• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bảo tồn di sản: Nền tảng phát triển du lịch Bắc giang

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Chia sẻ "Bảo tồn di sản: Nền tảng phát triển du lịch Bắc giang"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

14/1/2016 Bảo tồn di sản: Nền tảng phát triển du lịch Bắc Giang - BacGiang

data:text/html;charset=utf-8,%3Ch1%20class%3D%22title%22%20style%3D%22border%3A%200px%3B%20font-size%3A%2020px%3B%20margin%3A%201… 1/3

Phấn đấu đến năm 2020, tỉnh xây dựng hoàn chỉnh một số sản phẩm du lịch, trong đó gắn với di tích, di sản như: Tour du lịch qua miền quan họ hay du khảo con đường du lịch tâm linh Tây Yên Tử.

Bảo tồn di sản: Nền tảng phát triển du lịch Bắc Giang

(BGĐT) - Năm 2001, Luật Di sản văn hoá ra đời, theo đó, công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy di sản văn hoá ở Bắc Giang có những bước phát triển không ngừng. Qua đó không chỉ tránh cho di sản rơi vào tình trạng mai một mà còn góp phần không nhỏ phát triển du lịch.

Khách tham quan chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng).

Tiền đề quan trọng

Tuy có cảnh quan thiên nhiên đẹp nhưng du lịch cộng đồng ở xã An Lạc (Sơn Động) trước năm 2009 hầu như chưa có gì. Đến nay, nơi đây đã hình thành điểm nhấn rõ nét. Đó là khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có của đồng bào dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Dao, một CLB hát then, đàn tính gồm hơn 30 thành viên được thành lập nhằm khôi phục, gìn giữ nét văn hóa truyền thống. Ngoài đáp ứng các nhu cầu văn hóa tinh thần, CLB còn biểu diễn phục vụ du khách.

Phó Chủ tịch UBND xã An Lạc Hà Văn Cam cho rằng: Du khách đến Khe Rỗ, nhất là khách nước ngoài rất thích thưởng thức các làn điệu hát then bên những nếp nhà sàn. CLB phát huy hiệu quả, hoạt động tích cực không chỉ bảo tồn văn hóa dân tộc mà còn mang lại nguồn thu nhập cho các thành viên. Để nâng cao chất lượng CLB hát then, đàn tính, hằng năm, UBND huyện mời nghệ nhân từ tỉnh Lạng Sơn về truyền dạy, hỗ trợ một phần kinh phí trang bị nhạc cụ, trang phục cho CLB. Năm 2014, Khe Rỗ đón khoảng 8 nghìn lượt khách, trong đó khoảng 500 lượt khách lưu trú tại nhà dân.

Tại Yên Dũng, hơn 10 năm qua, tổng kinh phí đầu tư cho tu bổ, tôn tạo di tích hơn 30 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước hơn 10 tỷ đồng. Đáng chú ý, sự kiện Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được công nhận Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương và chùa Kem (xã Nham Sơn) là Di tích quốc gia đặc biệt mang lại tín hiệu vui cho phát triển du lịch.

(2)

14/1/2016 Bảo tồn di sản: Nền tảng phát triển du lịch Bắc Giang - BacGiang

data:text/html;charset=utf-8,%3Ch1%20class%3D%22title%22%20style%3D%22border%3A%200px%3B%20font-size%3A%2020px%3B%20margin%3A%201… 2/3

Ông Nguyễn Hữu Sơn, Giám đốc Ban Quản lý di tích huyện Yên Dũng, cho hay: Trên cơ sở xác địch tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh, sau khi các di sản được vinh danh, huyện làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá nên các điểm du lịch trên địa bàn tăng đột biến về số lượng du khách, nhất là chùa Vĩnh Nghiêm mỗi năm đón hàng vạn lượt người hành hương. Yên Dũng đã triển khai Kế hoạch phát triển du lịch dài hạn đến năm 2020, làm căn cứ phân định quỹ đất dành cho du lịch, từ đó xây dựng các đề án, dự án, công trình phát triển du lịch như:

Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng, tôn tạo, mở rộng chùa Vĩnh Nghiêm, trùng tu, mở rộng chùa Kem...

Chú trọng tính bền vững

Lăng đá họ Ngọ (Hiệp Hòa) thu hút nhiều du khách.

Bắc Giang là vùng đất có nhiều di sản văn hóa, với hơn 500 lễ hội, hơn 2 nghìn di tích lịch sử, sự phong phú của phong tục, tập quán đã đóng góp tích cực cho phát triển du lịch của tỉnh như: Dân ca quan họ, lễ hội Suối Mỡ, Thổ Hà, hát dân ca dân tộc thiểu sổ, di tích quốc gia đặc biệt khởi nghĩa Yên Thế, chùa Vĩnh Nghiêm, An toàn khu II (Hiệp Hòa)…

Theo thống kê, lượt khách đến Bắc Giang liên tục tăng, trung bình khoảng 25%/năm, trong đó chủ yếu khách đến các điểm di tích nổi tiếng. Ông Đoàn Trắc Thạo, Giám đốc Công ty Du lịch Golden Tour (Hải Phòng) nói:

“Bên cạnh nhu cầu vui chơi, giải trí, khi đặt chân đến một vùng đất, hầu hết du khách đều muốn được tìm hiểu về bản sắc văn hóa địa phương. Chúng tôi đã tổ chức một số tour du lịch tới Bắc Giang, điểm đến trong hành trình là chùa Vĩnh Nghiêm, Bổ Đà, làng cổ Thổ Hà... Tuy nhiên nếu khách muốn nghe dân ca quan họ, ca trù hoặc hát soong hao, hát then, đàn tính tại các khu du lịch trong tỉnh không dễ được đáp ứng ngay".

Về vấn đề này, ông Nguyễn Phúc Thương, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng: Di sản và du lịch có mối quan hệ gắn bó tương hỗ. Di sản là một trong những cơ sở để phát triển du lịch và ngược lại nó sẽ mang lại những giá trị kinh tế, là động lực để bảo tồn di sản.

Tuy nhiên di sản văn hóa không phải là vĩnh cửu, cần được quan tâm chăm chút thường xuyên và đúng cách mới được lâu bền. Hoạt động khai thác di sản trong phát triển du lịch cần chú ý yếu tố bền vững, vì quá trình này sẽ dẫn đến những tác động gây nguy cơ tổn hại đến di sản, đó là tình trạng ô nhiễm môi trường, thương mại hóa làm

(3)

14/1/2016 Bảo tồn di sản: Nền tảng phát triển du lịch Bắc Giang - BacGiang

data:text/html;charset=utf-8,%3Ch1%20class%3D%22title%22%20style%3D%22border%3A%200px%3B%20font-size%3A%2020px%3B%20margin%3A%201… 3/3

mất đi những giá trị văn hóa vốn có…

Để văn hóa luôn là cầu nối cho phát triển du lịch, phấn đấu đón 1 triệu lượt khách vào năm 2020, thời gian tới ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án “Bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2020”. Phấn đấu đến năm 2020, tỉnh xây dựng hoàn chỉnh một số sản phẩm du lịch, trong đó gắn với di tích, di sản như: Tour du lịch qua miền quan họ hay du khảo con đường du lịch tâm linh Tây Yên Tử.

Cùng đó, sử dụng hiệu quả các nguồn đầu tư để bảo tồn văn hóa truyền thống. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch am hiểu sâu về di sản, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá xây dựng thương hiệu và liên kết xây dựng các tour, tuyến du lịch trên cơ sở gắn kết các di sản.

Nguyễn Hưởng

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Do đó, để đạt hiệu quả hơn trong việc thu hút khách du lịch và sự tham gia tích cực của người dân địa phương tại điểm đến trong việc bảo vệ môi trường, thúc

Câu 2 trang 87 SGK Lịch Sử 6: Những phong tục, tập quán nào của người Việt được bảo tồn suốt thời Bắc thuộc và vẫn có mặt trong đời sống văn hóa hằng ngày của chúng