• Không có kết quả nào được tìm thấy

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ LỚP 10

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 "

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ LỚP 10

Câu 1 (3.0 điểm)

Căn cứ vào cơ cấu xã hội của các quốc gia cổ đại phương Tây, hãy làm rõ khái niệm, tính chất điển hình của chế độ chiếm hữu nô lệ? Vì sao chế độ đó khủng hoảng và sụp đổ?

(Quốc học Huế + Hùng Vương +Thái Bình, Hải Phòng, Ninh Bình, Lào Cai)

NỘI DUNG ĐÁP ÁN ĐIỂM Căn cứ vào cơ cấu xã hội của các quốc gia cổ đại phương Tây làm rõ

khái niệm, tính chất điển hình của chế độ chiếm hữu nô lệ:

3,0

*Cơ cấu xã hội:

- Nô lệ:

+ Nguồn gốc: do buôn bán nô lệ, tù binh chiến tranh, cướp biển,…

+ Số lượng: đông đảo, gấp chục lần chủ nô và những người bình dân.

+ Vai trò: là lực lượng sản xuất chủ yếu.

+ Thân phận địa vị: lệ thuộc hoàn toàn vào chủ, không có quyền lợi gì kể cả quyền được coi là một con người.

0,5

- Bình dân:

+ là những người dân tự do, có nghề nghiệp.

+ có chút ít tài sản, tự sống bằng lao động của bản thân.

+ số đông sống nhờ trợ cấp xã hội, coi khinh lao động.

0,5 - Chủ nô:

+ xuất thân: là những chủ xưởng, chủ lò, chủ thuyền.

+ sở hữu nhiều nô lệ.

+ có thế lực về kinh tế và chính trị.

+ vai trò: quản lý, cai trị xã hội.

0,5

* Khái niệm: Là một chế độ kinh tế - xã hội tồn tại và phát triển dựa chủ yếu trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ. Đó là một hình thức phát triển cao của nền kinh tế thời cổ đại và cũng là hình thức bóc lột đầu tiên, thô bạo nhất của xã hội có giai cấp.

0,5

* Nguyên nhân khủng hoảng và sụp đổ:

- Nô lệ trở thành lực lượng quan trọng của thị quốc, nhưng bị khinh rẻ và loại trừ khỏi đời sống xã hội. Vì thế nô lệ không ngừng đấu tranh phản kháng chế độ chiếm nô.

0,25

- Đấu tranh của nô lệ:

+ Năm 73 TCN, nô lệ đã khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Xpac-ta-cút, thu hút hàng vạn nô lệ và dân nghèo Italia tham gia…

+ Từ thế kỉ III, cuộc đấu tranh chuyển sang hướng mới. Họ tìm mọi cách để chây lười, trốn việc, đập phá công cụ…

0,25

(2)

2

- Sự xâm nhập của người Giéc man vào đế quốc Rôma. 0,25 - Sản xuất bị giảm sút, đình đốn. Xã hội chiếm nô bị khủng hoảng trầm trọng.

Đế quốc Rôma bị sụp đổ.

0,25

Câu 2 (2.5 điểm)

Trình bày hoạt động đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Đâu là cơ sở để các triều đại phong kiến Trung Quốc đưa ra chính sách đối ngoại đó?

Mối quan hệ của Trung Quốc phong kiến đối với nước ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII ? (Lào Cai).

NỘI DUNG ĐÁP ÁN ĐIỂM

*Hoạt động đối ngoại: 1,0

Các triều đại phong kiến Trung Quốc thực hiện chính sách bành trướng, mở rộng lãnh thổ.

0.5 - Nhà Tần: đánh lên phương Bắc, đánh xuống phương Nam... Nhà Đường:

mở rộng lãnh thổ ra bốn phía.

- Nhà Minh, Thanh: đem quân đi xâm lược các nước láng giềng...

0.5

* Cơ sở đưa ra chính sách đối ngoại: 0,5

- Tư tưởng “Đại Hán” coi các nước xung quanh là “man, di, mọi, rợ”. 0.25 - Đất nước rộng lớn, dân đông, có tiềm lực kinh tế, quân sự; có nền văn

minh lâu đời.

0.25

* Mối quan hệ của Trung Quốc với nước ta thời phong kiến: 1,0 - Triều đại nào cũng đem quân xâm lược nước ta: Nhà Tống 2 lần mang

quân xâm lược nước ta, nhà Minh đem quân xâm lược...Nhà Thanh...

0.25 - Nhân dân ta đã tiến hành những cuộc chiến tranh vệ quốc và giành thắng

lợi: Hai lần kháng chiến chống Tống ( thế kỉ X, XI), chống Mông Nguyên, chống Minh...Kháng chiến chống Thanh cuối thế kỉ XVIII.

0.5

- Ngoài ra hai nước vẫn có quan hệ hòa hiếu, giao lưu kinh tế, văn hóa... 0.25 Câu 3 (3,0 điểm)

Trình bày nguyên nhân, điều kiện và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý thời hậu kỳ trung đại. Các cuộc phát kiến địa lý có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển của xã hội Tây Âu và đối với nước ta?

(Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quảng Nam) + Hạ Long, Nguyễn Trãi, Hùng Vương, Huế,Việt Bắc, Tuyên Quang).

NỘI DUNG ĐÁP ÁN ĐIỂM

* Nguyên nhân, điều kiện và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý: 1,5 - Nguyên nhân:

+ Vào TK XV kinh tế hàng hóa ở Châu Âu phát triển làm nảy sinh nhu cầu

0.5

(3)

3 lớn về nguyên liệu, thị trường, vàng bạc...

+ Việc buôn bán với các nước phương Đông bị ách tắc bởi con đường giao thông qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kỳ độc chiếm...

- Điều kiện:

+ KHKT có những bước tiến đáng kể: hiểu biết về địa lý, sử dụng la bàn, hải đồ…

+ Kỹ thuật đóng tàu có ngững bước tiến mới: tàu có bánh lái, hệ thống buồm lớn, có sàn, boong đặt được đại bác...

0.5

- Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý: Được coi như một “cuộc cách mạng thực sự” trong lĩnh vực giao thông và tri thức:

+ Giúp con người hình dung được hình ảnh về hành tinh và bề rộng trái đất.

+ Tìm thấy những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới...

+ Mở ra những con đường giao thương mới, tạo ra thị trường mới...

+ Chấm dứt thời kỳ cách biệt Đông Tây, mở ra giai đoạn mới trong giao lưu quốc tế giữa các quốc gia và các nền văn minh, văn hóa khác nhau...

0.5

* Ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội Tây Âu và đối với nước ta: 1,5 - Ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội Tây Âu:

+ Đã đáp ứng được yêu cầu khách quan đặt ra cho xã hội Tây Âu lúc bấy giờ. Góp phần đem lại cho triều đình và thương nhân Tây Âu những hàng hóa, nguyên liệu vô cùng quý giá, vàng bạc, châu báu... thúc đẩy công thương nghiệp Tây Âu phát triển.

+ Mở ra thời kỳ xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa ở Châu Phi, Mĩ la tinh và Châu Á, mở đầu cho sự ra đời của chủ nghĩa thực dân.

0.5

Lưu ý: Nếu trong phần Hệ quả HS có cả 2 ý của phần ảnh hưởng tới xã hội Tây Âu thì có thể cho tối đa 0,75 điểm.

Phần Ảnh hưởng tới xã hội Tây Âu vẫn chấm ý như đáp án. Nếu HS nêu được ý thì cho 0,25.

- Ảnh hưởng đối với nước ta:

+ Sau phát kiến địa lý, TK XVI- XVII thuyền buôn Châu Âu ( Bồ Đào Nha, Tây BanNha, Pháp, Anh...) đến buôn bán ở nước ta ngày càng nhiều, bước đầu đưa nước ta tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế đang phát triển.

+ Góp phần mở rộng thị trường trong nước và thúc đẩy sự hưng thịnh của một số đô thị.

0.5

+ Các giáo sĩ đạo Thiên Chúa đến truyền đạo ở nước ta... chữ Quốc ngữ ra đời...

+ Các nước tư bản phương Tây nhất là Pháp bắt đầu nhòm ngó và xâm lược nước ta…

0.5

(4)

4 Câu 4 (3.0 điểm)

Khái quát các cuộc đấu tranh vũ trang tiêu biểu nhất của nhân dân ta từ thế kỉ I–X ? Nêu nhận xét chung về các cuộc đấu tranh đó?

(Thái Bình + Vĩnh Phúc, Chu Văn An, Thái Nguyên, Lê Thánh Tông - Quảng Nam, Hùng Vương, Huế, Yên Bái, Việt Bắc).

NỘI DUNG ĐÁP ÁN ĐIỂM a. Khái quát các cuộc đấu tranh vũ trang tiêu biểu từ thế kỉ I - X 2,5 1. Năm 40 k/n Hai Bà Trưng

- Tháng 3 - 40 HBT phất cờ k/n được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng, chiếm được Cổ Loa buộc thái thú Tô Định trốn về TQ. K/n thắng lợi, Trưng Trắc lên làm vua xây dựng chính quyền tự chủ.

- Mùa hè 42, Nhà Hán đưa 2 vạn quân sang xâm lược. HBT tổ chức k/c anh dũng nhưng do lực lượng quá chênh lệch k/n thất bại, HBT hy sinh.

- Ý nghĩa: Mở đầu cho cuộc đấu tranh chống áp bức đô hộ. Khẳng định khả năng và vai trò của người phụ nữ trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.

0,5

2. Năm 542 k/n Lí Bí

- Năm 542 Lý Bí liên kết hào kiệt các châu miền Bắc khởi nghĩa lật đổ chế độ đô hộ.

- Năm 544 Lý Bí lên ngôi vua, đặt niên hiệu Thiên Đức, đặt tên nước Vạn Xuân. Định đô ở miền cửa sông Tô Lịch (sử cũ gọi đây là nhà Tiền Lý).

- Ý nghĩa:

+ Giành được độc lập tự chủ sau 500 năm đấu tranh bền bỉ. Khẳng định được sự trưởng thành của ý thức dân tộc của bộ phận hào trưởng địa phương người Việt.

+ Đánh dấu bước phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc …

0,5

3. Năm 905 k/n Khúc Thừa Dụ

- Năm 905, nhân cơ hội nhà Đường suy yếu, được sự ủng hộ của nhân dân, Khúc Thừa Dụ đánh chiếm thành Tống Bình, giành quyền tự chủ. Triều đình nhà Đường buộc phải phong cho Khúc Thừa Dụ chức Tiết độ sứ…

- Ý nghĩa: Đặt nền móng vững chắc để tiến tới độc lập hoàn toàn cho dân tộc…

0,5

4. Năm 938 chiến thắng Bạch Đằng

- Năm 938 Nam Hán xâm lược nước ta, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân giết chết tên phản tặc Kiều Công Tiễn (cầu viện Nam Hán) và tổ chức đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, đập tan âm mưu xâm lược của Nam Hán.

- Ý nghĩa: Bảo vệ vững chắc nền độc lập tự chủ của đất nước. Mở ra một thời đại mới, thời đại độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc. Kết thúc vĩnh viễn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc.

0,5

(5)

5

b. Nhận xét chung 1,0

- Nguyên nhân: Chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc. Nhân dân ta anh dũng đứng lên phất cờ khởi nghĩa

0,25 - Những cuộc đấu tranh từ thế kỷ I đến thế kỷ X diễn ra liên tục, mạnh mẽ,

tính chất quyết liệt.

0,25 - Nhiều cuộc khởi nghĩa có qui mô lớn và giành được thắng lợi bước đầu và

thắng lợi lớn nhất với chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng, kết thúc hoàn toàn thời kỳ phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.

0,25

- Lực lượng lãnh đạo: tầng lớp hào trưởng dân tộc với sự tham gia đông đảo tầng lớp nhân dân. Qua đó nói lên tinh thần yêu nước và quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập dân tộc.

0,25

Câu 5 (3.0 điểm)

Vì sao Phật giáo phát triển dưới thời Lý – Trần? Những biểu hiện của sự phát triển Phật giáo về các mặt chính trị, văn hóa và xã hội nước ta thời đó.

(Lê Thánh Tông (Quảng Nam) + Hùng Vương, Thái Nguyên)

NỘI DUNG ĐÁP ÁN ĐIỂM

a. Phật giáo phát triển dưới thời Lý – Trần vì: 1,0

- Chế độ phong kiến còn trong giai đoạn đầu nên Nho giáo chưa có điều kiện trở thành tư tưởng thống trị xã hội.

0,25 - Phật giáo được truyền vào nước ta từ thời bắc thuộc, có nội dung phù hợp

với phong tục tập quán, tâm lí người Việt nên được dân ta tiếp thu và phát triển.

0,25 - Phật giáo có mối quan hệ tự nhiên, gắn bó với người đứng đấu triều Lý (Lý

Công Uẩn), do vậy có điều kiện phát triển.

0,25 - Các vị sư tăng thời Lý –Trần có nhiều cao tăng với kiến thức uyên thâm,

yêu nước thương dân, tâm huyết với thế sự.

0,25 b.Biểu hiện về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội: 2,0 - Chính trị:

Thời Lý - Trần, Phật giáo trở thành quốc giáo, Đại Việt sử kí toàn thư viết:

“Lý Thái Tổ lên ngôi mới được hai năm, tôn miếu chưa dựng, xã tắc chưa lập mà trước đã dựng 8 chùa ở phủ Thiên Đức… cấp độ điệp cho hơn 1000 người ở kinh sư làm tăng”.

Nhiều nhà sư có tài, có đức được nhân dân tôn trọng, cùng với triều đình tham gia bàn việc nước: Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh…

Vị vua khai sáng nhà Lý cũng là một nhà sư, các vị vua thời Lý, Trần nhiều người tôn sùng đạo Phật và đi tu.

0,75

(6)

6 - Văn hóa:

+ Vua quan góp tiền xây dựng chùa, đúc chuông, xây tượng, viết giáo lí nhà Phật, chùa chiền mọc lên khắp nơi.

0,25 + Trần Nhân Tông – vị vua thời Trần trở thành vị Phật hoàng sáng lập

trường phái Trúc lâm Yên Tử, tồn tại tới ngày nay.

0,25 + Ảnh hưởng của đạo Phật không chỉ trong kiến trúc mà còn trong văn học,

trong sinh hoạt, nếp sống, nếp nghĩ của người dân.

0,25 - Xã hội:

Phật giáo được truyền bá sâu rộng vào đời sống tinh thần của nhân dân ta.

Một vị quan thời Trần nhận xét: “Thiên hạ năm phần thì sư tăng chiếm một, chỗ nào có người ở thì đều có chùa thờ Phật”

0,5

Câu 6 (3 điểm)

Hãy đánh giá vai trò của phong trào Tây Sơn đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc ta ở cuối thế kỉ XVIII.

(Yên Bái + Hải phòng, Vĩnh Phúc, Điện Biên, Huế, Quảng Nam,Chu Văn An, Hưng yên, Hà Nam,Quảng ngãi,Việt Bắc, Hạ long)

NỘI DUNG ĐÁP ÁN ĐIỂM 1. Phong trào Tây Sơn đặt cơ sở cho việc hoàn thành thống nhất đất

nước 1,0

- Thế kỉ XVIII: Đất nước bị chia cắt về lãnh thổ, chế độ phong kiến khủng

hoảng… 0,25

- Năm 1771: phong trào Tây Sơn bùng nổ:

+ Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn… 0,25

+ Đánh đổ chính quyền Lê – Trịnh… 0,5

2. Phong trào Tây Sơn đánh tan các thế lực ngoại xâm, bảo vệ chủ

quyền dân tộc 1,0

* Kháng chiến chống Xiêm (1785)… 0,5

* Kháng chiến chống Thanh (1789)… 0,5

3. Vương triều Tây Sơn đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng đất

nước 1,0

- Sau khi kết thúc chiến tranh, Quang Trung thi hành hàng loạt chính sách cải cách tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đất nước dần dần ổn định và phát triển. Nhà nước Tây Sơn được đánh giá tương đối tiến bộ trong lịch sử, khẳng định chủ quyền, vị thế của nước ta trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là với phong kiến phương Bắc.

0,75

- Tuy nhiên, sau khi Quang Trung qua đời (1792), triều Tây Sơn không còn chỗ dựa, đã mất dần vai trò tiến bộ và nhanh chóng bị thất bại trước cuộc tiến công của Nguyễn Ánh.

0,25

(7)

7 Câu 7 (2,5 điểm)

Trình bày khái quát chính sách ngoại giao của các triều đại Lý, Trần, Lê sơ.

Đảng và Nhà nước ta cần phải vận dụng như thế nào đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

(Hạ Long +Hải phòng, Vĩnh Phúc,Nguyễn Trãi,,Bắc Ninh, Chu Văn An,Quảng Ngãi,Thái bình,Ninh Bình, Bình Định, Tuyên Quang, Điện Biên)

NỘI DUNG ĐÁP ÁN ĐIỂM a. Khái quát chính sách đối ngoại của các triều đại Lý, Trần, Lê sơ. 1,5

* Đối với phong kiến phương Bắc:

- Thực hiện chính sách ngoại giao linh hoạt, mềm dẻo nhưng cứng rắn với phong kiến phương Bắc khi bị đe dọa toàn vẹn lãnh thổ hay bị coi thường, luôn giữ thể diện quốc gia, giữ hòa hiếu trong quan hệ Việt – Trung. Các triều đại phong kiến luôn có chính sách vùng biên giới rất nghiêm ngặt, thực hiện triều cống, giữ lệ thuần phục nhưng luôn luôn giữ vững tư thế của một quốc gia độc lập.

0.5

- Khi nền độc lập dân tộc bị đe dọa nhân dân Đại Việt kiên quyết đứng lên chống xâm lược…

0.25 - Trong và sau các cuộc chiến tranh, Đại Việt vẫn mong muốn giải quyết

bằng con đường hòa bình để duy trì hòa hiếu sau khi chiến tranh kết thúc.

Vì thế sau khi chiến tranh kết thúc, quan hệ hòa hiếu được thiết lập trên tinh thần “mỗi bên làm chủ một phương”.

0.25

* Đối với các nước láng giềng phía Nam và phía Tây: có lúc căng thẳng, nhưng nhìn chung thời Lý, Trần, Lê sơ luôn giữ thái độ thân thiện vừa mềm dẻo vừa cứng rắn để giữ vùng biên cương.

0.5

b. Đảng và nhà nước ta có thể kế thừa và phát huy chính sách đối ngoại thời Lý, trần, Lê sơ trong giai đoạn hiện nay:

1,0 - Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực và trong nước có những thay đổi rất

lớn so với bối cảnh thế kỷ XI – XV. Mối quan hệ quốc tế cũng phức tạp hơn nhiều, vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế cũng khác trước.

0.25

- Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán một đường lối đối ngoại: tuân thủ luật pháp quốc tế… chủ trương giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hòa bình, lên án, phản đối các hoạt động dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp.

0.25

- Việt Nam chủ trương làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, hợp tác hai bên cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ..

0.25 - Xây dựng đất nước phát triển bền vững về kinh tế, mạnh về tiềm lực quốc

phòng, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước khi chủ quyền bị xâm phạm.

0.25

(8)

8

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo năm 938 HĐ1: Tìm hiểu về con người Ngô Quyền: Đánh dấu x vào ô trống những thông tin đúng về Ngô Quyền: + Ngô Quyền là người

Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta, lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc rồi đánh tan quân xâm lược (năm 938). HĐ3:

- Các cuộc phát kiến địa lí được coi như “một cuộc cách mạng thực sự” trong lĩnh vực giao thông và tri thức: con người đã hình dung chính xác về quả đất, tìm

Câu 20: Vì sao dưới thời kỳ Bắc thuộc, nhân dân ta không ngừng vùng lên đấu tranh chống chính quyền đô hộ của các triều đại phong kiến Bắc.. Do các triều đại phong

Đó là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, kết thúc ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc đối với nước ta, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ của

- Sử cũ gọi thời gian từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời Bắc thuộc vì thời kì này dân ta mất nước, phải chịu ách đô hộ hà khắc của các triều đại phong kiến Trung Quốc,

Ngô Quyền đã lợi dụng hiện tượng gì của sông Bạch Đằng để đánh thắng quân địch. Hiện tượng

Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta, lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc rồi đánh tan quân xâm lược năm 938 3 Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng Chiến