• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 224-232 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Bùi Xuân Anh

Khoa Lý luận chính trị - Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Tóm tắt.Bài báo đề cập tới những cơ sở, yêu cầu về mặt lí luận trong việc giáo dục đạo đức, thực tiễn giáo dục đạo đức cho học sinh ở nhà trường phổ thông; năng lực tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức và chương trình đào tạo giáo viên giáo dục công dân (GDCD) nước ta những năm gần đây từ đó đưa ra một số đề xuất trong việc thay đổi nội dung của một số học phần cũng như phương pháp, hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá trong chương trình đào tạo giáo viên GDCD góp phần hình thành và phát triển năng lực tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên sư phạm, đáp ứng được yêu cầu chuẩn nghề nghiệp phổ thông.

Từ khóa:Năng lực sư phạm; năng lực tổ chức hoạt động, giáo dục đạo đức, đạo đức, sinh viên sư phạm.

1. Mở đầu

Năng lực nghề nghiệp là năng lực chuyên môn đặc thù có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến hiệu quả giảng dạy của người giáo viên. Đã có nhiều công bố, quy định về chuẩn năng lực nghề nghiệp giáo viên cũng như nhiều nhà nghiên cứu nghiên việc đào tạo phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên phổ thông [1, 4, 5] và thực trạng năng lực giáo viên [3, 5, 6, 10]. Các nghiên cứu này đã chỉ ra tầm quan trọng của năng nghề nghiệp, những yêu cầu năng lực nghề nghiệp đối với giáo viên, những ưu điểm, hạn chế của năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên hiện nay.

Bên cạnh đó cũng các công trình nghiên cứu về giáo dục đạo đức [2, 8] cho thấy công tác giáo dục đạo đức chưa mang lại hiệu quả mong muốn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này trong đó năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức của giáo viên còn nhiều hạn chế, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học đang diễn ra hiện nay.

Câu hỏi đặt ra là Chương trình đào tạo giáo viên GDCD hiện nay đã đáp ứng được mục tiêu hình thành năng lực tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở mức độ nào? Cần phải thay đổi chương trình đào tạo này như thế nào đào tạo được những người giáo viên có năng lực và tổ chức được hiệu quả các hoạt động giáo dục đạo đức ở nhà trường phổ thông trong tương lai?

Ngày nhận bài: 15/12/2017. Ngày sửa bài: 20/2/2018. Ngày nhận đăng: 25/2/2018 Liên hệ: Bùi Xuân Anh, e-mail: xuananh1984@gmail.com

(2)

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Lí do cần đào tạo và phát triển năng lực tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên sư phạm

2.1.1. Giáo dục đạo đức trong bối cảnh đổi mới giáo dục đòi hỏi quá trình giáo dục đạt được mục tiêu phát triển năng lực người học

Nội dung dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ giới hạn trong tri thức và kĩ năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung nhằm phát triển các lĩnh vực năng lực. Dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh (HS) về hoạt động trí tuệ, mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV- HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kĩ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.

Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau.

Dạy học theo quan điểm phát triển năng lực cũng đặt ra những yêu cầu mới trong việc đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm, nhằm phát triển những năng lực sư phạm trong đó có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở nhà trường phổ thông.

2.1.2. Mục tiêu của giáo dục đạo đức là hình thành được hành vi và thói quen đạo đức ở người học không chỉ là tri thức đạo đức

Đạo đức, là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, qui định hành vi, quan hệ con người đối với nhau và đối với xã hội; là phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn nhất định mà có. Giá trị và giá trị đạo đức luôn là nội dung quan trọng với bất kỳ xã hội nào, thời đại nào. Để đánh giá trình độ tiến bộ của các hiện tượng xã hội, thường có sự tham gia của các tiêu chuẩn đạo đức. Hoạt động giáo dục đạo đức là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra.

Tri thức đạo đức là yếu tố nền móng đầu tiên giúp con người có những định hình ban đầu về giá trị đạo đức, từ đó hình thành niềm tin, nhu cầu và tình cảm đạo đức. Khi có được niềm tin, nhu cầu, tình cảm đạo đức người ta có được động cơ, ý chí đạo đức – cái thôi thúc, thúc đẩy và giúp con người vượt qua các rào cản để có được hành vi đạo đức . Căn cứ vào lí thuyết cấu trúc tâm lí của hành vi đạo đức ta thấy nếu quá trình giáo dục chỉ dừng lại ở việc “dạy” đạo đức thì mới bước đầu đạt được tri thức, niềm tin, nhu cầu, tình cảm đạo đức, chưa tạo ra được hành vi và thói quen đạo đức. Việc giáo viên tổ chức được các hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục hướng tới và đạt được mục tiêu hình hành vi và thói quen đạo đức cũng chính là đạt được mục tiêu phát triển năng lực đạo đức cho người học một cách toàn diện nhất.

2.1.3. Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức là năng lực cần có của người giáo viên Năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục (HĐGD) được hiểu là sự huy động một cách linh hoạt và có tổ chức các kiến thức, kĩ năng, thái độ và tình cảm của giáo viên (GV) để thực hiện có hiệu quả các HĐGD ở trường phổ thông [6].

(3)

Hoạt động giáo dục là các hoạt động của nhà giáo dục nhằm hình thành phẩm chất, nhân cách của HS thông qua hệ thống các tác động sư phạm. Các hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trong giờ lên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Theo Phan Trọng Ngọ (2015), năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục là một trong các tiêu chí của năng lực giáo: (1). Năng lực (NL) giáo dục qua giảng dạy môn học; (2).

NL xây dựng kế hoạch giáo dục; (3). NL vận dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức giáo dục; (4). NL tổ chức hoạt động giáo dục; (5). NL xử lí các tình huống giáo dục; (6). NL giáo dục HS có hành vi không mong đợi; (7). NL phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường; (8). NL tư vấn, tham vấn cho HS; (9). NL đánh giá sự tiến bộ và kết quả giáo dục HS;

(10). NL xây dựng, quản lí và khai thác hồ sơ giáo dục [5].

Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐ ngày 22 tháng10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) cũng chỉ rõ chuẩn nghề nghiệp giáo viên với các tiêu chí về năng lực dạy học và năng lực giáo dục tại điều 6, điều 7 với 13 tiêu chí từ tiêu chí 8 đến tiêu chí 21. Theo quy định này người giáo viên cần thực hiện được những công việc như: xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch các hoạt động giáo dục, vận dụng được các phương pháp và kĩ thuật dạy học để thực hiện được kê hoạch dạy học, giáo dục đồng thời có năng lực đánh giá kết quả dạy học và giáo dục đó.

Khuyến nghị của hội thảo về định hướng và giải pháp đổi mới giáo dục đạo đức - công dân ở trường phổ thông được đăng trong Thông báo TB 314/TB-BGDDT ngày 12.5.2014 về kết quả Hội thảo toàn quốc về công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên đã nhấn mạnh:

Giáo viên giáo dục đạo đức - công dân vừa phải có những năng lực nghề nghiệp đáp ứng quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên vừa phải có những năng lực nghề nghiệp đặc thù của người giáo viên giáo dục đạo đức-công dân như: có năng lực công dân tiêu biểu (có nhân cách người công dân Việt Nam trong thời đại mới, là tấm gương đạo đức cho học sinh noi theo); có năng lực đánh giá đạo đức thông qua quan sát các hành vi đạo đức của học sinh; có năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đạo đức - công dân cần rà soát, xây dựng chương trình (CT) đào tạo đáp ứng các yêu cầu về năng lực nghề nghiệp giáo viên nói chung như: Tăng cường giáo dục đạo đức và trách nhiệm nhà giáo, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, năng lực phát triển CT giáo dục của nhà trường phổ thông, năng lực đánh giá học sinh; các năng lực nghề nghiệp đặc thù của người giáo viên đạo đức-công dân, gắn quá trình đào tạo với thực tiễn nhà trường phổ thông;

bổ sung những nội dung mới theo chủ trương của Bộ GDĐT và yêu cầu thực tế vào CT đào tạo [2].

Tất cả những nghiên cứu về năng lực sư phạm cũng như các văn bản pháp lí nêu trên đều cho thấy năng lực tổ chức hoạt động giáo dục trong đó hoạt động giáo dục đạo đức là yêu cầu cần có của người giáo viên GDCD để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục. Không những thế bản thân người giáo viên, sinh viên sư phạm cũng cần phải có những năng lực.

2.1.4. Thực tiễn giáo dục phổ thông và đào tạo giáo viên hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục đạo đức theo định hướng phát triển năng lực

Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh sinh viên (HSSV) là công tác quan trọng, thường xuyên, liên tục của ngành Giáo dục. Cả cán bộ, giáo viên và HSSV đều coi trọng công tác giáo dục đạo đức lối sống. Trong những năm gần đây, công tác giáo dục đạo đức lối sống cho HSSV đã được đổi mới nội dung và phương pháp thực hiện và thu được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, cùng với sự biến đổi nhanh chóng của đời sống xã hội và những tác động mặt trái của kinh tế thị trường, công tác này còn bộc lộ những mặt hạn chế, yếu kém nhất định. Thực tiễn cho thấy, những

(4)

tồn tại, hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức lối sống cho HSSV thể hiện ở những điểm sau:

Một là,chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu mới hiện nay, phương pháp giáo dục ở nhiều nơi chậm đổi mới do tư duy giáo dục chưa theo kịp yêu cầu phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế.Hai là,các điều kiện đảm bảo cho công tác giáo dục đạo đức lối sống còn nhiều bất cập: Đội ngũ giáo viên phụ trách công tác giáo dục đạo đức lối sống còn thiếu, chưa được đào tạo bài bản. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất trong các nhà trường chưa đáp ứng yêu cầu vui chơi, rèn luyện sức khỏe cho HSSV; ngân sách cấp cho công tác này chưa được ưu tiên.Ba là,cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành và các địa phương chưa được thể chế hóa nên nhiều cấp chính quyền thiếu chủ động trong việc đưa ra chủ trương và giải quyết các vấn đề cụ thể của công tác giáo dục tại địa phương.Bốn là,các yếu tố tiêu cực, khách quan của xã hội thâm nhập vào nhà trường, ảnh hưởng xấu tới đạo đức lối sống của HSSV. Một bộ phận giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục và người lớn, cha mẹ HS chưa làm gương cho HSSV noi theo.Năm là, công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội còn lỏng lẻo, cơ chế trao đổi còn yếu và xử lí thông tin chậm được xử lí [2].

Như vậy trong năm hạn chế yếu kém trên trong công tác giáo dục đạo đức lối sống trên thì có tới 4 hạn chế yếu kém xuất phát từ phía giáo viên và công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.

Để đánh giá các năng lực dạy học theo yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, TS Phạm Thị Kim Anh khi thực hiện đề tài cấp Trường - MS: SPHN 16-01-VNCSP đã tiến hành điều tra, khảo sát 74 GV THCS ở các tỉnh: Hải Dương, Ninh Bình, Sơn La, Lai Châu. Kết quả cho thấy GV đã có những năng lực cần thiết để đáp ứng với yêu cầu đổi mới GD phổ thông, nhưng số GV có năng lực vững chắc chỉ đạt trên dưới 20%; những năng lực đã có nhưng chưa vững chắc vẫn chiếm tỉ lệ khá cao (trên dưới 60%). Tỉ lệ GV chưa có các năng lực dạy học (DH) theo yêu cầu đổi mới cũng còn khá nhiều (nhất là các năng lực về phát triển chương trình (54%); năng lực DH theo phương thức trải nghiệm sáng tạo (41,8%); năng lực đổi mới, sáng tạo, cải tiến chất lượng DH và năng lực thích ứng với các điều kiện DH khác nhau cũng có tới 40,5% GV chưa có được) [3]. Điều này cho thấy GV trong đó có GV GDCD chưa thực sự sẵn sàng cho việc đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học đòi hỏi cần có những biện pháp đổi mới ngay từ khâu đào tạo giáo viên ở các nhà trường sư phạm.

Chương trình đào tạo cử nhân sư phạm GDCD ở một số trường đại học sư phạm gồm 130 tín chỉ trong đó: Khối kiến thức chung (không tính các môn học GDTC và GDQP): 32 tín chỉ, Khối kiến thức chung của nhóm ngành: 25 tín chỉ, Khối kiến thức chuyên ngành: 56 tín chỉ, Thực tập sư phạm: 06 tín chỉ, Kiến tập sư phạm: 01 tín chỉ, Khóa luận tốt nghiệp hoặc tương đương 10 tín chỉ. Tuy nhiên, chỉ có 4 tín chỉ dành cho hai học phần Đạo đức học và giáo dục đạo đức chiếm 3,07% tổng thời lượng chương trình, Phương pháp tổ chức thực hành giáo dục đạo đức lối sống, 6 tín chỉ cho các học phần có liên quan đến giáo dục đạo đức như giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống chiếm 4,6% tổng thời lượng chương trình. Các học phần liên quan đến phương pháp giảng dạy như Lí luận và phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân, Lí luận và phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân cũng chỉ có 6 tín chỉ. Chưa kể tỉ lệ giữa số tiết lí thuyết, thực hành của các học phần này là 80% - 20%, đồng nghĩa với việc chương trình đào tạo vẫn nặng về lí thuyết chưa thực sự chuyển hướng sang chương trình đào tạo theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên. Thực tiễn kiến tập, thực tập sư phạm của sinh viên khoa LLCT – GDCD trong 3 năm (2014-2017) cho thấy tới 90% học sinh đạt kết quả giỏi cả về thực tập giáo dục và thực tập giảng dạy. Tuy nhiên, phần đông giáo viên hướng dẫn khi được hỏi ý kiến đều cho rằng: giáo sinh thực tập chưa chủ động, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục.

Từ những phân tích trên đây có thể thấy, hiệu quả giáo dục đạo đức ở nhà trường phổ thông hiện chưa đạt được kết quả mong muốn. Có nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên

(5)

nhân là do năng lực sư phạm của giáo viên trong đó có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức của giáo viên còn nhiều hạn chế. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, chuyển từ quan điểm giáo dục dựa vào nội dung sang quan điểm dạy học phát triển năng lực đòi hỏi bản thân người giáo viên phải có các năng lực sư phạm trong đó có năng lực tổ chức được và hiệu quả các hoạt động giáo dục đạo đức.

2.2. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển năng lực tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên sư phạm GDCD

2.2.1. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo - Đổi mới nội dung, kết cấu của các học phần

Chương trình đào tạo giáo viên GDCD ở Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSP) Hà Nội và một số trường ĐHSP khác đã được xây dựng trước khi có chủ trương đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực cho người học và trước khi Dự thảo chương trình GD phổ thông tổng thể ra đời.

Mặc dù đã có những chiến lược đón đầu đổi mới giáo dục những chương trình vẫn bộc lộ những hạn chế. Chương trình cần được thiết kế lại dựa theo chuẩn đầu ra mới được căn cứ vào chuẩn đầu ra của môn Đạo đức, GDCD và GD kinh tế pháp luật làm cơ sở xác định thời lượng, nội dung khối kiến thức đạo đức và giáo dục đạo đức phù hợp đảm bảo cho SV ra trường đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặc biệt là khi chương trình GD phổ thông tổng thể mới được thông qua.

Căn cứ định hướng chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo khối ngành sư phạm được điều chỉnh, cập nhật hàng năm đã thể hiện được sự gắn kết sản phẩm đầu ra với mô hình hoạt động nghề nghiệp đặc trưng của người GV. Từng khối kiến thức được mô tả cụ thể những chuẩn cần đạt về kiến thức và năng lực chuyên môn. Đồng thời chương trình còn mô tả các kĩ năng chuyên môn (kĩ năng nghề nghiệp, kĩ năng tư duy và giải quyết vấn đề, kĩ năng nghiên cứu, khám phá kiến thức, kĩ năng đánh giá bối cảnh xã hội, tổ chức, kĩ năng vận dụng sáng tạo các kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn nghề nghiệp); kĩ năng bổ trợ (kĩ năng cá nhân, làm việc theo nhóm, quản lí, lãnh đạo, hoạt động xã hội, giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ, tin học) và các phẩm chất đạo đức. Ví dụ xác định mục tiêu theo định hướng phát triển năng lực GV của học phần Đạo đức và giáo dục đạo đức.

Mục tiêu Mục tiêu theo định hướng phát triển năng lực GV trong chương trình hiện hành

1. Kiến thức: Có được những kiến thức cơ bản về đạo đức học, phương pháp giáo dục đạo đức

1. Kiến thức: - Trình bày và phân tích được những nội dung cơ bản đạo đức học: khái niệm, bản chất, đặc trưng, chức năng, nhiệm vụ của đạo đức học, các phạm trù cơ bản của đạo đức học.

- Trình bày và giải thích được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức dân tộc, đạo đức cách mạng HCM, đạo đức trong xã hội hiện đại và đạo đức nghề giáo viên.

- Nêu và giải thích được ý nghĩa của các nguyên tắc giáo dục đạo đức.

- Trình bày được quy trình thực hiện một số hình thức, phương pháp giáo dục đạo đức ở nhà trường phổ thông hiện nay, các hình thức biện pháp kiểm tra, đánh giá hiệu quả giáo dục đạo đức.

(6)

2. Kĩ năng: Có kĩ năng tự trau dồi đạo đức để không ngừng hoàn thiện bản thân, nâng cao được khả năng nhận thức, đánh giá và vận dụng những kiến thức đã tiếp nhận được vào thực tiễn xây dựng đạo đức trong điều kiện hiện đại hoá xã hội ở Việt Nam.

2. Kĩ năng: - Phân tích, đánh giá được những hành vi đạo đức của bản thân và những người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày. - Xác định được những nội dung đạo đức cần giáo dục cho một đối tượng học sinh cụ thể.

- Lập được kế hoạch giảng dạy, kế hoạch giáo dục đạo đức cũng như xác định được các nguồn lực phối hợp và hỗ trợ để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông.

- Xây dựng được một số công cụ đánh giá hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Giải quyết được những tình huống có liên quan đến đạo đức của bản thân và của học sinh phổ thông.

3. Thái độ: Có ý thức tự rèn luyện và nâng cao phẩm chất đạo đức của người sinh viên sư phạm, không ngừng phấn đấu, tu dưỡng để trở thành người giáo viên tốt hoặc nhà khoa học, nhà quản lí có tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

- Nỗ lực rèn luyện đạo đức bản thân đặc biệt là đạo đức nghề giáo viên.

- Có trách nhiệm trong nghiên cứu, tìm tòi những cách thức, biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục môn đạo đức khi trở thành người giáo viên tương lai.

Theo Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới nhất nội dung môn GDCD được phân chia theo hai giai đoạn và gồm 6 mạch nội dung. Giai đoạn giáo dục cơ bản: môn Đạo đức ở tiểu học, Giáo dục công dân ở trung học cơ sở là những môn học bắt buộc giáo dục đạo đức, pháp luật, giá trị sống, kĩ năng sống. Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Ở trung học phổ thông, nội dung giáo dục công dân tập trung vào giáo dục kinh tế và pháp luật. Như vậy, các học phần có liên quan tới giáo dục đạo đức cần chiếm khoảng 1/6 trong tổng số thời lượng các học phần thuộc khối kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành tức khoảng 12 -13 tín chỉ. Tỉ lệ lí thuyết – thực hành của các học phần này cần thay đổi là 50 – 50 thay vì 80 – 20 như hiện nay để đảm bảo SV không những có được kiến thức đạo đức, giáo dục đạo đức mà còn được thực hành ngay trong quá trình học tập. Hiện nay thực hành trong quá trình học mới chỉ dừng lại ở việc thực hành thiết kế, dạy thử, có thể tăng cường thêm các tiết dự giờ thực tế qua việc trải nghiệm thực tiễn giáo dục ở nhà trường phổ bằng việc liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các trường phổ thông thực hành. Việc kết hợp chặt chẽ với các trường phổ thông trong việc thực hành, rèn luyện các năng lực nghề nghiệp được thực hiện qua mô hình GV “vệ tinh” – chính là giáo viên của các trường phổ thông sẽ là người đồng hành cũng giảng viên và SV ở các trường ĐHSP trong quá trình thực hành thường xuyên đảm bảo việc giáo dục ở nhà trường sư phạm luôn gần gũi và bám sát yêu cầu thực tiễn [7].

- Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá

Cách thức kiểm tra đánh giá trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm ngành GDCD hiện nay vẫn là cách kiểm tra đánh giá kiến thức là chủ yếu. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên của học phần Đạo đức và giáo dục đạo đức được dựa vào 3 tiêu chí: (1) Chuyên cần: Hình thức: không nghỉ học quá 20% tổng số buổi; Thái độ học tập trên lớp và sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp;

Điểm: 0 - 10; Tỉ trọng: 10%. (2) Kiểm tra bộ phận: Hình thức: Tự luận; Thời gian kiểm tra, đánh giá giữa kì: tháng 4; Điểm: từ 0 đến 10; Tỉ trọng: 30%. (3)Thi hết môn: Hình thức: Tự luận; Thời gian tổ chức thi hết môn: tháng 5; Điều kiện dự thi hết môn: Điểm chuyên cần: 10; và Điểm kiểm tra bộ phận: từ 3 điểm trở lên; Điểm: từ 0 đến 10; Tỉ trọng: 60%. Cách đánh giá này bộc lộ một vài hạn chế như: hình thức tự luận là hình thức chưa thực sự phù hợp với việc đánh giá năng lực.

(7)

Hiện nay, các giảng viên phụ trách học phần này đã cố gắng đưa ra những đề bài để kiểm tra năng lực thiết kế kế hoạch bài dạy và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức (giáo án). Tuy nhiên, khoảng cách từ giáo án đến thực tiễn đứng lớp của sinh viên còn khá lớn, năng lực chỉ hình thành khi SV được thực làm, thực dạy nên hình thức tự luận chưa đáp ứng được mục tiêu kiểm tra, đánh giá năng lực dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức của SV. Theo tác giả, đối với học phần này, giảng viên có thể kiểm tra đánh giá năng lực dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông bằng các nhiệm vụ giáo dục. Nhiệm vụ giáo dục này sẽ được sinh viên lên kế hoạch và thực hiện trong suốt thời gian học, có báo cáo kết quả theo tiến độ, giảng viên dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ của SV để đánh giá dưới dạng kiểm tra bộ phận. Cuối học phần, SV thực hiện toàn bộ hoặc một phần kế hoạch đã xây dựng, giảng viên căn cứ vào kết quả thực hành này để đánh giá như kết quả thi hết môn. Điều này có nghĩa đối với các học phần có nội dung phương pháp thì hình thức thi kết thúc học phần cần đổi từ tự luận sang thực hành và vấn đáp.

Ngoài ra để phát triển các năng lực khác của SV như hợp tác, chịu trách nhiệm, giải quyết vấn đề. . . trong quá trình học, giảng viên có thể thiết kế những công cụ đánh giá đồng đẳng giữa SV và SV, nhóm - nhóm với các tiêu chí đánh giá cụ thể trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập nhóm. Cần lưu ý là các công cụ đánh giá và cách tính điểm đánh giá này phải được công bố ngay từ đâu môn học như là định hướng học tập và thực hiện nhiệm vụ cho SV.

- Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên sư phạm.

Trong Điều lệ trường Trung học, điều 29 chương IV nêu rõ vai trò trách nhiệm của người giáo viên: "Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh". Như vậy vai trò của phẩm chất đạo đức giáo viên rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Điều này đồng nghĩa với việc giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên sư phạm cũng chính là một con đường để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh. Để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên sư phạm cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Tăng cường các hoạt động giáo dục ngoại khóa, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động đoàn thể cho sinh viên.

Cùng với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thông qua các môn học chính khóa, việc tăng cường các hoạt động giáo dục ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp cũng được tích cực triển khai ở các trường ĐHSP. Thông qua các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ dưới nhiều hình thức sẽ giúp sinh viên hình thành kĩ năng sống và mạnh dạn hơn trong giao tiếp. Nên tập hợp, thu hút sinh viên vào các hoạt động bổ ích, thiết thực như câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, hội thi nữ sinh thanh lịch, các hội thi khoa học, các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống dân tộc và các mạng, hoạt động văn hóa thể thao, như cuộc thi Rung chuông vàng, các hoạt động từ thiện. . . Qua các hoạt động đó có thể xã hội hóa giáo dục, cá thể hóa nhân cách lối sống của sinh viên. Kêu gọi sinh viên tham gia các phong trào tình nguyện như: “Thanh niên lập nghiệp và tuổi trẻ giữ nước”, “Thanh niên tình nguyện”, “Chiến dịch mùa hè xanh”. . . Kết thúc các hoạt động cần nêu gương, biểu dương các tấm gương xuất sắc, điển hình để khuyến khích sinh viên có lối sống tích cực.

Khuyến khích, biểu dương hoạt động tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của sinh viên

Sinh viên là những người đầy sự nhiệt tình hăng say, hứng thú với cái mới. Vì vậy, khuyến khích hoạt động tự học tập, tự tu dưỡng đạo đức lối sống sẽ giúp sinh viên nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành. Trước hết mỗi sinh viên cần phải tự hình thành cho mình nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện, có ý thức học hỏi, cầu tiến, vươn lên tự khẳng định mình. Nhà trường cần điều kiện

(8)

thuận lợi để sinh viên phấn đấu, rèn luyện; các tổ chức Đoàn, Hội sinh viên cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả, định hướng phấn đấu cho sinh viên. Nếu nhà trường và khoa quan tâm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của sinh viên về vật chất, tinh thần; giao nhiệm vụ phù hợp với sở trường, năng lực đặc điểm tâm, sinh lí của sinh viên, đây sẽ là điều kiện tốt để sinh viên rèn luyện đạo đức, lối sống. Bên cạnh đó, sinh viên cần phải tự ý thức, tự xây dựng lí tưởng, hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi người biết vượt qua những cám dỗ lôi kéo và tiêu cực xã hội, loại bỏ những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỉ, thực dụng. Những tấm gương sáng trong học tập, rèn luyện và hoạt động phong trào của sinh viên được nêu gương, khen thưởng kịp thời sẽ khuyến khích, giúp sinh viên có thêm động lực để tiếp tục học tập, tu dưỡng, rèn luyện bản thân.

3. Kết luận

Có thể nói trong xã hội ngày nay, đạo đức của một bộ phận HS đang xuống cấp đến mức báo động. Sự sa sút về đạo đức, nhân cách của HS đang thách thức năng lực giáo dục của người thầy. Điều này đã đặt ra một bài toán cho các trường sư phạm phải chú ý đến việc nâng cao năng lực giáo dục cho đội ngũ GV tương lai để giúp họ sau khi ra trường sẽ trở thành những nhà giáo dục hơn là những người thày dạy chữ. Điều đó đòi hỏi chương trình đào tạo sư phạm ở các trường sư phạm cũng cần có những thay đổi theo định hướng phát triển năng lực cho SV đặc biệt là năng lực tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức.

Lời cảm ơn:Bài báo là sản phẩm của Đề tài Đào tạo năng lực tổ chức giáo dục đạo đức học sinh phổ thông cho sinh viên sư phạm ngành GDCD, Đề tài NCKH cấp Bộ mã số B2016 – SPH – 09, Trường ĐHSP Hà Nội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ GD&ĐT, 2015.Những vấn đề chung về phát triển chương trình đào tạo giáo viên(Tài liệu tập huấn cán bộ, giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên phổ thông về phát triển chương trình đào tạo).

[2] Bộ GD&ĐT, 2014.Thông báo kết quả Hội thảo toàn quốc về công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên(TB 314/TB-BGDDT ngày 12.5.2014).

[3] TS Phạm Thị Kim Anh.Thực trạng đội ngũ giáo viên THPT trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.Bài đăng trên website Viện Nghiên cứu sư phạm – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội http://vncsp.hnue.edu.vn/ban-tron-giao-duc/article/269.aspx.

[4] Bùi Minh Đức, 2017.Đề xuất khung năng lực nghề nghiệp của giảng viên sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới đào đào giáo viên hiện nay. Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 4, tr.3-10.

[5] Phan Trọng Ngọ, 2015.Giải pháp đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 8B, tr.32 - 40.

[6] Lê Thị Lành, Lương Thị Vân, 2015.Một số biện pháp phát triển năng lực tổ chức hoạt động giáo dục cho sinh viên ngành sư phạm địa lí trường Đại học Quy Nhơn. Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, số 11 (77), tr.69 - 81.

[7] Hoàng Thanh Tú, Ninh Thị Hạnh, 2017.Phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu Giáo dục, tập 33, số 2, tr.52-60.

[8] Trần Đình Tuấn, 2006.Tăng cường giáo dục đạo đức học sinh – sinh viên. Tạp chí Tâm lí học số 12 (93), tr.47-51.

(9)

[9] Nguyễn Thị Hồng Nam, Dương Thị Hồng Hiếu, 2016.Các mô hình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội số Số 6 , tr.3-5.

[10] Chử Xuân Dũng, 2016.Cơ sở lí luận về phát triển kĩ năng dạy học cơ bản cho giáo viên trung học phổ thông mới vào nghề. Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội số Số 6, tr.28-34.

[11] Nguyễn Văn Cường, 2016.Phát triển chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực.

Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 3, tr.3-9.

[12] Trương Thị Bích, 2015.Thực trạng và một số đề xuất nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các trường đại học sư phạm. Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 6A, tr.140-147.

ABSTRACT

Competence development of Ethics sducation activities organization for educational students of Civics Education

Bui Xuan Anh Faculty of Political Theory - Civics Education, Hanoi National University of Education On the basis of synthesizing and analyzing the research on ethical education for secondary education students, one of the reasons leading to the effect of moral education is not satisfactory.

The organization of ethics education for students is one of the necessary pedagogical skills but some teachers are not good enough to make moral education activities more interesting and appealing to secondary education students. There are a number of shortcomings in civic education in the pedagogic training curriculum, which results in the inadequate training of pedagogical capacity in general and the capacity of moral education for students. For this background, the author proposes some changes in the structure and content of some modules, as well as the method and forms of assessment, which contributes to the formation and development of organizational competence in ethics education activities for educational students.

Keywords: Pedagogical competence, educational activities organization competence, ethics, ethics education, educational students.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Các môn này góp phần hình thành nền tảng tri thức về khoa học tự nhiên, rèn luyện kĩ năng xác định kiến thức khoa học cốt lõi, thiết kế kế hoạch học tập, tổ chức hoạt

Đặc biệt, học sinh nhận biết được lẽ phải, trái, chính, tà, thiện, ác, tốt, xấu,… Những truyện cổ ở sách Tiếng Việt có thể giúp các em nhận ra những bài học bổ ích

Lê Hồng Nhung, một cựu sinh viên của Wellesley College - top 3 những trường đại học hàng đầu tại Mỹ về giáo dục khai phóng và là trường nữ sinh được thành lập

- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục: Với chương trình phổ cập giáo dục và ưu tiên cho người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, nhà nước ta đã tạo diều kiện để tất

Tiếp tục thực hiện hiệu quả việc tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống trong các chương trình môn học và hoạt động giáo dục,

TRẢI NGHIỆM VÀ THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG VỀ QUẤY RỐI TÌNH DỤC PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM GÁI TẠI NƠI CÔNG CỘNG EXPERIENCE AND ATTITUDE OF STUDENT OF

ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN SƯ PHẠM DO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG THỰC HIỆN EVALUATION OF THE LECTURER TRAINING PROGRAM CONDUCTED BY UNIVERSITY OF

Một sốgiải pháp đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quảgiáo dục đạo đức cho sinh viên theo tư tưởng HồChí Minh Từsự phân tích thực trạng công tác giáo dục đạo đức sinh viên hiện nay,