• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hệ thống kiến thức Địa lí lớp 12 học kì 1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Hệ thống kiến thức Địa lí lớp 12 học kì 1"

Copied!
19
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Hệ thống kiến thức Địa lí lớp 12 học kì 1

Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)

2. Các thành phần tụ nhiên khác a) Địa hình:

- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.

+ Trên các sườn dốc, bề mặt địa hình bị cắt xé, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi chỉ còn trơ sỏi đá; bên cạnh đó là hiện tượng đất trượt, đá lở.

+ Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxtơ với các hang động, suối cạn.

+ Các vùng thềm phù sa cổ: bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.

- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông

Ở rìa phía nam đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.

b) Sông ngòi

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc:

(2)

+ Trên toàn lãnh thổ có 2360 con sông có chiều dài trên 10km. Dọc bờ biển: cứ 20km gặp một cửa sông.

+ Sông ngòi nước ta nhiều, nhưng phần lớn là sông nhỏ.

- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.

+ Tổng lượng nước 839 tỉ m3/ năm (trong đó có 60% lượng nước nhận từ ngoài lãnh thổ).

+ Tổng lượng phù sa hàng năm do sông ngòi ở nước ta là 200 triệu tấn.

- Chế độ nước theo mùa:

+ Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy cũng thất thường.

c) Đất:

- Feralit là loại đất chính ở Việt Nam.

- Quá trình feralit là quá trính hình thành đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm.

Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan (Ca2+, Mg2+, K+), làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxi sắt (Fe2O3) và ôxit nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng. Vì thế loại đất này gọi là đất feralit (Fe-Al) đỏ vàng.

d) Sinh vật:

- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, còn lại rất ít.

- Hiện nay phổ biến lá rừng thứ sinh với các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa biến dạng khác nhau: rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá tới xavan, bụi gai hạn nhiệt đới.

- Thành phần các loài nhiệt đới chiếm ưu thế.

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.

(3)

Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng 1. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam

Phần lãnh thổ phía Bắc(từ Bạch Mã trở ra)

Phần lãnh thổ phía Nam (từ Bạch Mã trở vào).

Khí hậu

Kiểu khí hậu

Có kiểu khí hậu NĐ ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh

Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm

Nhiệt độ TB năm

Nhiệt độ TB năm > 200C, Nhiệt độ trung bình năm cao > 250C và không có tháng nào < 200C

Biên độ nhiệt năm

Lớn Nhỏ

Phân mùa của

Phân thành 2 mùa rõ rệt nhất:

mùa đông có 2-3 tháng t0 <

Phân thành 2 mùa: một mùa mưa và một mùa khô

(4)

KH 180C

Sinh vật

Cảnh quan tiêu biểu

Đới rừng nhiệt đới gió mùa Đới rừng cận xích đạo gió mùa

Thành phần thực vật

Có các loài nhiệt đới chiếm ưu thế, trong rừng còn có các loài cây cận nhiệt đới và ôn đới, các loài vật có lông dày

Mang đặc trưng xích đạo và nhiệt đới với nhiều loài. Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô.

Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn

2. Thiên nhiên phân hóa theo Đông - Tây

- Từ Đông sang Tây thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải:

+ Vùng biển và thềm lục địa + Vùng đồng bằng ven biển + Vùng đồi núi.

- Nguyên nhân:

+ Do địa hình nước ta phần lớn là đồi núi, có một số dãy núi cao chia cắt lãnh thổ thành các vùng.

+ Do sự tác động của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.

(5)

Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)

3. Thiên nhiên phân hoá theo độ cao.

Thiên nhiên nước ta có 3 đai cao:

a. Đai nhiệt đới gió mùa : - Độ cao:

+ Miền Bắc dưới 600-700m + Miền Nam 900-1000m.

(6)

- Khí hậu : Mùa hạ nóng, độ ẩm thay đổi từ khô đến ẩm ướt.

- Thổ nhưỡng:

+ Nhóm đất phù sa chiếm 24%diện tích.

+ Nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp > 60% diện tích : feralit đỏ vàng,nâu đỏ.

- Sinh vật :

+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh với 3 tầng cây gỗ, động vật đa dạng.

+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá và rừng thưa nhiệt đới khô.

b. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi.

- Độ cao :

+ Miền Bắc 600-700m lên đến 2600m.

+ Miền Nam 900-100m lên 2600m.

- Khí hậu : mát mẻ , mưa nhiều , độ ẩm tăng.

+ Độ cao 600-700m đến 1600-1700m hình thành rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim trên đất fealit có mùn.

+ Trên 1600 -1700m hình thành đất mùn rừng phát triển kém đã xuất hiện các loài cây ôn đới .

c. Đai ôn đới gió mùa trên núi.

- Độ cao từ 2600m trở lên .

- Khí hậu ; có tính chất khí hậu ôn đới ( t0 < 50C - < 150C) - Thổ nhưỡng : chủ yếu đất mùn thô.

- Sinh vật : các loài thực vật ôn đới : đỗ quyên ,lãnh sam ,thiết sam.

(7)

4. Các miền địa lí tư nhiên Tên

miền

Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Phạm vi

Tả ngạn sông Hồng, gồm vùng núi Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ

Hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

Từ dãy Bạch Mã trở vào Nam.

Địa hình

- Hướng vòng cung của địa hình(4 cánh cung) - Đồng bằng Bắc Bộ mở rộng. Bờ biển phẳng, nhiều vịnh, đảo ,quần đảo.

-Địa hình núi trung bình và cao chiếm ưu thế, dốc mạnh.

- Hướng TB- ĐN, nhiều bề mặt sơn, cao nguyên, đồng bằng giữa núi.

- Đồng bằng thu nhỏ - Nhiều cồn cát, bãi tắm đẹp.

- Khối núi cổ Kontum. Các núi, sơn nguyên, cao nguyên ở cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Hướng vòng cung,sườn đông dốc mạnh sườn tây thoải.

- Đồng bằng ven biển thu hẹp, đồng bằng Nam Bộ thấp, mở rộng.

- Đường bờ biển nhiều vịnh, đảo

Khí hậu

- Mùa hạ nóng, mưa nhiều, mùa đông lạnh ít mưa. Khí hậu, thời tiết có nhiều biến động.

- Gió mùa Đông Bắc suy yếu và biến tính

- Bắc Trung Bộ có gió phơn TN, bão mạnh.

- Khí hậu cận xích đạo.

- Hai mùa mưa, khô rõ rệt

Thổ nhưỡg

Sinh vật

- Đai nhiệt đới chân núi hạ thấp.

- Rừng có cây cận nhiệt và động vật Hoa

- Có đai nhiệt đới chân núi, đai cận nhiệt đới, đai ôn đới

- Nhiều thành phần loài

Đai nhiệt đới chân núi lên đến 1000m.Thực vật nhiệt đới, xích đạo chiếm ưu thế.

Nhiều rừng.

(8)

Nam. cây.

Khoág sản

- Giàu khoáng sản: than, sắt, thiếc, vonfram,vật liệu xd…

- Khoáng sản: đất hiếm, thiếc, sắt, crom, titan…

- Dầu khí có trữ lượng lớn.

Tây Nguyên giàu bô xit.

Thuận

lợi - Khí hậu có một mùa đông lạnh thuận lợi cho phát triển cây trồng cận nhiệt và ôn đới, tạo nên cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng.

- Địa hình núi thấp thuận lợi phát triển chăn nuôi, cây ăn quả và cây công nghiệp.

- Đồng bằng mở rộng thuận lợi phát triển cây hàng năm, đặc biệt là trồng cây lúa nước.

- Vùng biển đáy nông, lặng gió thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển.

- Giàu tài nguyên khoáng sản là cơ sở phát triển ngành công nghiệp.

- Đây là miền duy nhất ở Việt Nam có địa hình cao với đầy đủ ba đai cao. Vì thế, sinh vật ở đây có sự phong phú về thành phần loài, có cả các loài nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

- Nhiều dạng địa hình khác nhau thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nông, lâm kết hợp.

- Đoạn từ đèo Ngang → đèo Hải Vân, ven biển có nhiều cồn cát, nhiều bãi tắm đẹp, nhiều cửa sông thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế biển.

- Rừng còn tương đối nhiều → phát triển lâm nghiệp.

- Phát triển khai thấc và chế biến khoáng sản.

- Có đồng bằng Nam Bộ rộng lớn thuận lợi cho phát triển cây hàng năm, đặc biệt là cây lua nước. Các cao nguyên ba dan thích hợp cho phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả.

- Bờ biển Nam Trung Bộ khúc khuỷu, nhiều vịnh biển được che chắn bởi các đảo ven bờ thuận lợi cho việc xây dựng các cảng, phát triển kt biển.

- Khí hậu → cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

- Rừng giàu, độ che phủ rừng Tây Nguyên lớn, trong rừng thành phần loài động vật phong phú, ven biển có rừng ngập mặn với thành phần laoif đa dạng.

- Vùng thềm lục địa tập trung nhiều mỏ dầu khí lớn

→ phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu.

(9)

Bài 13: Thực hành: đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi Bài 1 trang 56 sgk Địa Lí 12:

Trả lời:

- Tìm đọc các dãy núi, cao nguyên, đỉnh núi, các dòng sông (theo yêu cầu của bài) dựa trên bản đồ Địa Lí tự nhiên Việt Nam (hoặc Atlat Địa Lí Việt Nam).

- Xác định vị trí các dãy núi, đỉnh núi và các dòng sông nêu trong bài trên bản đồ.

Bài 2 trang 56 sgk Địa Lí 12:

Trả lời:

- Tự vẽ lược đồ trống Việt Nam.

- Điền các nội dung theo yêu cầu vào lược đồ.

Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

1. Sử dụng và bảo vệ TN sinh vật:

a. Tài nguyên rừng

* Hiện trạng rừng

- Rừng của nước ta đang được phục hồi.

+ Năm 1983 tổng diện tích rừng là 7,2 triệu ha + Năm 2005 tăng lên thành 12,1 triệu ha.

Tuy nhiên, tổng diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng năm 2005 vẫn thấp hơn năm 1943.

- Độ che phủ rừng năm 2005: 38% → còn thấp.

- Chất lượng rừng bị giảm sút: diện tích rừng giàu giảm, diện tích rừng nghèo và rừng phục hồi tăng chiếm 70%.

(10)

* Ý nghĩa của việc bảo vệ tài nguyên rừng:

- Về kinh tế. Cung cấp gỗ, làm dược phẩm, phát triển du lịch sinh thái..

(11)

- Về môi trường: Chống xói mòn đất; tăng lượng nước ngầm, hạn chế lũ lụt; điều hòa khí quyển...

* Biện pháp bảo vệ rừng:

- Nâng cao độ che phủ rừng từ 38% lên 40-50%, vùng núi dốc đạt 70-80%

- Quy định về quản lí, sử dụng, bảo vệ và phát triển các loại rừng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.

- Triển khai luật bảo vệ và phát triển rừng. phấn đấu trồng được 5 triệu ha vào năm 2010.

b. Đa dạng sinh học

* Hiện trạng suy giảm đa dạng sinh học

- Giới sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng rất cao, biểu hiện: số lượng thành phần loài, các kiểu HST, nguồn gen quý hiếm.

- Nguy cơ suy giảm rất lớn (bảng số liệu).

* Nguyên nhân:

- Khai thác quá mức làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên và làm nghèo tính đa dạng của sinh vật.

- Ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiếm nguồn nước làm nguồn thủy sản nước ta bị giảm sút rõ rệt.

* Biện pháp bảo vệ:

- Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

- Ban hành “Sách đỏ VN”.

- Quy định khai thác gỗ, động vật, thủy hải sản.

2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất a. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất:

(12)

- Năm 2005:

+ Đất nông nghiệp chỉ khoảng 9,4 triệu ha (28% tổng diện tích đất tự nhiên).

+ Đất có rừng: 12,7 triệu ha

+ Đất chưa sử dụng: 5,35 triệu ha.

- Bình quân đất nông nghiệp/ người: 0,1 ha, khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp không nhiều.

- Hiện nay, diện tích đất hoang, đồi núi trọc giảm mạnh nhưng diện tích đất bị suy thoái vẫn rất lớn: 9,3 triệu ha đất bị đe doạ sa mạc hoá chiếm 28%.

b. Biện pháp:

- Vùng đồi núi:

+ Tổ chức định canh định cư.

+ Thực hiện phối hợp các biện pháp thuỷ lợi - canh tác; làm ruộng bậc thang, trồng cây theo hàng…

+ Bảo vệ rừng và đất rừng.

- Vùng đồng bằng:

+ Quản lí chặt chẽ, sử dụng vốn đất hợp lí + Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất

+ Thực hiện các biện pháp canh tác, cải tạo đất hợp lí.

3. Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác

- Tài nguyên nước: Thừa nước gây lũ lụt vào mùa mưa, thiếu nước gây hạn hán vào mùa khô; ô nhiễm nguồn nước.

→ Biện pháp: Trồng rừng và bảo vệ rừng, tuyên truyền giáo dục người dân không xả nước thải rác thải bừa bãi; xử lí những cơ sở vi phạm.

(13)

- Tài nguyên khoáng sản: nhiều nơi khác thác bừa bãi gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

→ Biện pháp: cần quản lí chặt chẽ việc khai thác, xử lí những trường hợp vi phạm.

- Tài nguyên du lịch: ô nhiễm môi trường ở nhiều điểm du lịch, một số công trình du lịch bị xuống cấp

→ Biện pháp: cần bảo vệ MT du lịch, bảo tồn tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch, phát triển du lịch sinh thái..

Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

1. Bảo vệ môi trường:

Hai vấn đề quan trọng nhất cần quan tâm trong bảo vệ môi trường ở nước ta:

-Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường

+ Biểu hiện là sự mất cân bằng của các chu trình tuần hoàn vật chất gia tăng các hiện tượng bão, lụt, hạn hán và các hiện tượng biến đổi bất thường của thời tiết và khí hậu…

+ Nguyên nhân: sự khai thác, tác động quá mứa vào 1 thành phần tự nhiên - Tình trạng ô nhiễm môi trường:

+ Nguyên nhân: Nước thải công nghiệp, sinh hoạt đổ thẳng ra sông hồ chưa qua xử lý.

+ Ô nhiễm không khí + Ô nhiễm đất

2.Một số thiên tai và biện pháp phòng chống a. Bão

- Hoạt động của bão ở Việt Nam

(14)

+ Thời gian hoạt động từ tháng VI, kết thúc vào tháng XI, đặc biệt là các tháng IX và XIII - Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.

+ Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung bộ, Nam bộ ít chịu ảnh hưởng của bão.

+ Trung bình mỗi năm có 8 trận bão.

- Hậu quả của bão:

+ Mưa lớn trên diện rộng (300 - 400mm), gây ngập úng đồng ruộng, đường giao thông. . . thủy triều dâng cao làm ngập mặn vùng ven biển.

+ Gió mạnh làm lật úp tàu thuyền, tàn phá nhà cửa, cầu cống, cột điện cao thế...

+Ô nhiễm môi trường gây dịch bệnh.

- Biện pháp phòng chống bão:

+ Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của cơn bão.

+ Thông báo cho tàu thuyền đánh cá trở về đất liền.

+ Củng cố hệ thống đê kè ven biển.

+ Sơ tán dân khi có bão mạnh.

+ Chống lũ lụt ở đồng bằng, chống xói mòn lũ quét ở miền núi.

Các thiên

tai

Nơi hay xảy ra

TG hoạt

động Nguyên

nhân

Hậu quả Biện pháp

phòng chống

b.

Ngập lụt

ĐBSH và

ĐBSCL - Mùa mưa (T5-10).

- Riêng DHMT tháng 9-12.

- Địa hình thấp.

- Ảnh hưởng của thủy triều.

- Phá hủy mùa màng, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường.

- Thiệt hại về tính mạng tài sản của

- Xây dựng đê điều, hệ thống thủy lợi.

- Trồng rừng, quản lí và sử dụng đất đai

(15)

dân cư… hợp lí.

c. Lũ quét

Xảy ra đột ngột ở miền núi.

- T6-10 ở miền Bắc.

- T10-12 ở miền

Trung.

- Mưa nhiều, tập trung theo mùa.

- Địa hình dốc.

- Rừng bị chặt phá.

Sạt lở đất… - Canh tác hiệu quả trên đất dốc.

- Quy hoạch dân cư.

- Trồng rừng.

d. Hạn hán

Nhiều địa phương

Mùa khô (T11-4)

Mưa ít. Mất mùa, cháy rừng, thiếu nước trong sinh hoạt và sx

- Xây dựng hệ thống thủy lợi.

- Trồng cây chịu hạn.

e. Các thiên tai khác

- Động đất: Tây Bắc, Đông Bắc có hoạt động động đất mạnh nhất.

- Các loại thiên tai khác: Lốc, mưa đá, sương muối … Gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân.

3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường:

- Nguyên tắc: bảo đảm sự bảo vệ đi đối với phát triển bền vững.

- Các nhiệm vụ chiến lược: (6 chiến lược )

Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta

1. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc.

- Số dân nước ta là 84.156 nghìn người (năm 2006). Đứng thứ 3 ĐNA và đứng thứ 13 trên TG.

(16)

+ Thuận lợi: là nguồn lao động dồi dào và là thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Khó khăn: trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Các quốc gia có dân số đông trên thế giới năm 2015

Stt Quốc gia Số dân(triệu người) Stt Quốc gia Số dân(triệu người)

1 Trung Quốc 1,372 7 Nigeria 182

2 Ấn Độ 1,314 8 Bangladesh 160

3 Hoa Kì 321 9 Nga 144

4 Indonesia 256 10 Mexico 127

5 Brazil 205 11 Nhật 126.9

6 Pakistan 199 12 Philippin 103,0

13 Việt Nam 91,7

- Dân tộc: 54 dân tộc, nhiều nhất là dân tộc Việt (Kinh), chiếm khoảng 86,2% dân số, các dân tộc khác chỉ chiếm 13,8% dân số cả nước. Ngoài ra, còn có khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài.

2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ.

- Dân số tăng nhanh:

+ Đặc biệt vào cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số, nhưng khác nhau giữa các thời kì.

(17)

+ Mức tăng dân số hiện nay có giảm nhưng còn chậm, mỗi năm dân số vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người.

+ Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Cơ cấu dân số trẻ:

(18)

Dân số nước ta thuộc loại trẻ, đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi. Cơ cấu các nhóm tuổi của nước ta năm 2005 như sau:

+ Từ 0 đến 14 tuổi: 27,0%

+ Từ 15 đến 59 tuổi: 64,0%

+ Từ 60 tuổi trở lên: 9,0%

3. Sự phân bố dân cư chưa hợp lí.

Mật độ dân số trung bình 254 người/ km2 (2006).

a) Giữa đồng bằng với trung du, miền núi.

- Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. (Đồng bằng sông Hồng 1225 người/ km2, Đồng bằng sông Cửu Long 429 người/ km2).

- Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước (Tây Nguyên 89 người/ km2, Tây Bắc 69 người/ km2).

b) Giữa thành thị và nông thôn:

Năm 2005, dân số thành thị chiếm 26,9%, dân số nông thôn chiếm 73,1%.

4. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nước ta.

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình.

- Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.

- Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.

- Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu có tác phong công nghiệp.

(19)

- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.

Xem thêm các bộ đề thi Địa Lí lớp 12 chọn lọc, hay khác:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.. - Khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý, chủ yếu đánh

+ Sức mua thị trường trong nước còn hạn chế. + Biến động của thị trường xuất khẩu làm tăng tính rủi ro, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển một số cây trồng, vật nuôi quan

- Do điều kiện tự nhiên của vùng nhiều đồi núi nên thế mạnh chính trong nông nghiệp của vùng là trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.. + Nhân dân

- Trước 1975: phụ thuộc nước ngoài, chủ yếu phát triển công nghiệp nhẹ. - Hiện nay: nền công nghiệp phát triển mạnh và toàn diện. - Khu vực công nghiệp - xây

Câu hỏi trang 8 sgk Địa lí lớp 9: Dựa vào bảng 2.1, hãy xác định các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất, thấp nhất; các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng

- Ví dụ: Ví dụ như Mĩ, Nhật,…là các nước phát triển yếu tố kinh tế, xã hội đã tác động đến tâm lí người dân vì vậy những nước này có mức sinh rất thấp và gia tăng dân

Bùng nổ dân số: Dân số tăng nhanh và tăng đột ngột trong một thời gian ngắn do tỉ lệ gia tăng dân số trên 2,1%. v Thời gian: Những năm 50 của

– Với thấu kính phân kì: Chùm tia ló không hội tụ thực sự mà có đường kéo dài của chúng cắt nhau tại điểm F / trên trục chính.. F / gọi là tiêu điểm chính