• Không có kết quả nào được tìm thấy

kết quả chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn huyết

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "kết quả chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn huyết"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HUYẾT VÀ CHOÁNG NHIỄM KHUẨN Ở BỆNH NHÂN BẾ TẮC ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN

TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Ngô Xuân Thái1, Thái Minh Sâm2, Trần Hữu Toàn1

TÓM TẮT

Mục tiêu: Định nghĩa nhiễm khuẩn huyết lần 3 năm 2016 sử dụng điểm quick SOFA và SOFA trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết và choáng nhiễm khuẩn. Chúng tôi báo cáo kết quả chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn huyết và choáng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân bế tắc đường tiết niệu trên tại bệnh viện Chợ Rẫy.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là báo cáo mô tả hàng loạt trường hợp. Tất cả bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và choáng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân bế tắc đường tiết niệu trên tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/01/2018 đến 29/02/2020. Các biến số ghi nhận gồm: tuổi, giới tính, triệu chứng lâm sàng, đặc điểm bệnh nền điểm qSOFA và SOFA, đặc điểm vi khuẩn học và phổ kháng khuẩn. Ghi nhận liệu pháp kháng sinh theo kinh nghiệm, các phương tiện hồi sức, thời gian nằm ICU, thời điểm can thiệp ngoại khoa, các phương pháp can thiệp, tỉ lệ thành công và tỉ lệ tử vong.

Kết quả: Có 72 trường hợp (TH) nhiễm khuẩn huyết và 135 TH choáng nhiễm khuẩn có bế tắc đường tiết niệu trên. Độ tuổi trung bình 56,9 ± 12,8 (22-93) tuổi. Tỷ lệ nam nữ 75/132TH. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là sốt (85%) và đau hông lưng (81,6%). Nguyên nhân bế tắc chủ yếu là sỏi tiết niệu (81,1%). Bệnh nền chủ yếu là tim mạch (32,3%) và đái tháo đường (30,4%). Điểm số SOFA từ 2-17 điểm, từ 8-17 điểm có tỉ lệ tử vong tương ứng từ 8-40%. Tác nhân gây bệnh thường gặp là E. coli (69,4%). Liệu pháp kháng sinh theo kinh nghiệm chủ yếu là nhóm Carbapenem (82%), phù hợp với kháng sinh đồ là 86%. Tỉ lệ điều trị tại ICU là 66/207 TH (31,8%), thời gian trung bình là 5,5 ngày. Thời điểm can thiệp trung bình là 101 giờ, can thiệp trong 12 giờ đầu chiếm 18,6%. Các thủ thuật xâm lấn tối thiểu được sử dụng hầu hết là nội soi bàng quang đặt double J (75%), tỉ lệ tử vong 11,1%.

Kết luận: Điểm qSOFA là công cụ đơn giản, dễ sử dụng trên lâm sàng chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết.

Điểm SOFA có khả năng dự báo tỉ lệ tử vong nội viện. Các phương tiện hồi sức tại ICU và can thiệp ngoại khoa làm giảm tỉ lệ tử vong.

Từ khóa: nhiễm khuẩn huyết lần 3, qSOFA, SOFA

ABSTRACT

RESULTS OF DIAGNOSIS AND TREATMENT OF SEPSIS AND SEPTIC SHOCK IN PATIENT WITH UPPER URINARY TRACTS OBSTRUCTION AT CHO RAY HOSPITAL

Ngo Xuan Thai, Thai Minh Sam, Tran Huu Toan

* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No 1 - 2021: 227 - 232 Objective: The definition of sepsis-3 in 2016 used the quick SOFA and SOFA scores in the diagnosis of sepsis and septic shock. We report the results of diagnosis and treatment of sepsis and septic shock in patients with upper urinary obstruction at Cho Ray hospital.

Methods: This is a report that describes a series of cases. All patients with sepsis and septic shock in patients with caused by upper urinary obstruction at Cho Ray hospital from 1/2018 to 2/2020. The variables recorded

1Bộ môn Tiết Niệu học Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2Bệnh viện Chợ Rẫy

Tác giả liên lạc: BS. Trần Hữu Toàn ĐT: (+84) 933237542 Email: drtranhuutoan@gmail.com

(2)

include: age, sex, clinical symptoms, comorbidity, qSOFA and SOFA, uropathogenic and antibacterial spectrum appropriate empirical antibiotic treatment, adjunctive measures, length of ICU stay, timing of surgical intervention, intervention methods, success rate and mortality.

Results: There were 72 cases of sepsis and 135 case of septic shock with an upper urinary obstruction. The mean age 56.9 ± 12.8. The ratio of men and women is 72/132. The most common clinical symptoms are fever (85%) and back pain (81.6%). The main causes of upper urinary obstruction is urinary stones (81.1%). The comorbidity are mainly cardiovascular (32.3%) and diabetes (30.4%). SOFA scores from 2-17 points, from 8-17 points, have a mortality rate of 8-40%. The most common uropathogen is E. coli (69.4%). Empirical antibiotic therapy is the Carbapenem (82%), appropriate empirical antibiotic treatment is 86%. The treatment rate at ICU was 66/207 cases (31.8%), the average time was 5.5 days. The average time of intervention is 101 hours, the intervention in the within 12 hours is 18.6%. The most commonly used minimally invasive procedures were double J-stent placement (75%) anh the mortality rate is 11.1%.

Consclusions: qSOFA score is a simple, easy to use clinical tool to diagnose sepsis. SOFA scores have the ability to predict hospital mortality. Resuscitation at ICU and surgical interventions reduce mortality.

Keywords: sepsis-3, qSOFA, SOFA

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiễm khuẩn huyết do nguyên nhân từ đường tiết niệu đứng hàng thứ 3thường xảy ra trên bệnh nhân có bất thường về cấu trúc hoặc chức năng đường tiết niệu(1,2). Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới choáng nhiễm khuẩn và tỉ lệ tử vong lên đến 40%(3).

Năm 2016 hội nghị đồng thuận về định nghĩa nhiễm khuẩn huyết và choáng nhiễm khuẩn lần 3 thay đổi trong chẩn đoán sử dụng điểm qSOFA và SOFA làm tiêu chuẩn(4). Năm 2018 “Chiến lược sống còn trong nhiễm khuẩn huyết” khuyến cáo sử dụng giói “giờ-1” trong điều trị hồi sức ban đầu(4,5). Ngoài ra can thiệp ngoại khoa kiểm soát nguồn nhiễm khuẩn vẫn là hòn đá tảng trong điều trị. Chúng tôi báo cáo những kết quả chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn huyết và choáng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân bế tắc đường tiết niệu trên tại bệnh viện Chợ Rẫy.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu

Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết và choáng nhiễm khuẩn có bế tắc đường tiết niệu trên được điều trị tại khoa tiết niệu và/hoặc khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian nghiên cứu từ

1/1/2018 đến 29/02/2020.

Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, choáng nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn đường tiết niệu theo Hội Niệu Khoa Châu Âu 2018(6)

Nhiễm khuẩn huyết: Lâm sàng có điểm qSOFA ≥2 hoặc tổng điểm SOFA ≥2 điểm so với điểm nền thường được tính là 0 điểm.

Choáng nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn huyết kèm theo sử dụng thuốc vận mạch để giữ huyết áp động mạch trung bình ≥65 mmHg và có lactate huyết thanh >2 mmol/l (18 mg/dl) mặc dù đã bù dịch thỏa đáng.

Tiêu chuẩn nhiễm khuẩn đường tiết niệu có bế tắc đường tiết niệu trên: lâm sàng có thể sốt, đau hông lưng. Tổng phân tích nước tiểu ≥10 bạch cầu/mm3 hoặc cấy nước tiểu dương tính.

Hình ảnh học trên siêu âm hay CT scan có thận ứ nước và nguyên nhân gây bế tắc như sỏi, hẹp niệu quản, thai kỳ, bướu chèn ép.

Tiêu chuẩn loại trừ

Những bệnh nhân mới nhập viện nhưng tử vong hoặc người nhà xin về khi chưa được làm các xét nghiệm đầy đủ để chẩn đoán và điều trị.

Những bệnh nhân có kèm bệnh lý nặng theo như viêm phổi nặng, nhồi máu cơ tim, suy tim nặng, choáng tim.

Những bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết,

(3)

choáng nhiễm khuẩn do nguyên nhân từ cơ quan khác như hô hấp, tiêu hóa, đường mật, thần kinh.

Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu

Báo cáo mô tả hàng loạt trường hợp.

Biến số nghiên cứu

Các biến số ghi nhận gồm: tuổi, giới tính, triệu chứng lâm sàng, bệnh nền, các chỉ số sinh hóa và huyết học, điểm số SOFA, kết quả vi sinh và kháng sinh đồ, các phương tiện hồi sức, thời điểm can thiệp ngoại khoa, phương pháp can thiệp ngoại khoa, tỉ lệ tử vong.

Các biến số được phân tích bằng phần mềm thống kê Stata 15.1, khác biệt có ý nghĩa khi p <0,05.

Y đức

Nghiên cứu này được thông qua bởi Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại học Y Dược TP. HCM, số 192/HĐĐĐ, ngày 6/3/2020.

KẾT QUẢ

Trong thời gian nghiên cứu từ 1/2018 đến 2/2020 tại bệnh viện Chợ Rẫy, có 72 trường hợp nhiễm khuẩn huyết và 135 trường hợp choáng nhiễm khuẩn có bế tắc đường tiết niệu trên. Độ tuổi trung bình 56,9 ± 12,8 (22-93) tuổi, gặp nhiều hơn ở nữ (63,8%), nam (36,2%).

Triệu chứng lâm sàng thường gặp là sốt (85%) và đau hông lưng (81,6%). Nguyên nhân bế tắc chủ yếu là sỏi tiết niệu (81,1%). Bệnh nền chủ yếu là tim mạch (32,3%) và đái tháo đường (30,4%). Tiền căn mổ sỏi thận và sỏi niệu quản (26%). Điểm qSOFA tại thời điểm nhập viện ≥2 điểm chiếm 58,5%.

Về cận lâm sàng ghi nhận đa số các trường hợp có bạch cầu máu tăng chiếm 87%, tỉ lệ bạch cầu giảm chiếm 2,4%, tiểu cầu giảm chiếm 66,2%, lactate máu tăng chiếm 75%, procalcitonin tăng chiếm 97,6%, CRP tăng chiếm 84,7%, đường huyết tăng chiếm 17,8%, creatinine tăng chiếm 79,2%, bilirubin toàn phần tăng

chiếm 48,5%.

Bệnh thường diễn tiến nặng dẫn đến suy đa cơ quan trong đó thường gặp nhất là tổn thương thận cấp chiếm 79,7%, tỉ lệ tử vong của nhóm này là 10,9%. Điểm số SOFA ghi nhận của nhóm nghiên cứu từ 2-17 điểm. Trong đó nhóm từ 8-17 điểm có tỉ lệ tử vong tương ứng từ 8-40%.

Hình 1: Đường cong ROC của điểm số SOFA tại thời điểm xấu nhất trong dự đoán tỉ lệ tử vong trong lúc nằm viện (AUC 0,797; CI:95%: 0,723-

0,87; OR 1,32)

Về mặt vi khuẩn ghi nhận tỉ lệ cấy máu dương tính là 62/186 trường hợp, chiếm 33,3%.

Tỉ lệ cấy nước tiểu dưới bế tắc dương tính là 23/198 trường hợp, chiếm 11,8%. Tỉ lệ nước tiểu và mủ trong mổ dương tính là 36/129 mẫu, chiếm 27,9%. Tác nhân gây bệnh thường gặp là vi khuẩn gram âm, chiếm 85,1%. Trong đó E. coli là vi khuẩn thường gặp nhất (69,4%), tỉ lệ E. coli tiết ESBL là 61,9%, đa kháng thuốc là 7,1% và tiết men Carbapenemase là 3,6%. Ngoài ra vi khuẩn gram dương chiếm tỉ lệ thấp (10,7%) chủ yếu là vi khuẩn Enterococcus faecium và vi nấm chiếm 4,1% chủ yếu là Candida spp.

Kết quả nghiên cứu ghi nhận độ nhạy của E.

coli đối với nhóm Carbapenem gần bằng nhau 92% (Ertapenem, Meropenem, Imipenem) và sự đề kháng của E. coli đối với một số kháng sinh như: Ampicillin là 98,8%, nhóm Fluoroquinolon (Ciprofloxacin, Levofloxacin) là 91,7% và nhóm Cephalosporin 2,3 (Cefuroxime, Ceftriaxione, Ceftazidime, Cefpodoxime) là 82,1%.

(4)

Hình 2: Phổ kháng khuẩn và đề kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli Loại dịch truyền 100% là dịch tinh thể. Vận

mạch sử dụng đầu tiên là Noradrenaline. Liệu pháp kháng sinh theo kinh nghiệm chủ yếu là nhóm Carbapenem (Ertapenem, Imipenem, Meropenem) chiếm 82%. Tỉ lệ phù hợp của liệu pháp kháng sinh theo kinh nghiệm và khi có kháng sinh đồ là 86%. Số bệnh nhân được điều trị tại ICU là 66/207 trường hợp chiếm 31,8%, thời gian điều trị trung bình là 5,5 ngày. Nhóm bệnh nhân được hồi sức tại ICU có tỉ lệ tử vong thấp hơn, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,009). Liệu pháp corticosteroids và các phương tiện hỗ trợ hồi sức được sử dụng bao gồm máy thở, lọc máu ngắt quãng và lọc chậm liên tục ngoài cơ thể đã làm cải thiện tỉ lệ tử vong của bệnh nhân (p <0,05).

Bảng 1: Hồi sức tại ICU phối hợp can thiệp ngoại khoa (n=207)

Sống sót;

n(%)

Tử vong;

n (%)

Giá trị p Chỉ hồi sức ở ICU 6 (100) 0 (0)

0,49 (***) Can thiệp trước chuyển

ICU 9 (90) 1 (10)

Hồi sức ở ICU trước can

thiệp 46 (97,8) 1 (2,2) Can thiệp tại ICU 3 (100) 0 (0) (***): Phép kiểm Fisher

Chỉ định can thiệp ngoại khoa đúng thời điểm đem lại kết quả sống còn cao hơn so với nhóm điều trị nội khoa đơn thuần (83,1% so với 16,9%), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,001).

Thời điểm can thiệp trung bình là 101 giờ (4,2 ngày), can thiệp trong 12 giờ đầu chiếm 18,6%, can thiệp trong tình trạng còn choáng chiếm 32,5%, ra choáng chiếm 36,6%. Can thiệp trong tình trạng còn choáng có tỉ lệ tử vong thấp hơn, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,04). Các thủ thuật xâm lấn tối thiểu được sử dụng hầu hết trong các trường hợp (81,9%) và đem lại tỉ lệ tử vong thấp hơn so với mổ mở (18,1%), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Trong các thủ thuật xâm lấn tối thiểu thì nội soi bàng quang đặt thông double J chiếm 75%, tỉ lệ thành công là 93,9%. Có 8 TH thất bại. 2 TH không can thiệp điều trị nội khoa, 1 TH chuyển nội soi niệu quản đặt thông double J, 4 TH chuyển mổ hở lấy sỏi, 1 TH chuyển mở thận ra da bằng mono J.

Bảng 2: Hiệu quả của can thiệp ngoại khoa so với điều trị nội khoa đơn thuần (n=207)

Điều trị nội khoa đơn thuần; n (%)

Can thiệp;

n (%) Giá trị p Sống sót 24 (68,5) 160 (93,1)

<0,001 (**) Tử vong 11 (31,5) 12 (6,9)

(**): Phép kiểm chi bình phương

Tỉ lệ tử vong của nhóm bệnh nhân này là 11,1%.

BÀN LUẬN

Trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận hầu hết bệnh nhân đến trong tình trạng nặng. Có 58,5% bệnh nhân thời điểm nhập viện có điểm qSOFA ≥2 điểm, nhưng khi được làm các xét

(5)

nghiệm để đánh giá điểm SOFA từ 2-17 điểm.

Những bệnh nhân này có tỉ lệ tử vong khi SOFA

≥8 điểm tăng từ 8-40%. Năm 2016 “Chiến lược sống còn trong nhiễm khuẩn huyết” (Surviving Sepsis Campaign-SSC) cho rằng qSOFA có độ đặc hiệu dự báo tử vong cao hơn hội chứng đáp ứng viêm toàn thân(7). Tác giả Raith EP (2017) nghiên cứu 184175 bệnh nhân kết luận điểm SOFA là công cụ có khả năng dự báo tỉ lệ tử vong nội viện khi điểm SOFA ≥2 điểm là 22,8%(8). Chúng tôi tiến hành vẽ đường cong ROC xác định “Diện tích dưới đường cong”

AUC là 0,797 (n=207, p <0,05). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của tác giả Raith EP (2017) với AUC là 0,753 (n=184875, p <0,001). Điều này khẳng định SOFA là công cụ có khả năng tiên đoán tỉ lệ tử vong của bệnh nhân.

Về kết quả vi khuẩn học chúng tôi ghi nhận tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết và choáng nhiễm khuẩn từ đường tiết niệu thường gặp nhất là E. coli chiếm 69,4%, điều này phù hợp với các nghiên cứu khác nhưng chủng vi khuẩn này có tỉ lệ kháng thuốc rất đáng lo ngại. Có 82%

bệnh nhân được khởi động kháng sinh theo kinh nghiệm khi nghi ngờ ổ nhiễm khuẩn từ đường tiết niệu trên là Carbapenem (Ertapenem, Imipenem, Meropenem), tỉ lệ phù hợp là 86%.

Nhưng độ nhạy của nhóm kháng sinh Carbapenem đối với vi khuẩn E. coli trong nhóm nghiên cứu này là 92%, kháng khoảng 8%. Đây là con số đáng báo động khi tình hình đề kháng kháng sinh đang lan rộng, khi mà nhóm bệnh lý nhiễm khuẩn huyết và choáng nhiễm khuẩn đang có tần suất gia tăng. Có 1 TH bệnh nhân nằm tại ICU phối hợp 3 loại Meropenem, Levofloxacin và Amikacin nhưng bệnh nhân vẫn còn sốt liên tục 3 ngày. Kết quả cấy nước tiểu dương tính với E. coli đa kháng, chỉ nhạy với Fosfomycin. Bệnh nhân được sử dụng Fosfomycin với liều 12g/ngày truyền tĩnh mạch, cải thiện lâm sàng hết sốt sau 2 ngày.

Các phương tiện hồi sức đóng vai trò quan trọng trong thời điểm bệnh nhân đến với tình trạng suy đa tạng. Có 133 TH biến chứng suy hô

hấp, tỉ lệ được hỗ trợ thở máy qua nội khí quản là 75 TH. Những TH này cải thiện tỉ lệ tử vong so với nhóm chỉ được hỗ trợ bằng mask hay canula. Trên lâm sàng những bệnh nhân mặc dù không có viêm phổi nhưng khi nhập hơn ≥48 giờ có hội chứng nguy kịch hô hấp cấp, hiện tượng viêm tại phổi là cơ hội của vi khuẩn bệnh viện xâm nhập, góp phần giải thích tăng tỉ lệ tử vong cao nhất ở nhóm có suy cơ quan hô hấp là 15%.

Mặc dù tổn thương thận cấp là cơ quan gặp nhiều nhất (79,7%) nhưng nhờ vào máy lọc máu ngắt quãng hay lọc máu liên tục ở những bệnh nhân suy chức năng tim mạch phối hợp có huyết áp thấp. Phương pháp này được thống kê cải thiện tỉ lệ tử vong có ý nghĩa thống kê (p <0,05).

Phương tiện này giúp đỡ cho những bệnh nhân tránh phải đi vào các biến chứng của tổn thương thận cấp đi vào tử vong như toan chuyển hóa, tăng kali máu, hội chứng urê huyết cao, phù phổi cấp nên giảm tỉ lệ tử vong có ý nghĩa thống kê là hợp lý. Điều này khẳng định vai trò của các phương tiện này trong điều trị những bệnh lý có tỉ lệ tử vong cao.

Tác giả Wagenlehner FME (2015)(3) khuyến cáo can thiệp tối thiểu chuyển lưu nước tiểu trong 6 giờ đầu sau đó vài ngày đến vài tuần sẽ can thiệp triệt để giải quyết tác nhân gây bế tắc. Trong 172 TH được chỉ định can thiệp ngoại khoa lâm sàng có 141 TH là thủ thuật xâm lấn tối thiểu (81,9%), những thủ thuật này có 75% là nội soi bàng quang đặt thông double J. Đây là loại thủ thuật được thực hiện đơn giản nhưng hiệu quả, nhưng quan trọng là trên những bệnh nhân có suy chức năng cơ quan thì việc vận chuyển và thời gian can thiệp trên bệnh nhân rời khỏi các phương tiện hồi sức là một yếu tố nguy cơ cao, những bệnh nhân này cần hỗ trợ hô hấp hoặc sử dụng vận mạch ngay trong lúc can thiệp (56 TH). Câu hỏi đặt ra là nếu đảm bảo thời điểm can thiệp là sớm trong 6-12 giờ đầu theo khuyến cáo của SSC 2016(5) nhưng với tình trạng bệnh nhân quá nặng chưa được hồi sức đầy đủ cũng như các rối loạn chức năng các cơ quan đang tiến

(6)

triển thì liệu một can thiệp xâm lân vào bệnh nhân sẽ tăng một tác động vào bệnh nhân tăng nguy cơ tử vong hay không. Chúng tôi tiến hành phân tích có 18,6% bệnh nhân được can thiệp trong 12 giờ đầu nhưng khác biệt về tỉ lệ tử vong không có ý nghĩa thống kê. Tác giả Martínez ML (2017)(9) báo cáo trong 3663 có 1090 trường hợp được can thiệp ngoại khoa trong đó có nhiễm khuẩn huyết và choáng nhiễm khuẩn từ đường tiết niệu, trong đó tỉ lệ can thiệp kiểm soát nguồn nhiễm khuẩn trong 12 giờ đầu và sau 12 giờ khác biệt về tỉ lệ tử vong chung tại bệnh viện, thời gian nằm ICU, thời gian nằm viện không có ý nghĩa thống kê.

Tác giả cũng cho rằng chưa thể chứng minh vai trò của can thiệp sớm theo khuyến cáo của SSC 2016(5) trong vòng 6-12 giờ đầu giúp giảm tỉ lệ tử vong chung của nghiên cứu.

Những bệnh nhân được thực hiện các thủ thuật dù là xâm lấn tối thiểu nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn khi đã hồi sức và khởi động kháng sinh đủ liều. Tính hiệu quả của loại thủ thuật được cân nhắc trên những bệnh nhân tùy vào độ ứ nước của thận, nguyên nhân và vị trí bế tắc, khả năng dẫn lưu của phương pháp đó có hiệu quả hay không sẽ quyết định. Những trường hợp thận ứ nước độ 1-2, thận chủ mô dày nguyên nhân do sỏi niệu quản kích thước 1-1,5 cm ưu tiên sử dụng nội soi bàng quang đặt thông double. Những bệnh nhân có thận ứ nước lớn độ 3-4, dãn to thành túi do hẹp niệu quản hoặc do sỏi niệu quản thì khả năng thành công của nội soi bàng quang đặt thông double J thấp, lựa chọn sẽ là mở thận ra da bằng mono J dưới hướng dẫn siêu âm. Những trường hợp sỏi lớn, thận ứ nước ít lựa chọn phương pháp mổ mở trong giai đoạn cấp tính cần phải cân nhắc do phẫu thuật xâm lấn, kéo dài, tăng nguy cơ tử vong cho bệnh nhân. Tuy nhiên có 14 TH viêm thận bể thận sinh khí nhóm IIIA, IIIB và nhóm 4 cần phải phẫu thuật mổ hở để đặt 02 dẫn lưu và

cắt lọc mô hoại tử để giải quyết ổ nhiễm khuẩn.

Những trường hợp này là những trường hợp nặng và có nguy cơ tử vong rất cao. Tác giả Ngô Xuân Thái (2016)(10) báo cáo 52 TH viêm thận bể thận sinh khí trong đó có 42 TH cần can thiệp ngoại khoa có mổ hở dẫn dẫn lưu hoặc lấy sỏi, 1 TH cắt thận. Tỉ lệ tử vong của các trường hợp này là 11,5%.

KẾT LUẬN

Điểm qSOFA là công cụ đơn giản, dễ sử dụng trên lâm sàng chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết. Điểm SOFA có khả năng dự báo tỉ lệ tử vong nội viện. Các phương tiện hồi sức tại ICU và can thiệp ngoại khoa làm giảm tỉ lệ tử vong.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Gray A, Ward K, Lees F, Dewar C, Dickie S, McGuffie C (2013).

The epidemiology of adults with severe sepsis and septic shock in Scottish emergency departments. Emerg Med J, 30(5):397-401.

2. Wagenlehner FME, Pilatz A, Weidner W, Naber KG (2015).

Urosepsis: Overview of the Diagnostic and Treatment Challenges. Microbiol Spectr, 3(5):23-30.

3. Wagenlehner FME, Pilatz A, Naber KG, Weidner W (2008).

Therapeutic challenges of urosepsis. Eur J Clin Invest, 38(2):45-9.

4. Singer M, Deutschman CS, Seymour CW, et al (2016). The third international consensus definitions for sepsis and septic shock (Sepsis-3). JAMA, 315(8):801-810.

5. Rhodes A, Laura EE, Waleed A, et al (2017). Surviving sepsis campaign: international guidelines for management of sepsis and septic shock: 2016. Intensive Care Medicine, 43(3):304-377.

6. Bonkat G, Tomasso C, Rajan V, et al (2019). Management of Urosepsis in 2018. European Urology Focus, 5(1):5-9.

7. Lamontagne F, Harrison DA, Rowan KM (2017). qSOFA for Identifying Sepsis Among Patients With Infection. JAMA, 317(3):267-268.

8. Raith EP, Udy AA, Bailey M, et al (2017). Prognostic Accuracy of the SOFA Score, SIRS Criteria, and qSOFA Score for In-Hospital Mortality Among Adults With Suspected Infection Admitted to the Intensive Care Unit. JAMA, 317(3):290-300.

9. Martínez ML, Ferrer R, Torrents E, et al (2017). Impact of Source Control in Patients With Severe Sepsis and Septic Shock. Crit Care Med, 45(1):11-19.

10. Ngô Xuân Thái, Vũ Đức Huy (2016). Viêm thận bể thận sinh khí: Nghiên cứu 52 trường hợp tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian 2011-2015. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 20(4):89-95.

Ngày nhận bài báo: 01/12/2020

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 13/01/2021 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2021

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Trương Thị Dung (2000) đã xác định được tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella là 12,63% trên mẫu

NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ LẤY BỆNH PHẨM THAI NHI BẰNG CHỌC HÚT DỊCH ỐI TẠI TRUNG TÂM CHẨN ĐOÁN.. TRƯỚC SINH BỆNH VIỆN PHỤ SẢN

1.Xác định tỷ lệ các loại dị tật thận-niệu quản bẩm sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương 2.Đối chiếu chẩn đoán dị tật thận-niệu quản trước và sau sinh... ĐỐI

Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đối chiếu kết quả CHT về chẩn đoán cholesteatoma tái phát với kết quả phẫu thuật, từ đó tính giá trị của các chuỗi xung

đại đa số bệnh nhân được chụp CLVT trước mổ (80/81 trường hợp), phù hợp với nghiên cứu từ IRAD, với tỉ lệ bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán LĐMC loại A

Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy: Độ nhạy của chọc hút bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn SANS trong chẩn đoán ung thư tụy chưa cao (63,0%) so với một số tác

Kết luận: H- FABP có giá trị cao trong chẩn đoán NMCT ST chênh lên, đặc biệt với đối tượng nhập viện sớm trước 6 giờ sau khởi phát triệu chứng; các thời điểm muộn hơn thì H-FABP với độ

Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tất cả bệnh nhân đến khám và được phát hiện mắc lao phổi AFB + trong năm 2015 và được quản lý điều trị tại các điểm thuộc mạng lưới chống