• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

4.2. Giải pháp về công nghệ

4.2.1. Đề xuất các biện pháp về phòng chống ô nhiễm nguồn nước

4.2.1.1. Giảm thiểu tác động tới môi trường nước trong giai doạn tiền xây dựng và xây dựng cơ bản khu mỏ

- Đối với nước thải sinh hoạt, các khu mỏ đá phải đảm bảo thuê và lắp đặt nhà vệ sinh di động cho khu lán trại công nhân. Bùn thải từ nhà vệ sinh di động sẽ được thu gom và chôn lấp tại khu canh tác nông nghiệp của người dân địa phương, cách xa khu nhà ở.

- Đắp đê bao quanh khu mỏ để tránh nước mưa chảy tràn vào khu vực bóc bỏ lớp đất phủ.

- Nước thải từ khu vực rửa xe tại các khu mỏ phải được xử lý, tách dầu và lắng cặn sau đó đưa vào hồ chứa để tuần hoàn sử dụng lại.

- Kiểm soát chặt chẽ, thu gom và đổ vào các nơi quy định các loại dẻ nhiễm dầu, dầu loại bỏ từ các phương tiện, máy móc xây dựng và xe tải.

4.2.1.2. Giảm thiểu tác động tới môi trường nước trong giai đoạn khai thác mỏ

 Giải pháp tháo nước mỏ bằng phương pháp thoát nước cưỡng bức Lượng nước mặt và nước ngầm chảy vào khai trường của các mỏ vào các năm khai thác sẽ tăng dần lên, lớn nhất sẽ là năm kết thúc. Để tháo khô moong khai thác cần thiết phải sử dụng thiết bị bơm để thoát nước cưỡng bức.

Sử dụng các trạm bơm chìm, nước từ các trạm bơm chuyển lên kênh thoát nước trên mặt ngoài biên giới khai trường theo các đường ống dẫn đặt trực tiếp trên mặt và bờ tầng khai trường.

 Hồ lắng nước thải

Hồ này nhằm mục đích nắng sơ bộ (lắng cơ học) các chất bùn cát trên bề mặt, làm giảm độ đục. Nước thải sau khi lắng có thể dẫn thoát ra kênh, sông, đầm ao, khu vực xung quanh các mỏ đá.

Nước từ moong khai thác

Hệ thống bơm cưỡng bức

Thải ra sông, kênh, đầm

ao…

Hồ lắng 2 ngăn

Khóa luận tốt nghiệp Ngành kĩ thuật môi trường

Sinh viên: Phạm Thị Nhàn 57

 Giảm thiểu tác động do nước sinh hoạt và nước vệ sinh công nghiệp

Đối với nước thải sinh hoạt, trong quá trình khai thác các mỏ phải đảm bảo lắp đặt, xây dựng các khu vệ sinh (hoặc nhà vệ sinh di động) trong khu vực nhà điều hành của công nhân nhằm đáp ứng đủ nhu cầu của công nhân khai thác trên công trường. Nhà vệ sinh có hệ thống bể tự hoại đạt tiêu chuẩn (bể tự hoại 3 ngăn) trước khi thải vào hệ thống thoát nước của mỏ.

Bể tự hoại là công trình đồng thời làm 2 chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng. Cặn lắng được giữ lại trong bể từ 120 đến 180 ngày, dưới ảnh hưởng của các sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất khí và một thành tạo thành các chất vô cơ hòa tan.

 Biện pháp bảo vệ nước ngầm

- Chèn chống bịt kín lỗ khoan sau khi khoan, nhằm tránh khả năng ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm.

- Xây dựng các công trình để ngăn nguồn nước mặt có khả năng ô nhiễm chảy vào hố bằng cách xây dựng các bờ bao quanh khu mỏ.

- Tiến hành khảo sát chi tiết hiện trạng nước ngầm vùng mỏ và vùng lân cận trước khi triển khai xây dựng và khai thác.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát nguồn nước ngầm, kịp thời phát hiện các rò rỉ để có biện pháp xử lý thích hợp.

4.2.1.3. Giảm thiểu tác động môi trường nước trong giai đoạn hoàn thổ

- San lấp mặt bằng, đắp bờ để tạo cảnh quan phù hợp với khu vực ở xung quanh mỏ sau khi kết thúc khai thác ở moong (phủ thảm thực vật), cải tạo bờ moong, có thể tận dụng các moong để xây hồ chứa phục vụ cho việc cung cấp nước.

- Đối với các đồi hoặc hồ nước phải có bậc thang và độ dốc thích hợp để ổn định bờ dốc, tránh sạt nở khi mưa.

- Xây dựng hệ thống thoát nước để bảo về địa hình sau khi đã khôi phục cải tạo. Bố trí hệ thống mương kè đá để đảm bảo việc thoát nước không gây sụt nở và ô nhiễm môi trường.

Khóa luận tốt nghiệp Ngành kĩ thuật môi trường

Sinh viên: Phạm Thị Nhàn 58

- Lựa chọn cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, hoặc có thể bàn giao đất lại cho địa phương quản lý như việc giao khoán trồng và khai thác rừng cho người dân sống xung quanh khu vực khai thác mỏ theo quy định pháp luật.

- Có chương trình giám sát, quan trắc tình trạng hoàn phục môi trường sau khi đóng cửa mỏ.

4.2.2. Đề xuất các biện pháp về phòng chống ô nhiễm không khí

 Các biện pháp chung

1. Các xe chuyển chở đất đá phải có biện pháp che phủ, hạn chế đất đá rơi vãi trên đường vận chuyển. Các cung đường vận tải thường xuyên được tưới nước và thu dọn đất đá rơi vãi. Các xe chuyên chở đạt tiêu chuẩn quy định của Cục đăng kiểm về mức độ an toàn.

2. Thực hiện biện pháp rào chắn trên cơ sở hai hướng gió chủ đạo trong năm, cách ly khu vực khai thác và chế biến để tránh bụi phát tán bằng hệ thống giàn phun sương cao áp, đặt tại độ cao lớn hơn tầm hoạt động của bụi trong mỏ.

3. Lập đội vệ sinh thu dọn đất đá rơi vãi trên đường và duy trì phun nước trên công trường, đường vận chuyển trong và ngoài mỏ.

4. Máy móc, thiết bị có đầy đủ lý lịch kèm theo. Thường xuyên và định kỳ theo dõi, bảo dưỡng thiết bị, các phương tiện khai thác và vận chuyển.

5. Có các quy định trong bãi khai thác để giữ gìn vệ sinh trong và lân cận khu vực. Tập kết sản phẩm khai thác đúng nơi quy định, không để tràn hoặc bay bụi, không gây ảnh hưởng đến giao thông hoặc đến sinh hoạt cũng như lao động sản xuất của nhân dân trong khu vực.

6. Sửa chữa đường hư hỏng kịp thời, hoàn chỉnh và nâng cấp đường.

7. Lựa chọn các phương tiện vận chuyển đủ tiêu chuẩn và được đăng kiểm đúng quy chuẩn để hạn chế gây bụi và khí độc hại trong quá trình vận chuyển.

8. Quy định tốc độ xe chạy trong khu vực không được vượt quá 30 km/h để hạn chế gây ra bụi.

Khóa luận tốt nghiệp Ngành kĩ thuật môi trường

Sinh viên: Phạm Thị Nhàn 59

9. Bố trí các xe chuyên chở vào những thời điểm thích hợp, tránh những giờ cao điểm gây ùn tắc giao thông. Hạn chế tham gia giao thông vào giờ cần đặc biệt yên tĩnh như nghỉ trưa, ban đêm.

10. Xây dựng và phát triển hệ thống giao thông đường sông để giảm áp lực đối với hệ thống giao thông đường bộ.

 Biện pháp xử lý bụi

Lắp đặt hệ thống vòi phun dập bụi tại vị trí gần các đầu rót sau hệ thống trạm nghiền sàng, các khí và hàm lượng bụi lơ lửng gặp nước phun ở dạng sương mù, các hạt bụi bám kết dính vào nhau và rơi xuống. Khí sau khi xử lý bằng phương pháp dập bụi đảm bảo đạt tiêu chuẩn về môi trường. Sơ đồ công nghệ này như sau:

Hình 4.1. Sơ đồ công nghệ xử lý bụi Vòi phun

Kết dính các hạt bụi bằng nước từ vòi phun

Lắng đọng, thu hồi cặn trong nước

Lắng trong nước với thời gian lưu nước là 48 tiếng

Xả nước

Khóa luận tốt nghiệp Ngành kĩ thuật môi trường

Sinh viên: Phạm Thị Nhàn 60

4.2.3. Đề xuất các biện pháp chống rung và ồn

1. Chọn các phương tiện vận chuyển thích hợp. Bố trí vào các thời điểm hợp lý tránh gây ra ùn tắc.

2. Trang bị dụng cụ bịt tai cho công nhân trên công trường.

3. Lắp đệm cao su, cơ cấu giảm chấn và lò xo chống rung đối với các thiết bị có công suất cao như máy xúc, máy gạt...

4. Thường xuyên bảo dưỡng các thiết bị sử dụng trong khai thác.

5. Hệ thống hào thoát nước mưa cũng có tác dụng giảm sự lan truyền độ rung.

Hào có độ sâu 3m, rộng miệng 3m và rộng đáy 2m. Sau khi kết thúc khai thác sẽ lấp đi. Tác động của rung ngang tới khu vực dân cư ngoài mỏ được hạn chế bởi hào nước đào xung quanh khu mỏ.

3m

Mặt đất

2m Dưới đất

Hình 4.2. Mặt cắt hào giảm chấn động 4.2.4. Đề xuất các biện pháp về phòng chống ô nhiễm đất

Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, nước như đã nêu ở trên và kiểm soát chất thải rắn trong quá trình khai thác mỏ đã góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất. Tuy nhiên một số biện khác cũng cần được áp dụng để giảm thiểu tối đa việc gây ô nhiễm đất và xói lở trong quá trình khai thác đá vôi như:

- Hạn chế hoặc không khai thác đá vôi ở khu vực liền kề khu vực dân cư sinh sống, cũng như khu vực đồng ruộng, sông, đầm ao.

Hướng khai thác

Khóa luận tốt nghiệp Ngành kĩ thuật môi trường

Sinh viên: Phạm Thị Nhàn 61

- Hạn chế mọi hành vi xả thải chất ô nhiễm, chất gây hại xuống các vùng trũng hoặc sử dụng để san lấp mặt bằng.

- Giảm xói mòn và sạt nở đất trong quá trình khai thác bằng cách xây kè ở những nơi có nguy cơ xói mòn và sạt lở hoặc trồng cây có tính chất cố định và cải tạo đất.

4.3. Giải pháp phân cấp quản lý và cấp phép khai thác đá vôi, xử lý vi phạm về môi trƣờng cảnh quan [2]

4.3.1.Kiến nghị với UBND thành phố thực hiện một số chủ trương

- Công bố công khai, rộng rãi quy hoạch khai thác, thăm dò và sử dụng tài nguyên khoáng sản theo Quyết định 2884/QĐ-UBND ngày 25/11/2002, xác định khu vực cho phép khai thác khoáng sản, khu vực cấm khai thác, khu vực dự trữ tài nguyên quốc gia và các khu vực bảo vệ vì lý do an ninh, quốc phòng, bảo tồn văn hóa, lịch sử, cảnh quan du lịch.

- Xác định rõ các khu vực khai thác với tính chất khác nhau.

- Ủy quyền toàn diện cho huyện về thu các khoản thuế, phí của các tổ chức khai thác, chế biến khoáng sản trên địa phương.

4.3.2. Các phương hướng và công việc thuộc trách nhiệm và chức năng của UBND huyện

- Giám sát, kiểm tra các hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện của các tổ chức đã được cấp phép.

- Xử lý các hoạt động khai thác trái phép tại các địa điểm đã được cấm vì lý do quốc phòng và bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan quý hiếm.

- Đề xuất việc thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản của các tổ chức đã cấp phép nhưng không triển khai hoạt động khai thác vì không đủ vốn và phương tiện khai thác, không cấp lại giấy phép cho các tổ chức này.

- Sắp xếp thành lập các tổ chức khai thác khoáng sản có đủ điều kiện triển khai tốt việc khai thác.

- Tập trung khai thác những mỏ đã và đang khai thác có đủ điều kiện kỹ thuật, tổ chức quản lý cần thiết, không để tiếp tục phát triển thêm mỏ mới.

Khóa luận tốt nghiệp Ngành kĩ thuật môi trường

Sinh viên: Phạm Thị Nhàn 62

Trường hợp tán thành mở thêm mỏ phải được Thường vụ huyện ủy nhất trí thông qua.

- Đảm bảo việc tổ chức khai thác và sử dụng khoáng sản tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn lao động.

- Thực hiện các quy định về các tổ chức khai thác và sử dụng khoáng sản nộp ngân sách cho địa phương.

- Thực hiện việc các tổ chức khai thác và sử dụng vật liệu khoáng sản đầu tư sửa chữa các công trình kỹ thuật tại các khu khai thác, chế biến khoáng sản và các khu vận chuyển phục vụ các hoạt động khai thác, chế biến.

4.4. Giải pháp tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi