• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo dục công dân 11 Bài 15: Chính sách đối ngoại | Giải bài tập Giáo dục công dân 11

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo dục công dân 11 Bài 15: Chính sách đối ngoại | Giải bài tập Giáo dục công dân 11"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 15: Chính sách đối ngoại

Phần 1: Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi (trang 115 sgk Giáo dục công dân 11) thuộc nội dung vai trò, nhiệm vụ của chính sách đối ngoại: Trong xu thế hiện nay, chính sách đối ngoại ở nước ta có vai trò, nhiệm vụ gì?

Trả lời:

*Trong xu thế hiện nay, chính sách đối ngoại ở nước ta có vai trò, nhiệm vụ sau:

- Vai trò:

+ Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với thế giới.

+ Góp phần tạo ra điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

- Nhiệm vụ:

+ Giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

+ Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Câu 1 (trang 118 sgk Giáo dục công dân 11): Trình bày vai trò, nhiệm vụ của chính sách đối ngoại.

(2)

Trả lời:

*Trình bày vai trò, nhiệm vụ của chính sách đối ngoại.

- Vai trò:

+ Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với thế giới.

+ Góp phần tạo ra điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

- Nhiệm vụ:

+ Giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

+ Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Câu 2 (trang 118 sgk Giáo dục công dân 11): Em hãy phân tích những nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại ở nước ta hiện nay.

(3)

- Ở nước ta có hai nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại, đó là:

+ Thứ nhất là tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Nguyên tắc này đòi hỏi nước ta tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước khác, đồng thời nêu cao tinh thần độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế và làm thất bại những hành động can thiệp của các thế lực thù địch vào công việc nội bộ nước ta.

+ Thứ hai là tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Các nước trên thế giới dù lớn hay nhỏ đều có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, phát triển.

Nguyên tắc này yêu cầu nước ta phải tôn trọng quyền của các nước và đòi hỏi các nước tôn trọng quyền bình đẳng của Việt Nam. Đồng thời, các nước tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, hợp tác cùng có lợi.

Câu 3 (trang 118 sgk Giáo dục công dân 11): Trình bày những phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước ta.

Trả lời:

(4)

- Những phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước ta:

+ Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực

+ Củng cố và tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả, các phong trào độc lập dân tộc, cách mạng và tiến bộ trên thế giới, mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền.

+ Phát triển công tác đối ngoại nhân dân. Tích cực tham gia vào các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới, góp phần vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.

+ Chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền con người. Sẵn sàng đối thoại với các nước, cá tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề nhân quyền.

Kiên quyết làm thất bại các âm mưu, hành động can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và ổn định chính trị của Việt Nam.

+ Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại. Đây là một đòi hỏi khách quan của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước nhằm phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Câu 4 (trang 118 sgk Giáo dục công dân 11): Em nhận thức như thế nào về chính

(5)

Trả lời:

- Trong thời buổi kinh tế hội nhập như hiện nay, chính sách đối ngoại là yếu tố vô cùng quan trọng. Nhờ các chính sách mở cửa và hội nhập, nhà nước ta có thêm điều kiện học hỏi, tiếp thu khoa học kĩ thuật tiên tiến để phát triển đất nước…

- Nhận thấy vai trò của chính sách đối ngoại, chúng ta là công dân của đất nước, chúng ta cần:

+ Tin tưởng và chấp hành nghiêm túc chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước + Luôn quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò của nước ta trên trường quốc tế.

+ Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào các công việc liên quan đến đối ngoại như rèn luyện nghề, nâng cao trình đọ văn hóa và khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ,..

+ Cần có ý thức dân tộc và phát huy những nét đẹp trong truyền thống văn hoá dân tộc, có thái độ đoàn kết, hữu nghị, lịch sự khi quan hệ với các đối tác nước ngoài…

+…

Câu 5 (trang 118 sgk Giáo dục công dân 11): Em hãy cho biết: Hiện nay, nước ta có quan hệ với bao nhiêu nước trên thế giới? Nêu một số tổ chức quốc tế toàn cầu và khu vực mà nước ta có quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực mà em biết?

Trả lời:

(6)

- Hiện nay, nước ta có quan hệ với gần 200 quốc gia trên thế giới, thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với 224 thị trường tại các châu lục.

- Một số tổ chức quốc tế toàn cầu và khu vực mà nước ta có quan hệ hợp tác là:

+ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) + Diễn đàn hợp tác Á – Âu - (ASEM).

+ Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

+ Tổ chức Hợp tác và Phát Triển kinh tế (OECD).

+ Diễn đàn kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APEC).

+…

Câu 6 (trang 118 sgk Giáo dục công dân 11): Hãy nêu một số thành tựu nổi bật về ngoại giao của nước ta trong những năm vừa qua.

Trả lời:

(7)

- Một số thành tựu nổi bật về ngoại giao của nước ta trong những năm vừa qua như:

+ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có các chuyến thăm chính thức đến các quốc gia như Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản…

+ Đón tiếp lãnh đạo cấp cao của nhiều nước trên thế giới

+ Kí văn kiện lịch sử tuyên bố hình thành cộng đồng ASEAN 2015 từ ngày 31/12/2015

+ Tổ chức thành công Hội đồng liên Nghị viện thế giới IPU 132

+ Tiếp tục cử sĩ quan tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

+ Kí kết hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh Châu Âu

+ Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đón Bằng công nhận Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ 2

+ Trúng cử vào Hội đồng Chấp hành UNESCO, nhiệm kì 2015 – 2019 + ….

=> Với nhũng thành tựu nổi bật về ngoại giao của nước ta trong những năm vừa qua, làm cho vị thế của nước ta ngày càng nâng cao trên trường quốc tế.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thông tin 1. Hệ thống chính trị ở Việt Nam do một đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng là hạt nhân của hệ thống chính trị Đảng lấy chủ nghĩa Mác -

Di sản văn hoá Không gian văn hoá Công chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại (2005), sau

Câu hỏi (trang 97 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung lòng yêu nước: Học sinh chúng ta, những công dân trẻ của đất nước, chúng ta cần phải làm gì để

- Thứ nhất là phát triển giáo dục đào tạo tạo ra những con người có nhiều tri thức, trình độ dân trí cao và có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao trong các ngành nghề để

Cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lí, trình độ xã hội hóa cao, dựa trên nền tảng của khoa học và

+ Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta vẫn tồn tại một số thành phần kinh tế của xã hội trước đây, chưa thể cải biến ngay được, đòng thời trong quá trình

- Đảng ta đã khẳng định: Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí

Để duy trì trật tự và quản lí một xã hội đã có những thay đổi rất căn bản ấy đòi hỏi phải có một tổ chức với quyền lực mới do giai cáp chiếm ưu thế về kinh tế lập ra