• Không có kết quả nào được tìm thấy

Địa lí 9 Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo) | Giải bài tập Địa lí 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Địa lí 9 Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo) | Giải bài tập Địa lí 9"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo) Câu hỏi giữa bài (các câu hỏi trong bài học)

Câu hỏi trang 76 sgk Địa lí lớp 9: Căn cứ vào hình 21.1, hãy nhận xét sự chuyển biến về tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng ở Đồng bằng sông Hồng.

Lời giải:

Giai đoạn 1995 - 2002, tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng của vùng đồng bằng sông Hồng tăng lên khá nhanh, từ 26,6% lên 36% (tăng 9,4%).

Câu hỏi trang 77 sgk Địa lí lớp 9: Dựa vào hình 21.2, em hãy cho biết địa bàn phân bố của các ngành công nghiệp trọng điểm?

(2)

Lời giải:

Phân bố ngành công nghiệp trọng điểm ở đồng bằng sông Hồng:

- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Yên, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình.

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Yên, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình.

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình.

- Công nghiệp cơ khí: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Yên, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình.

Một góc TP. Hải Phòng - TP cảng đang phát triển mạnh, hiện đại

Câu hỏi trang 77 sgk Địa lí lớp 9: Dựa vào bảng 21.1, hãy so sánh năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

(3)

Lời giải:

Quan sát bảng năng suất lúa ta thấy:

- Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng cao hơn năng suất lúa của cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Trong giai đoạn 1995 - 2002, năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng tăng nhanh hơn tăng năng suất lúa của cả nước và năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long.

Cánh đồng lúa ở Thái Bình - Quê hương 5 tấn

Câu hỏi trang 78 sgk Địa lí lớp 9: Nêu lợi ích kinh tế của việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất lúa chính ở đồng bằng sông Hồng?

Lời giải:

- Các sản phẩm rau màu vụ đông mang lại hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ lớn.

- Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ của vùng.

(4)

- Khắc phục tính mùa vụ, tạo việc làm cho người dân…

Bắp cải ngày càng được trồng nhiều vào vụ đông ở Đồng bằng sông Hồng

Câu hỏi trang 78 sgk Địa lí lớp 9: Dựa trên hình 21.2 và sự hiểu biết, xác định vị trí và nêu ý nghĩa kinh tế - xã hội của cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài.

Lời giải:

* Vị trí

- Cảng Hải Phòng thuộc TP. Hải Phòng, nằm ở ven biển phía đông của Hải Phòng.

- Sân bay quốc tế Nội Bài thuộc TP. Hà Nội.

* Ý nghĩa

- Hệ thống vận tải quốc tế lớn nhất và sôi động nhất ở khu vực phía Bắc.

- Vai trò quan trọng trong giao lưu, vận chuyển hàng hóa và hành khách trên những tuyến đường xa, quan trọng.

- Thúc đẩy quá trình hội nhập, phát triển kinh tế Đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Sân bay quốc tế Nội Bài - Một trong các sân bay sầm uất nhất cả nước

(5)

Câu hỏi trang 79 sgk Địa lí lớp 9: Xác định trên hình 21.2, vị trí của các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Lời giải:

Các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.

Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh

Bài tập cuối bài

Bài 1 trang 79 sgk Địa lí lớp 9: Trình bày đặc điểm phát triển công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng thời kì 1995 - 2002.

Lời giải:

Đặc điểm phát triển công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng thời kì 1995 - 2002:

- Tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 26,6% (1995) lên 36% (2002).

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh, từ 18,3 nghìn tỉ đồng (1995) lên 55,2 nghìn tỉ đồng, chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước (2002).

- Các ngành công nghiệp trọng điểm là: chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí.

- Sản phẩm công nghiệp quan trọng: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng…

(6)

- Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng.

Một góc của thành phố Hà Nội, Hà Nội

Bài 2 trang 79 sgk Địa lí lớp 9: Sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào? Đồng bằng sông Hồng có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực?

Lời giải:

* Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng - Đảm bảo nhu cầu lương thực trong vùng.

- Góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu.

- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

- Giải quyết việc làm cho lao động, sử dụng hợp lí tài nguyên…

* Điều kiện để phát triển sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng - Thuận lợi

+ Đất phù sa màu mỡ, diện tích lớn, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực.

+ Điều kiện khí hậu và thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.

+ Nguồn lao động đông, trình độ thâm canh cao nhất nước.

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp, thủy lợi đảm bảo tốt.

(7)

+ Các chính sách mới của Nhà nước (chính sách về đất, thuế, giá…).

Hệ thống thủy lợi ở Đồng bằng sông Hồng ngày càng hoàn thiện - Khó khăn

+ Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp, đất bị chia cắt manh mún.

+ Diện tích đất bị canh tác còn ít khả năng mở rộng, bị thu hẹp và suy thoái.

+ Thời tiết diễn biến bất thường, nhiều thiên tai tự nhiên (bão, lũ, hạn…).

Bài 3 trang 79 sgk Địa lí lớp 9: Chứng minh rằng Đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

Lời giải:

Đồng bằng sông Hồng là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

- Tài nguyên du lịch tự nhiên

+ Các thắng cảnh nổi tiếng: Tràng An, Ninh Bình, Tam Đảo, Đại Lải, Vĩnh Phúc…

+ Các vườn quốc gia nổi tiếng: Cát Bà, Cúc Phương, Bà Vì…

+ Các bãi biển đẹp ở Hải Phòng, Thái Bình…

+ Khí hậu thuận lợi, nhiều cảnh quan sinh thái…

- Tài nguyên du lịch nhân văn

+ Di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc: Lăng Bác Hồ, chùa Một Cột, Văn Miếu, cầu Long Biên, chùa Bái Đính…

+ Các lễ hội truyền thống, làng nghề cổ truyền…

(8)

Bái Đính - Tràng An, điểm du lịch tổng hợp nổi tiếng ở Ninh Bình

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Sản phẩm công nghiệp quan trọng: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng (vải, sứ, quần áo, hàng dệt kim,...). - Phân

* Ý nghĩa: Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Công, có 3 mặt giáp biển, có nhiều quan hệ với các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Công, gần với

- Các ngành công nghiệp quan trọng: chế biến lương thực thực phẩm (chiếm tỉ trọng cao nhất), vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác..

- Nguồn nước dồi dào từ sông Hồng, nước khoáng và vùng biển rộng lớn phía Đông Nam -> Cung cấp nước cho sản xuất sinh hoạt, phát triển du lịch, đánh bắt nuôi trồng

- Nhờ đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất nên sản lượng lương thực tăng nhanh. Đã hình thành các vùng thâm canh lúa ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. - Sản

- Nhiều tuyến quốc lộ nối các thành phố, khu du lịch Tây Nguyên với các vùng phát triển ở Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ (quốc lộ 19, 26, 20, đường Hồ Chí Minh);

Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm công nghiệp phát triển năng động nhất cả nước Bài 2 trang 120 sgk Địa lí lớp 9: Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển tương đối đồng bộ, có Thành phố Hồ Chí Minh: đầu mối giao thông lớn hàng đầu của cả nước, có thể đi đến nhiều thành