• Không có kết quả nào được tìm thấy

SỔ NHẬT KÝ BÁN HÀNG Năm…

3- Về việc thu hồi nợ

Trong quá trình bán hàng của công ty, vẫn còn nhiều khách hàng mua chịu, thậm chí còn khách hàng nợ quá hạn. Vì vậy, công ty cần mở sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) để theo dõi việc thanh toán với người mua (người bán) theo từng đối tượng, từng thời hạn thanh toán :

SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI MUA (NGƯỜI BÁN)

Ngày Ghi

sổ

Chứng từ

Diễn giải

TK đối ứng

Thời hạn

ck

Số phát sinh Số dƣ

SH NT Nợ Nợ

A B C D E 1 2 3 4 5

Số dư đầu kỳ

Cộng phát sinh

3.Số dƣ cuối kỳ

Căn cứ và phương pháp ghi sổ :

Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) được mở theo từng tài khoản, theo từng đối tượng thanh toán

Cột A : Ghi ngày, tháng, năm kế toán ghi sổ

Cột B, C : Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ Cột D : Ghi nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Cột E : Ghi số hiệu tài khoản đối ứng

Cột 1 : Ghi thời hạn được hưởng chiết khấu thanh toán trên hóa đơn mua (bán) hàng hoặc các chứng từ liên quan đến việc mua (bán) hàng.

Cột 2,3 : Ghi số phát sinh bên Nợ ( hoặc bên Có) của tài khoản.

Cột 4,5 :Ghi số dư bên Nợ (hoặc bên Có) của tài khoản sau từng nghiệp vụ thanh toán.

Công ty phải theo dõi và thu hồi nợ đúng hạn, có những biện pháp tích cực để thu hồi nợ. Công ty nên tiến hành trích lập dự phòng các khoản phải thu kho đòi để tránh những rủi ro trong kinh doanh khi khách hàng không có khả năng thanh toán. Dự phòng phải thu khó đòi được phản ánh vào tài khoản 139.

Theo quy định hiện hành thì các khoản phải thu được coi là các khoản phải

thu khó đòi phải có các bằng chứng chủ yếu sau:

+ Số tiền phải thu phải theo dõi cho từng đối tượng, theo từng nội dung, từng khoản nợ, trong dó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi.

+ Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ chưa trả bao gồm: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ,...

Căn cứ để được ghi nhận là một khoản nợ phải thu khó đòi là:

+ Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được.

+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách hàng nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.

Mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định của chế độ tài chính doanh nghiệp hiện hành.

Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:

131,138 139 642 Đã lập dự Số chênh lệch dự phòng nợ phải

phòng thu khó đòi cần trích lập kỳ này lớn hơn số kỳ trước đã trích lập Số chênh lệch chưa sử dụng hết.

được bù đắp 131, 138

Chưa lập dự phòng

Hoàn nhập số dự phòng phải thu khó đòi kỳ này nhỏ hơn số kỳ trước đã trích chưa sử dụng hết

111, 112,...

Số tiền thu được từ việc Bán các khoản nợ phải thu

004

Nợ khó đòi đã được đã được xóa nợ nhưng xử lý xoá nợ sau đó lại thu hồi được

- Về khoản chiết khấu thƣơng mại: Khoản chiết khấu thương mại của công ty nếu phát sinh nên hạch toán vào TK 521. TK 521 dùng để phản ánh toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã giảm trừ cho người mua hàng do họ mua hàng vói số lượng lớn hoặc vì một lý do ưu đãi khác.

Khi sử dụng tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau:

+ Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại, giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm giá (đã trừ chiết khấu thương mại) thì khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào TK 521. Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại.

+ Phải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại đã thực hiện cho từng khách hàng và từng loại hàng bán , như: bán hàng( sản phẩm , hàng hoá), cung cấp dịch vụ.

+ Trong kỳ chiết khấu thương mại phát sinh thực tế được phản ánh vào bên Nợ TK 521 - Chiết khấu thương mại. Cuối kỳ , khoản chiết khấu thương mại được kết chuyển sang TK 511 -" Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" để xác định doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thực tế thực hiện trong kỳ báo cáo.

Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:

511 521 111, 112, 131...

K/c chiết khấu TM Chiết khấu thương mại

3331

Thuế GTGT (nếu có)

- Về việc phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng loại thành phẩm :

Việc phân bổ này giúp cho công ty có thể tính được lãi, lỗ của từng loại mặt hàng. Vì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp liên quan đến mọi mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nên theo em nên chọn tiêu thức phân bổ là doanh thu bán hàng của doanh nghiệp

Việc phân bổ 2 loại chi phí trên được tién hành như sau:

= x Tổng doanh thu trong tháng

Chi phí bán hàng phân bổ

cho loại sản phẩm A trong tháng

Tổng CPBH phát sinh trong tháng Doanh thu của sản phẩm A trong tháng

= x

Cụ thể trong tháng 12 năm 2009, tại công ty Phương Anh phát sinh:

Chi phí bán hàng

Chi phí quản

lý Dn Doanh thu

Túi nilon Màng nilon Màng PE 23.505.015 168.415.304 675.663.631 145.230.450 74.527.903

Tổng doanh thu 895.421.984

Theo công thức đã nêu ở trên ta tính được:

Chi phí bán hàng Chi phí quản lý Dn

Túi nilon Màng nilon Màng PE Túi nilon Màng nilon Màng PE 17.736.312 3.812.329 1.956.373 127.082.088 27.315.646 14.017.569

- Ngoài ra theo em công ty nên lập bảng phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế cho từng loại sản phẩm cụ thể từ đó có phương hướng kinh doanh đúng đắn, phù hợp với tình hình công ty và nhu cầu của thị trường.

Bảng phân tích có thể lập theo mẫu sau:

Tổng CPQL phát sinh trong tháng

Doanh thu của san rphẩm A trong tháng Chi phí

QLDNphân bổ cho loại sản phẩm A

trong tháng Tổng doanh thu trong tháng

BẢNG PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ KINH TẾ Năm

Ý nghĩa của các chỉ tiêu trên:

* Tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu cho biết trong 100 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lãi gộp

Tỷ lệ lãi gộp

trên doanh thu =

Lãi gộp

X 100%

Doanh thu thuần

* Tỷ lệ lãi gộp trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh sẽ mang lại bao nhiêu đồng lãi gộp.

Tỷ lệ lãi gộp

trên Vốn CSH =

Lãi gộp

X 100%

Vốn CSH

* Tỷ lệ lợi nhuận thuần trên doanh thu cho biết trong 100 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.

Tỷ lệ lợi nhuận thuần trên

doanh thu =

Lợi nhuận thuần

X 100%

Doanh thu thuần

STT Chỉ tiêu Năm nay Năm trƣớc

1 Tỉ lệ lãi gộp trên doanh thu thuần 2 Tỉ lệ lãi gộp trên vốn chủ sở hữu

3 Tỉ lệ lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần 4 Tỉ lệ lợi nhuận thuần trên vốn chủ sở hữu 5 Tỉ lệ lợi nhuận thuần trên vốn vay

... ... ... ...

* Tỷ lệ lợi nhuận thuần trên vốn chủ sở hữu cho biết với 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư cho kinh doanh sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.

Tỷ lệ lợi nhuận thuần trên

Vốn CSH =

Lợi nhuận thuần

X 100%

Vốn CSH

* Tỷ lệ lợi nhuận thuần trên vốn vay cho biết nếu đầu tư 100 đồng vốn vay sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.

Theo số liệu năm 2008,2009 của phòng kế toán tài chính của công ty TNHH Phương Anh có bảng sau:

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009

Doanh thu thuần 28.000.000.000 38.429.652.734 Vốn chủ sở hữu 1.005.016.154 10.205.016.154

Vốn vay 14.389.208.767 21.370.663.535

Lợi nhuận thuần 19.272.080 26.766.778

Lãi gộp 600.000.000 1.940.109.384

Tỷ lệ lợi nhuận thuần

trên vốn vay =

Lợi nhuận thuần

X 100%

Vốn vay

Theo công thức đã nêu trên , ta tính được bảng sau:( Đơn vị tính : %)

STT Chỉ tiêu Năm

2009

Năm 2008

Chênh lệch 1 Tỉ lệ lãi gộp trên doanh thu thuần 5,05 2,14 + 2,91 2 Tỉ lệ lãi gộp trên vốn chủ sở hữu 19 59,7 - 40,7 3 Tỉ lệ lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần 0,0696 0,0688 + 0,0008 4 Tỉ lệ lợi nhuận thuần trên vốn chủ sở hữu 0,26 1,92 - 1,66 5 Tỉ lệ lợi nhuận thuần trên vốn vay 0,125 0,133 - 0,008

Nhận xét:

Năm 2009, tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu thuần và tỷ lệ lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần đều tăng so với năm 2008. Điều này cho thấy doanh thu bán hàng năm 2009 của doanh nghiệp đã cao hơn năm trước.

Tuy nhiên tỷ lệ lãi gộp trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ lợi nhuận thuần trên vốn chủ sỏ hữu và tỷ lệ lợi nhuận thuần trên vốn vay của năm 2009 đều giảm so với năm 2008.

Sở dĩ có việc này là do doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư cho máy móc thiết bị mới . Đồng thời do doanh nghiệp đã chi thêm vào quỹ lương nâng cao đời sống cho người lao động.