• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC DU LỊCH ĐỐI VỚI CÁC DI

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ DI SẢN

Lê Lợi (Đồng Xâm cũ), Hồng Thái, Trà Giang (Kiến Xƣơng), Đông Kinh (Đông Hƣng). Từ năm 2005 đến nay nghề chạm bạc phát triển trở lại tƣơng đối tốt, thị trƣờng tiêu thụ đã mở rộng tới các tỉnh: Lào Cai, Sơn La, Lạng Sơn… hƣớng tới phục vụ khách du lịch. Giá trị sản xuất hàng năm đạt trên 70 tỷ đồng.

Nghề thêu phát triển phong phú ở nhiều địa phƣơng. Toàn tỉnh có 26 doanh nghiệp tham gia tổ chức sản xuất kinh doanh các loại hình sản phẩm này.

Giá trị sản xuất hàng năm đạt trên 100 tỷ đồng.

Nghề dệt chiếu cói tập trung ở Hƣng Hà, Quỳnh Phụ, Đông Hƣng. Mỗi năm sản xuất trung bình 16 triệu lá chiếu các loại, tiêu thụ ở thị trƣờng trong nƣớc và Trung Quốc, Hàn Quốc. Có nhiều doanh nghiệp đƣa máy móc vào thay lao động thủ công. Giá trị sản xuất năm 2010 ƣớc đạt 150 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động ở nông thôn.

Để các làng nghề truyền thống đƣợc hồi sinh và lƣu truyền rộng rãi ở địa phƣơng đồng thời tạo sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong và ngoài nƣớc thì các cấp, các ngành mà trực tiếp là ủy ban nhân dân các huyện, thành có làng nghề đã phối hợp chặt chẽ với cƣ dân các làng nghề để tìm giải pháp phát triển phù hợp với tình hình hiện nay.

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ DI SẢN

Trần còn lại ở Hƣng Hà và một số địa danh khác chứng tỏ trong suốt thời kỳ giao tranh giữa các triều đại, mảnh đất lịch sử này dƣờng nhƣ không có chiến sự lan đến nên các di sản văn hóa mới có điều kiện phát triển mạnh nhƣ vậy.

Cũng qua đây ta thấy đƣợc chứng tích của một nền kinh tế phát triển và cởi mở. Chỉ có kinh tế phát triển, xã hội yên bình, nhà nƣớc và nhân dân mới có điều kiện xây dựng lên những công trình di sản văn hóa nhƣ các đền, chùa, đình, miếu. Sự phát triển của kiến trúc, tƣợng thờ, các di vật bằng đồng, gốm sứ đã cho thấy sự phát triển của nghề thủ công dƣới các triều đại này. Hệ thống tƣợng Phật trong các di sản văn hóa vật thể rất đông đúc và độc đáo chứng minh sự phục hƣng khá mạnh của Phật giáo. Các di sản văn hóa thời Trần, thời Nguyễn và thời Lý ở Thái Bình góp phần đánh giá vị trí và vai trò của các vƣơng triều này trong lịch sử. Ngày nay từ những tƣ liệu khảo cổ học ở Hƣng Hà đã thấy đƣợc những đóng góp tiến bộ, đáng kể về văn hóa, kinh tế, xã hội của nhà Trần, chứng tỏ nhà Trần đã đạt đƣợc những thành tựu mới trong công cuộc xây dựng đất nƣớc.

2.4.2. Giá trị nhân văn

Trong kho tàng di sản văn hóa ở Thái Bình thì chùa là loại hình chiếm số lƣợng lớn, dày đặc. Dƣới thời Nguyễn, những ngôi chùa nói chung đều có địa vị trong xã hội, phật điện đông dần lên với tƣợng tam thế, quan âm, tứ pháp và một số tƣợng khác. Đó là những phật điện với các tƣợng thánh nhân của thế giới siêu nhiên phật giáo hay các lực lƣợng thiên nhiên gắn với cuộc sống nông nghiệp đƣợc phật giáo hóa. Tƣợng phật phần nhiều mang tƣ cách phản ánh tƣ tƣởng thời đại, đầy sức sống, tạo nên sự bừng tỉnh đậm tính nhân văn, gần gũi với đời để nhƣ qua đó lòng ngƣời đƣợc hòa quyện với phật tâm. Những pho tƣợng, những con ngƣời đích thực trong sáng, hồn nhiên, nhân hậu không nét đau thƣơng khắc khoải, đó là sản phẩm của lòng sung kính dân dã theo lối tôn thờ

“thế gian trụ trì phật pháp”.

Bƣớc vào đất chùa, ngƣời phật tử lòng thành gạt bỏ mọi điều xấu xa, nhất tâm kính lễ hồi tƣởng về cõi di đà. Trong lặng im, trƣớc phật đài, con ngƣời dễ xuất thần phiêu diêu về miền thƣờng trụ để rồi mƣợn khói đèn hƣơng gửi lời cầu

khẩn tự trong tâm lên đấng vô cùng. Con ngƣời thƣờng đến chùa cầu mong sức khỏe, may mắn và hạnh phúc.

Chùa Việt cùng với các loại hình di sản văn hóa vật thể khác là sản phẩm văn hóa nổi bật theo bƣớc thăng trầm quá khứ của ngƣời Việt. Cũng nhƣ nhiều tín ngƣỡng tôn giáo khác, với giáo lý cơ bản của nó, đạo phật luôn đặt một trọng tâm vào việc giáo dục thiện tâm, mọi điều tốt lành cho mọi ngƣời. Ở khía cạnh nào đó các loại hình di sản văn hóa đều là một trong những nơi giáo dục về những truyền thống tốt đẹp của con ngƣời đó là tình ngƣời, là lòng yêu quê hƣơng xứ sở. Qua đó rất nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực lịch sử xã hội, ƣớc vọng đƣợc biểu hiện cụ thể và sinh động.

2.4.3. Giá trị điêu khắc

Nhiều loại hình điêu khắc trong các di sản văn hóa vật thể ở Thái Bình đều tập trung phổ biến ở các nơi khác, trƣớc hết là chất liệu. Về căn bản, di vật điêu khắc thời Trần, thời Lý, thời Nguyễn ở các di tích là gỗ. Điều đó chứng tỏ loại chất liệu này đã phổ biến ở đây từ lâu. Điêu khắc trong các công trình kiến trúc cũng có nhiều đề tài nhƣ: tƣợng nghê đồng, thành chạm rồng, mây, hoa lá.

Nổi bật nhất là các tƣợng quan âm, trang trí trên các áo tƣợng, các bệ tƣợng có vô số các biến thể rồng nghê và các đề tài khác nhƣ hình mặt trời, mây và các loại hoa lá. Các hình tƣợng đó đƣợc trang trí ở nhiều thành phần kiến trúc nhƣ gạch, đá, thành bậc nhƣng nhiều nhất vẫn là trên các tƣợng thờ. Về loại hình điêu khắc chủ yếu đều đƣợc chạm nổi rất tinh vi, tinh xảo.

Từ điêu khắc còn lại trong các loại hình di sản văn hóa vật thể ở Thái Bình ta thấy đƣợc nét đặc trƣng và phong cách nghệ thuật các thời Nguyễn, thời Trần… những nền nghệ thuật giữ vị trí quan trọng trong bƣớc đi của nghệ thuật điêu khắc Việt Nam.

2.4.4. Giá trị thẩm mỹ

Các di sản văn hóa vật thể đã khắc họa cho ta thấy vẻ đẹp thiêng liêng cổ kính và lộng lẫy của các công trình kiến trúc dƣới các triều đại. Nhìn chung kiến trúc chùa có cùng các thành phần cơ bản của một ngôi chùa truyền thống, đó là kiến trúc gỗ, kiến trúc tiền đƣờng, hậu cung, thiêu hƣơng, thƣợng điện đƣợc bố

trí theo kiểu nội công ngoại quốc. Nói về các loại hình di sản văn hóa ở Thái Bình thì chất liệu và kiến trúc gỗ vẫn chiếm vai trò chủ đạo và còn giữ đƣợc các thành bậc kích thƣớc lớn với lối trang trí cầu kỳ, đẹp mắt nhƣ chùa Keo, đền Đồng Bằng…giữa chạm rồng, hai bên chạm mây lá.

Về bố cục thì các công trình đều đƣợc bố trí đăng đối hài hòa tạo thành một tổng thể rộng lớn mang vẻ đẹp tráng lệ nhƣng vẫn giữ đƣợc vẻ đẹp cổ kính nguyên sơ.

Các đề tài, đƣờng nét, kiểu dáng trang trí cũng mang vẻ đẹp duyên dáng lạ thƣờng đó là các đề tài nhƣ tứ linh, tứ quý, long - ly - quy - phƣợng, tùng - cúc - trúc - mai tạo thành một bức trạm trổ huyền ảo nhƣng rất hiện thực, dung dị và sống động.

Các di sản văn hóa ở Thái Bình góp phần tìm hiểu giá trị vị trí nghệ thuật của thời Nguyễn, thời Lê trong lịch sử nghệ thuật Việt Nam. Đồng thời các công trình này cũng cung cấp những tƣ liệu về sự tiếp nối của nghệ thuật Nguyễn với nghệ thuật các triều đại khác.

2.4.5. Giá trị đạo đức, hƣớng về nguồn cội

Đây là một trong những giá trị cao đẹp đƣợc kết tinh trong các di sản văn hoá từ ngàn đời xƣa. Đến với các di sản văn hóa vật thể, con ngƣời bày tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với các vị thành hoàng làng, những anh hùng dân tộc có công với đất nƣớc, những vị tổ nghề đã truyền dạy nghề cho dân làng. Đó là những biểu hiện của tấm lòng biết ơn, của đạo lý uống nƣớc nhớ nguồn đã tồn tại trong lòng lịch sử dân tộc.

Khi kinh tế phát triển, đời sống tinh thần của con ngƣời đƣợc nâng cao thì nhu cầu hƣởng thụ các di sản văn hóa phi vật thể ngày càng nhiều. Vì vậy mà họ đến với các lễ hội ngày một đông hơn, hƣớng về cội nguồn với niềm tin chân thành, niềm vui dào dạt và niềm hy vọng sâu sắc cho bản thân cũng nhƣ cho cộng đồng. Với các hình thức diễn xƣớng dân gian, lễ hội đã tái hiện lại cuộc đời, chiến tích của các nhân vật lịch sử. Loại hình di sản văn hóa này ẩn chứa một giá trị cao đẹp đó là làm cho ta sống lại truyền thống nhớ về cội nguồn để khẳng định sức mạnh và niềm tự hào dân tộc đồng thời để cổ vũ, nhắc nhở tinh

thần yêu nƣớc và thái độ của nhân dân đối với các bậc tiền nhân đã khai phá, mở đƣờng làm nên những thành tựu lớn lao cho dân tộc.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Toàn bộ chƣơng 2 của bài khóa luận đã nêu lên đƣợc các loại hình di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thái Bình, trên cơ sở đó đã nêu lên thực trạng khai thác du lịch đối với các di sản văn hóa của tỉnh trong thời gian qua. Toàn bộ nội dung trên đã đáp ứng đƣợc mục tiêu của chƣơng 2 là nêu lên thực trạng khai thác du lịch để đƣa ra những giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả khai thác du lịch đối với các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thái Bình sẽ đƣợc triển khai trong chƣơng 3.