• Không có kết quả nào được tìm thấy

Địa lí 9 Bài 28: Vùng Tây Nguyên | Giải bài tập Địa lí 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Địa lí 9 Bài 28: Vùng Tây Nguyên | Giải bài tập Địa lí 9"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 28: Vùng Tây Nguyên Câu hỏi giữa bài (các câu hỏi trong bài học)

Câu hỏi trang 101 sgk Địa lí lớp 9: Quan sát hình 28.1, hãy xác định giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng.

Lời giải:

- Giới hạn lãnh thổ Tây Nguyên

+ Phía Đông giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Phía Nam giáp Đông Nam Bộ.

+ Phía Tây giáp Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia.

+ Là vùng duy nhất không giáp biển.

Tây Nguyên - Nơi hội tụ những di sản văn hóa sống - Ý nghĩa vị trí địa lí của Tây Nguyên

+ Phía Đông giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Nam giáp Đông Nam Bộ - một vùng kinh tế năng động của cả nước => Tây Nguyên dễ dàng tiếp nhận nguồn vật tư kĩ thuật, thiết bị, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ các vùng khác chuyển đến và nguồn nguyên liệu của vùng dễ dàng vận chuyển đến thị trường tiêu thụ.

+ Phía tây giáp Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia với các vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng (nằm ở ngã ba Đông Dương), giúp Tây Nguyên có thể giao lưu, buôn bán với các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông.

Câu hỏi trang 101 sgk Địa lí lớp 9:

- Quan sát hình 28.1, hãy tìm các dòng sông bắt nguồn từ Tây Nguyên chảy về các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và về phía Đông Bắc Cam-pu-chia.

- Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu nguồn đối với các dòng sông ở Tây Nguyên.

Lời giải:

(2)

- Các dòng sông bắt nguồn từ Tây Nguyên chảy về các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và về phía Đông Bắc Cam-pu-chia:

+ Sông Xê-xan.

+ Sông Xrê-pôk.

+ Sông Ba.

+ Sông Đồng Nai.

Một đoạn sông Xê-xan ở vùng Tây Nguyên - Ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu nguồn

+ Bảo vệ chính nguồn năng lượng, nguồn nước cho vùng Tây Nguyên.

+ Góp phần điều tiết dòng chảy sông ngòi, hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở đất.

+ Việc bảo vệ rừng giúp điều hòa khí hậu, giữ nguồn nước ngầm, hạn chế hạn hán thiếu nước vào mùa khô…

Tây Nguyên từng được mệnh danh là “kho vàng xanh” của nước ta

(3)

Câu hỏi trang 103 sgk Địa lí lớp 9:

- Quan sát hình 28.1, hãy nhận xét sự phân bố các vùng đất badan, các mỏ bô-xit.

- Dựa vào bảng 28.1, hãy cho biết Tây Nguyên có thể phát triển những ngành kinh tế gì?

Lời giải:

- Sự phân bố các vùng đất badan, các mỏ bô-xit

+ Các vùng đất badan phân bố trên các cao nguyên như: cao nguyên Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh.

+ Bô-xít với trữ lượng lớn, phân bố ở Kon Tum, Đắk Lắk,...

- Các ngành kinh tế ở Tây Nguyên

+ Nông nghiệp: Trồng cây công nghiệp, chăn nuôi và lâm nghiệp.

+ Công nghiệp: Thủy điện, khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp chế biến nông - lâm sản.

+ Dịch vụ: du lịch, xuất khẩu nông sản,...

(4)

Cao nguyên Lâm Viên, Tây Nguyên

Câu hỏi trang 104 sgk Địa lí lớp 9: Căn cứ vào bảng 28.3, hãy nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở Tây Nguyên.

Lời giải:

- Về dân cư

+ Thưa dân, mật độ dân số chỉ bằng gần 1/3 mật độ dân số của cả nước.

+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số còn cao (gấp 1,5 lần tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số của cả nước).

(5)

- Về xã hội

+ Chỉ tiêu thấp hơn mức trung bình của cả nước: tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình.

+ Chỉ tiêu cao hơn mức trung bình cả nước: tỉ lệ hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người một tháng, tỉ lệ dân thành thị.

-> Chất lượng cuộc sống dân cư ở Tây Nguyên còn thấp hơn mức chung của cả nước, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

Tây Nguyên là nơi cư trú của nhiều dân tộc thiểu số ít người

Bài tập cuối bài

Bài 1 trang 105 sgk Địa lí lớp 9: Trong xây dựng kinh tế - xã hội, Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì?

Lời giải:

* Thuận lợi - Vị trí địa lí

+ Phía Đông giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Nam giáp Đông Nam Bộ - một vùng kinh tế năng động của cả nước.

+ Phía Tây giáp Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia với các vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng (nằm ở ngã ba Đông Dương).

(6)

+ Các mối giao lưu kinh tế của Tây Nguyên với các vùng trong nước chủ yếu thông qua các tuyến đường bộ cắt ngang cao nguyên nối với các thành phố và thị xã ven biển Nam Trung Bộ (đường 19,24, 25, 26, 27…), nối vùng với Đông Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh) như đường 14, 20…

Đồi chè ở Lâm Đồng, Tây Nguyên - Tự nhiên

+ Địa hình và đất: Cao nguyên xếp tầng rộng lớn, khá bằng phẳng với đất badan màu mỡ thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

+ Khí hậu: Mang tính chất cận xích đạo, nóng quanh năm giúp phát triển các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu,... Trên các cao nguyên mát mẻ và phong cảnh thiên nhiên đẹp của thành phố Đà Lạt, hồ Lắk, Biển Hồ,... phát triển du lịch sinh thái.

+ Sông ngòi: Là khu vực thượng nguồn của nhiều hệ thống sông nên có tiềm năng thủy điện lớn (21% trữ năng thủy điện cả nước).

+ Rừng: gần 3 triệu ha giúp phát triển lâm nghiệp.

+ Khoáng sản: Bô xít có trữ lượng lớn (3 tỉ tấn) giúp phát triển công nghiệp.

- Kinh tế - xã hội

+ Dân cư có nhiều kinh nghiệm trong canh tác cây công nghiệp lâu năm.

+ Các tuyến giao thông Đông - Tây nối liền vùng với vùng duyên hải phía Đông, với Đông Nam Bộ, là cửa ngõ ra biển của vùng.

(7)

+ Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm, hỗ trợ cho đồng bào dân tộc ít người; chính sách phát triển công nghiệp khai khoáng và thủy điện.

+ Vùng đã và đang thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.

+ Có các di sản về văn hóa, lễ hội độc đáo thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Một góc nhà máy thủy điện Xê xan 3, Tây Nguyên

* Khó khăn

- Mùa khô kéo dài 4 - 5 tháng, thiếu nước trầm trọng, mùa khô rừng dễ bị cháy.

- Việc chặt phá rừng bừa bãi đã gây ra ảnh hưởng xấu tới môi trường.

- Các chính sách quan tâm đến đồng bào dân tộc ít người.

- Thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật, tay nghề giỏi.

- Cơ sở vật chất hạ tầng nhìn chung còn khó khăn, chưa phát triển.

- Vấn đề an ninh quốc phòng, tôn giáo.

Hạn hán, thiếu nước vào mùa khô xảy ra thường xuyên ở Tây Nguyên Bài 2 trang 105 sgk Địa lí lớp 9: Hãy nêu đặc điểm phân bố dân cư ở Tây Nguyên.

Lời giải:

(8)

Đặc điểm phân bố dân cư ở Tây Nguyên:

- Tây Nguyên có dân số ít (5.932,10 nghìn người - 2020), đồng bào dân tộc ít người chiếm khoảng 30% (Gia-rai, Ê-đê, Ba-na,...), dân tộc Kinh sinh sống ở các đô thị, trục giao thông, lâm trường, nông trường.

- Dân cư phân bố thưa thớt nhất cả nước. Mật độ dân số năm 2020 là 109 người/km2 (cả nước là 294 người/km2).

- Dân cư phân bố không đều giữa các vùng

+ Các đô thị, ven các tuyến đường giao thông, các nông, lâm trường có mật độ dân số cao hơn các vùng còn lại (các vùng trồng cây công nghiệp ở Đắk Lắk, Lâm Đồng có mật độ dân số 101 - 200 người/km2).

+ Các vùng còn lại ở Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông có mật độ dân số dưới 50 người/

km2.

Dân tộc Ê-đê ở vùng Tây Nguyên Bài 3 trang 105 sgk Địa lí lớp 9: Dựa vào bảng số liệu sau:

(9)

Vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện độ che phủ rừng theo các tỉnh và nêu nhận xét.

Lời giải:

* Vẽ biểu đồ

BIỂU ĐỒ THANH NGANG THỂ HIỆN ĐỘ CHE PHỦ RỪNG THEO CÁC TỈNH

* Nhận xét

- Tây Nguyên là vùng còn tài nguyên rừng giàu nhất ở nước ta, tất cả các tỉnh ở Tây Nguyên đều có độ che phủ rừng cao hơn so với cả nước.

- Kon Tum là tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất (64%).

- Lâm Đồng là tỉnh có độ che phủ rừng lớn thứ 2 (63,5%), tiếp đến là Đắk Lắk (50,2%) và Gia Lai (49,2%) thấp nhất.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* Ý nghĩa: Vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á; tiếp giáp với Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, tạo khả năng giao lưu kinh tế với các

- Trước 1975: phụ thuộc nước ngoài, chủ yếu phát triển công nghiệp nhẹ. - Hiện nay: nền công nghiệp phát triển mạnh và toàn diện. - Khu vực công nghiệp - xây

Bài 1 trang 69 sgk Địa lí lớp 9: Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh tiêu biểu của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu

+ Phía Bắc giáp Đồng bằng sông Hồng - nền kinh tế phát triển và Trung du miền núi Bắc Bộ - nguồn nguyên liệu lớn -> Thuận lợi giao lưu trao đổi hàng hóa, nguyên

- Nhờ đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất nên sản lượng lương thực tăng nhanh. Đã hình thành các vùng thâm canh lúa ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. - Sản

- Phân bố dân cư không đều giữa đồng bằng và miền núi, thành thị và nông thôn + Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng ven biển phía Đông, chủ yếu là người

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuân lợi để phát triển chăn nuôi bò và khai thác nuôi trồng thủy sản.. * Chăn

- Nhiều tuyến quốc lộ nối các thành phố, khu du lịch Tây Nguyên với các vùng phát triển ở Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ (quốc lộ 19, 26, 20, đường Hồ Chí Minh);