• Không có kết quả nào được tìm thấy

Cơ sở của việc tăng cƣờng quản lý chi phí sản xuất trong

Trong tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Trang 50-54)

CHƢƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI

1.4 Cơ sở của việc tăng cƣờng quản lý chi phí sản xuất trong

1.4 Cơ sở của việc tăng cƣờng quản lý chi phí sản xuất trong doanh

- Năng suất lao động

1.4.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất chung Đó là sự biến động của các chi phí sau:

- Chi phí nhân viên - Chi phí vật liệu

- Chi phí công cụ lao động

- Chi phí khấu hao TSCĐ, MMTB

- Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác..

1.4.2 Các biện pháp tăng cƣờng quản lý chi phí sản xuất trong doanh nghiệp

1.4.2.1 Lập kế hoạch chi phí sản xuất của doanh nghiệp

Lập kế hoạch chi phí sản xuất là việc xác định toàn bộ mọi khoản chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra để sản xuất kỳ kế hoạch. Thông qua việc lập kế hoạch chi phí sản xuất, doanh nghiệp có thể kiểm tra tình hình sử dụng chi phí, phát hiện khả năng tiết kiệm chi phí để thúc đẩy đơn vị cải tiến tăng lợi nhuận, đáp ứng nhu cầu tái sản xuất mở rộng và cải thiện đời sống công nhân viên của đơn vị. Trong quá trình lập kế hoạch chi phí sản xuất đòi hỏi ngƣời quản lý phải tính đúng, tính đủ các chi phí sản xuất để xác định chỉ tiêu kế hoạch, đồng thời theo dõi động viên các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện.

1.4.2.2 Quản lý thu mua, sử dụng Nguyên vật liệu hiệu quả tiết kiệm

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản mục chi phí vì vậy doanh nghiệp có biện pháp tiết kiệm chi phí NVL hợp lý sẽ góp phần không nhỏ trong việc tối thiểu hóa chi phí sản xuất. Dƣới đây là ột số biện pháp nhằm tăng cƣờng quản lý chi phí NVL

Giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm + Đào tạo nâng cao trình độ và tay nghề cho công nhân.

+ Cải tiến máy móc thiết bị và áp dụng kỹ thuật và công nghệ chế tạo tiên tiến để giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu.

+ Nâng cao ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu trong đội ngũ công nhân và nhân viên của công ty

+ Xây dựng các chế độ khen thƣởng do tiết kiệm nguyên vật liệu hợp lý.

Giảm đơn giá nguyên vật liệu

+ Tìm nguồn cung nguyên vật liệu đảm bảo chất lƣợng giá cả hợp lý.

+ Doanh nghiệp cần nghiên cứu phƣơng thức thu mua, thanh toán, vận chuyển, bảo quản, bốc xếp phù hợp với chi phí là thấp nhất. Do đó, đơn giá của từng loại nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm hàng hóa là thấp nhất. Đồng thời doanh nghiệp cũng phải chú ý đến cả chất lƣợng nguyên vật liệu đƣợc cung ứng. Có nhƣ vậy, mới đảm bảo chất lƣợng sản phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn chất lƣợng cao.

+ Doanh nghiệp nên có kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu hợp lý tránh tình trạng biến động giá trên thị trƣờng, bên cạnh đó công tác bảo quản nguyên vật liệu phải đƣợc đảm bảo.

1.4.2.3 Quản lý và sử dụng lao động có hiệu quả nhằm tăng năng suất lao động

Yếu tố “con ngƣời” là rất quan trọng vì tỷ trọng chi phí tiền lƣơng chiếm rất lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp sản xuất thì chi phí tiền lƣơng nằm chủ yếu trong giá thành sản phẩm. Muốn giảm chi phí tiền lƣơng và tiền công cần phải tăng nhanh năng suất lao động. Để làm đƣợc nhƣ vậy cần phải tiến hành cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức lao động đào tạo bồi dƣỡng nâng cao trình độ kỹ thuật và tay nghề; hoàn thiện định mức lao động, tăng cƣờng kỷ luật lao động, áp dụng hình thức tiền lƣơng tiền thƣởng, trách nhiệm vật chất để ngƣời lao động gắn bó và có trách nhiệm nâng cao năng suất lao động.

Ngoài ra hàng kỳ doanh nghiệp nên tổ chức bình chọn những cá nhân, đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để khen thƣởng kịp thời, doanh nghiệp đƣa ra hệ số thi đua vào trong tiền lƣơng phải trả cho cán bộ công nhân viên.

Mặt khác, doanh nghiệp cần phải chú trọng đến công tác đời sống cho cán bộ công nhân viên nhƣ: nơi ăn ở, vui chơi, thể dục thể thao; đảm bảo đầy đủ chính sách cho ngƣời lao động nhƣ: nghỉ phép, nghỉ ốm, sẽ khuyến khích đƣợc ngƣời lao động nâng cao năng suất lao động.

1.4.2.4 Tổ chức sản xuất, bố trí các khâu sản xuất hợp lý

Việc tổ chức sản xuất, bố trí các khâu sản xuất hợp lý sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí gián tiếp, hạn chế sự lãng phí nguyên vật liệu, giảm thấp phế liệu thu hồi, chi phí ngừng sản xuất.

Tổ chức quản lý sản xuất phải đƣợc chú trọng từ trên xuống dƣới mỗi đồng chi phí bỏ ra đƣợc ngƣời quản lý sử dụng một cách tiết kiệm và đạt hiệu quả cao nhất.

1.4.2.5 Doanh nghiệp phải chú trọng đổi mới, hiện đại hóa trang thiết bị máy móc, công nghệ

Việc chú trọng tới trang thiết bị dây chuyền sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ để không bị đẩy lùi tụt hậu so với tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Đổi mới máy móc thiết bị đi đôi với việc tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm nhẹ biên chế, nâng cao năng suất lao động từ đó mà giảm chi phí hạ gía thành sản phẩm. Đổi mới máy móc thiết bị là một là một vấn đề chiến lƣợc lâu dài của doanh nghiệp, tuy nhiên phải xem xét hiệu quả đầu tƣ mang lại, phải nghiên cứu kỹ lƣỡng về mặt tiến bộ khoa học kỹ thuật, lựa chọn đối tác đầu tƣ trƣớc khi tiến hành mua.

1.4.2.6 Phát huy vai trò tài chính trong việc quản lý chi phí sản xuất

Thực hiện biện pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng cƣờng công tác kiểm tra tài chính đối với từng khoản chi phí nhƣ:

Chi phí nguyên vật liệu: kiểm tra định mức tiêu hao nguyên vật liệu, giá vật tƣ, tận dụng phế liệu thu hồi. Thông qua kiểm tra phát hiện sự tăng giảm chi phí vật tƣ cho một đơn vị sản phẩm, đề xuất kịp thời biện pháp thƣởng phạt

Chi phí tiền lƣơng: kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch lao động tiền lƣơng và tình hình thực hiện quỹ lƣơng bằng việc kiểm tra định mức lao động, tốc độ tăng tiền lƣơng và tốc độ tăng năng suất lao động, hình thức trả lƣơng.

Chi phí quản lý phân xƣởng: kiểm tra các khoản chi phí này thực tế phát sinh có phù hợp với dự toán đƣợc lập, cần kết hợp với tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất chung của doanh nghiệp, qua đó ngăn chặn kịp thời tình trạng chi phí quá mức cần thiết kém hiệu quả. Mặt khác, tổ chức sử dụng vốn hợp lý, đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn cho mua sắm vật tƣ tránh tổn thất cho sản xuất nhƣ phải ngừng sản xuất vì thiếu vật tƣ, kiểm tra tình hình dự trữ vật tƣ, tồn kho sản phẩm, từ đó đẩy mạnh tốc độ chu chuyển vốn, giảm bớt nhu cầu vay vốn làm giảm bớt chi phí lãi vay.

Trên đây là một số biện pháp nhằm để quản lý tốt chi phí sản xuất.

Thực tế, do đặc điểm khác nhau giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân nên mỗi doanh nghiệp cần phải căn cứ vào những biện pháp chung đó để đƣa ra cho doanh nghiệp mình phƣơng hƣớng biện pháp cụ thể có tính chất

Trong tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Trang 50-54)