• Không có kết quả nào được tìm thấy

Địa lí 9 Bài 2: Dân số và gia tăng dân số | Giải bài tập Địa lí 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Địa lí 9 Bài 2: Dân số và gia tăng dân số | Giải bài tập Địa lí 9"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 2: Dân số và gia tăng dân số Câu hỏi giữa bài (các câu hỏi trong bài học)

Câu hỏi trang 7 sgk Địa lí lớp 9: Quan sát hình 2.1, nêu nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh?

Lời giải:

* Nhận xét:

- Dân số nước ta tăng nhanh và liên tục trong giai đoạn 1954 - 2003.

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm nhưng còn nhiều biến động.

+ 1954 - 1960: gia tăng tự nhiên tăng đột biến và cao nhất (3,9% - 1960).

+ 1960 - 1965: gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm.

+ 1965 - 1970: gia tăng tự nhiên có xu hướng tăng.

+ 1970 - 2003: gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm liên tục.

* Gia tăng tự nhiên giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh do: Dân số nước ta đông, cơ cấu dân số trẻ nên số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao.

(2)

Điều tra dân số và nhà ở năm 2019 Câu hỏi trang 8 sgk Địa lí lớp 9:

- Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì?

- Nêu những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta?

Lời giải:

* Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh

- Dân số tăng nhanh làm chậm sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu nhập thấp.

- Dân số tăng nhanh gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm, y tế, giáo dục.

- Dân số tăng nhanh gây bất ổn về văn hóa, xã hội, nhà ở, tắc nghẽn giao thông.

- Làm suy giảm tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường,…

* Lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta

- Về kinh tế: góp phần tăng năng suất lao động, đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập bình quân đầu người,...

(3)

- Về an sinh - xã hội: tạo điều kiện nâng cao y tế, giáo dục, cải thiện đời sống, thụ hưởng các phúc lợi xã hội, tăng tuổi thọ, việc làm,...

- Về môi trường: giảm áp lực đến tài nguyên và môi trường.

Ô nhiễm không khí, rác thải ở các đô thị lớn

Câu hỏi trang 8 sgk Địa lí lớp 9: Dựa vào bảng 2.1, hãy xác định các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất, thấp nhất; các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình cả nước?

(4)

Lời giải:

- Tây Bắc là vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất (2,19%).

- Đồng bằng sông Hồng là vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thấp nhất (1,11%).

- Các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình cả nước:

Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

Tây Bắc là nơi cư trú chủ yếu của các dân tộc thiểu số, tỉ lệ sinh còn cao Câu hỏi trang 9 sgk Địa lí lớp 9: Dựa vào bảng 2.2 hãy nhận xét:

- Tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979 - 1999?

- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 - 1999?

Lời giải:

- Tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979 - 1999 + Thời kì 1979 - 1999 tỉ lệ nữ lớn hơn tỉ lệ nam.

+ Tỉ lệ dân số nam, nữ có thay đổi theo thời gian.

+ Tỉ lệ nam ngày càng cao, tỉ lệ nữ ngày càng giảm.

(5)

- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 - 1999

+ Các nhóm tuổi: Nhóm tuổi 0-14 tuổi giảm; Nhóm tuổi 15-59 tuổi, nhóm tuổi trên 60 tuổi tăng.

+ Tỉ số giới tính không cân đối và thường thay đổi theo nhóm tuổi và thời gian.

Bài tập cuối bài

Bài 1 trang 10 sgk Địa lí lớp 9: Dựa vào hình 2.1 hãy cho biết số dân và tình hình gia tăng dân số của nước ta?

Lời giải:

* Dân số

- Dân số nước ta tăng liên tục qua các năm.

- Dân số năm 2003 của nước ta là 80,9 triệu người; năm 2020 là 97,3 triệu người.

* Tình hình gia tăng dân số của nước ta

- Dân số nước ta tăng nhanh và liên tục, tăng gấp 3,5 lần (1954 - 2003).

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm nhưng còn nhiều biến động.

+ 1954 - 1960: gia tăng tự nhiên tăng đột biến và cao nhất.

+ 1960 - 1965: gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm.

+ 1965 - 1970: gia tăng tự nhiên có xu hướng tăng.

+ 1970 - 2003: gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm liên tục.

(6)

Dân số trên thế giới ngày càng tăng lên

Bài 2 trang 10 sgk Địa lí lớp 9: Phân tích ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta?

Lời giải:

* Lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta

- Về kinh tế: góp phần tăng năng suất lao động, đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập bình quân đầu người,...

- Về an sinh - xã hội

+ Tạo điều kiện nâng cao y tế, giáo dục.

+ Nâng cao chất lượng cuộc sống, các phúc lợi xã hội, tăng tuổi thọ.

+ Giảm bớt các tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, trộm cướp,…).

+ Giải quyết việc làm giảm tình trạng thất nghiệp,...

- Về môi trường: giảm áp lực đến tài nguyên và môi trường.

(7)

Chất lượng giáo dục các cấp ngày càng được nâng cao

* Ý nghĩa của sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta + Lao động dồi dào, nguồn lao động bổ sung lớn.

+ Nhóm tuổi 0-14 cao đặt ra những vấn đề cấp bách về văn hoá, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm cho số người đang bước vào tuổi lao động.

Bài 3 trang 10 sgk Địa lí lớp 9: Dựa vào bảng số liệu dưới đây:

- Tính tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm và nêu nhận xét.

- Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta thời kì 1979 - 1999?

Lời giải:

* Gia tăng tự nhiên

- Công thức: Gia tăng dân số tự nhiên = Tỉ suất sinh - Tỉ suất tử (%).

- Áp dụng công thức, ta được kết quả:

Năm 1979 1999

(8)

Gia tăng dân số tự nhiên 2,53 1,43 - Nhận xét:

+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm từ 2,53% xuống 1,43%.

+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng vẫn ở mức cao (1,43% - 1999).

* Vẽ biểu đồ

Tỉ suất gia tăng dân số Việt nam, giai đoạn 1979 - 1999

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi trang 22 sgk Địa lí lớp 9: Dựa vào hình 6.2, hãy xác định các vùng kinh tế của nước ta, phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm.. Kể tên các vùng kinh

- Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có địa hình đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa => Khai thác không chú trọng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên sẽ làm

Bài 1 trang 69 sgk Địa lí lớp 9: Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh tiêu biểu của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu

- Nguồn nước dồi dào từ sông Hồng, nước khoáng và vùng biển rộng lớn phía Đông Nam -> Cung cấp nước cho sản xuất sinh hoạt, phát triển du lịch, đánh bắt nuôi trồng

+ Phía Bắc giáp Đồng bằng sông Hồng - nền kinh tế phát triển và Trung du miền núi Bắc Bộ - nguồn nguyên liệu lớn -> Thuận lợi giao lưu trao đổi hàng hóa, nguyên

+ Phía Đông giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Nam giáp Đông Nam Bộ - một vùng kinh tế năng động của cả nước => Tây Nguyên dễ dàng tiếp nhận nguồn vật tư

- Nhiều tuyến quốc lộ nối các thành phố, khu du lịch Tây Nguyên với các vùng phát triển ở Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ (quốc lộ 19, 26, 20, đường Hồ Chí Minh);

- Nguồn lợi hải sản phong phú, ngư trường rộng lớn (Bà Rịa - Vũng Tàu), có các bãi tôm bãi cá, các vùng nước mặn nước lợ, rừng ngập mặn ven biển... thuân lợi cho phát