• Không có kết quả nào được tìm thấy

GDCD 8 bài 16,17CD

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "GDCD 8 bài 16,17CD"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần: 24, Tiết: 24,

Ngày soạn: 13/04/2020

Chủ đề: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của ngườikhác, tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng ( Bài 16, 17)

(Đặt vấn đề bài 16, 17, nội dung bài học mục 3 bài 16,17) ,Bài tập 4 bài 16

A. Mục tiêu bài học:

a/ Kiến thức:

- Biết được những tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân

- Tài sản Nhà nước là tài sản thuộc sở hữu của dân, do Nhà nước chịu trách nhiệm quản lí b/ Kỹ năng:

- Biết cách tự bảo vệ quyền sở hữu.

- Biết tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng. Dũng cảm đấu tranh, ngăn chặn các hành vi xâm phạm tài sản Nhà nước, lợi ích cônh cộng.

c/ Thái độ:

- Có ý thức tôn trọng tài sản của mọi người và đấu tranh với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu

- Ý thức tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước, lợi ích công cộng.

B. Phương pháp dạy học

Học sinh có thể học trên internet xem thêm tài liệu sách báo, , trên website của trường C. NỘI DUNG

I. Lý thuyết :

Phần I. Đặt vấn đề bài 16 các em đọc và trả lời các câu hỏi sau

? Những người sau đây có quyền gì ?

1/ Người chủ xe máy. / Bán, tặng, cho người khác.

2/ Người được giao giữ xe. / Giữ gìn, bảo quản.

3/ Người mượn xe. / Sử dụng xe để đi.

? Người chủ xe máy có quyền gì ? - Bán, tặng, cho mượn. - Cất giữ xe trong nhà.

- Dùng để đi lại, chở hàng.

Người chủ xe máy có quyền : Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.

giải thích thêm:

+Chiếm hữu là chiếm giữ tài sản + Sử dụng là dùng đúng mục đích

(2)

+ Định đoạt là quyền quyết định tài sản.

? Chiếc bình cổ Ông An tìm được có thuộc về ông An không ? Vì sao

- Chiếc Bình cổ không thuộc về Ông An vì chiếc bình cổ thuộc về nhà nước..

? Ông An có quyền bán chiếc bình cổ đó không ? Vì sao ?

- Ông An không được bán vì bình cổ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.

Phần I. Đặt vấn đề bài 17 các em đọc và trả lời các câu hỏi sau

? Em hãy cho biết ý kiến của các bạn và ý kiến của Lan và giải thích ai đúng, ai sai ? - Ý kiến của Lan là đúng. Vì rừng là tài sản của quốc gia giao cho kiểm lâm, UBND địa phương quản lí nên các cơ quan này có trách nhiệm xử lí.

? Ở trường hợp của Lan em sẽ xử lí như thế nào ? - Em sẽ báo cho cơ quan có thẩm quyền can thiệp.

?Qua tình huống trên em rút ra bài học gì ? - Phải có trách nhiệm với tài sản Nhà nước.

?Em hãy kể tên một số tài sản thuộc của Nhà nước Tài sản của Nhà nước bao gồm : đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất , phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp....

Phần II. Nội dung bài học: Mục 3 bài 16,

? Những tài sản nào Nhà nước quy định phải đăng kí quyền sở hữu ? Vì sao phải đăng kí ? - Tài sản có giá trị như nhà ở, đất đai, xe ôtô, xe máy.

- Có đăng kí thì Nhà nước mới bảo hộ tài sản của công dân khi bị xâm phạm.

? Đăng kí quyền sở hữu có phải là biện pháp để công dân tự bảo vệ tài sản không ? Vì sao ? - Là biện pháp để công dân tự bảo vệ tài sản. Vì có đăng kí quyền sở hữu thì công dân có cơ sở để PL bảo vệ tài sản

3/Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân.

Phần II. Nội dung bài học: Mục 3 , bài 17

? Nhà nước quản lí tài sản nhà nước và lợi ích công cộng theo phương thức nào? Tự mình quản lí hay giao cho các tổ chức cá nhân quản lí? - Nhà nước quản lí tài sản bằng phảp luật giao cho người cán bộ quản lí.

? Nhà nước quản lí tài sản bằng cách nào?

- Bằng pháp luật dưới mọi hình thức tuyên truyền, giáo dục, vận động.

Nội dung bài học cần ghi nhớ

- Nhà nước quản lí tài sản bằng phảp luật giao cho người cán bộ quản lí.

- Bằng pháp luật dưới mọi hình thức tuyên truyền, giáo dục, vận động.

(3)

II. Bài tập vận dụng A. Trắc nghiệm

Câu 1: Theo em những tài sản nào dưới đây thuộc quyền sở hữu cá nhân?

A. Tiền tiết kiệm của người gửi trong ngân hàng.

B. Sân bay, đường cao tốc, nhà ga.

C. Đất đai ,rừng núi, khoáng sản.

D. Cổ vật tìm thấy khi đào móng làm nhà.

Câu 2 : Quyền sở hữu tài sản của công dân bao gồm những quyền cụ thể nào dưới đây?

A. Quyền sở hữu tài sản của mình.

B. Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.

C. Quyền nắm giữ bảo vệ tài sản của mình.

D. Quyền bán tặng tài sản của mình.

Câu 3: Tài sản nào dưới đây là tài sản của Nhà nước?

A. Nhà ở của người dân.

B. Tiền lương tiền thưởng phát cho nhân dân.

C. Tiền của người dân gửi trong ngân hàng.

D. Vốn của cá nhân góp trong doanh nghiệp Nhà nước.

Câu 4: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước.

A. Sử dụng tiết kiệm điện, nước , tài nguyên thiên nhiên.

B. Làm mất, hư hỏng tài sản được giao trông giữ.

C. Sử dụng tài sản Nhà Nước vòa mục đích cá nhân.

D. Tài sản Nhà nước không cần gìn giữ, tiết kiệm.

ĐÁP ÁN

Câu 1 2 3 4

Đáp án A B C A

B. Tự luận :

Câu 1 : Tình huống: Hoàng và An trong giờ ra chơi nô đùa, xô đẩy vào cửa kính làm ô cửa kính của trường bị vỡ.

Theo em Hoàng và An đã vi phạm gì ? Nhà trường xử lí hành vi hai bạn như thế nào ? Đáp án: Làm vỡ kính của trường , làm hư hỏng tài sản nhà nước.

Nhà trường nhắc nhở các bạn và mời phụ huynh vào để xử lý.

Câu 2: Ông Q là giám đốc doanh nghiệp Do không cẩn thận trong công tác quản lí tài chính nên đã đẻ thất thoát 100 tỉ đồng khi tìm được nguyên nhân đã quá muộn vì không thể lấy lại được.

Theo em ông Q có vi phạm pháp luật không ? Tại sao

Đáp án : Có, vì ông Q được phân công nhiệm vụ nhưng không tròn trách làm thất thoát tài sản của Nhà nước và sẽ được pháp luật xử lý.

Câu 3 : Vào ngày thứ bảy , trên đường về nhà sau buổi học, M nhặt được một chiếc điện thoại NOKIA . M nhìn xung quanh và nghĩ không ai thấy minhfnhawtj điện thoại và cũng chẳng biết điện thoại của ai mà trả nên mình cưa mang về mà dung.

(4)

Em có nhận xét gì về hành động của M? Nếu là em em sẽ hành động như thế nào?

Đáp án : Hành động của M là sai vì nhặt tài sản của người khác không đem trả mà để xài.

Theo em sẽ tìm cách trả lại……

Bài tập rèn luyện:

Câu 1: Em hãy nêu các hành vi, việc làm thể hiện tôn trọng tài sản của nguời khác?

- Mượn tài sản sản của người khác phải hỏi . - Giữ gìn tài sản của người khác khi mượn.

- Nhặt được của rơi phải trả lại người bị mất.

Câu 2: Em cần làm gì để bảo vệ tài sản của cá nhân ,tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng?

Tôn trọng và bảo vệ tài sản của mình và người khác , tài sản Nhà nước , lợi ích công cộng.

Câu 3( bài tập 4 SGK) Theo em nghĩa vụ tôn trọng tài sản Nhà nước thể hiện phẩm chất đạo đức nào sau đây?

A. Trung thực.

B. Thật thà.

C. Liêm khiết D. Tự trọng.

Đáp án: Các em chọn đáp án phải giải thích tại sao chọn.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

=> Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân.. Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được

Như vậy, chỉ có người chủ xe máy mới có quyền sở hữu chiếc xe đó và họ có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt..I. QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ NGHĨA

Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.. Câu 30: Hiến pháp quy định, công

b.Đối với các tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, công dân cần làm gì để bảo vệ an toàn

Bên cạnh đó một số đối tượng của quyền SHCN phát sinh tự nhiên không cần đăng ký với cơ quan nhà nước như: quyền SHCN đới với tên thương mại được xác lập trên

b/ Coâng daân coù quyeàn baát khaû xaâm phaïm veà choã ôû : b/ Coâng daân coù quyeàn baát khaû xaâm phaïm veà choã ôû : - Ñöôïc caùc cô quan nhaø nöôùc vaø moïi

Câu 17 : Để bảo vệ hợp pháp quyền sở hữu của mình, công dân phải thực hiện biện pháp nào sau đây?. Cho người khác vay, mượn tài sản với lãi suất cao

Nhà nước có trách nhiệm như thế nào đối với quyền sở hữu tài sản của công dân.. Câu 6: Thế nào là tài sản của