• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO

1.2. TỔ CHỨC KẾ TOÁN LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ

1.2.3. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

1.2.3.5 Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

* Chỉ tiêu phân tích:

Trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh thường chiếm tỷ trọng lớn nhất. Theo chế độ kế toán hiện hành, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh được xác định như sau:

Cq Cb Ctc Dtc Gv Dt

Ln

Trong đó:

Ln : lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (gọi tắt là lợi nhuận thuần) Dt : doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Gv : giá vốn hàng bán

Dtc, Ctc : doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính

Trong công thức trên, chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính với chi phí tài chính thường không đáng kể. Do vậy, để phân tích có trọng điểm giả định rằng phần chênh lệch này bằng không. Khi đó chỉ tiêu phân tích được viết gọn lại như sau:

Cq Cb Gv Dt Ln

Mặt khác: i

n

1 i

i g

Sl

Dt ; i

n

1 i

i gv

Sl

Gv ; i

n

1 i

i cb

Sl

Cb ;

i n

1 i

i cq

Sl Cq

n

1 i

i i n

1 i

i i i i

i (g gv cb cq ) Sl ln

Sl Ln

Trong đó:

Sli : sản lượng tiêu thụ của từng mặt hàng gi : đơn giá bán của từng mặt hàng

gvi : đơn giá vốn của từng mặt hàng

cbi : chi phí bán hàng đơn vị của từng mặt hàng

cqi : chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị của từng mặt hàng

i i i i

i g gv cb cq

ln là lợi nhuận đơn vị của từng mặt hàng

* Phƣơng pháp phân tích:

- Sử dụng phương pháp so sánh để xác định sự biến động của chỉ tiêu phân tích giữa kỳ thực tế với kỳ gốc: ΔLn Ln1 Ln0 ; 100%

Ln

%Ln ΔLn

0

- Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:

+ Do sản lượng tiêu thụ thay đổi: ΔSl Ln0 Tc Ln0

+ Do kết cấu mặt hàng tiêu thụ thay đổi: 0 C

n

1 i

0i 1i

KC Sl ln Ln T

Δ

+ Do lợi nhuận đơn vị sản phẩm thay đổi:

n

1

0i 1i 1

ln Ln Sl ln

Δ

Trong đó:

 Ảnh hưởng do đơn giá bán thay đổi: n

1 i

0i 1i 1i

g Sl (g g )

Δ

 Ảnh hưởng đơn giá vốn thay đổi: n

1

0i 1i 1i

gv Sl (gv gv )

Δ

 Ảnh hưởng do chi phí bán hàng đơn vị thay đổi:

n

1

0i 1i 1i

Cb Sl (cb cb )

Δ

 Ảnh hưởng do chi phí quản lý đơn vị thay

đổi: n

1

0i 1i 1i

Cq Sl (cq cq )

Δ

* Tính chất ảnh hƣởng của các nhân tố:

- Sản lượng tiêu thụ tăng sẽ làm cho lợi nhuận thuần tăng và ngược lại. Vì vậy, có thể nói tăng khối lượng tiêu thụ là một trong những biện pháp để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Mỗi mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận cao thấp khác nhau, cho nên cùng mức doanh thu nếu tăng tỷ trọng mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận cao, giảm tỷ trọng mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận thấp sẽ làm cho lợi nhuận thuần tăng lên và ngược lại.

tiêu thụ còn tuỳ thuộc vào chính sách kích cầu của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

- Lợi nhuận đơn vị là nhân tố có ảnh hưởng thuận chiều tới chỉ tiêu phân tích. Trong đó, ảnh hưởng của nhân tố này là sự kết hợp ảnh hưởng của một số nhân tố như: đơn giá bán, đơn giá vốn, chi phí bán hàng đơn vị, chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị. Do vậy, cần xem xét cụ thể ảnh hưởng của các nhân tố này tới chỉ tiêu phân tích:

+ Giá bán có mối liên hệ trực tiếp với chỉ tiêu phân tích. Khi giá bán tăng sẽ làm lợi nhuận thuần tăng và ngược lại. Giá bán đơn vị thay đổi có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Ví dụ: chất lượng sản phẩm thay đổi, sự phù hợp hay không với thị hiếu tiêu dùng, quan hệ cung cầu có biến động...

+ Giá vốn có mối liên hệ ngược chiều với chỉ tiêu phân tích. Giá vốn thay đổi có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, mà chủ yếu do sự thay đổi giá thành sản xuất của sản phẩm. Trong công tác quản lý, phấn đấu giảm giá vốn hàng bán là một trong những biện pháp để tăng lợi nhuận.

+ Chi phí bán hàng đơn vị có mối liên hệ ngược chiều với chỉ tiêu phân tích. Chi phí bán hàng thay đổi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là đo việc quản lý và sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn để đảm bảo cho công tác bán hàng tốt hay không tốt. Chính vì vậy, tổ chức hợp lý công tác tiêu thụ, giảm chi phí bán hàng là một trong những biện pháp để tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, chi phí bán hàng cần duy trì ở mức hợp lý để đảm bảo công tác tiêu thụ được thuận lợi.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị có mối liên hệ ngược chiều với chỉ tiêu phân tích. Trên phạm vi toàn doanh nghiệp, giảm chi phí quản lý doanh nghiệp là một trong những biện pháp để tăng lợi nhuận. Tuy nhiên cũng giống như chi phí

bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cần duy trì ở mức hợp lý để đảm bảo mọi hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện bình thường và hiệu quả.

1.2.3.6. Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trƣng

Các chỉ tiêu tài chính đặc trưng được xác định trên cơ sở nguồn tài liệu chủ yếu là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các tài liệu khác có liên quan, nhằm lột tả sâu sắc hơn hiệu quả sử dụng vốn, mức độ sử dụng các khoản chi phí và cung cấp thêm các chỉ tiêu phản ảnh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

* Chỉ tiêu phân tích:

(1) Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn:

- Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh:

Hiệu suất sử dụng

vốn kinh doanh

=

Doanh thu thuần Vốn kinh doanh bình

quân

Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng vốn bỏ vào kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

- Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn:

Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn

=

Doanh thu thuần Vốn ngắn hạn bình

quân

Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng vốn ngắn hạn tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

- Hiệu suất sử dụng vốn dài hạn:

Hiệu suất sử Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng vốn dài hạn tham gia quá trình kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

- Hiệu suất sử dụng TSCĐ:

Hiệu suất sử dụng TSCĐ

=

Doanh thu thuần Nguyên giá TSCĐ bình

quân

Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng nguyên giá TSCĐ tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

(2) Nhóm chỉ tiêu phản ánh sức sinh lợi của vốn:

- Tỷ suất lợi nhuận kế toán trước thuế trên vốn kinh doanh:

Tỷ suất lợi nhuận kế toán trước

thuế trên vốn kinh doanh = Lợi nhuận kế toán trước thuế

x 100%

Vốn kinh doanh bình quân

Chỉ tiêu này cho biết bình quân 100 đồng vốn bỏ vào kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh =

Lợi nhuận sau thuế TNDN

100%

Vốn kinh doanh bình quân

Chỉ tiêu này cho biết bình quân 100 đồng vốn bỏ vào kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu =

Lợi nhuận sau thuế TNDN

100%

Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ tiêu này cho biết bình quân 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào quá trình kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.

(3) Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí:

- Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần:

Tỷ suất giá vốn hàng bán

trên doanh thu thuần = Giá vốn hàng bán

100%

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán. Tỷ suất này càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại.

- Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần:

Tỷ suất chi phí bán hàng

trên doanh thu thuần = Chi phí bán hàng

100%

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này phản ảnh để thu được 100 đồng doanh thu thuần cần bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bán hàng, việc kinh doanh càng có hiệu quả và ngược lại.

- Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần:

Tỷ suất chi phí quản lý doanh

nghiệp trên doanh thu thuần = Chi phí quản lý doanh nghiệp

100%

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết để thu được 100 đồng doanh thu thuần cần phải chi ra bao nhiêu đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả quản lý các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

(4) Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh:

- Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần:

Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu

thuần

=

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh 100%

Doanh thu thuần

Tỷ suất này phản ảnh kết quả của hoạt động kinh doanh thông thường. Nó cho biết, cứ 100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.

- Tỷ suất lợi nhuận kế toán trước thuế trên doanh thu thuần:

Tỷ suất lợi nhuận kế toán trước thuế trên doanh thu thuần =

Lợi nhuận kế toán trước

thuế 100%

Doanh thu thuần

Tỷ suất này phản ảnh kết quả của các hoạt động của doanh nghiệp. Nó cho biết, cứ 100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần =

Lợi nhuận sau thuế thu nhập

DN 100%

Doanh thu thuần

Tỷ suất này cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.

* Phƣơng pháp phân tích:

Sử dụng kỹ thuật so sánh bằng số tuyệt đối để xác định mức độ biến động của từng chỉ tiêu thuộc từng nhóm nêu trên giữa kỳ phân tích và kỳ gốc. Qua đó, đưa ra những đánh giá về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.4. Quy trình kế toán

Quy trình kế toán cũng giống như quy trình sản xuất sản phẩm, bao gồm nhiều khâu công việc khác nhau, mỗi khâu công việc được bố trí cán bộ, nhân viên kế toán cùng với các phương tiện kỹ thuật phù hợp, đảm bảo hoạt động của bộ máy kế toán với chi phí thấp nhất nhưng tạo ra được thông tin kế toán – sản phẩm hữu ích cho quản lý.

Ra quyết định

dữ liệu tổng hợp

Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành có các hình thức kế toán: Nhật ký chung, Chứng từ ghi sổ, Nhật ký chứng từ, Nhật ký sổ cái, hình thức kế toán trên máy vi tính.

Tùy theo đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy mô của doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn hình thức ghi sổ khác nhau.

Dưới đây là trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung, là hình thức phổ biến nhất.

Nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh

Chứng từ ké toán

TK kế toán, sổ kế toán

Báo cáo kế toán

Đo lương, ghi chép Xủ lý, sắp xếp, Cung cấp thông tin

Sơ đồ 1.2. Hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký chung

* Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp.

Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ gốc

Sổ thẻ kế toán chi tiết NHẬT KÝ CHUNG

SỔ CÁI

Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).

* Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.

Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.

Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ

Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:

Sổ Nhật ký chung Sổ Cái

Các sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh

* Hình thức chứng từ ghi sổ:

So với hình thức Nhật ký chung thì hình thức Chứng từ ghi sổ cũng có được những ưu điểm tương tự về thiết kế mẫu sổ, cách ghi sổ và phân công lao động kế toán; do vậy điều kiện áp dụng là giống nhau. Công việc kế toán giữa hai hình thức này hoàn toàn giống nhau ở phần kế toán chi tiết. Tuy nhiên, trong kế toán tổng hợp có những nét khác biệt cơ bản:

Ở hình thức Chứng từ ghi sổ: trước khi ghi vào các sổ kế toán tổng hợp cần thực hiện thêm một công đoạn đó là lập Chứng từ ghi sổ. Sau đó căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (đóng vai trò là Nhật ký), đồng thời ghi vào Sổ cái.

* Hình thức nhật ký chứng từ:

Ở phần kế toán chi tiết của hình thức Nhật ký chứng từ cũng giống như hình thức Nhật ký chung. Nhưng phần kế toán tổng hợp có những nét khác biệt cơ bản:

Ở hình thức Nhật ký chung: căn cứ trực tiếp vào chứng từ gốc để ghi Nhật ký chung, sau đó lấy số liệu từ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái.

Ở hình thức Nhật ký chứng từ: trước khi ghi vào các sổ kế toán tổng hợp kế toán cần ghi sổ Nhật ký chứng từ. Sau đó căn cứ vào Nhật ký chứng từ để ghi vào sổ Cái. Sổ Cái được xây dựng theo mẫu sổ kiểu bàn cờ theo từng TK kế toán tổng hợp được sử dụng cho cả năm để ghi vào cuối tháng các hoạt động kinh tế đã được hệ thống hóa trên các sổ Nhật ký chứng từ theo quan hệ đối ứng.

Ngoài ra còn sử dụng các Bảng phân bổ, Bảng kê để tính toán, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa số liệu phục vụ cho việc ghi sổ Nhật ký chứng từ.

* Hình thức nhật ký sổ cái:

Hình thức Nhật ký sổ cái cũng khác với hình thức Nhật ký chung về phần kế toán tổng hợp.

Sổ Nhật ký sổ cái là sổ kế toán tổng hợp duy nhất được sử dụng để ghi các hoạt động kinh tế vừa theo thứ tự thời gian, vừa theo hệ thống. Sổ này được mở cho từng niên kế toán và khóa sổ hàng tháng.

* Hình thức kế toán trên máy vi tính:

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán máy là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán được quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.

1.2.5. Tổ chức công tác kế toán

Tổ chức công tác kế toán là một trong những nội dung thuộc về tổ chức quản lý trong Doanh nghiệp. Tổ chức công tác kế toán một cách thích ứng với điều kiện quy mô, về đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như gắn với những yêu cầu quản lý cụ thể tại doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng và to lớn trong việc nâng cao hiệu quả quản lý Doanh nghiệp.

Tổ chức công tác kế toán Doanh nghiệp tring điều kiện thực hiện cơ chế thị trường, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung của khoa hoạc tổ chức còn phải gắn với đặc thù của hạch toán kế toán vừa là môn khoa học vừa là nghệ thuật ứng dụng để việc tổ chức đảm bảo được tính linh hoạt, hiệu quả và đồng bộ nhằm đạt tới mục tiêu chung là tăng cường được hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.

Tổ chức công tác kế toán bao gồm những nội dung sau:

- Tổ chức vận dụng các chính sách, chế độ thể lệ về kế toán được quy định , các quy tắc và chuẩn mực lế toán được thừa nhận:

Là vấn đề quan trọng nhằm xác định chính sách về kế toán trong Doanh nghiệp. Chính sách về kế toán của Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định chung trên cơ sở vận dụng một cách phù hợp với điều kiện cụ thể của mình như vận dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất, mặt khác nó đề ra những phương pháp cụ thể mà kế toán cần phải thực hiện mọt cách nhất quán trong quá trình cung cấp thông tin.

- Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo kế toán :

Công tác kế toán ở bất kỳ đơn vị bào cũng bao gồm những giai đoạn cơ