• Không có kết quả nào được tìm thấy

Sinh học 10 Bài 24: Khái quát về virus

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Sinh học 10 Bài 24: Khái quát về virus"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 24: khái quát về virus A/ Câu hỏi mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 141 SGK Sinh học 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Một dạng vật chất không có cấu tạo tế bào, vô cùng nhỏ bé làm khuynh đảo thế giới có tên là virus. Virus là gì và có cấu tạo như thế nào mà khiến cho con người đã, đang và sẽ liên tục phải đối phó với những dịch bệnh do chúng gây ra?

Trả lời:

- Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước vô cùng nhỏ bé, chỉ được nhân lên trong tế bào sinh vật sống.

- Virus có cấu tạo đơn giản, chỉ gồm 2 thành phần chính: lõi nucleic acid và vỏ protein (vỏ capsid).

B/ Câu hỏi giữa bài

I. VIRUS VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VIRUS

Trả lời câu hỏi 1 mục “Dừng lại và suy ngẫm” trang 142 SGK Sinh học 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Virus là gì? Tại sao virus lại không được xem là một vật sống hoàn chỉnh?

Trả lời:

- Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước vô cùng nhỏ bé, chỉ được nhân lên trong tế bào sinh vật sống.

- Virus lại không được xem là một vật sống hoàn chỉnh vì: Virus không có khả năng sinh sản cũng như thực hiện các hoạt động chuyển hóa khi ở bên ngoài tế bào do chúng chưa có đầy đủ các thành phần cấu tạo của một tế bào.

Trả lời câu hỏi 2 mục “Dừng lại và suy ngẫm” trang 142 SGK Sinh học 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Tất cả các loại virus đều có đặc điểm chung gì?

Trả lời:

Tất cả các loại virus đều có đặc điểm chung là:

- Có kích thước vô cùng bé, dao động từ 20 nm đến 300 nm.

(2)

- Chưa có cấu tạo tế bào: Đều được cấu tạo từ hai thành phần chính: lõi là nucleic acid và vỏ là protein.

- Sống kí sinh nội bào bắt buộc.

Trả lời câu hỏi 3 mục “Dừng lại và suy ngẫm” trang 142 SGK Sinh học 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Nêu một số vật trung gian truyền bệnh virus ở người mà em biết.

Trả lời:

Một số vật trung gian truyền bệnh virus ở người mà em biết: Ruồi, muỗi, chuột, gián, chó mèo, gà vịt,…

Trả lời câu hỏi 4 mục “Dừng lại và suy ngẫm” trang 142 SGK Sinh học 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Nếu vật chất di truyền của virus là RNA thì mỗi hạt virus, ngoài các phân tử RNA và lớp vỏ capsid còn có thêm những protein gì? Giải thích.

Trả lời:

Nếu vật chất di truyền của virus là RNA thì mỗi hạt virus, ngoài các phân tử RNA và lớp vỏ capsid còn có thêm những protein tham gia cấu tạo một số loại enzyme mà trong tế bào chủ thường không có. Vì các enzyme này cần thiết cho quá trình tổng hợp RNA như enzyme sao chép ngược, enzyme giúp tích hợp hệ gene của virus vào hệ gene của tế bào chủ và một số enzyme giúp lắp ráp và giải phóng virus ra khỏi tế bào.

II. QUÁ TRÌNH NHÂN LÊN CỦA VIRUS

Trả lời câu hỏi 1 mục “Dừng lại và suy ngẫm” trang 144 SGK Sinh học 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Quan sát hình 24.2, thực hiện các yêu cầu sau: Mô tả các bước trong quá trình nhân lên của virus.

(3)

Trả lời:

Quá trình nhân lên của các loại virus về cơ bản là giống nhau, đều trải qua 5 giai đoạn:

- Giai đoạn hấp phụ: Virus bám vào tế bào chủ nhờ các gai glycoprotein hoặc protein bề mặt của virus (đối với virus không có vỏ ngoài) tương tác đặc hiệu với các thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ (như ổ khóa và chìa khóa).

- Giai đoạn xâm nhập: Vật chất di truyền của virus được truyền vào trong tế bào chủ.

+ Thể thực khuẩn: DNA của virus được tiêm vào trong tế bào chủ bằng bộ phận chuyên biệt, vỏ protein bị bỏ lại ở ngoài.

+ Virus động vật có vỏ ngoài: đưa cả vỏ capsid và lõi vào tế bào chủ, sau đó lõi mới được giải phóng ra khỏi vỏ.

+ Virus thực vật: xâm nhập qua các vết thương tế bào do côn trùng là ổ chứa virus chích hút hoặc ăn các bộ phận của cây.

(4)

- Giai đoạn tổng hợp: Tổng hợp các bộ phận của virus. DNA/RNA của virus khi vào trong tế bào, thu hút các enzyme của tế bào đến phiên mã, dịch mã tạo ra các protein của virus cũng như nhân bản vật chất di truyền của chúng. Một số virus RNA phải mang theo enzyme phiên mã ngược để sao chép RNA thành DNA rồi phiên mã thành các RNA làm vật chất di truyền của virus.

- Giai đoạn lắp ráp: Lắp lõi nucleic acid vào vỏ protein để tạo thành hạt virus hoàn chỉnh.

- Giai đoạn giải phóng: Virus thoát ra khỏi tế bào chủ.

2. Trả lời câu hỏi 2 mục “Dừng lại và suy ngẫm” trang 144 SGK Sinh học 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Phân biệt chu kì sinh tan và chu kì tiềm tan của thể thực khuẩn.

Trả lời:

Chu kì sinh tan Chu kì tiềm tan Tên loại virus gây

ra

Virus độc Virus ôn hòa

Cơ chế Vật chất di truyền của virus tồn tại và nhân lên độc lập với vật chất di truyền tế bào chủ.

Nhân lên nhiều thế hệ virus mới trong tế bào chủ

Vật chất di truyền của virus tích hợp và cùng nhân lên với vật chất di truyền tế bào chủ.

Không nhân lên thế hệ virus mới trong tế bào chủ

Kết quả Làm tan tế bào chủ Không làm tan tế bào chủ Mối quan hệ Không thể chuyển thành chu

trình tiềm tan

Có thể chuyển thành chu trình sinh tan.

C/ Luyện tập và vận dụng

(5)

1. Trả lời câu hỏi 1 mục “luyện tập và vận dụng” trang 144 SGK Sinh học 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Tại sao dùng chế phẩm thể thực khuẩn phun lên rau quả lại có thể bảo vệ được rau quả lâu dài hơn? Dùng chế phẩm này liệu có an toàn cho người dùng? Giải thích.

Trả lời:

Trên bề mặt rau quả có rất nhiều vi khuẩn, phun chế phẩm thể thực khuẩn lên rau quả sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn trên bề mặt rau quả, do virus sẽ xâm nhập và làm chết các vi khuẩn -> bảo vệ được rau quả lâu dài hơn.

Dùng chế phẩm này an toàn cho người dùng do mỗi loại virus chỉ có thể xâm nhập và lây nhiễm cho một số loài sinh vật nhất định. Thể thực khuẩn chỉ có thể xâm nhập vào vi khuẩn chứ không thể xâm nhập vào cơ thể người nên chế phẩm này sẽ không gây hại cho con người.

2. Trả lời câu hỏi 2 mục “luyện tập và vận dụng” trang 144 SGK Sinh học 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Dựa trên quy trình nhân lên của virus, em hãy đề xuất cách ngăn cản virus xâm nhập vào tế bào.

Trả lời:

- Vệ sinh đồ dùng, dụng cụ, nơi ở,…

- Hạn chế gây các vết thương hở đối với cơ thể động vật, thực vật.

- Tiêu diệt các vật trung gian truyền bệnh.

- Tiêm vaccine.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Được sinh ra trong quá trình chuyển hóa vật chất và sử dụng trong các hoạt động sống của tế bào.. Câu 16: Kết thúc quá trình đường phân, từ 1

1.0đ Nguyên lí của công nghệ tế bào động vật là nuôi cấy các tế bào gốc trong môi trường thích hợp và tạo điều kiện để chúng phân chia rồi biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau..

Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào bao gồm quá trình đồng hóa tổng hợp các sản phẩm đặc trưng cho tế bào của cơ thể, tiến hành song song với quá trình dị

- Dị hóa là quá trình phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản được tích lũy trong tế bào để giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào.

Trả lời câu hỏi trang 5 SGK Sinh học 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Không chỉ đồ ăn thức uống, quần áo và nhiều vật dụng chúng ta sử dụng hằng ngày là sản phẩm trực

Trả lời câu hỏi 2 mục “Luyện tập và vận dụng” trang 17 SGK Sinh học 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Để quan sát được hình dạng kích thước của các tế bào thực

Quá trình các tế bào truyền tín hiệu và nhận tín hiệu: Tín hiệu sau khi được tiếp nhận bởi các thụ thể trên màng tế bào hoặc thụ thể nằm trong tế bào chất, được

Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đâyA. Virus sống kí sinh nội bào bắt