• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC

1.3. Phân tích Báo cáo tình hình tài chính

1.3.2. Nội dung của phân tích Báo cáo tình hình tài chính

1.3.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu trên Báo cáo tình hình tài chính.

Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét, nhận định về sơ bộ bước đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Công việc này sẽ cung cấp cho nhà quản lý biết được thực trạng tài chính cũng như đánh giá được sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp là khả quan hay không khả quan. Để đánh giá khái quát tình hình tài chính cần tiến hành phân tích tình hình biến động và cơ cấu tài sản cũng như nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp.

- Phân tích tình hình biến động và cơ cấu tài sản: Phân tích tình hình biến động tăng giảm và cơ cấu tài sản là thực hiện việc so sánh sự biến động trên tổng tài sản cũng như từng loại tài sản giữa cuối năm so với đầu năm. Đồng thời còn phải xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được cơ cấu tài sản của doanh nghiệp là hợp lý hay chưa cũng như việc phân bổ nguồn vốn hình thành cơ cấu tài sản của doanh nghiệp từ đó đưa ra các giải pháp trong thời gian tới.

- Phân tích tình hình biến động và cơ cấu nguồn: là phân tích cơ cấu và tình hình biến động trên tổng số nguồn vốn cũng như từng loại nguồn vốn cuối năm so với đầu năm. Đồng thời qua phân tích cơ cấu nguồn vốn, sẽ giúp cho chúng ta nắm được cơ cấu nguồn vốn huy động, biết được trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các nhà cho vay, nhà cung ứng, người lao động, ngân sách,… về số tài sản tài trợ bằng nguồn vốn của họ.

BIỂU 1.2: PHẬN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VÀ CƠ CẤU TÀI SẢN

TÀI SẢN

31/12/200N-1 31/12/200N Chênh lệch

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Số tương Tỷ đối trọng I. Tiền và các khoản tương đương tiền

II. Đầu tư tài chính III. Các khoản phải thu IV. Hàng tồn kho V. Tài sản cố định VI. Bất động sản đầu tư VII. XDCB dở dang VIII. Tài sản khác

Cộng

BIỂU 1.3: PHẬN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN

NGUỒN VỐN

31/12/200N-1 31/12/200N Chênh lệch

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị

Số

tương Tỷ đối trọng I. Nợ phải trả

1. Phải trả người bán

II. Vốn chủ sở hữu

1. Vốn góp của chủ sở hữu

CỘNG

1.3.2.2. Phân tích tình hình tài chính của Doanh nghiệp thông qua các tỷ số tài chính cơ bản.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

+ Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho biết tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp có đảm bảo trang trải khoản nợ phải trả hay không.

Hệ số thanh toán tổng quát = Tổng tài sản

Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn

Nếu hệ số này nhỏ hơn 1, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán khó khăn về tài chính. Hệ số trên càng lớn và có xu hướng ngày càng tăng chứng tỏ tất cả các khoản vốn huy động từ bên ngoài đều có tài sản đảm bảo.

+ Hệ số thanh toán hiện thời :

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng tài sản ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số này càng lớn (lớn hơn 1) và có xu hướng ngày càng tăng chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp tăng và ngược lại. Nếu hệ số này tăng thì rủi ro tài chính càng giảm và ngược lại.

Chú ý : Nếu hệ số này tăng do nợ khó đòi phải thu tăng, do hàng bán trả chậm kém phẩm chất tăng, làm một phần hàng tồn kho tăng, làm cho không thể kết luận doanh nghiệp có khả năng thanh toán và làm cho rủi ro tài chính doanh nghiệp tăng.

Nếu tỷ số khả năng thanh toán giảm do tăng nợ phải trả thì kết luận khả năng thanh toán giảm, rủi ro tài chính tăng.

Nếu khả năng thanh toán giảm do tử số giảm làm tốt công việc thu hồi công nợ, hàng bán nhanh dẫn tới hàng tồn kho giảm thì có thể kết luận doanh nghiệp có khả năng thanh toán và rủi ro tài chính không tăng.

+ Hệ số thanh toán nhanh: Là thước đo về huy động các tài sản có khả năng chuyển đổi ngay thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh = Tổng tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Tổng nợ ngắn hạn

Nếu hệ số trên càng lớn và có xu hướng ngày càng tăng thì khả năng thanh toán nhanh của DN tăng làm cho rủi ro tài chính của DN giảm và ngược lại.

- Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính.

+ Hế số vốn chủ sở hữu, cho biết mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp đối với các chủ nợ, khả năng tự taì chợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và thước đo sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng số vốn doanh nghiệp dùng để kinh doanh.

Hệ số Vốn chủ sở hữu

=

Vốn chủ sở hữu

= 1- Hệ số nợ Tổng nguồn vốn

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO