• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Địa lí 9 Bài 18 (mới 2022 + Bài Tập): Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Địa lí 9 Bài 18 (mới 2022 + Bài Tập): Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 18: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (tiếp theo)

4. Tình hình phát triển kinh tế

LƯỢC ĐỒ KINH TẾ VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ a) Công nghiệp

- Công nghiệp năng lượng:

+ Điều kiện phát triển: nguồn thuỷ năng dồi dào và nguồn than phong phú.

(2)

+ Các nhà máy điện chủ yếu: thủy điện Hòa Bình, Sơn La trên sông Đà, thủy điện Tuyên Quang trên sông Chảy, nhiệt điện Phả Lại và Uông Bí,…

Nhà máy thủy điện Sơn La - Thủy điện có công suất lớn nhất nước ta - Khai thác khoáng sản:

+ Điều kiện phát triển: phát triển nhờ nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có, gồm cả kim loại đen, kim loại màu, phi kim loại và vật liệu xây dựng.

+ Hiện nay đang tiến hành khai thác nhiều mỏ khoáng sản có giá trị.

Khai thác than ở Bãi Cháy, Quảng Ninh

(3)

- Chế biến thực phẩm:

+ Điều kiện phát triển: trên cơ sở sử dụng nguyên liệu dồi dào tại chỗ từ nông - lâm - ngư nghiệp.

+ Ngày càng phát triển: chế biến chè, đặc sản, hồi quế khô, sữa bò,…

- Chế biến lâm sản, sản xuất xi măng, thủ công mĩ nghệ trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ.

=> Nhìn chung công nghiệp của vùng phân bố chủ yếu ở Đông Bắc.

b) Nông nghiệp

* Trồng trọt

- Điều kiện phát triển:

+ Đất feralit.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

Cánh đồng Mường Thanh, Điện Biên - Khó khăn:

+ Sương muối.

+ Thị trường chưa ổn định.

(4)

+ Thiếu quy hoạch trong phát triển một số cây trồng.

+ Công nghiệp chế biến chưa phát triển,...

- Tình hình phát triển: Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng (nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới)

+ Cây lương thực: lúa, ngô là cây lương thực chính. Lúa chủ yếu được trồng ở các cánh đồng giữa núi như: Mường Thanh (Điện Biên), Bình Lư (Lai Châu), Văn Chấn (Yên Bái),… Ngô được trồng nhiều trên nương rẫy.

+ Cây công nghiệp: chè (Thái Nguyên, Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Lạng Sơn), hồi (Lạng Sơn), cây dược liệu. Cây chè chiếm tỷ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước.

+ Cây ăn quả: mận, mơ, lê, đào, vải,… ở Sơn La, Bắc Giang,…

+ Nghề rừng: chủ yếu phát triển theo hướng nông - lâm kết hợp.

Mận được trồng nhiều ở Sơn La, Yên Bái

- Do điều kiện tự nhiên của vùng nhiều đồi núi nên thế mạnh chính trong nông nghiệp của vùng là trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.

* Chăn nuôi

- Điều kiện phát triển:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Nhân dân có kinh nghiệm.

+ Vùng biển Quảng Ninh rộng.

+ Nguồn thức ăn ngày càng phong phú.

- Khó khăn:

+ Sương muối, giá rét.

(5)

+ Công nghiệp chế biến chưa phát triển - Tình hình phát triển:

+ Đàn trâu (56,1%), bò (16%), lợn (23%) so với cả nước (năm 2019).

+ Nuôi trồng, khai thác thủy hải sản phát triển mạnh ở Quảng Ninh.

Trung du và miền núi Bắc Bộ có đàn trâu lớn nhất cả nước c) Dịch vụ

* Giao thông vận tải - Điều kiện phát triển:

+ Vị trí địa lí mang tính chiến lược.

+ Có vùng biển Quảng Ninh và các cửa khẩu là cửa ngõ.

- Khó khăn: Địa hình chủ yếu là đồi núi.

Giao thông vận tải ở miền núi còn gặp nhiều khó khăn

(6)

- Tình hình phát triển: Hoạt động mạnh với nhiều tuyến đường bộ, sắt, thủy nối liền với ĐBSH, Trung Quốc và thượng Lào.

* Thương mại

- Điều kiện phát triển: Tiếp giáp Đồng bằng sông Hồng, Lào, Trung Quốc,...

- Khó khăn: Các sản phẩm chủ yếu là sản phẩm thô.

- Tình hình phát triển: Vùng đã phát triển mối quan hệ thương mại lâu đời với ĐBSH, Trung Quốc và thượng Lào.

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái - Nơi có lượng khách và hàng hóa lớn đi qua ở miền Bắc

* Du lịch

- Điều kiện phát triển: Nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch lịch sử cách mạng.

- Khó khăn: Tài nguyên du lịch 1 số nơi bị suy thoái, ô nhiễm.

- Sản phẩm du lịch: hướng về cội nguồn, du lịch sinh thái.

- Các điểm du lịch nổi tiếng: Hạ Long, Lạng Sơn, Điện Biên,…

(7)

Sa Pa, Lào Cai - Điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước 5. Các trung tâm kinh tế

- Các trung tâm kinh tế quan trọng: Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn.

- Các trung tâm kinh tế mới: TP Yên Bái, Điện Biên Phủ, Lào Cai, Sơn La.

Một góc TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyễn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài 3 Trang 24 Tập Bản Đồ Địa Lí: Trình bày những thuận lợi và khó khăn về dân cư, xã hội đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng. + Đây là địa bàn cư trú của các

❖ (2)Ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ, đó là………..... Apatit

LƯỢC ĐỒ TỰ NHIÊN CỦA VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ - Vị trí tiếp giáp:.. + Giáp Thượng Lào, Nam Trung Quốc -> Có ý nghĩa về an ninh quốc phòng và giao lưu kinh

Cố đô Huế - Di sản văn hóa thế giới đã được UNESCO công nhận - Đời sống dân cư, đặc biệt là vùng cao, biên giới, hải đảo còn gặp nhiều khó khăn. - Tỉ lệ hộ nghèo hơn

+ Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh qua các năm. + Công nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng tự nhiên của vùng. + Công nghiệp nhẹ với quy mô vừa và

LƯỢC ĐỒ KINH TẾ VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ.. + Vùng biển rộng lớn. + Nhiều thiên tai, bão lũ. + Sản lượng lương thực bình quân đầu người thấp hơn trung bình của cả

- Trước 1975: phụ thuộc nước ngoài, chủ yếu phát triển công nghiệp nhẹ. - Hiện nay: nền công nghiệp phát triển mạnh và toàn diện. - Khu vực công nghiệp - xây

- Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có địa hình đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa => Khai thác không chú trọng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên sẽ làm