• Không có kết quả nào được tìm thấy

TỶ LỆ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÁNH THAI HIỆN ĐẠI Ở PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐÃ HAI CON TẠI HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐĂK LĂK

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "TỶ LỆ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÁNH THAI HIỆN ĐẠI Ở PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐÃ HAI CON TẠI HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐĂK LĂK"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TỶ LỆ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÁNH THAI HIỆN ĐẠI Ở PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐÃ HAI CON

TẠI HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐĂK LĂK

Nông Thị Nương1, Tô Hoàng Linh2, Võ Minh Tuấn1

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Thực hiện tốt các biện pháp tránh thai góp phần làm giảm tỉ lệ phá thai ngoài ý muốn từ đó được các tai biến do phá thai gây ra và giảm chi phí cho dịch vụ này. Công tác kế hoạch hóa gia đình là giải pháp quan trọng đưa đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo.

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk và các yếu tố liên quan đến tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại.

Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 554 phụ nữ dân tộc thiểu số đã có ít nhất hai con, dưới 49 tuổi, đang sống chung với chồng, cư trú tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk hơn một năm.

Kết quả: Qua khảo sát 554 phụ nữ đã có ít nhất hai con, dưới 49 tuổi sống tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk: tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại là 85,18%. Trong đó học vấn cao, mong muốn ngừa thai của người phụ nữ, cũng như sự hài lòng với phương pháp tránh thai hiện đại đang dùng làm tăng tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai.

Kết luận: tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại ở phụ nữ dân tộc thiểu số đã hai con tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk là 85,18%. Cần tiếp tục phát huy chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình và tập huấn tại huyện KrôngNăng, tỉnh ĐăkLăk để biết nhiều phương pháp tránh thai hiện đại hơn.

Từ khóa: dân tộc thiểu số, có hai con, phương pháp tránh thai hiện đại

ABSTRACT

THE USING RATE OF MODERN BIRTH CONTROL METHODS AMONG ETHNIC MINORITY WOMEN WITH TWO CHILDREN IN KRONG NANG DISTRICT, ĐAK LAK PROVINCE

Nong Thi Nuong, Tô HoangLinh , Vo Minh Tuan

* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 1 - 2021: 82 - 86 Background: Using birth control methods well can lower the rate of unwanted abortion, and thus, decrease the number of complications from the abortion and the expenses on this kind of service. Family management education is an important task in order to help the ethnic minority people get out of the financial problems.

Objective: To determine what the using rate of modern birth control methods in Krong Nang district, Đak Lak province is, and the other factors related to the rate.

Methods: Using cross-sectional methods, we did study on 554 ethnic minority women who had at least two kids and who were under 49 years old, still living with their husbands. Subjects should reside in Krong Nang district, Đak Lak province for over a year.

Results: The using rate of modern birth control methods among the ethnic minority women in Krong Nang district, Đak Lak province is 85.18%. The factors that contribute to the increase of the rate include: High level of education, the desire to use birth control methods, and the satisfaction of the current using method.

1Bộ môn Sản – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch

(2)

Conclusions: The using rate of modern birth control methods among the ethnic minority women with two children in Krong Nang district, Đak Lak province is 85.18%. Family management education needs to be further carried on in order to provide more knowledge of the modern birth control methods to the people there.

Key words: ethnic minority, two children, modern birth control methods

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tỷ lệ nạo phá thai ở Việt Nam xếp vào danh sách một trong ba nước có tỉ lệ phá thai cao nhất Thế Giới (WHO), Nước đứng đầu thế giới là Trung Quốc (7,93 triệu ca), thứ hai là Nga (2,28 triệu ca) và Việt Nam (1,52 triệu ca)(1). Theo báo cáo của Vụ sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế Việt Nam thì mỗi năm có khoảng 25.000 - 300.000 ca phá thai được báo cáo chính thức. Số liệu từ 2 bệnh viện phụ sản lớn ở phía nam: Bệnh viện Từ Dũ và bệnh viện Hùng Vương thì số lượng nạo phá thai không giảm qua từng năm, năm 2016:

bệnh viện Từ Dũ tiếp nhận 27.154 ca nạo phá thai, bệnh viện Hùng Vương tiếp nhận 15.129 ca nạo phá thai. Trong đó phần lớn là do có thai ngoài ý muốn.

Việc nạo phá thai không những ảnh hưởng đến kinh tế xã hội mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người mẹ(2).

Vậy thực hiện tốt các biện pháp tránh thai là việc quan trọng góp phần làm giảm tỉ lệ phát triển dân số cũng như giảm được tỉ lệ phá thai ngoài ý muốn đồng thời tránh được các tai biến do phá thai gây ra và giảm chi phí cho dịch vụ này(3).

Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam thì dân tộc thiểu số với kiến thức còn thấp, tỉ lệ nghèo còn cao, và kiến thức về ngừa thai hạn chế, đặc biệt có sự phân biệt giới tính trong cộng đồng dân tộc. Vì vậy công tác kế hoạch hóa gia đình là giải pháp quan trọng đưa đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo. Huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk là huyện vùng sâu, vùng xa có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), ngoài dân tộc Ê Đê là dân tộc tại chỗ ra còn có những dân tộc ít người di cư từ nơi khác tới như: Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao(4)… tạo nên 1 nền văn hóa đa dạng và phong phú, cũng làm ảnh hưởng đến công tác

kế hoạch hóa gia đình của địa bàn huyện.

Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống toàn diện cho đồng bào dân tộc thiểu số chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tỷ lệ ngừa thai ở phụ nữ dân tộc thiểu số đã hai con ở huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk” nhằm xác định tỷ lệ sử dụng các biện pháp ngừa thai hiện đại ở phụ nữ đồng bảo dân tộc đặc biệt là phụ nữ đã có 2 con góp phần thực hiện công tác kế hoạch hóa gia đình, để có những phương pháp, chương trình tư vấn phù hợp và hiệu quả nhất.

Với câu hỏi nghiên cứu “Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại ở phụ nữ dân tộc thiểu số đã có 2 con tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk là bao nhiêu?

Mục tiêu

1 Xác định tỉ lệ sử dụng phương pháp tránh thai hiện đại ở phụ nữ dân tộc thiểu số có ít nhất 2 con tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk.

2 Khảo sát các yếu tố liên quan đến tỉ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại ở phụ nữ dân tộc thiểu số có ít nhất 2 con tại huyện KrôngNăng, tỉnh ĐăkLăk.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số dưới 49 tuổi đã có 2 con cư trú tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk, đồng ý tham gia nghiên cứu (NC) từ tháng 02/2020 đến tháng 05/2020.

Tiêu chuẩn nhận vào

Phụ nữ dân tộc thiểu số đã có ít nhất 2 con còn sống, dưới 49 tuổi sống chung với chồng và đang cư trú tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk.

Tiêu chuẩn loại trừ

Phụ nữ không tham gia phỏng vấn được:

câm, điếc, tâm thần

Phụ nữ không đồng ý tham gia nghiên cứu.

(3)

Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang.

Cỡ mẫu

Công thức tính cỡ mẫu, ước lượng một tỷ lệ trong cộng đồng với độ chính xác tuyệt đối:

N = Z

21-α/2

x P (1 - P)/ d

2

N: cỡ mẫu; Z: trị số từ phân phối chuẩn;

=1,96 ứng với xác suất sai lầm loại 1:

α=0,05. Do các nghiên cứu trước đây chưa có nghiên cứu về tỉ lệ ngừa thai ở phụ nữ DTTS đã có hai con trở lên, nên để đảm bảo năng lực mẫu tốt nhất, chúng tôi chọn P=0,5; d=0,05.

Vậy n=576.

Phương pháp chọn mẫu

Kỹ thuật chọn mẫu được áp dụng là chọn mẫu với xác suất chọn tỉ lệ theo cỡ dân số.

Công cụ nghiên cứu

Bộ câu hỏi soạn sẵn, phỏng vấn mặt đối mặt, nghiên cứu viên điền câu trả lời.

Biến số nghiên cứu

Biến số nghiên cứu được chia thành 6 phần:

Thông tin cá nhân của bà mẹ; Đặc điểm về sản khoa của bà mẹ; Kiến thức ngừa thai cho mẹ;

Hành vi ngừa thai cho mẹ; Áp dụng ngừa thai.

Biến số chính trong nghiên cứu áp dụng phương pháp ngừa thai hiện đại, định nghĩa

“Có” khi bà mẹ đang xử dụng biện pháp ngừa thai hiện đại, một trong: thuốc ngừa thai phối hợp, vòng tránh thai, bao cao su.

Phương pháp thu thập mẫu

Bước 1: Thông báo đến đối tượng nghiên cứu qua họp tổ thôn về ngày nghiên cứu viên, hoặc cán bộ y tế thôn buôn tới phỏng vấn.

Bước 2: Phỏng vấn thứ 10 đối tượng nghiên cứu để chỉnh sửa bảng câu hỏi cho phù hợp.

Bước 3: Xin đồng thuận nghiên cứu của đối tượng.

Bước 4: Tiến hành phỏng vấn đối tượng theo bộ câu hỏi soạn sẵn.

Bước 5: Kết thúc nghiên cứu tổng hợp và hoàn chỉnh các phiếu thu thập dữ liệu của mỗi

đối tượng, phân tích và viết luận văn.

Xử lý số liệu

Sau khi thu thu thập số liệu, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tích, sử lý số liệu bằng phần mềm STATA 14.0. Phân tích gồm 2 bước:

bước 1 mô tả và phân tích đơn biến; bước 2 dùng mô hình hồi quy đa biến nhằm kiểm soát yếu tố gây nhiễu để tính POR hiệu chỉnh (POR*) cho các biến số. Các phép kiểm đều được thực hiện với độ tin cậy 95%.

Y đức

Nghiên cứu này được thông qua bởi Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại học Y Dược TP. HCM, số 525/ĐHYD-HĐĐĐ, ngày 17/10/2019.

KẾT QUẢ

Trong thời gian từ tháng 02/2020 - 05/2020, có chúng tôi thu thập được 576 mẫu NC thỏa các tiêu chí chọn mẫu. Trong quá trình làm sạch số liệu, chúng tôi còn 554 mẫu là phụ nữ dân tộc thiểu số đã có ít nhất hai con, dưới 49 tuổi thỏa tiêu chuẩn, đủ năng lực mẫu cho phân tích mục tiêu của nghiên cứu. Sau khi được giải thích mục tiêu nghiên cứu và giới thiệu quy trình nghiên cứu, tất cả 554 phụ nữ (PN) được mời vào nghiên cứu không có trường hợp nào từ chối.

Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ đối tượng nghiên cứu

Đặc tính của mẫu Tần số (N=554) Tỷ lệ (%) Nhóm tuổi

18-25 tuổi 26-35 tuổi

>35 tuổi

91 312 151

16,43 56,32 27,26 Nghề nghiệp

Công nhân viên Buôn bán Nông dân

khác

16 8 522

8

2,89 1,44 94,22

1,44 Học vấn

≤ Cấp I Cấp II

≥Cấp III

186 261 107

33,57 47,11 33,31 Tôn giáo

Không Thiên chúa giáo

Tin lành Tôn giáo khác

489 28 34 3

88,27 5,05 6,14 0,54

(4)

Đặc tính của mẫu Tần số (N=554) Tỷ lệ (%) Dân tộc

Ê Đê Tày Nùng Khác

183 99 184

88

33,03 17,87 33,21 15,88

Bảng 2: Tỉnh trạng hôn nhân, gia đình của đối tượng nghiên cứu (N = 554)

Tình trạng hôn nhân và gia đình Tần số Tỉ lệ (%) Tuổi kết hôn

<18 tuổi 18-25 tuổi 26-35 tuổi

69 458

27

12,45 82,67 4,88 Kinh tế gia đình

Thiếu thốn Đủ sống

Dư giả

140 358 56

25,27 64.62 10.11 Tổng số con

2 con 3 con

>3 con

384 134 36

69,31 24,19 6,51 Tuổi con nhỏ nhất

< 2 tuổi 2-5 tuổi 6-10 tuổi

> 10 tuổi

83 283 120 68

14,98 51,08 21,66 12,27 Tuổi chồng

18-25 tuổi 26-35 tuổi

>35 tuổi

31 310 213

5,60 55,96 38,45 Học vấn chồng

≤ Cấp I Cấp II Cấp III

214 239 74

38,63 43,14 13,36

Tình trạng hôn nhân và gia đình Tần số Tỉ lệ (%)

>THPT 27 4,87

Bảng 3: Tỉ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại

Tình trạng sử dụng BPTT Tần số (N=554) Tỉ lệ (%) BPTT đang sử dụng

Vòng tránh thai Uống thuốc

Khác

215 203 136

38,81 36,64 24.54 Sử dụng BPTT hiện đại

không

472 82

85,2%

14,8%

Sự hài lòng về BPTT đang dùng

Không

526 28

94,95 5,05 Thất bại khi sử dụng BPTT (546)

Không

83 463

15,20 84,80

Trong 554 đối tượng tham gia nghiên cứu có 472 trường hợp sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại chiếm 85,2% trong đó sử dụng vòng tránh thai chiếm tỉ lệ cao nhất với 38,81%, sử dụng thuốc uống tránh thai chiếm 36,64% (Bảng 3).

Sau khi phân tích hồi quy đa biến, chúng tôi nhận thấy có những yếu tố: học vấn, tuổi con nhỏ nhất, học vấn của chồng, mong muốn ngừa thai và sự hài lòng với phương pháp ngừa thai đang dùng tăng tỉ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại có ý nghĩa thống kê (Bảng 4).

Bảng 4: Mối liên quan giữa các yếu tố và tỉ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại

Đặc tính mẫu SD BPTT HĐ n=472(%) Không SD n=82(%) POR* KTC 95% P*

Tuổi con nhỏ nhất

<2 tuổi 58(69,89) 25 (30,01) 1

2-5tuổi 249(87,99) 34(12,01) 2,77 1,50-5,10 0,01

≥6 tuổi 165(87,76) 23(12,24) 2,59 1,22-5,50 0,01

Học vấn

≤cấp 1 97(90,65) 10(9,35) 1

Cấp 2 209(80,08) 52 (19.92) 4,44 1,27-15,54 0,02

≥Cấp 3 188(87,85) 26 (12,15) 4,77 1,71-13,28 0,01

Học vấn chồng

≤Cấp1 193 (90,19) 21 (9,81) 1

Cấp 2 195 (81,59) 44 (18,41) 1,99 0,82-4,75 0,13

≥Cấp 3 84 (83,16) 17 (16,84) 2,58 1,22-5,50 0,01

Muốn ngừa thai

Không 12 (57.14) 9 (42.86) 1

460 (86.3) 73 (13.7) 3,78 1,45-9,92 0,01

Hài lòng

(5)

Đặc tính mẫu SD BPTT HĐ n=472(%) Không SD n=82(%) POR* KTC 95% P*

Không 27 (84.38) 5 (15.63) 1

444 (86.55) 69 (13.45) 4,15 1,81-9,53 0,01

BÀN LUẬN

Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành trên thế giới cũng như ở Việt Nam về tỉ lệ sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) nói chung bởi các nhà dân số học cũng như các nhà y học chuyên ngành sản phụ khoa. Đặc biệt không có nghiên cứu riêng về nhóm phụ nữ đã có hai con trở lên, nhưng trong nhóm phụ nữ nói chung cũng có vài nghiên cứu đề cập đến nhóm phụ nữ đã có 2 con.

Có sự khác biệt với thống kê trong nghiên cứu “Rào cản tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ (CSSKBM) và kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tại đồng bào DTTS ở Việt Nam”(5) của Bộ Y tế thì tỉ lệ sử dụng BPTT hiện đại cũng thấp hơn nhiều (56,50%) vì đề tài nghiên cứu này thực hiện trên đối tượng là người đồng bào DTTS là đối tượng dễ bị tổn thương, có dân trí và nền kinh tế còn thấp(6). Mặt khác, tỉ lệ này thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi vì đối tượng nghiên cứu là PN trong độ tuổi sinh sản, còn đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là PN đã có đủ con nên tỉ lệ ngừa thai của nghiên cứu chúng tôi sẽ cao hơn.

Ngoài ra nghiên cứu của Vũ Thị Hoàng Lan(7) còn thống kê tỉ lệ phụ nữ đã có 2 con còn sống trở lên sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại là 69,30% thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi khá nhiều gần 15%, do nghiên cứu của Vũ Thị Hoàng Lan có cỡ mẫu lớn hơn, và đối tượng nghiên cứu là tất cả PN trong độ tuổi sinh sản.

và sau này chính sách mỗi gia đình chỉ nên có 2 con của nhà nước được tuyên truyền rộng rãi nên tỉ lệ sử dụng BPTT ở PN đã có 2 con sẽ có tỉ lệ ngừa thai cao hơn.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy phụ nữ có học vấn cao, chồng học vấn cao, tuổi con nhỏ nhất lớn, có mong muốn ngừa thai, hài lòng với biện pháp tránh thai đang sử dụng làm tăng tỉ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại.

Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của

tác giả Nguyễn Minh Thắng về học vấn càng cao thì tỉ lệ sử dụng BPTT hiện đại càng cao(8,9). Hạn chế đề tài

Đây là thiết kế cắt ngang không phải là thiết kế cho năng lực mẫu mạnh để khảo sát yếu tố liên quan.

KẾT LUẬN

Tỉ lệ sử dụng BPTT hiện đại ở phụ nữ DTTS đã có ít nhất hai con trở lên ở Huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk là: 85,18% [KTC 95%: 0,82 - 0,88]. Đây là một tỷ lệ tương đối cao nên cần tiếp tục duy trì và phát huy chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình tại địa bàn huyện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. WHO (2019). Dân số thế giới. URL:

https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C3%A2n_s%E1%BB%91_th%E 1%BA%BF_gi%E1%BB%9Bi.

2. Strauss J, Barbieri R (2013). Reproductive Endocrinology:

Physiology, Pathophysiology, and Clinical Management (E- Book). Elsevier Health Sciences.

3. UNFPA & Bộ Y Tế (2019). Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. URL: http://tongdieutradanso.vn/ket-qua-tong-dieu- tra-dan-so-va-nha-o-thoi-diem-0-gio-ngay-01-4-2019.html.

4. Wiesen C (2019). Báo cáo nghèo đa chiều ở Việt Nam. URL:

UNDPwww.undp.org › docs › Bao_Cao_MDP_16_Dec_2018.

5. UNFPA & Bộ Y Tế (2017). Nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại Việt Nam. URL:

https://vietnam.unfpa.org/vi/publications/nghi.

6. Cao Ngọc Thành, Nguyễn Vũ Quốc Huy (2017). Nghiên cứu kiến thức, thái độ thực hành chăm sóc sức khỏe sinh sản ở nữ vị thành niên người dân tộc thiểu số, tỉnh Thừa Thiên Huế. Y Dược học, 7(4):21.

7. Vu Thi Hoang Lan, Oh J, Bui Thi Tu Quyen, LeThị Kim Anh (2016). Use of modern contraceptives among married women in Vietnam: a multilevel analysis using the Multiple Indicator Cluster Survey (2011) and the Vietnam Population and Housing Census (2009). Global Health Action, 9(1):29574.

8. Nguyen Minh Thang, Swenson IE, Man VD, Trinh P (1992).

Contraceptive use in Vietnam: the effect of individual and community characteristics. Contraception, 45(5):409-427.

9. UNFPA (2018). Những rào cản trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình của đồng bào thiểu số Việt Nam. URL: https://vietnam.unfpa.org/vi/publications/nh.

Ngày nhận bài báo: 10/11/2020

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 06/02/2021 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2021

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Khảo sát các yếu tố liên quan đến tiểu không kiểm soát ở phụ nữ mãn kinh đến khám tại Bệnh viện Từ Dũ từ 4/2007 đến 8/2007: tuổi, thời gian mãn kinh, sử dụng nột

Câu 6: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam về văn hóa, giáo dục nghĩa là các dân tộc đều.. thống nhất chỉ dùng chung một

Là một trong 7 dân tộc thiểu số hiện sống trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, nhóm Nùng Phàn Slình chủ yếu cư trú ở vùng trung du miền núi của các xã: Hoà Bình, Quang Sơn, Tân Long, Văn Lăng,

Luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế 1,50 Kết quả khảo sát ở bảng 2 cho thấy đánh giá về thực trạng phổ biến, giới thiệu kiến thức pháp luật đến với phụ nữ vùng DTTS còn rất hạn chế,