• Không có kết quả nào được tìm thấy

Địa lí 9 Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng | Giải bài tập Địa lí 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Địa lí 9 Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng | Giải bài tập Địa lí 9"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng Câu hỏi giữa bài (các câu hỏi trong bài học)

Câu hỏi trang 71 sgk Địa lí lớp 9: Quan sát hình 20.1, hãy xác định:

- Ranh giới giữa Đồng bằng sông Hồng với các vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

- Vị trí đảo Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ.

Lời giải:

* Ranh giới tiếp giáp của vùng Đồng bằng sông Hồng:

- Tiếp giáp với Trung du miền núi Bắc Bộ ở phía Bắc và phía Tây.

+ Ranh giới phía Bắc gồm: Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc.

+ Ranh giới phía Tây gồm: Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình.

- Tiếp giáp với Bắc Trung Bộ ở phía Nam: phía nam Ninh Bình.

* Vị trí các đảo: Đảo Cát Bà và Bạch Long Vĩ thuộc thành phố Hải Phòng.

Đảo Cát Bà, Hải Phòng

Câu hỏi trang 71 sgk Địa lí lớp 9: Dựa vào hình 20.1 và kiến thức đã học, nêu ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư.

Lời giải:

Ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư:

- Cung cấp nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp (đặc biệt cây lúa nước).

(2)

- Bồi đắp phù sa màu mỡ, mở rộng diện tích về phía vịnh Bắc Bộ.

- Điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ lụt vào mùa mưa và cung cấp nước vào mùa khô.

- Ngoài ra còn phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản, giao thông đường sông…

Một góc Đồng bằng sông Hồng

Câu hỏi trang 72 sgk Địa lí lớp 9: Quan sát hình 20.1, hãy kể tên và nêu sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Hồng.

(3)

Lời giải:

- Đất feralit có diện tích không lớn, phân bố ở các vùng rìa phía bắc, phía tây và tây nam của đồng bằng.

- Đất lầy thụt có diện tích khá lớn, phân bố ở các vùng trũng, tập trung ở phía nam đồng bằng (Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định), được cải tạo để trồng lúa, nuôi thủy sản.

- Đất phù sa có diện tích lớn nhất, phân bố tập trung ở vùng trung tâm, là địa bàn thâm canh nông nghiệp, sản xuất chủ yếu lương thực, thực phẩm của vùng.

- Đất mặn, đất phèn có diện tích nhỏ, phân bố ở vùng ven biển, được sử dụng để trồng cói, nuôi trồng thủy sản, làm muối, trồng rừng phòng hộ ven biển (rừng ngập mặn).

- Đất xám trên phù sa cổ có diện tích nhỏ, phân bố ở các vùng rìa phía bắc và tây bắc.

Câu hỏi trang 73 sgk Địa lí lớp 9: Dựa vào hình 20.2, cho biết Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao gấp bao nhiêu lần mức trung bình của cả nước, của các vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên?

(4)

Lời giải:

- Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao gấp 4,87 lần mức trung bình cả nước.

- Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao gấp 10,3 lần Trung du miền núi Bắc Bộ và 14,6 lần Tây Nguyên.

Câu hỏi trang 73 sgk Địa lí lớp 9: Mật độ dân số cao ở Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội?

Lời giải:

* Thuận lợi

- Dân số đông, mang lại nguồn lao động dồi dào cho phát triển kinh tế.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Cơ sở thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển, đặc biệt là dịch vụ tiêu dùng.

- Thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.

- Người dân có trình độ thâm canh lúa nước, tỉ lệ lao động qua đào tạo tương đối cao, đội ngũ trí thức, kĩ thuật và công nghệ đông đảo…

* Khó khăn

- Dân số tăng quá nhanh trong khi nền kinh tế chưa phát triển mạnh -> Kìm hãm sự phát triển kinh tế.

- Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động trở nên gay gắt, tình trạng thất nghiệp tăng.

- Gây sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, văn hóa - xã hội, nhà ở…

- Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên.

(5)

Hà Nội - Top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới

Câu hỏi trang 74 sgk Địa lí lớp 9: Quan sát bảng 20.1, nhận xét tình hình dân cư, xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng so với cả nước.

Lời giải:

* Dân cư

- Vùng tập trung dân cư đông đúc với mật độ dân số cao nhất cả nước (1179 người/km2).

(6)

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp hơn mức trung bình cả nước (1,1% < 1,4%) nhờ thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình.

* Xã hội

- Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị cao, trên mức trung bình cả nước (9,3 > 7,4%).

- Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn cả nước (26% < 26,5%).

- Thu nhập bình quân đầu người vẫn còn thấp (280,3 nghìn đồng < 295 nghìn đồng), cho thấy sự chênh lệch lớn về mức sống của các bộ phận dân cư.

- Tỉ lệ người lớn biết chữ cao hơn cả nước (94,5% > 90,3%), trình độ người dân thành thị cao.

- Tuổi thọ trung bình cao hơn cả nước (73,7 năm > 70,9 năm).

- Tỉ lệ dân thành thị vẫn còn thấp hơn mức trung bình cả nước (19,9% > 23,6%).

Đồng bằng sông Hồng - Vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước

Bài tập cuối bài

Bài 1 trang 75 sgk Địa lí lớp 9: Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội?

Lời giải:

* Thuận lợi

- Đất phù sa màu mỡ, địa hình bằng phẳng kết hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, nguồn nước dồi dào thuận lợi cho thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp.

- Khí hậu: Mùa đông lạnh phù hợp để phát triển rau màu ưa lạnh (cà chua, bắp cải…).

- Khoáng sản: mỏ đá, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên… -> Thuận lợi để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khí tự nhiên.

- Nguồn nước dồi dào từ sông Hồng, nước khoáng và vùng biển rộng lớn phía Đông Nam -> Cung cấp nước cho sản xuất sinh hoạt, phát triển du lịch, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải biển…

(7)

Cò thìa ở vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định

* Khó khăn

- Địa hình thấp, có nhiều ô trũng, mùa mưa dễ gây ngập lụt kéo dài.

- Đất trong đê không được bồi đắp thường xuyên và đang dần thoái hóa, bạc màu.

- Mùa đông lạnh, giá rét; khí hậu nhiệt đới ẩm dễ phát sinh dịch bệnh.

- Tài nguyên khoáng sản hạn chế, phải nhập khẩu nguyên nhiên liệu từ các vùng khác.

Băng giá kỉ lục ở Ba Vì, Hà Nội năm 2016

Bài 2 trang 75 sgk Địa lí lớp 9: Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng?

Lời giải:

- Vai trò hàng đầu là ngăn lũ, bảo vệ vùng dân cư trong đê trước các thiên tai bão, lũ.

- Vùng ngoài đê hàng năm được bồi đắp phù sa màu mỡ và mở rộng về phía biển.

- Hệ thống đê ở đồng bằng sông Hồng còn là nét văn hóa độc đáo của nền văn hóa sông Hồng.

(8)

Một số đoạn đê sông ở vùng Đồng bằng sông Hồng Bài 3 trang 75 sgk Địa lí lớp 9: Dựa vào bảng số liệu sau:

Vẽ biểu đồ cột thể hiện bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng và cả nước (ha/người). Nhận xét.

Lời giải:

* Tính bình quân đất nông nghiệp theo đầu người và vẽ biểu đồ

- Công thức: Bình quân đất nông nghiệp = Diện tích / Dân số (ha/người).

- Áp dụng công thức, ta tính được kết quả:

+ Đồng bằng sông Hồng: 0,05 ha/người.

+ Cả nước: 1,18 ha/người.

(9)

- Vẽ biểu đồ

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN BÌNH QUÂN ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO ĐẦU NGƯỜI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ CẢ NƯỚC

* Nhận xét

- Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người của Đồng bằng sông Hồng (0,05 ha/người) rất thấp so với cả nước (1,18 ha/người).

- Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người của cả nước gấp 23,6 lần Đồng bằng sông Hồng. Do Đồng bằng sông Hồng có dân số tập trung đông, đồng thời 1 phần diện tích đất chuyển đổi mục đích sử dụng nên đất nông nghiệp ngày càng ít.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn nuôi trồng để bổ sung nguồn hải sản trên biển.. Đánh bắt và nuôi trồng hải sản:

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ PHÂN BỐ TÊN NƯỚC Khai thác dầu Sản xuất ô tô Trồng lúa mì Trồng lúa gạo Trồng bông Nuôi trâu, bò Đánh bắt và nuôi trồng hải sản PHIẾU HỌC TẬP... XƯỞNG ĐÓNG

Bài 2 Trang 50 Tập Bản Đồ Địa Lí 9: Dựa vào kiến thức đã học, cho biết vì sao Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm về lương thực, thực phẩm và là vùng xuất khẩu

* Ý nghĩa: Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Công, có 3 mặt giáp biển, có nhiều quan hệ với các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Công, gần với

- Đẩy mạnh cải tạo hai loại đất trên sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, chẳng những ở Đồng bằng sông Cửu Long mà

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm và xuất khẩu lúa gạo lớn nhất nước ta Câu hỏi trang 131 sgk Địa lí lớp 9: Quan sát hình 36.2, hãy xác định các thành phố, thị

Là một vùng biển rộng, nguồn nước dồi dào, tương đối kín, có đặc tính nóng ẩm, và chịu ảnh hưởng của gió mùa.. Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản, các bãi

+ Nông nghiệp là chủ yếu: trồng rừng, cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày (lúa, ngô, lạc…); chăn nuôi trâu bò, lợn; đánh bắt và nuôi trồng thủy sản phát