• Không có kết quả nào được tìm thấy

Mét sè lçi th−êng gÆp vÒ trËt tù tõ ë ng−êi viÖt

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2023

Chia sẻ "Mét sè lçi th−êng gÆp vÒ trËt tù tõ ë ng−êi viÖt"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ng«n ng÷ & ®êi sèng 5 (187)-2011 26

Ngo¹i ng÷ víi b¶n ng÷

Mét sè lçi th−êng gÆp vÒ trËt tù tõ ë ng−êi viÖt häc tiÕng h¸n hiÖn ®¹i

phan thÞ thanh thuû (ThS, §¹i häc Thñ DÇu Mét, Tp HCM) Không kể các giai đoạn trước, trong vài

thập niên trở lại đây, bên cạnh tiếng Anh, tiếng Hán hiện đại (THHĐ) ngày càng được sử dụng rộng rãi do nhu cầu phát triển về văn hóa, kinh tế, giáo dục v.v. Đối với nhiều người Việt, khi mới học THHĐ, cảm nhận đầu tiên của họ là chỉ khó nhận biết mặt chữ, còn từ loại, cấu trúc câu và hoạt động cú pháp lại tương đối dễ tiếp thu do chúng có nhiều đặc điểm giống với tiếng Việt. Tuy nhiên, trên thực tế, cảm nhận chủ quan này đã khiến nhiều học viên người Việt mắc các lỗi về cú pháp do dùng sai hoặc hiểu sai về trật tự từ. Từ thực tế học tập, nghiên cứu và giảng dạy, qua bài viết này chúng tôi muốn nêu lên một số lỗi thường gặp về trật tự từ trên tư liệu bản thân thu thập được.

1. Khi diễn tả một hành động của chủ thể, trật tự thông thường trong THHĐ và tiếng Việt là giống nhau.

Ví dụ:

(1) (a) Vương Minh gọi điện thoại.

(b)王明打电话。

Về ý nghĩa, ví dụ (1a) và (1b) đã thông báo một ý nghĩa trọn vẹn. Tuy nhiên, khi bổ sung thêm ý nghĩa cho câu hỏi “Vương Minh gi đin thoi cho ai?”, người Việt theo quán tính sẽ mở rộng câu (1b) bằng cách bổ sung đối tượng tiếp nhận hành động vào phía sau như câu (1a) trong tiếng Việt. Như vậy sẽ mắc lỗi sai về trật tự từ.

(a’) Vương Minh gọi điện thoại cho người bạn ở Hà Nội.

(b’) 王明打电话河内的朋友。 (-)

Trật tự từ trong câu có kết cấu giới từ chỉ đối tượng trong THHĐ phải là:

Chủ ngữ + kết cấu giới từ chỉ đối tượng + động từ + tân ngữ.

Ví dụ:

(2) (a) Tôi học với anh nó.

(b) 我和他哥哥一起学习。

Như vậy, câu (1b’) phải là:

(b”) 王明给河内的朋友打电话。

2. Trong các cấu trúc câu có vị từ là động từ dùng với hai tân ngữ (tân ngữ trực tiếp chỉ vật được đem cho, tặng và tân ngữ gián tiếp chỉ người, vật tiếp nhận), học viên người Việt thường mắc lỗi khi tùy tiện đảo vị trí của hai tân ngữ như vẫn dùng trong tiếng Việt.

Ví dụ, với câu:

(3)(a) Anh ta tặng tôi hai quyển sách.

người Việt sẽ ít sai khi chuyển dịch sang THHĐ theo đúng vị trí của hai tân ngữ:

(b) 他送给我 两本书。

Nhưng với câu có ý nghĩa tương tự:

(a’) Anh ta tặng hai quyển sách cho tôi.

ta thường bắt gặp lỗi sai của người Việt khi chuyển dịch đã thay đổi trật tự của hai tân ngữ như vẫn làm trong tiếng Việt.

(2)

Sè 5 (187)-2011 ng«n ng÷ & ®êi sèng 27

(b’) 他送两本书给我。

Trong THHĐ, tân ngữ trực tiếp bắt buộc phải đứng sau tân ngữ gián tiếp. Vị trí hai tân ngữ không thể hoán đổi cho nhau như trong tiếng Việt do kết cấu giới từ chi phối.

3. Học viên người Việt thường hay dùng sai trật tự từ trong các câu có kết cấu giới từ chỉ thời gian, nơi chốn của hành động. Lí do của lỗi sai này là nhầm lẫn loại câu này với câu có trạng ngữ trong tiếng Việt.

Ví dụ:

(4) (a) Trương Nam làm việc ở ngân hàng.

(b) 张南工作在银行。(-)

(5) (a) Lúc mặt trời mọc, Tiểu Lan đã đi làm rồi.

(b) 在日出的时候,小兰去上班了

。(-)

(6) (a) Anh ta lấy vợ năm ngoái.

(b) 他结婚去年。(-)

Trong THHĐ, kết cấu giới từ chỉ thời gian, nơi chốn thường phải được đặt sau chủ ngữ, trước động từ chính. Các câu (4b), (5b), (6b) phải viết là:

(4b’) 张南在银行工作。(+)

(5b’) 小兰在日出的时候就去上班了。

(+)

(6b’) 他去年结婚。(+)

4. Tân ngữ trong THHĐ thường tương đương với phụ tố sau trong cụm động từ của tiếng Việt. Thông thường, vị trí của chúng trong cả hai ngôn ngữ là giống nhau.

Ví dụ:

ăn cơm 吃饭。 (+) giặt quần áo 洗衣服 (+) ngẩng mặt 抬头 (+) làm bài tập 做作业 (+)

Tuy nhiên, trong một số trương hợp, tân ngữ THHĐ bắt buộc phải chuyển lên trước động từ, đồng thời có giới từ 把 xuất hiện sau chủ ngữ. Gặp những trường hợp này, học viên người Việt thường dùng sai và rất khó sửa.

Ví dụ:

(7) Treo bức tranh lên tường 把画挂在增上。(+) Nhưng:

挂画在增上。(-)

(8) Dán niêm phong cửa lớn 把大门贴上挂条。(+) Nhưng:

贴挂条上大门。(-)

5. Học viên người Việt thường sắp xếp sai trật tự của các thành tố trong cụm danh từ THHĐ.

Ví dụ:

(9) (a) Hết thảy mười học sinh giỏi ấy (b) 所有那十个学生聪明 (-) (10) (a) Cả ba cái bàn gỗ này (b) 所有这三张桌木 (-)

Lệ thường thì nếu người học nhớ được vị trí của chính tố, của từ chỉ số lượng thì lại sai vị trí của phụ tố hạn định hoặc ngược lại.

Trật tự của các thành tố trong tiếng Hán được sắp xếp khác với trật tự các thành tố trong tiếng Việt.

Tiếng Vit

Từ chỉ tổng thể

Từ chỉ số lượng

Đơn vị (lượng từ trong t.Hán)

Từ trung tâm

Từ hạn định

Từ chỉ định

THHĐ Từ chỉ tổng thể

Từ chỉ định

Từ chỉ số lượng

Lượng từ

Từ hạn định

Từ trung tâm

Trong THHĐ, từ trung tâm luôn luôn đứng sau cùng, giữa từ trung tâm và các phụ tố đứng trước có thể có trợ từ 的。

Theo đó, các ví dụ (9b), (10b) phải viết là:

(3)

ng«n ng÷ & ®êi sèng 5 (187)-2011 28

(9b’) 所有那十名聪明的学生 (+) (10b’) 所有这三张木桌 (+)

6. Trường hợp sau động từ cùng xuất hiện hai loại phụ tố là tân ngữ và bổ ngữ chỉ mức độ, học viên người Việt thường diễn đạt tự nhiên như thói quen dùng tiếng mẹ đẻ, dẫn đến lỗi sai về trật tự từ.

Ví dụ:

(11) (a) viết chữ Hán đẹp (b) 写汉字很漂亮 (-) (12) (a) chạy xe rất nhanh (b) 开车很快 (-) (13) (a) nấu cơm ngon (b) 作饭好吃 (-)

Trong những trường hợp này, cụm động từ THHĐ thường tách ra làm hai và đứng cạnh nhau. Ví dụ: viết ch Hán đẹp = viết ch Hán + viết đẹp; chy xe rt nhanh = chy xe + chy rt nhanh; nu cơm ngon = nu cơm + nu ngon v.v. Có nghĩa là động từ được lặp lại.

Như vậy, các ví dụ (11b), (12b), (13b) phải được viết đúng là:

(11b’) 写写写写汉字写写写写得漂亮。(+) (12b’) 开开开开车开开开开得很快。(+) (13b’) 做做做做饭做做做做得好吃。(+)

7. Khi gặp câu có cụm động từ vừa có tân ngữ vừa có bổ ngữ chỉ thời gian, học viên người Việt cũng thường diễn đạt sai trật tự từ.

Ví dụ:

(14) (a) Anh ta làm nhân viên phục vụ 10 năm rồi.

(b) 他当服务员是年了。(-) (15) (a) Tôi học tiếng Hoa được 4 năm.

(b) 我学汉语四年了。(-)

Trường hợp này trong tiếng Hán thường có hai cách diễn đạt:

(i) Tách đôi cụm động từ, ví dụ: làm nhân viên phc v 10 năm = làm nhân viên phc v + làm 10 năm; hc tiếng Hoa 4 năm = hc tiếng Hoa + hc 4 năm). Động từ ở trường hợp này cũng được lặp lại.

(14) (b’) 他当当当当服务员当当当了十年。(+) 当 (15) (b’) 我学学学学汉语学学学了四年。(+) 学

(ii) Đưa bổ ngữ chỉ thời gian lên trước tân ngữ, sau động từ, không cần lặp lại động từ.

(14) (b”) 他当当当当了十年服务员。

(15) (b”) 我学学学学了四年河内与。

8. Khi diễn đạt những cụm danh từ có phụ tố chỉ vị trí, người Việt cũng thường dùng sai trật tự từ hoặc dùng thiếu giới từ do nhầm lẫn khi phải nhớ nhiều trật tự kết cấu cùng một lúc.

Ví dụ:

(16) (a) sách trên bàn (b) 桌子上的书 (-) (17) (a) ngôi chùa trên núi (b) 山上的庙 (-)

Ở đây, ngoài trật tự thông thường của các yếu tố trong cụm danh từ, ở THHĐ, danh từ trung tâm phải đứng phía sau, còn có kết cấu hai giới từ làm phụ tố cho 书 và 庙 là: 在桌 上 và 在山上:

(16) (b’) 在在在在桌上上上上的书 (+) (17) (b’) 在在在在山上上上上的庙 (+) 在

在 在

在là tiền giới từ, vốn xuất thân từ động từ,上上上 là hậu giới từ, vốn xuất thân từ danh 上 từ. kết cấu hai giới từ thường có trật tự như sau:

Tiền giới từ + danh từ + hậu giới từ Do trong tiếng Việt chỉ có tiền giới từ, không có hậu giới từ nên học viên người Việt thường mắc lỗi khi gặp kết cấu này.

(xem tiếp trang 20)

(4)

ng«n ng÷ & ®êi sèng 5 (187)-2011 20

hiện tốt nội dung thông tin mà còn rất có giá trị đối với nội dung liên nhân trong HT. Có thể nói, sự đa dạng trong vai trò của câu hỏi là một minh chứng rõ ràng cho nhận định trong giao tiếp con người nói với nhau không chỉ bằng hiển ngôn mà còn bằng hàm ngôn và cái độc đáo của ngôn ngữ được thể hiện ở chỗ nghĩa của câu nói không phải bao giờ cũng được hiển thị trên bề mặt ngôn ngữ, tức là người ta vẫn truyền đạt được với nhau nhiều hơn cái điều nói ra. Đôi khi thông tin chiều sâu mới là thông tin chính và là nội dung quan yếu mà con người luôn có xu hướng kiếm tìm.

Tài liu tham kho

1. Hoàng Anh (1996), Hi mà không hi, Ngôn ngữ, số 5.

2. Charles R. Berger and James J. Bradac (1982), Language and social knowledge:

Uncertainty in interpersonal relations, Edward Arnold Publishers, London.

3. Đỗ Hữu Châu (2003), Đại cương ngôn ng hc (tp 2 - Ng dng hc), Nxb.Giáo dục, Hà Nội.

4. George Yule (1985), The study of language, Cambridge University Press, London.

5. Dương Tuyết Hạnh (2007), Tham thoi dn nhp trong s kin li nói “nh, Ngôn ngữ, số 3.

6. Dương Thị Tuyết Hạnh (2006), Hành vi ch hướng hàm n trong tham thoi, Ngôn ngữ, số 6.

7. Cao Xuân Hạo (2006), Tiếng Vit - Sơ tho ng pháp chc năng (quyển 1), Nxb.KHXH, Hà Nội.

8. Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng VitMy vn đề ng âm, ng pháp, ng nghĩa, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

(Ban Biªn tËp nhËn bµi ngµy 08-03-2011)

(M

T S LI

tiếp theo trang 29) 9. Trở lên là 7 loại lỗi phổ biến về trật tự từ của học viên người Việt khi học THHĐ.

Hiển nhiên mức độ và sự phổ biến của các loại lỗi là không như nhau. Theo quan sát sơ bộ của chúng tôi, các loại lỗi về trật tự từ trong câu có kết cấu giới từ chỉ đối tượng;

trong các cấu trúc câu có vị từ là động từ dùng với hai tân ngữ; trong kết cấu dùng giới từ “把”; trong kết cấu cụm danh từ, bổ ngữ chỉ thời gian; trong những cụm danh từ có phụ tố chỉ vị trí là thường gặp hơn. Tất nhiên, để nhận định này có sức thuyết phục cần thiết phải sưu tập và thống kê số lượng tư liệu đủ lớn. Tuy nhiên, các cứ liệu bước đầu cũng mách bảo rằng việc so sánh đối chiếu từng kết cấu cú pháp cụ thể , từ đó có thể suy ra một số quy tắc chẳng những phục vụ cho việc dạy và học tiếng mà còn có thể là những gợi ý bổ ích cho việc đối chiếu giữa tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại và ngược lại.

Tài liu tham kho

1. Lý Toàn Thắng (2004), Lí thuyết trt t t trong cú pháp, NXB ĐHQG Hà Nội.

2. Lê Đình Khẩn (1997), Giáo trình ng pháp tiếng Hoa, NXB Trẻ.

3. Nguyễn Thiện Chí (1997), Tài liu luyn thi tiếng Hoa chng ch B. NXB Trẻ.

4. Tô Cẩm Duy (2009), Cách dùng thán t, tr t, gii t trong tiếng Hán hin đại, NXB VHTT.

5. 王宗炎 (1997),

现在语言学的特点 现在语言学的特点 现在语言学的特点 现在语言学的特点 和发展趋势

和发展趋势 和发展趋势

和发展趋势

,上海外语教育出版社。

6. 徐杰著 (2001),

普遍语法原则与 普遍语法原则与 普遍语法原则与 普遍语法原则与 汉语语法现象

汉语语法现象 汉语语法现象

汉语语法现象

。北京:北京大学出版社。

7. 朱文雄 (2000),

汉语语法教学轮 汉语语法教学轮 汉语语法教学轮 汉语语法教学轮 纲

纲 纲

,广西人民出版社。

(Ban Biªn tËp nhËn bµi ngµy 08-03-2011)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các

Nghĩa của từ được hình thành do các yếu tố khác nhau tác động trong đó có có yếu tố ngoài ngôn ngữ: sự vật, hiện tượng, tư duy.. Nhân tố trong ngôn ngữ đó là cấu