• Không có kết quả nào được tìm thấy

Địa lí 9 Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ | Giải bài tập Địa lí 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Địa lí 9 Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ | Giải bài tập Địa lí 9"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ Câu hỏi giữa bài (các câu hỏi trong bài học)

Câu hỏi trang 81 sgk Địa lí lớp 9: Quan sát hình 23.1, hãy xác định giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng.

Lời giải:

- Giới hạn lãnh thổ: Bắc Trung Bộ là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía Bắc đến dãy Bạch Mã ở phía Nam.

+ Phía Bắc giáp Trung du miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

+ Phía Nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Phía Tây giáp Lào.

+ Phía Đông giáp biển Đông.

- Ý nghĩa vị trí địa lí

+ Cầu nối hai đầu Bắc Nam của đất nước với các trục giao thông Bắc Nam chạy qua (quốc lộ 1, đường sắt Bắc - Nam, đường Hồ Chí Minh).

+ Phía Bắc giáp Đồng bằng sông Hồng - nền kinh tế phát triển và Trung du miền núi Bắc Bộ - nguồn nguyên liệu lớn -> Thuận lợi giao lưu trao đổi hàng hóa, nguyên nhiên liệu, thị trường tiêu thụ, chuyển giao khoa học kĩ thuật…

+ Phía Tây giáp Lào, vùng có nguồn lâm sản giàu có, là điều kiện để giao lưu kinh tế.

+ Phía Đông là vùng biển Đông rộng lớn, thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển đồng thời giao lưu mở rộng với các quốc gia trên thế giới.

Thành phố Vinh, Nghệ An

(2)

Câu hỏi trang 81 sgk Địa lí lớp 9: Quan sát hình 23.1 và dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết dải núi Trường Sơn Bắc ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu ở Bắc Trung Bộ.

Lời giải:

- Vào mùa hạ

+ Khi gió mùa Tây Nam thổi vào lãnh thổ nước ta, bị chắn lại ở phía Tây dải núi Trường Sơn Bắc và gây mưa cho khu vực này.

+ Gió Tây Nam khi vượt qua núi bị biến tính trở nên khô nóng và vô cùng khắc nghiệt (gọi là gió Lào) làm ảnh hưởng đến toàn bộ lãnh thổ đồng bằng ven biển phía Đông.

- Vào mùa đông, dãy Trường Sơn Bắc đón gió mùa Đông Bắc gây mưa lớn ở nhiều địa phương.

Đèo Hải Vân nằm trên dãy Trường Sơn

Câu hỏi trang 81 sgk Địa lí lớp 9: Dựa vào hình 23.1 và 23.2, hãy so sánh tiềm năng tài nguyên rừng và khoáng sản phía bắc và phía nam dãy Hoành Sơn.

(3)

Lời giải:

Tài nguyên Phía bắc dãy Hoành Sơn Phía nam dãy Hoành Sơn Khoáng sản - Khoáng sản phong phú hơn:

vàng, đá quý, thiếc, đá vô, crôm (Nghệ An); sắt, titan (Hà Tĩnh), sét, cao lanh (Thanh Hóa).

- Nghèo nàn, chủ yếu là vật liệu xây dựng (cát, sỏi, đá).

Diện tích rừng lớn hơn

- Nhiều rừng giàu ở vùng núi phía Tây Nghệ An, Thanh Hóa.

- Tỉ lệ đất lâm nghiệp chiếm 61%.

- Diện tích rừng giàu ít hơn.

- Tỉ lệ đất lâm nghiệp chiếm 39%.

Cảnh quan ở phía Tây Nghệ An, Nghệ An

(4)

Câu hỏi trang 81 sgk Địa lí lớp 9: Bằng kiến thức đã học, hãy nêu các loại thiên tai thường xảy ra ở Bắc Trung Bộ.

Lời giải:

Các loại thiên tai thường xảy ra ở Bắc Trung Bộ: lũ quét, lũ ống, bão, sạt lở đất, cát bay cát chảy, gió Lào, hạn hán…

Ngập lụt lịch sử ở Yên Thành, Nghệ An năm 2020

Câu hỏi trang 84 sgk Địa lí lớp 9: Quan sát bảng 23.1, hãy cho biết những khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa phía đông và phía tây của Bắc Trung Bộ.

Lời giải:

* Về cư trú

- Đồng bằng ven biển phía Đông: chủ yếu là người Kinh.

(5)

- Miền núi, gò đồi phía Tây: chủ yếu là các dân tộc ít người (Thái, Mường, Tày, Mông, Bru-Vân Kiều...).

Dân tộc Thái ở Quỳ Châu, Nghệ An

* Hoạt động kinh tế

- Đồng bằng ven biển phía Đông: đa dạng, nông nghiệp và phi nông nghiệp + Sản xuất lương thực, cây công nghiệp hằng năm, đánh bắt nuôi trồng thủy sản.

+ Sản xuất công nghiệp, dịch vụ.

- Miền núi, gò đồi phía Tây: chủ yếu là hoạt động nông nghiệp + Trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, canh tác nương rẫy.

+ Chăn nuôi trâu, bò đàn...

Trang trại chăn nuôi bò ở Hà Trung, Thanh Hóa

(6)

Câu hỏi trang 84 sgk Địa lí lớp 9: Dựa vào bảng 23.2, nhận xét sự chênh lệch các tiêu chí của vùng so với cả nước.

Lời giải:

* Các chỉ tiêu thấp hơn mức trung bình cả nước

- Mật độ dân số của vùng thấp hơn cả nước (195 người/km2 < 233 người/km2).

- Tỉ lệ dân thành thị thấp (12,4%, trong khi cả nước là 23,6%).

- Thu nhập bình quân đầu người thấp (212,4 nghìn đồng, cả nước 295 nghìn đồng).

- Tuổi thọ trung bình thấp hơn cả nước (70,2 < 70,9 tuổi).

Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế - Ngày càng hiện đại và đông dân

(7)

* Chỉ tiêu cao hơn mức trung bình cả nước

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn mức trung bình cả nước (1,5% > 1,4%).

- Tỉ lệ hộ nghèo của vùng còn cao, trên mức trung bình cả nước (19,3% > 13,3%).

- Tỉ lệ người biết chữ khá cao, trên mức trung bình cả nước (91,3 tuổi, cả nước là 90,3 tuổi).

Bài tập cuối bài

Bài 1 trang 85 sgk Địa lí lớp 9: Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ, có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?

Lời giải:

* Thuận lợi

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa khá lớn trong năm -> Thuận lợi phát triển nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.

- Địa hình kết hợp đất đai tạo điều kiện để hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp theo chiều Tây - Đông.

- Sông ngòi dốc, nước chảy quanh năm thuận lợi phát triển nông nghiệp, công nghiệp, nguồn thủy năng quan trọng của vùng.

- Tài nguyên khoáng sản khá phong phú -> Cơ sở để phát triển nhiều ngành công nghiệp như khai khoáng, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng…

- Tài nguyên du lịch khá đa dạng: các bãi biển đẹp, vườn quốc gia, nhiều hang động đẹp -> Lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng…

Hang Sơn Đòong Quảng Bình, Quảng Bình

(8)

* Khó khăn

- Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai: Bão; lũ, sạt lở đất, gió phơn khô nóng…

- Nạn cát bay cát chảy và sạt lở bờ biển, hiện tượng hoa mạc hóa.

- Đồng bằng có diện tích nhỏ hẹp, nghèo dinh dưỡng.

- Vùng đồi núi địa hình dốc, giao thông đi lại, điều kiện sống khó khăn…

Cồn cát Quang Phú, Quảng Bình

Bài 2 trang 85 sgk Địa lí lớp 9: Phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ có những đặc điểm gì?

Lời giải:

Đặc điểm phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ

- Mật độ dân số là trên 200 người/km2 (năm 2020: 327 người/km2).

- Dân cư phân bố không đồng đều trên toàn lãnh thổ.

+ Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng ven biển phía Đông; Chủ yếu là người Kinh.

+ Dân cư thưa thớt ở vùng núi và gò đồi phía tây; Chủ yếu các dân tộc ít.

- Phần lớn dân cư sống ở nông thôn, tỉ lệ thành thị thấp nhưng đang tăng lên.

- Bắc Trung bộ là địa bàn cư trú của 25 dân tộc khác nhau.

(9)

Dân tộc Mường sống ở Thanh Hóa

Bài 3 trang 85 sgk Địa lí lớp 9: Sưu tầm tài liệu (bài viết, ảnh) và viết tóm tắt, giới thiệu về vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng hoặc thành phố Huế.

Lời giải:

Học sinh tự tìm hiểu, sưu tầm tài liệu qua sách vở, báo chí, các trang web du lịch, hành chính về hai địa điểm này.

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình

Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế ngày càng hiện đại

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài 2 Trang 33 Tập Bản Đồ Địa Lí: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy kể tên một số loại thiên tai và ảnh hưởng của chúng đến sản xuất và đời sống của nhân

(2) Kể tên các hải cảng chính, các tuyến đường quốc lộ nối các tỉnh trong vùng và nối các tỉnh trong vùng với các nước CHDCND Lào.. (2) Kể tên các hải cảng chính,

LƯỢC ĐỒ TỰ NHIÊN CỦA VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ - Vị trí tiếp giáp:.. + Giáp Thượng Lào, Nam Trung Quốc -&gt; Có ý nghĩa về an ninh quốc phòng và giao lưu kinh

- Do điều kiện tự nhiên của vùng nhiều đồi núi nên thế mạnh chính trong nông nghiệp của vùng là trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn. + Nhân dân

Cố đô Huế - Di sản văn hóa thế giới đã được UNESCO công nhận - Đời sống dân cư, đặc biệt là vùng cao, biên giới, hải đảo còn gặp nhiều khó khăn. - Tỉ lệ hộ nghèo hơn

+ Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh qua các năm. + Công nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng tự nhiên của vùng. + Công nghiệp nhẹ với quy mô vừa và

- Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có địa hình đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa =&gt; Khai thác không chú trọng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên sẽ làm

Bài 1 trang 69 sgk Địa lí lớp 9: Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh tiêu biểu của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu