• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường

CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

4.4. Giải pháp tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi

4.4.2. Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường

Khóa luận tốt nghiệp Ngành kĩ thuật môi trường

Sinh viên: Phạm Thị Nhàn 62

Trường hợp tán thành mở thêm mỏ phải được Thường vụ huyện ủy nhất trí thông qua.

- Đảm bảo việc tổ chức khai thác và sử dụng khoáng sản tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn lao động.

- Thực hiện các quy định về các tổ chức khai thác và sử dụng khoáng sản nộp ngân sách cho địa phương.

- Thực hiện việc các tổ chức khai thác và sử dụng vật liệu khoáng sản đầu tư sửa chữa các công trình kỹ thuật tại các khu khai thác, chế biến khoáng sản và các khu vận chuyển phục vụ các hoạt động khai thác, chế biến.

4.4. Giải pháp tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi

Khóa luận tốt nghiệp Ngành kĩ thuật môi trường

Sinh viên: Phạm Thị Nhàn 63

Thành ủy, HĐND, UBND thành phố và các Đảng bộ, Chi bộ, chính quyền các cấp chỉ đạo theo phân cấp công tác kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững bằng các chỉ thị, nghị quyết và tăng cường kiểm tra công tác này trên địa bàn.

Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng và Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên thường xuyên chỉ đạo các tổ chức trực thuộc và quần chúng thực hiện các hoạt động kiếm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường tại địa phương mình.

Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên trường xuyên chỉ đạo các tổ chức trực thuộc và quần chúng thực hiện việc phổ biến, tuyên truyền Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ Môi trường, các văn bản hướng dẫn thi hành luật; triển khai công bố rộng rãi quy hoạch cấm thăm dò khai thác, khu vực được phép khai thác, khu vực dự trữ khoáng sản, khu vực khai thác tận thu, khu vực bảo vệ cảnh quan đã được phê duyệt.

Xây dựng cụm dân cư tự quản về môi trường.

Tăng cường mối quan hệ giữa các tổ chức, chủ doanh nghiệp, các tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên đóng trên địa bàn với cộng đồng xung quanh để thực hiện công tác kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường chung của địa phương.

 Tăng cường các hoạt động BVMT có sự tham gia của cộng đồng.

UBND thành phố Hải Phòng nghiên cứu và đề xuất các chính sách khuyến khích việc xã hội hóa công tác kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường, trong đó có các chính sách đối với các viện, trường, trung tâm, về KHCN môi trường, các cá nhân trong công tác tư vấn, thẩm định xã hội, nghiên cứu về BVMT thành phố Hải Phòng.

Khóa luận tốt nghiệp Ngành kĩ thuật môi trường

Sinh viên: Phạm Thị Nhàn 64

PHỤ LỤC

Khai trường mỏ đá vôi Nhà máy Xi măng Chinfon

Khai trường mỏ đá vôi Nhà máy Xi măng Hải Phòng

Khóa luận tốt nghiệp Ngành kĩ thuật môi trường

Sinh viên: Phạm Thị Nhàn 65

Khai trường mỏ đá vôi Hà Sơn

Khai trường mỏ đá vôi Phi Liệt

Khóa luận tốt nghiệp Ngành kĩ thuật môi trường

Sinh viên: Phạm Thị Nhàn 66

Khai trường mỏ đá vôi Tân Phú Xuân

Khai trường mỏ đá vôi Trại Sơn

Khóa luận tốt nghiệp Ngành kĩ thuật môi trường

Sinh viên: Phạm Thị Nhàn 67

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

*Hiện trạng môi trường làng nghề khai thác đá vôi huyện Thủy Nguyên

Quá trình nghiên cứu, thu thập, điều tra hiện trạng quản lý môi trường tại làng nghề khai thác đá huyện Thủy Nguyên có thể rút ra một số kết luận sau:

Ô nhiễm nguồn nước sông, hồ, đầm ven các khu vực mỏ không lớn, ngoại trừ ô nhiễm dầu mỡ các phương tiện giao thông đường thủy và có thể là do nước mưa chảy tràn qua các nhà máy, xí nhgiệp trong vùng.

Ô nhiễm không khí là vấn đề lớn ở tất cả các khu vực khai thác đá vôi và đường vận chuyển. Tác nhân ô nhiễm chính là bụi. Hàm lượng bụi ở các khu vực này vượt QCVN05:2009/BTNMT từ 1,5 đến 10 lần (phụ thuộc vị trí cách điểm khai thác).

Ô nhiễm do độ ồn cũng ở mức nghiêm trọng, nhất là ở bán kính 200m cách điểm nổ mìn và trong thời gian nổ mìn. Ô nhiễm ồn cũng xảy ra ở các khu vực vận chuyển đá vôi.

Ô nhiễm do độ rung xảy ra ở bán kính khoảng 300m cách điểm nổ mìn.

Tuy nhiên tác động do rung chưa ảnh hưởng rõ rệt đến các công trình lịch sử, tôn giáo, công trình quốc phòng.

Các hệ sinh thái ở núi đá vôi huyện Thủy Nguyên bị ảnh hưởng không đáng kể.

* Hiện trạng quản lý môi trường tại làng nghề khai thác đá vôi huyện Thủy Nguyên

Tuy các cấp chính quyền và các đoàn thể ở địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc BVMT tại làng nghề, nhưng môi trường ở làng nghề vẫn chưa được cải thiện nhiều mà một trong những nguyên nhân cơ bản là việc quản lý môi trường tại đây còn lỏng lẻo do thiếu đội ngũ cán bộ về quản lý môi trường, cơ chế chính sách cùng các văn bản pháp luật về BVMT làng nghề còn hạn chế, chưa đồng bộ và thiếu những hướng dẫn cụ thể.

Kiến nghị

Khóa luận tốt nghiệp Ngành kĩ thuật môi trường

Sinh viên: Phạm Thị Nhàn 68

Để đảm bảo môi trường làng nghề chạm bạc Đồng Xâm, ngăn ngừa và hạn chế các tác động xấu trong quá trình kinh doanh sản xuất của làng nghề tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:

- Cần phải tăng cường tần suất và số điểm quan trắc tại làng nghề.

- Nâng cao năng lực quản lý môi trường của địa phương và gắn với sự tham gia của cộng đồng

- Quy hoạch không gian sản xuất gắn với BVMT

Khóa luận tốt nghiệp Ngành kĩ thuật môi trường

Sinh viên: Phạm Thị Nhàn 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ tài nguyên và môi trường (2009), Báo cáo môi trường quốc gia 2008 – Môi trường làng nghề Việt Nam.

[2] Đánh giá hiện trạng và các tác động của hoạt động khai thác đá vôi trên địa bàn thành phố Hải Phòng, PGS.TS. Lê Trình, Viện Môi trường và Phát triển bền vững.

[3] Đặng Kim Chi, Làng nghề Việt Nam và môi trường, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2005.

[4] Niêm giám thống kê kinh tế xã hội huyện Thủy Nguyên năm 2007.

[5] Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Thuỷ Nguyên đến năm 2020.

UBND huyện Thủy Nguyên, 11/2006.

Khóa luận tốt nghiệp Ngành kĩ thuật môi trường

Sinh viên: Phạm Thị Nhàn 70