• Không có kết quả nào được tìm thấy

KINH NGHIỆM TRUNG Quốc ĐỐI VỚI VIỆT NAM

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "KINH NGHIỆM TRUNG Quốc ĐỐI VỚI VIỆT NAM"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

XUẤT KHẨU DựA TRÊN ĐẦU Tư NƯỚC NGOÀI:

KINH NGHIỆM TRUNG Quốc ĐỐI VỚI VIỆT NAM

NGUYỀN THƯỜNGLẠNG -vũ KHÁNH THỊNH

TÓMTẮT:

TrungQuốcthànhcông lổntrong thúc đẩy xuất khẩu (XK)dựa trênnguồnđầutư trực tiếp nước ngoài(FDI)- Để cóđượckết quả đó, TrungQuốc triển khai kếthợp nhiều chính sách như thuhútcác tập đoàn xuyên quôc gia (TNC) định hướngxuấtkhẩu,thành lậpđặckhukinhtếđể thu húthiệu quảFDI,khuyênkhích doanh nghiệp FDI kết nôi vớidoanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) trong nước hướng XK, khuyến khích doanh nghiệp FDIthamgia XK và tăngcườnghội nhập kinh tế quốc tế. Kinhtế Việt Nam hiệnđang tăng trưởng nhờ phần lổn vàoXK. Do đó, những kinh nghiệm củaTrung Quốc đốivới Việt Nam là rấtcó giá trị và được tác giả chọnđể chia sẻ phân tích trong bài viếtdưới đây.

Từ khóa:Đầu tưnưổc ngoài, Trung Quốc, XK, Việt Nam.

1. Giới thiệu

Thuhút FDI và thúcđẩyXKlà hai trụ cộtquan trọng của mô hình tăng trưởng định hướng XK (Carbaugh, 2011). Việc kết hợp hai trụ cột này thực chấtlà khai thác đồng thời tác động FDI hay lợithế vốn dồi dàovới lợi thếso sánh XK từkhai thác nguồn lao động phong phú giá rẻ (Hecskcher-Ohlin, 1979). Đây là việc tạo ra tác động kép được minh chứng ở thành công trong phát triểnkinh tế của các nướcvà vùng lãnh thổ, trongđó cóTrung Quốc. Chính sách thúcđẩy XK thôngqua FDI gópphầntạo ra tác động kép này.

Thúc đẩyXK từ việc tận dụng nguồn lực FDI được tiếp cận ở nhiều nước vối các góc độ khác

nhau. Mexico thực hiện chính sách thúc đẩy XK thông qua thu hút TNC có quy mô vốn lớn và hướng TNC vào XK (Pacheco-Lospez, 2005).

Nhật Bản coi trọng kết nối TNC với SME trong nước có định hướng XK (Zhu Xueyí và Fang Cunhao, 2009). Kếtquả là các nước đềutăngkim ngạchXK dựa trên nguồnvốn FDI thu hút được.

Các mô hình nghiên cứu định lượng chủ yếu chỉ ra mốì quan hệ giữa FDI với XK. Mô hình thường sử dụnglà mô hình lực hấpdẫn kiểm định quanhệ thương mại và đầu tư (Chaisrisawatsuk &

Chaisrisawatsuk, 2007)hoặc mô hình VAR để đo lường quanhệgiữa độmở thươngmại và FDLKết quả nghiên cứu cho thâzy kim ngạch XK có xu

SỐ23 - Tháng 9/2020 Ó9

(2)

TẠP CHÍ CÔNG THƯIlNG

hướng tăng khi FDI thu hút được càng lớn. Tuy nhiên,chính sách tổ chức thúc đẩyXK dựa trên nguồn lực FDI chưa có nhiều nghiên cứu.

Bàiviếtchỉ ra mộtsố chínhsách thúc đẩy XK dựa trên FDI theo các khía cạnh: Thu hút TNC hướng vào XK, thànhlập đặc khu kinh tếđể thu hút hiệu quả FDI, khuyến khích doanh nghiệp FDIkết nốì SMEtrongnướccó định hướng XK, khuyên khíchdoanh nghiệp FDI tham gia XK và tăng cường hội nhập kinh tếquốc tế. Trường hợp nghiên cứu là Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ haithếgiới, quốc gia XK và thuhút FDI đứng đầu thếgiới.

Bài viết sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp vớidữliệuthuthậptừcáctổchức quốc tế, cơ quan chính thức Trung Quốc, Tổng cục Thống kê Việt Nam và các nghiên cứu chuyên sâu.

2. Thực trạng XK và NK của khu vực cóvốn đầu tư nước ngoài của Trung Quốc

2.1. ThựctrạngXK

Hình 1, có thể thấy kim ngạch XK và nhập khẩu giai đoạn 1952 - 2019 có xu hướng dịch

chuyển cùng chiều. Giai đoạn 2008-2009 và 2013-2016 cho thấy sự suy giảm kim ngạch xuất nhập khẩu nhưng tăng trở lại vào năm 2010 và 2018. Vào năm 2019, XK của Trung Quốc đạt 2.498 tỷ USD, đứng vị trí số1 thế giới. Trongkhi đó, XKcủakhuvựccó vốnđầu tư nước ngoài của Trung Quốc cũng lên tới 1.033tỷ USD.

Bên cạnh gia tăng không ngừng kim ngạch xuất - nhập khẩu cơ cấu hàng xuất - nhập khẩu được cải thiện đáng kể. Trước đây, Trung Quốc XKchủ yếu sản phẩmsơ chếnhư thựcphẩm,súc vật sống, nguyên liệuthô và dầu mỏ; hàngcông nghiệp ttong cơcâu XK chiếmtỷ trọng nhỏ. Với sự gia tăng nhu cầu thị trường thếgiới các sản phẩmtrên không còn phùhợp. Hàng XK chủ yếu hiện nay là hàng dệt,điệnmáy,hóa chất, quần áo, thực phẩm, nước giải khát, máy móc... về nhập khẩu, do yêu cầu phát triển những năm đầu cải cách, Trung Quốc chủ yếu nhập sản phẩm công nghệ cao, để đổi mới sản xuất và nhờ vậy tạo được khối lượng hànggiátrịXK cao.

Hình 2 cho thấy, năm 1985, kim ngạch xuất nhập khẩu doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng

Hình 1: Cán cân thương mại Trung Quốc giai đoạn 1952 - 2019

Đơn vị:tỷUSD

Nguồn: National Bureau of Statistics of China, Ministry of Commerce of The People’s Rebpulic of China

70 SỐ23-Tháng 9/2Ũ20

(3)

Hình 2: Kim ngạch xuất khẩu Trung Quốc so vâi kim ngạch xuất khẩu doanh nghiệp có vốn đầu nước ngoài giai đoạn 1985 - 2019

Đơn vị: tỷUSD

Nguồn: National Bureau of Statistics of China, Ministry of Commerce of The People's Republic of China, tác giả tập hợp 0,11%tổng kim ngạchxuấtnhập khẩu. Tỷ lệtăng

lên55,25% năm2008, và 41,65% năm2018. Đến năm 2019, consố này là 41,35%. Con sốnày cao hơnnhiều so vớicác nước phát triểnnhưMỹ,Nhật Bản. Đầu tư nước ngoài góp phần tích cực vào phát triển ngoại thương Trung Quốc. Kim ngạch XK khu vực đầu tư nướcngoài và kim ngạch XK của Trung Quốc có xu hướng dịch chuyển cùng nhau. Năm 2002, kim ngạch XK gần như phụ thuộc hoàn toàn vào khu vực đầutư nước ngoài.

Giai đoạn 2008-2009 và 2013-2016, XK khu vực có vốnđầu tưnướcngoài giảmvàXK của Trung Quốc giảm theo. Tuy nhiên,xu hướng nàylại đảo chiều trong năm 2019, khi XK của Trung Quốc tăng từ 2487,40 tỷ USD lên thành 2498,41 tỷ USD, trong khi XK của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại giảm từ 1036 tỷ USD xuống còn

1033.09 tỷ USD.

2.1. Thực trạng thu hútFDI

Hình3 cho thấy số doanh nghiệp FDI thànhlập mới tại TrungQuốctănggiảm không ổn định trong giai đoạn 1952 - 2018. số doanh nghiệp FDI tại Trung Quốc tăng nhiềunhất trong năm1993 và giai đoạn 2004 - 2005, sau đó giảm xuống vào năm

1999, 2009, 2013. Năm 2018, doanh nghiệp FDI thành lập mới tăng trưởng trở lại. Năm 2019, số doanh nghiệp FDI thànhlập mới lại sụt giảm mạnh.

Hình 4 chothấy quy mô vốn FDI thực hiện của Trung Quốc liêntục tăng nhanh từ 1,80 tỷ USD giai đoạn 1979-1983 lên 135,70 tỷ USD năm 2019.

Có thể thấy, mặc dù số lượng dự án FDI đi vào Trung Quốc có sự thay đổi qua các năm, phụ thuộc vào điều kiện trong nước, quốc tế. Giá trị vốn FDI tăng độtbiến vào năm 1993 và tiếp tục đàtăng trưởng đếnnăm 2019.

SỐ23-Tháng 9/2020 71

(4)

TẠP CHÍ CÔNG ĨHUÌG

Hình 3: số doanh nghiệp FDI được thành lập mới tại Trung Quốc giai đoạn ĩ979 - 20ỉ 9

Đơn vị:Dự án

160

-0? »0?’’ ^.cO’’ .0?} -C? _cí® rữ c** .k"'' I*'

<r <r <r s«r xfv sc? rỹQ rjF <p\c£

£

ia

I . s I

•rt •H

Nguồn: National Bureau of Statistics of China, Ministry of Commerce of The People’s Republic of China Hình 4: vốn FDI thực hiện tại Trung Quốc giai đoạn ỉ979 - 2019

Đơn vị: Tỷ USD

Nguồn: National Bureau of Statistics of China, Ministry of Commerce of The People’s Republic of China; http://www.fdi.gov.cn

72 SỐ 23-Tháng 9/2020

(5)

3. Chính sách dựa vào FDI đểXK

3.1. Chínhsách thuhút TNC hướng vào XK Trung Quốc có rất nhiều điềukiện thuận lợiđể thu hút các TNC vào hoạt động kinh doanh. Các điềukiện có thể kể tới là thịtrường nội địa rộng lớn, môi trường kinh doanh đang được chú trọng nâng cao chấtlượng, và đặc biệt làrất nhiều chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn tạicác khu vực phát triển kinh tếvùng và trung tâm (Wu & Burge, 2018). Kết quả có rất nhiều TNC đạt được thành công lớn khi kinhdoanh tạiTrungQuốc, trong đó có thể kể tới tập đoàn sản xuất ô tô hàng đầu Volkswagen1, Nestlé hay L’Oreal2.

Từ khi gia nhập WT0 vào năm 2001, Trung Quốc dần gỡ bỏ cácràocản đối với cácTNChoạt độngtạinước này.Ngoài ra, TrungQuốc cũng có sự linh hoạt trong chính sách tỷ giá, chuyển lao động từquản lý hành chính tuân thủ quy luậtthị trường,từ cốđịnh giá đến giá thị trường, mở rộng thị trường vốh, chứng khoán và cam kết bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với doanh nghiệp nước ngoài (Ngô ThuHà, 2009).

Năm 2017, tỷ lệ tập trung của các TNC lởn nhất thế giới tại Trung Quốc là 40%, cao hơn nhiều sovớicon số'26% tại Mỹ. Cụ thể cótới 110 công ty trong danh sách Fortune 500 có mặt tại Trung Quốc (McKinsey Global Institute, 2019).

Năm 2018, Trung Quốc thu hẹp danh mục câ"m đầu tư nưốc ngoài từ63 xuống 48 để tăng cường thu hút TNC (FitchSolutions, 2018). Một số TNC hàng đầu thế giớiđang hoạt động tại Trung Quốc có thể kể đến đó là Microsoft, Motorola, IBM, Nokia, Samsung, Electronic,...

3.2. Chính sách thành lậpcác đặc khu kinh tế đểthu húthiệu quả nguồn vốn FDI

Trước năm 1978, Trung Quốcđóng cửa đô"i với FDIvà chính sách được gỡ bỏ saukhi luật đầu tư nước ngoài mới được thông qua năm 1979 và 4 đặc khu kinh tế được thành lập (John Whalley, 2006). Các đặc khu có Thâm Quyến, Chu Hải, SánĐâu, Hạ Môn thành lập năm 1980, có nhiệm vụhoạch định chính sách và môi trường đầu tưthu hút vốn đầu tư nước ngoài3 (Filip Abraham và cộng sự, 2006; Xiaobao, 2008). Trong đó, Thâm

Quyến, Chu Hải và Sán Đầu đều thuộc tỉnh Quảng Đông.

Sau khi xây dựng 4 đặc khu kinh tế đầu tiên (Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn), Trung Quốc tiến hành mỡ cửa 14 thành phô" ven biển, ven sông, ven biên giới (Nguyễn Xuân Cường, 2018). Đến năm 1986, Trung Quốc cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại đặc khu vàthànhlập doanh nghiệplĩnh vực công nghệ cao.Haikhu vực tự do thương mại hay còn được gọi là Khu vực Phát triển Công nghệ tiếp tục được thành lập (OECD,2000;Jia và Eric, 2007). Năm 1988, Trung Quốc thành lập thêm Đặc khu kinh tế Hải Nam thuộc Đảo Hải Nam. Cả 5 đặc khu kinh tếmới thành lập thời điểm đó của Trung Quốc đều có vị tríthuận lợi trong giao dịch quốc tế. Cáckhu vực này sát với các thị trường phát triển của thế giới là Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan. Mặt khác,các đặc khu trên còn đủđiều kiện phát triển cơ sởhạ tầng nhưgiao thông đường biển, đường không thuận lợi vớibênngoài,với các quốc giapháttriểnnhư Hoa Kỳ, Nhật Bản và thậm chí là cả khu vực Đông Nam Á.

Trong thời kỳ đầu, Trung Quốc đặc biệt ưu tiên thu hútFDI công nghệ cao và vào khu vực ven biển (Shaoming Cheng, 2008). Trung Quốc có cơ chế thu hút FDI vào khu công nghiệpnhư đặc khu kinh tế, khu phát triển kinh tếvà công nghệ, khu công nghiệp mới và công nghệ cao, khu chế xuất,... (Xiyou He, 2008). Đến hết năm 2017, TrungQuốc có tổng cộng 156 khu vực phát triển công nghệ cao (high-tech development zones - HTDZs),tập trungtại các thành phô" lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải và thành phô" trực thuộc tỉnh dựa trênnhững điều kiện sẩn có của từng nơi. Các ưu đãi dành cho doanh nghiệp bao gồm quyền sử dụng cơ sở hạ tầng châ"t lượng cao, miễn thuê" thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu, ưu đãi thuê"thu nhập doanh nghiệp lên tới 15%, miễn hạn ngạch nhập khẩu thiết bị công nghệ cao và ưu đãi đặc biệt dành cho nhân viên nhưmiễn thuê"thu nhập, trợ câ"p nhà ở, xe cộ,...

(UNCTAD, 2019).

SỐ23 -Tháng 9/2020 73

(6)

TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG

Hiện tại,TrungQuốc có ỉ 1 đặckhu phát triển kinh tế quốc gia, được chia ra thành 7 nhóm nhằm thu húthiệu quả vốnđầu tư,đặcbiệt FDI. Nhóm thứ nhất là đặc khu dành cho hoạt động kinh tế đặcbiệt gồmĐặc khu kinh tế (SEZ) và Đặc khu phát triển kinh tế và công nghệ (ETDZ). Nhóm thứhailàđặckhu thương mại hóa các nghiêncứu công nghệ cao gồm Đặc khu phát triển công nghiệp công nghệ cao (HIDZ). Nhóm thứ ba là đặc khu dành cho thương mại vàXKbao gồmkhu thương mại tự do(FTZ), Đặc khu chếxuất (EPZ), Khu cảng biển và Khukho vận. Nhóm thứ tưlà đặc khu dành cho công việc kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới gồm Khu vực thí điểm thương mại điện tử xuyên biên giới toàn diện.Nhóm thứ nămlà Các đặckhunhằmthuhút đầu tư cho các mục đích đặc biệtbao gồm Khu vực nghỉ dưỡng du lịch quốc gia và Khu vực Tài chính và Thương mại. Nhóm thứ sáu là đặc khu nhằm hợptác với một số’ quốc gia nhất địnhgồm 4hình thức khu vực khácnhau tùy thuộcquốc gia ưu tiên (Đài Loan, Ma Cao, Nga). Nhómthứ bảy là khu vực mới gồm Khu vực Phát triển Toàn diện (Joseph Percy, 2020).

Trong số’cácđặc khu phát triển kinh tế cótới 8 dạng đặc khu là SEZ, ETDZ,HIDZ, FTZ, EPZ, khucảngbiển, khu kho vận và khu vực thí điểm thương mại điệntửxuyên biêngiớitoàn diện có mục tiêu tăngcường XKvà có chính sáchưu đãi cụ thểnhằmthúc đẩyXK. Các chính sách ưu đãi là miễn thuế nhập khẩu và miễn/giảm thuế cho doanh nghiệp XK (Joseph Percy, 2020).

3.3. Chính sách khuyến khích doanh nghiệp FDI kết nối doanh nghiệp vừa nhỏ (SME) trong nước địnhhướng XK

Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đóng vaitrò quantrọngđốìvớinền kinh tế nước này, đặc biệt là trong vấn đề tạo việc làm cho ngườilao động và đóng góp vào GDP. Luật Thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừaphát triểncó hiệu lực vào ngày 29/6/2002 có Điều 35 quy định cơ quan liên quan thuộc chính phủ có trách nhiệm cung cấp các thông tin hướng dẫn và hỗ trợ cần thiết cho các SME trongviệc XKcác mặt hàngvà

thúc đẩy hỗ trỢ các SMEhợp tác về kinh tế và công nghệ với các quốc gia khác. Đồng thời, Điều 35thuộc luật nàycũngđảm bảoSME được tiếp cậnvớicáckhoản vaytín dụng phục vụ XK khicầnthiết (Liu Xiangfeng,2008).

Qnốc hội Trung Quốc thông qua Luật Liên doanh cổ phần vàonăm 1978 (có hiệu lực năm

1979) đánh dấu bước đầutiên mở cửa kinh tế và thu hút FDI (Chen và Yuhua, 2003; Filip Abraham và cộng sự, 2006). Đạo luật cho phép doanh nghiệp Trung Quốc và nước ngoài liên doanh với ưu đãi thuế là chủ yếu. Thời kỳ đầu, hình thức doanh nghiệp 100% vốnnướcngoài bị cấm hoàn toàn (OECD, 2000; Jia vàEric,2007).

Chính sách này của Trung Quốc góp phần vào quá trình chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI cho cácdoanh nghiệp trong nước, từ đó dần sản xuất được các sản phẩm “Made in China” và XK ra các thị trường lớn trên toàn thế giới.

Ngoài Luật Liên doanh cổ phần giữa Trung Quốc và nước ngoài, TrungQuốc còn haibộ luật khác liên quan đếnđầu tư nước ngoài đó là Luật Liên doanh hợpđồng Trung Quốc với nước ngoài vàLuậtDoanh nghiệp vốn nướcngoài, cảba luật trên cóhiệu lựctronggiai đoạn 1979-1990. Luật Liên doanh với công ty nước ngoài của Trung Quốc có chínhsáchthuế tại ChươngVII, Điều 50 quy định hàng nhập khẩu được giảm hoặc miễn thuếdoanhnghiệp 100% vốnnướcngoài đôi vổi nguyên liệu thô, phụ trợ, thành phần và bộ phận và nguyên liệubao bì nhập khẩu bởi 100% vốn nước ngoài để sản xuất hàng XK. Điều 51, Chương VII của Luật trên cũng quy định sản phẩm XK bởidoanhnghiệp 100% vốn nước ngoài được miễn, giảm hay hoàn thuế (UNCTAD, 1990; tác giả tập hợp). Những quy định trênđã góp phầnkhông nhỏ thúcđẩycác doanh nghiệp FDI kết hợp với các doanh nghiệp trong nước hướng tới XK.

Vào ngày 15/3/2019, Trung Quốc thông qua Luật Đầu tư nướcngoài mới(có hiệu lựctừngày 1/1/2020) chỉtrong thời gian ngắn kỷ lục3 tháng4, thay thế baluật trên. LuậtĐầu tư nước ngoài mới

74 SỐ23-Tháng 9/2020

(7)

quy địnhcâm cáchànhvi cưỡng ép công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc, góp phần củngcố cam kết tạosânchơi bìnhđẳng cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài và xoa dịu căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. Điều 22 của Luật Đầu tư nước ngoài nêu rõ: “Chính phủ bảo vệquyền sởhữu trítuệcủa nhà đầu tư và các công ty nước ngoài. Các tổ chức Trung Quốc không được sử dụngbiện pháphành chính để bắt buộc chuyểngiao công nghệ ”.

3.4. Chính sách khuyến khích doanh nghiệp FDIXK

Điều 3,Chương I, Luậtliên doanh vớicác công ty nước ngoài của Trung Quốc quy định doanh nghiệp sở hữu 100% vốh nước ngoài được thành lập phải góp phầnvào sự pháttriển nền kinh tế.

Trung Quốc đặc biệt khuyến khích thành lập công ty sở hữu 100% vốn nước ngoàicóđịnhhướngXK thông qua tự XK hoặc ủy quyền tổ chức Trung Quốc (UNCTAD, 1990).

Nhiều chính sáchthúc đẩy các doanh nghiệp FDI tham gia XK được Trung Quốc thực hiện, trong đó miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu đầu vào chongành công nghiệpXK vàưu tiên thu hút doanh nghiệp có vốn FDI có ngành sản xuất XK hoặc thay thế XK. Hàng loạt chínhsách thúc đẩy như miễn thuếnhập khẩu nguyên liệu đầu vào công nghiệp XK và chính sách thu hút FDI có ngành sản xuất XK hoặc thay thế nhập khẩu (Frangoise Lemoine,2001).

Trung Quốc sử dụng chính sách tỷ giá cốđịnh thời gian dài. Tỷ giá cô' định giúp ổn định chính sách tiền tệ ttong điều kiện kinh tế phát triển nhanh, tạo điều kiệnhàng XK trànngập thế giới với giá rẻvà hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài nhất là doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất ở Trung Quốc nhờ chiphí thâ'p (NgôThuHà,2009).

Luật Đầu tư nước ngoài mới thông qua năm 2019 thaythế LuậtLiên doanh công ty nước ngoài và hai luật khácliênquan tiếp tụctăng cường thu hútđầu tưFDI nhưng nhânmạnhbảovệ quyềnsở hữu trí tuệ của doanh nghiệp FDI, tạo sân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp trongvà ngoài nước, đồng thời vẫnkhuyến khích XK.

3.5. Chính sách tăng cườnghội nhập kình tế quốc tế

Việc Trung Quốc tham gia WT0 tạo ra kỷ nguyên mới thu hútFDI. Vào năm 2002, FDI vào Trung Quốc vượt Mỹ về giátrị và TrungQuốctrở thành quốc gia thu hút FDI nhiều nhất thế giới (Chen và Yuhua,2003). Việc tham gia WT0 thực sự có tác động tích cực tới XK (Wakasugi và Zhang, 2015).

Trước gia nhậpWT0, vào năm 1990, có 5 mặt hàng XK lớn hàng đầu là dệt may, dầu thô, vải cotton, dầu chế biếnvàsản phẩmlụa; năm 1995, dệt may, đồ điện gia dụng,thiết bịtruyềnthông, đồ chơi và thép (Sanjaya và Shujữo, 2003). Sau gia nhậpWTO, XK tăng trưởng nhanh chóng do chất lượng XK tăng và Trung Quốcngày càng XK nhiều loại hàng hóa mới (David và Christian, 2008). Cácsản phẩmchế biến XK sử dụngnhiều nguyên liệu nhập khẩu, vàcácsản phẩm XK này chiếm phần lớn trongtổng kim ngạch XK (Robert và cộng sự,2008).

Tỷ lệ nộiđịahóa hàng XK Trung Quốc khoảng 50% trưổc gia nhập WT0 và tăng lêntrên 60%

giai đoạn ttên. những lĩnh vực công nghệ tương đối cao tỷ lệ nội địa hóa không cao so với tỷ lệ chung (khoảng 30% hoặc íthơn) (Robert và Zhi, 2008;Hong và cộngsự,2013).

Tính đến năm 2020, Trung Quốc có 24 FTA đang đàm phán và 16 FTA được ký kếtvà được thực thi (China FTA Network, 2020). FTAlà mục tiêuquan trọngđể đạt lợi íchkinhtế, chính trị và chiến lược trong toàn cầu hóa. Việc ký kết FTA nhằm giảm thuế nhập khẩu vàtiếp cận thị trường đểtăng cạnh tranh XK. Việc giảmthuế xuất nhập khẩu cùng với miễn thuếnguyên liệu sơ chế và nguyên liệu đầu vào khác góp phần quan trọng sự

“trỗi dậy” Trung Quốc nhưlà một trungtâm sản xuâ'ttoàn cầu.

Việc tăng cường kết nốì với nền kinh tế thế giới không chỉ góp phần thúc đẩy XK mà còn khiến nhiều nhà đầu tư biết đến Trung Quốc, từ đó dễ dàng ra quyết định đầu tư để tận dụng lợi thế cạnhtranh, sản xuất hàng hóa và XKra thị trường thế giới.

SỐ23 -Tháng 9/2020 75

(8)

TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG

4. Hàm ýđôìvới Việt Nam

Việt Nam trongquá trìnhvừa nghiên cứu, vừa thực thi cácchínhsáchthúcđẩy XK thôngqua tận dụng FDI. Trong 30 năm, XK của Việt Nam nói chung và XK của khu vực FDI nói riêng tăng trưởng nhanh chóng và liên tục đạt kỷ lục mới.

Chính sách và kết quả đạt được của Trung Quốc thúc đẩy XK thông qua nguồn lực FDI có giá trị tham chiếu vớiViệt Nam.

4.1. Coi trọngthu hút các TNC định hướngXK Trong3 nămđầu thu hutFDI(1988-1990), sau khi Luật Đầutư nướcngoài tại Việt Nam có hiệu lực, dự án FDI quy mô nhỏ. Đến năm 1998, có không ít TNC thực hiện dựán lớn.Năm 2006, tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giớicủa Mỹ là Intel được cấp giấy phép đầu tư 1,2 tỷ USD sản xuất chip điện tửtại Khu công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh. Sau đó, các tập đoàn Samsung, Nokia - Microsoft vàCanon tới Bắc Ninh, LGđặt nhà máy tại Hải Phòng, Formosa tại Hà Tĩnh,... (Nguyễn Mại, 2016)và xu hướng này tiếp tụcduytrìnhững năm gần đây (Cục Đầu tư Nước ngoài, 2020).

Điều đó cho thấy chính sách thu hút TNCcủa Việt Nam có hiệuquả ở mức độ nhất định khi XK của khu vực FDI vào năm chiếm tới 68,8% tổng kim ngạch XK cả nước(Tổng cục Thông kê, 2019).

Một số’ TNC định hướng XK ViệtNam thu hút thành công là Samsung (Hàn Quốc), Intel (Hoa Kỳ), LG(HànQuốc), GE (Hoa Kỳ),... XKcủatập đoàn Samsung Việt Nam hiện vượt 50 tỷ USD/năm, chiếm gần 25% tổng kim ngạch XK của ViệtNam. Ngoài ra, tập đoàn GE chọn Việt Nam là trung tâm toàn cầuđể sản xuất tuabingió và nhà máy ở Hải Phòng là nhà máy đầu tiên ở khu vực châu Á đạt tiêu chuẩn “Nhà máy Xuất sắc” (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2018).

Tuysố’ lượng và chấtlượngTNCvàoViệt Nam chưa thể so sánh với Trung Quốc nhưng chính sách và cách thức thực thi của Trung Quốc làkinh nghiệm tham khảo có giá trị. Việt Nam cần có biện pháp nắm bắt thông tin kịp thờivề dựđịnh đầutư của TNC, đặc biệtTNCcó địnhhướng XK tới ASEAN và ViệtNamđể có phương án mờigọi phùhợp.

4.2. Chínhsáchthành lập đặc khu kinh tế thu húthiệu quả FDI

Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chínhphủ quy định khu vực thu hút FDI bao gồm khu công nghiệp, khu chếxuất và khu kinh tế. Đến năm 2019, cả nưổc có khoảng 800 khu vực thu hútFDI với khoảng 5.000 công tynước ngoài.

Quy mô FDI thu hút khoảng 100tỷ USD.Các khu vực đượcphâncâpcâp giây phép cho nhà đầutư tạo sức hút mạnh FDI vào XK.

Dự thảo “Chiến lược và Định hướng Chiến lược thu hút FDI thếhệ mới, giai đoạn 2018-2030”

công bố vào tháng 3/2018 (Bộ Kếhoạch và Đầu tư,2018)nhấn mạnh chiến lược thu hút FDI thếhệ mới trong tương lai chuyển dịch trọng tâm từ tìm kiếm nhà đầu tư phù hợp cho “sản phẩm” sang phát triển sản phẩm phù hợp với loạihình đầu tư mà Việt Nam cần trong tươnglai, từ đó tăng tối đa hiệu ứng lan tỏa và giá trịgia tăngcủa FDI. Tuy nhiên, bản Chiến lược trên vẫn chưa được thông quacũngnhư chưa đượctriểnkhai trên thực tế.

Ngày 20/8/2019,Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị về “định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đếnnăm 2030” đượcthông qua, trong đó tổng kết kết quả30 năm đổi mới và hiệu quả chính sách thu hút và quản lý đầu tưnước ngoài. Nghị quyết tiếp tục coi trọng vai trò của đầu tư nước ngoài tại ViệtNam và đưa ra những nhiệm vụ và giảiphápchủ yếuđể tiếp tục thu hút hiệu quả nguồn vốn này (Ban Chấp hành Trung ương, 2019)5.

Trước đó, Chính phủ đã có những văn bản pháp luật chínhthức đểthành lậpvà phát triển 3 đặc khu kinh tế Vân Phong, Vân Đồn và Phú Quốc, các vănbảnđó bao gồm: (i) Quyết định số 92/2006/QĐ-TTg ngày 25/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành quychế hoạtđộngcủaKhu kinh tế Vân Phong, tỉnhKhánh Hòa; (ii) Quyết định số’ 120/2007/QĐ-TTg ngày 26/7/2007 củaThủ tướng Chínhphủ về việc thành lậpvàban hànhquychếhoạt động của Khukinh tế Vân Đồn, tỉnhQuảngNinh; (iii) Quyết địnhsố 31/2013/QĐ-TTg ngày 22/5/2013 của Thủ tướng

7Ó SỐ23-Tháng 9/2020

(9)

Chính phủ về việc thành lập Khu kinh tế Phú Quốc,tỉnhKiên Giang.

Việt Nam đạt được thành tựu lổn trong phát triển khu kinh tế nhằm thu hút hiệu quả FDI nhưng vẫn còn khiêm tốnso với Trung Quốc. Sau khigia nhập WTO, Trung Quốc đạt kỷ lụcmới về quymô vốnFDI thu hút,thậmchí vượtMỹ để dẫn đầu thếgiới (Chen và Yuhua, 2003). Tác động tiêu cực của dòng vốh FDI đốì với Trung Quốc gây ô nhiễm môi trường, mất cân đốì đầutư giữa các vùng miền,... là bài học cầncân nhắckỹ.

4.3. Chính sách khuyến khích doanh nghiệp FDI kết nối với doanh nghiệp vừa nhỏ trong nướcđịnhhướng XK

Doanh nghiệp nhỏ và vừa(SME) chiếm một tỷ lệ lớn (97%) trong tổng số doanh nghiệp Việt Nam. Nhómdoanh nghiệp này nhận được nhiều sự quan tâm vàưu đãi về thuế, tíndụng, cơ sở vật chất,...từChínhphủ, đượcquy định rõ trong Luật Hỗ trỢ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (số' 04/2017/QH14). Việt Namđặc biệt cũng khuyên khích SMEkết nốivớicácTNC để XKgián tiếp hoặc trực tiếp.

Tuy nhiên, kết quả và hiệu quả của hoạt động này của các SME Việt Nam tương xứng với tiềm năng của các SME Trung Quốc. Nguyên nhân một phần do chính sách khởi nghiệp ViệtNam mới được quan tâm gần đây chưa thể hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp trẻ. Việt Nam không thể áp dụng chính sách yêu cầu các nhà đầu tư FDI chuyển giao công nghệ như Trung Quốc, vì các doanh nghiệpFDIchủ yếu vào ViệtNam để tận dụng nhân cônggiá rẻ,ưuđãi quyền sử dụng đâ't nên quá trình thu hút FDI gặp tình trạng cạnh tranh từ các quốc gia khác. Điều này đòi hỏi SME định hướng XKcủa Việt Nam phảitích cực hơn trong việc phát triển kỹ năng và công nghệ sản xuất, theo kịp công nghệ của các doanh nghiệp FDI.

4.4. Chính sách khuyến khích doanh nghiệp FDIXK

Cáccôngcụ thúc đẩy XK của Việt Namcũng tương tự như Trung Quốcgồm hỗ trợtài chính, sử dụng TNC, XKmặt hàng truyền thống, khaithác

tácđộng hiệp định thương mại tựdo nhất là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (Trung tâm WT0,2019).

LuậtĐầu tư số 06/VBHN-VPQHcủa Quốchội ViệtNam,thông qua vào ngày29/6/2018, có Mục 10 thuộc Điều 3 chỉ rõ “khu chếxuấtlà khu công nghiệpchuyênsản xuất hàng XK, thực hiện dịch vụ xuất hàng XK và hoạtđộngXK”. Mục 1 thuộc Điều 51 luật trên cũng quy định “Nhà nước khuyênkhích nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tưra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng XK hàng hóa,dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nângcao năng lực quảnlý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội đấtnước” (Văn phòng Quốc hội, 2018).

Hệ thống quản lý XK của ViệtNamcũng có những điểm tương đồng với Trung Quốc về quy định danh mục mặt hàng cấm, hạn chếvà khuyên khích XK. Quản lý XK cũng có nhiều cơ quan phôi hợp. Tuy nhiên, các tổ chứcphát triển hợp tác vàphát triển quốc tế của ViệtNam để xúc tiến thương mại và đầu tư chưa đượcthành lập nênXK còn hạn chế đángkểso với tiềm năng.

ViệtNam có thể mạnh dạn thành lậptổ chức xúc tiến thương mại Việt Nam (Vietnam Trade Promotion Corporation-VITRA) hay VIICA (Vietnam International Cooperation Agency) và nghiên cứu thành lập ngân hàng chuyên hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài XK hàng hóa ra nước ngoài đểtăng cường thuhút FDI vàothúc đẩy XK.

Năm 2018, tổng kim ngạch XK chỉ bằng 19,3%

của Trung Quốc nên việc tiếp tục học tập kinh nghiệm Trung Quốctrong chính sáchthúcđẩyXK nhất là XK các mặt hàng có giá trịgiatăng cao để tăng nhanh kim ngạchXK là cần thiết.

4.5. Tăng cường hội nhập kinh tếquốc tế:

Tính đến thời điểmnăm2020, Việt Nam có 12 FTAcóhiệu lực, mới đây nhấtlàEVFTAcóhiệu lực từ ngày 1/8/2020 giữa Việt Namvà 27 nước thành viênEU. Ngoài ra, Việt Nam có 1 FTAđã ký nhưng chưa có hiệulực và 3 FTA khác đang trong quá trình đàm phán. Điều này cho thấy, Việt Nam nhận thức đượcvaitrò vàtầm quan trọng của

SỐ23-Tháng 9/2020 77

(10)

TẠP CHÍ CÔNG THtftfNG

hội nhập kinh tế quốc tế trong thực hiệnnhiệm vụ phát triểnnền kinh tế.

So với Trung Quốc, số lượng FTA đang đàm phán lẫn FTA đã ký kết và đi vào thực thì Việt Nam đều có phần kémhơn. Tuy nhiên, khoảng cách sô' lượng FTA đãký kết là không quánhiều và Việt Nam vẫn đang tận dụng tốtcác FTA đã ký kết. Việt Namcũng cần nghiên cứu thêm các thị trường và các quốc gia khác ngoài các khu vực, quốc gia đã ký kết FTA để tìm kiếm nhiều thị trường hơn cho hàng hóa XK đồng thời thu hút hiệu quả dòngvốn FDI.

5. Kết luận

Thu hút FDIvà XK là mô'i quanhệ phổ biến, có thể định lượngthôngqua mô hìnhphùhợp. Các quốcgia thu hút FDI quy môlớnđềucó kim ngạch XK cao. Vấn đề là cần có chính sách và phương

thức tổ chức kết hợp hiệu quảgiữa thuhút FDI với XKđể tạo tác động képhiệu quả.

Trung Quốc là nền kinhtế lớn thứ 2thếgiới, mộtquốc gia phát triển hiệu quả phương thức tổ chức thúcđẩy XKdựa trênnguồnlựcFDI ở các khía cạnh như thu hútTNC, phát triển khu vực thu hút FDI, khuyên khích SME XK và thực hiện chính sách thúcđẩy XKhữu hiệu. Với mỗi khía cạnh, khi tham chiếuvớiViệt Nam đều có hàm ý về sự cần thiết hoàn thiện chính sách Việt Nam theo hướng đồng bộ, toàn diện, đầy đủ và hiệu năng. Việt Nam có lợi thế đi sau so với Trung Quốc trong thu hút FDI và thúc đẩy XK cho nên nếu đê’ khai thác kinh nghiệm Trung Quốc rút ngắn thời gian thử nghiệm và chi phí để dồn nỗ lực cao nhất đạtmục tiêu trong thời gianngắnnhất ■

TÀILIỆU TRÍCHDẪN:

‘Vào năm 2017, tập đoàn sản xuất ô tô hàng đầu của Đức là Volkswagen bán tới 41,58% lượng xe chở khách tại thị trường Trung Quốc (Volkswagen, 2017).

2 Nestlé và L’Oreal thông báo mức tăng trưởng cao nhất tại thị trường Trung Quốc so với quốc gia, khu vực đầu tư khác họ (L’Oreal, 2017).

3 Chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng thu hút FDI thể hiện rõ nét ở đặc khu Thâm Quyến. Đây là đặc khu đầu tiên trong 04 đặc khu kinh tế được Trung Quốc thành lập thời gian đầu. Đây cũng là thành phô' duy nhất có cảng đường bộ, cảng biển, cảng hàng không, và sở giao dịch chứng khoán riêng (Swapna và cộng sự, 2007).

4Thông thường tiến trình xây dựng luật của Trung Quốc diễn ra vài ba năm mới kết thúc.

5 Sau đó, vào ngày 27/4/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số’ 58/NQ-CP, qua đó ban hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện Nghị quyết số 50 của Bộ Chính trị (Chính phủ, 2020).

TÀI LỆU THAM KHẢO:

Tiếng Việt

1. Ban Chấp hành Trung ương (2019), “Nghị quyết của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chât lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030”, từ <

>.

http://tulieuvankieii.dangcongsan.vn/

he-thong-van-baỊĩ/van-ban-cua-dang/nghi-quyet-so-50-nqtw-ngay-2082019-cua-bo-chình-tri-ve-dinh-huong-hoan- thien-the-che-chinh-sach-nang-cao-chat-luong-hieu-qua-5629

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), “Chiến lược và Định hướng Chiến lược Thu hút FDI thế hệ mới, giai đoạn 2018- 2030”, từ <

>.

https://dautunuocngoai.gov.vn/Jayouts/fiaportal/uploads/content/Documents/D%El%BB%Bl%20th%

El%BA%A3o%20Chi%El%BA%BFn%20l%C6%B0%El%BB%A3c%20thu%20h%C3%BAt%20FDI%20giai%

20%C4%91o%El%BA%Aln%202018-2030.pdf

78 SỐ 23 -Tháng 9/2020

(11)

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Cục Đầu tư Nước ngoài (2020), “Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm 2019”, từ .

http://fia.mpi.gov.vn/tinbai/6318/Tmh-hinh-thu-hut-dau-tu-nuoc-ngoai-nam-2019

4. Ngô Thu Hà (2009), Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc và khả năng vận dụng tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quôc dân, Hà Nội.

5. Nguyễn Mại (2016), Tập đoàn xuyên quốc gia ghi tên Việt Nam vào bản đồ đầu tư thế giới, từ .

https://baodautu.vn/tap-doan-xuyen-quoc-gia-ghi-ten-viet-nam-vao-ban-do-dau-tu-the-gioi-d43876.html 6. Nguyễn Xuân Cường (2018), “Trung Quôc: Nhìn lại quá trình 40 năm cải cách, mở cửa”, từ <

>.

https://tcnn.vn/

news/detail/41652/Trung-Quoc-Nhin-lai-qua-trinh40-nam-cai-cach-mo-cua.html

7. Tổng cục Thông kê Việt Nam, Niên giám Thông kê năm 2005,2006,2007,2008,2009,2010,2011,2012,2013, 2014,2015,2016,2017,2018,2019.

8. Trung tâm WT0 (2019), “Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng 4/2019”, từ

<http://www. trungtamwto. vn/thong-ke/12065-tong-hop-cac-fta-cua-viet-nam-tinh-den-thang-l 12018>.

9. Văn phòng Quốc hội (2018), Luật Đầu tư, thông qua vào ngày 29/6/2018, từ <

>.

https://thuvienphapluat.vn/van- ban/dau-tu/Van-ban-hop-nhat-06-VBHN-VPQH-2018-Luat-Dau-tu-392691.aspx

Tiếng Anh

10. Carbaugh, J.R,. (2011). International Economics”, 13rd Edition, South Western Co., Cincinnati, from:

<

>, p. 257.

https://www.cengage.cont/economics/discipline_content/preview_guide/preview_guide/PreviewGuide_Carbaugh _13e.pdf

11. Chaisrisawatsuk, s. and w. Chairisawatsuk. (2007). Imports, exports and foreign direct investment interactions and their effects”, Asia-Pacific Research and Training Network on Trade, Working Paper Series, No 45, October 2007, p.97-115, Chapter IV in ESCAP.

12. Chen Jing and Yuhua Song. (2003). FDI in China: Institutional evolution and its impact on different sources", Proceedings of the 15th Annual Conference of the Association for Chinese Economic Studies Austtalia (ACES A), Melbourne.

13. China FTA Network. (2020). extracted on 7th Oct. 2020, from <http://fta.mofcom.gov.cn/english/index.shtml>.

14. David Weinstein and Christian Broda. (2008). Exporting deflation? Chinese exports and Japanese prices.

China’s Growing Role in World Trade, University of Chicago Press.

15. Filip Abraham, Josef Konings, and Veerle Slootmaekers. (2006). FDI spillovers, firm heterogeneity and degree of ownership: evidence from Chinese manufacturing. Unpublished Paper, Department of Economies, Catholic University of Leuven.

16. FitchSolution. (2018). China: Country Risk Report. Includes 10-year forecast to 2027. Business Monitor International Ltd, ISSN: 2057-9608.

17. Frangoise Lemoine. (2001). FDIand the Opening up of China’s Economy, No. 11. Paris: CEPII, 2000.

18. Heckscher-Ohlin Trade Model, from <http://www2.econ.iastate.edu/classes/econ355/choi/ho.htm>./>.

19. Hong Ma, Zhi Wang, and Kunfu Zhu. (2013). Domestic value-added in China’s exports and its distribution by firm ownership. US Internal, Trade Commission, Office of Economics.

20. Jia Ren and Eric Pentecost. (2007). The Determinants of Foreign Direct Invesment in China. Leicestershữe:

Economic Department, Loughborough University.

21. John Whalley. (2006). China and Outsourcing. University of Western Ontario and National Bureau of Economic Research.

22. Joseph Percy (2020), “Where to Invest in China: A Primer on its Economic Development Zones”, from

<https://www.china-briefing.coin/news/chinas-economic-development-zones-types-incentives

So 23-Tháng 9/2020 79

(12)

TẠP CHÍ CÔNG THMG

23. L’Oreal (2017), 2017 Annual report, from <

LOreal_2017_Annual_Report.pdf

https://www.loreal-finance.com/en/annual-report-2017/

24. Liu Xiangfeng. (2008). SME Development in China: A Policy Perspective on SME Industrial Clustering”, in Lim, H. (ed.). SME in Asia and Globalization, ERIA Research Project Report 2007-5, p.37-68.

25. McKinsey Global Institue (2019), China and the World, extracted on 23rd August 2020, from <

>.

https://www.mckinsey.eom/~/media/mckmsey/featured%20insights/china/china%20and%20the%20world%20insid e%20the%20dynamics%20of%20a%20changing%20relationship/mgi-china-and-the-world-full-report-june-2019- vf.ashx

26. Ministry of Commerce of The People’s Republic of China, extracted on 5th May 2019, from <

>.

http://english.mofcom.gov.cn/

27. National Bureau of Statistics of China, China Statistical Yearbook 1999, 2000, 2001, 2002,2003,2004,2005, 2006,2007,2008,2009,2010,2011,2012,2013,2014,2015,2016,2017,2018, extracted on 4th May 2019, from <

>.

http://www.stats.gov.cn/englishl

28. OECD. (2000). Main Determinants and Impacts of Foreign Direct Investment on China Economy. Working Papers on International Investment 2000/4.

29. Penelope Pacheco-Lospez. (2005). Foreign dfrect investment, exports and imports in Mexico. World Economy, 28(8), 1157-1172.

30. Robert Koopman and Zhi Wang. (2008). How much of Chinese exports is really made in China. NBER Working Paper, 14019,67.

31. Robert Koopman, Zhi Wang, and Shang-Jin Wei. (2008). How much of Chinese exports is really made in China? Assessing domestic value-added when processing trade is pervasive. Working Paper 14109, National Bureau of Economic Research.

32. Sanjaya Lail and Shujiro Urata. (2003). Competitiveness, FDI and technological activity in East Asia. E. Elgar Pub.

33. Shaoming Cheng. (2008). Location Decision Variations of Japanese Investors in China. The Review of Regional Studies, 38(3), p.395-415.

34. UNCTAD (1990), “Law of the People’s Republic of China on Chinese Foreign Equity Joint Ventures”, UNCTAD Compendium of Investment Laws, from <http://investmentpolicyhub.unctad.org

35. UNCTAD (2019), World Investment Report 2019.

36. Volkswagen (2017), Annual Report 2017, from <

>.

https://annualreport2017.volkswagenag.com/group- management-report/business-development/deliveries.html

37. Wakasugi Ryuhei and Zhang Hongyong. (2015). Impacts of the World Trade Organization on Chinese Exports.

RIETI Discussion Paper Series 15-E-021, The Research Institute of Economy, Trade and Industry.

38. Wu, c. & Burge, G. s. (2018). Competing for foreign direct investment: The case of local government in China. Public Finance Review, 46(6), p. 1044-1068.

39. Xiaobao Dang. (2008). Foreign Direct Investment in China, Department of Economics, College of Arts and Sciences, Kansas State University.

40. Xiyou He. (2008). Interaction between transnational corporations and industry clusters in China: The case of automobile industry. The Formation of Industrial Clusters in Asia and Regional Integration Japan: Institute of Developing Economies.

41. Zhu Xueyi and Fang Cunhao. (2009). Evolution of SME Policy in Japan and Korea: Experience and Policy Implications. Korea, 3(1), p.602-606.

80 SỐ23-Tháng 9/2020

(13)

Ngày nhận bài: 11/8/2020

Ngàyphảnbiên đánh giá và sửa chữa:21/8/2020 Ngày chấp nhậnđăngbài: 1/9/2020

Thôngtin tácgiả:

1. PGS.TS. NGUYỄN THƯỜNG LẠNG Trường Đại họcKinh tế quốc dân 2. ThS. VŨKHÁNHTHỊNH

Trường Đại học Reading University (Anh) NCS. Trường Đạihọc Kinh tếquốc dân

PROMOTING EXPORTS BASED

ON THE FOREIGN DIRECT INVESTMENT (FDI)|

CHINA S EXPERIENCE AND IMPLICATIONS FOR VIETNAM

• Assoc.Prof.Ph.D NGUYEN THUONG LANG National Economics University

• Master, vu KHANH THINH Reading University

Postgraduate student, National Economics University

ABTRACT:

China has successfully boosted itsexports basedon the foreign direct investment (FDI).To gain these achievements, China has implemented many comprehensive policies such as attractingexport-oriented transnational corporation (TNC) and establishing economical zones in order to attract FDT effectively, encourage foreign-invested firms to connect with domestic export-based small and medium enterprises (SMEs) and to promote then- exports and their international economic integration process. Export plays akey rolein Vietnam’s economy, hence China’s export promotion experience isvaluable for Vietnam.

Key words: Foreign investment, China,export, Vietnam.

So 23-Tháng 9/2020 81

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

• Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc, 35% trong số 900 công ty được hỏi cho rằng đã dịch chuyển hoặc đang cân nhắc chuyện dịch chuyển sản xuất của họ ra ngoài Trung

Ngoài dầu khí, nước ta còn khai thác cát trắng để làm nguyên liệu cho công nghiệp thuỷ tinh ở ven biển Khánh Hoà, Quảng Ninh; sản xuất muối phục vụ cho nhu cầu trong

Cũng theo Luật này, cơ quan hải quan với vai trò là “người gác cổng” quốc gia đảm nhận nhiệm vụ quan trọng liên quan đến tuân thủ pháp luật thuế xuất nhập

trình và chính sách rõ ràng về phát triển TNE, đặc biệt là việc học tập kinh nghiệm về các chính sách này của những quốc gia đã thành công như Trung Quốc

Xét đến phạm vi xây dựng pháp luật vũ trụ của từng quốc gia, trong đó có Việt Nam, mặc dù việc tuyên bố chủ quyền đối với khoảng không vũ trụ và các thiên thể

Kinh nghiệm của Trung Quốc và Ấn Độ cho thấy, cần có chính sách tạo lập môi trường cho phát triển ngân hàng số gồm các chính sách tạo dựng nền tảng thông tin, cơ sở

Hai là, hội nhập kinh tế quốc tếtác động mạnh đến sự tăng trưởng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xă hội, nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thịtrường trong một sốlĩnh vực cụ

Các doanh nghiệp chỉ tập trung khai thác nguồn lực, chưa thực sự tiến hành chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý Việc các nhà đầu tư FDI chưa thực sự thúc đẩy hoạt động chuyển