy quân sĩ chiến đấu chống Pháp ở thành Hà Nội năm 1882?

A. Hoàng Diệu. B. Nguyễn Thiện Thuật. C. Trương Định. D. Nguyễn Tri Phương.

Câu 5. Với Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế đã nhượng Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và nơi nào cho Pháp?

A. Tỉnh Vĩnh Long. B. Đảo Côn Lôn. C. Tỉnh Hà Tiên. D. Tỉnh An Giang.

Câu 6. Điểm khác giữa Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) mà triều đình Huế kí với thực dân Pháp là

A. ranh giới của Trung Kì. B. chế độ cai trị ở Nam Kì.

C. vấn đề ngoại giao. D. quyền lợi kinh tế của Pháp.

Câu 7. Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy để hưởng ứng chiếu Cần vương?

A. Đinh Công Tráng. B. Nguyễn Thiện Thuật. C. Phạm Bành. D. Phan Đình Phùng.

Câu 8. Khi thực dân Pháp bắt đầu tấn công xâm lược Việt Nam (1858), thái độ của triều đình Huế như thế nào?

A. Lãnh đạo nhân dân đứng lên chống Pháp.

B. Chủ động đàm phán với Pháp.

C. Thỏa hiệp, phối hợp với Pháp để đàn áp nhân dân.

D. Tỏ ra run sợ, nhanh chóng chấp nhận đầu hàng.

Câu 9. Trong giai đoạn 1885 - 1888, phong trào Cần vương

A. diễn ra ở các tỉnh đồng bằng. B. diễn ra mạnh mẽ ở Trung Kì.

C. bùng nổ khắp cả nước. D. mở rộng khắp Bắc Kì.

Câu 10. Trong phong trào Cần vương, cuộc khởi nghĩa nào có thời gian dài nhất?

A. Khởi nghĩa Ba Đình. B. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

C. Khởi nghĩa Hương Khê. D. Khởi nghĩa Yên Thế.

Câu 11. Thực dân Pháp chủ yếu kết hợp biện pháp nào trong quá trình xâm lược Việt Nam (1858 - 1884)?

A. Quân sự và kinh tế. B. Truyền giáo và quân sự.

C. Kinh tế và chính trị. D. Quân sự và chính trị.

Câu 12. Nét nổi bật về kinh tế trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam là A. áp dụng những tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.

B. đầu tư lớn cho ngành công nghiệp nặng.

C. đầu tư lớn để mở rộng một số cảng biển, cảng sông.

D. chính sách cướp đoạt ruộng đất.

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm).

Câu 1 (3,0 điểm).

Nêu nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).

Câu 2 (4,0 điểm).

Trình bày hoàn cảnh bùng nổ phong trào Cần vương. Nhận xét về sự thất bại của phong trào này.

(2)

===== HẾT =====

UBND TỈNH BẮC NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (Hướng dẫn chấm gồm 01 trang)

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

NĂM HỌC: 2020 – 2021 Môn: Lịch sử; Lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Đáp án A D A A B A B A C C D D

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu Nội dung Điểm

1 Nêu nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). 3,0 - Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản dẫn đến tương quan lực lượng của các

cường quốc thay đổi… mâu thuẫn giữa các nước đế quốc gay gắt… 1,0 - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) dẫn đến sự xuất hiện của chủ nghĩa

phát xít… Các nước phát xít đẩy mạnh hoạt động quân sự… 1,0 - Thái độ dung dưỡng, thỏa hiệp của Anh, Pháp, Mĩ đối với chủ nghĩa phát xít, tạo

điều kiện cho các nước phát xít thực hiện mục tiêu gây chiến tranh…

1,0 2 Trình bày hoàn cảnh bùng nổ phong trào Cần vương. Nhận xét về sự thất bại của

phong trào này.

4,0

* Hoàn cảnh lịch sử

- Phong trào phản đối Hiệp ước 1883 và Hiệp ước 1884 diễn ra sôi nổi, nhiều toán nghĩa quân hoạt động mạnh xung quanh Hà Nội, Bắc Ninh, Sơn Tây… 0,75 - Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là Tôn Thất Thuyết, mạnh tay hành động....

0,75 - Đêm ngày 4 rạng ngày 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh cho các đạo quân tấn công tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá…

0,75 - Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên căn cứ Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.

0,75

* Nhận xét sự thất bại của phong trào

- Phong trào Cần vương thất bại do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là thiếu một đường lối đúng đắn và một bộ chỉ huy thống nhất, các cuộc đấu tranh thiếu liên kết…

0,5 - Sự thất bại của phong trào đánh dấu sự thất bại của con đường cứu nước theo ý thức

hệ phong kiến… 0,5

---HẾT---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Khi thất bại trong một cuộc binh biến năm 1885, Tôn Thất Thuyết đã đưa Hàm Nghi đi Quảng Trị và chính ông nhân danh Hàm Nghi đã ra chiếu Cần Vương, kêu

Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương. * Nguyên nhân

Đây là một điều rất đáng buồn, và đây cũng là lí do tại sao tôi viết quyển sách này, vì tôi biết có vô số ngƣời không thể thấy đƣợc giá trị những lần thất bại của

Một trong những nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ sau CTTG thứ nhất đến đầu năm 1930 là do giai cấp tư sảnA.

- Đồng thời chúng đã đưa Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo và những luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta. - Phong kiến phương Bắc muốn đồng hóa dân ta, bắt dân ta

Sự thất bại hoàn toàn của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.. Sự thất bại hoàn toàn của khuynh hướng theo lập trường

- Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế ( đứng đầu là Tôn Thất Thuyết) mạnh tay hành động:.. + Phế bỏ những ông vua

Câu 8: Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất rút ra từ sự thất bại của các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là... phải