• Không có kết quả nào được tìm thấy

1. Mở đầu - Cơ sở dữ liệu quốc gia về Khoa học và Công nghệ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "1. Mở đầu - Cơ sở dữ liệu quốc gia về Khoa học và Công nghệ"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 214-223 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ NHỮNG BÀI HỌC CHO VIỆT NAM VỀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP

Trương Thị Bích

Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội

Tóm tắt.Bài viết trình bày kinh nghiệm quản lí giáo dục phổ thông ngoài công lập (NCL) của các nước: Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Cộng hòa Pháp. Điểm chung của các nước trong phát triển giáo dục phổ thông NCL là: a) Các trường phổ thông NCL ở tất cả các quốc gia đều hoạt động dưới sự giám sát của nhà nước; b) Chương trình giảng dạy đều thực hiện theo chương trình chung của Bộ Giáo dục; c) Tài chính nhìn chung đều được hỗ trợ từ Chính phủ. Trên cơ sở những kinh nghiệm này, bài viết rút ra những bài học cho giáo dục phổ thông NCL ở Việt Nam trong giai đoạn mới.

Từ khóa:Trường phổ thông ngoài công lập; chương trình giảng dạy; quản lý giáo dục; kinh nghiệm quốc tế.

1. Mở đầu

Trường dân lập và tư thục, gọi chung là trường ngoài công lập là các trường không được nhà nước đỡ đầu. Loại hình trường này luôn song hành cùng trường công lập và có vai trò quan trọng trong nền giáo dục. Nó góp phần hỗ trợ cho giáo dục công lập, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của xã hội, chia sẻ gánh nặng đầu tư của nhà nước. Nhiều công trình trên thế giới đã chứng minh điều này [4]. Ở các nước tiên tiến như Anh, Mỹ, Pháp, Đức,. . . trường NCL là bộ phận không phải đa số nhưng lại có vị trí quan trọng trong giáo dục. Ở nước Anh, 50% sinh viên các trường danh tiếng như Oxford, Cambrigde là những sinh viên đến từ các trường tư. Trường tư cũng là nơi đào tạo các nhân tài, các nhà chính trị, nhà quân sự,. . . dành riêng cho giới thượng lưu và trung lưu [3]. Trung Quốc cũng đã có những chuyển biến lớn về mô hình trường tư thục. Sự quản lí của nhà nước đối với các trường tư đang ngày càng được xúc tiến theo hướng tạo điều kiện tốt nhất để loại hình này được phát triển, giúp họ tự chủ về nhiều mặt, trong khi vẫn tuân thủ quy định của pháp luật [2].

Ở các nước Thái Lan, Indonesia, Singapore,. . . trường NCL chiếm một tỉ lệ đáng kể và cũng góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục [1]. Kinh nghiệm về quản lí nhà nước đối với các trường phổ thông NCL của một số nước trên thế giới sẽ là những bài học sâu sắc cho Việt Nam trong việc quản lí loại hình trường này ở giai đoạn mới: đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Ngày nhận bài: 5/2/2018. Ngày sửa bài: 26/2/2018. Ngày nhận đăng: 5/3/2018.

Liên hệ: Trương Thị Bích, e-mail: bichnxbgd@gmail.com

(2)

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Kinh nghiệm quốc tế về quản lí giáo dục phổ thông ngoài công lập 2.1.1. Thái Lan

Giáo dục tư thục đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục ở Thái Lan từ triều đại Sukhothai khi mà giáo dục phi chính quy được tổ chức ở các đền thờ Phật và các gia đình quý tộc.

Bộ Giáo dục Thái Lan bắt đầu đưa các quy định áp dụng cho các trường tư thục vào năm 1905, lúc này ở Thái Lan mới chỉ có bốn trường tư thục.

Năm 1918, ở Thái Lan đã có 127 trường tư thục với 9.482 học sinh. Đây là năm đầu tiên các điều lệ về trường tư thục được thi hình và Bộ Giáo dục đã có quyền kiểm soát các trường này, đặc biệt các trường của người Hoa. Các điều lệ thứ hai, thứ ba, thứ tư về trường tư thục được ban hành vào các năm 1936, 1954, 1975. Các điều lệ về trường tư thục hiện nay đang được áp dụng được ban hành từ năm 1982.

Trong một nghiên cứu gần đây của UNESCO và Viện Nghiên cứu kế hoạch giáo dục quốc tế (HEP) vềSự phát triển của các trường phổ thông tư thục ở Thái Lan(năm 2007), đã có một số kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng:

- Ở Thái Lan, nhiều trường phổ thông tư thục có điều kiện rất tốt. Cơ sở vật chất đầy đủ như thư viện, phòng thí nghiệm khoa học, sân chơi thể thao, căng tin, máy tính, phòng của giáo viên, nhà vệ sinh cho học sinh nam và nữ đều trong điều kiện tốt.

- Số lượng các em nữ nhập học vào các trường tư tăng nhanh hơn các em nam, đặc biệt là ở cấp THPT (tỉ lệ các em nữ nhập học chiếm gần 75%). Sĩ số trung bình trên một lớp khoảng 40 - 50 em. Trong đó, trung bình một năm có từ 1 - 20 em bỏ học.

- Về đội ngũ giáo viên và quản lí: Phần lớn giáo viên đang giảng dạy ở những trường được điều tra là nữ và là người Thái, họ đều có bằng đại học. Giáo viên phần lớn thuộc hai nhóm tuổi:

30 và dưới 30, 41 - 50 tuổi. Thời gian làm việc trung bình từ 15 - 25 tiếng một tuần.

Lương trung bình của giáo viên dao động từ 7.200 đếm 16.000 bath một tháng (xấp xỉ 180 - 400 USD). Đa số các trường, lương trung bình hàng tháng của giáo viên trong khoảng 9.870 đến 11.990 bath (xấp xỉ 222 - 299 USD). Hầu hết các trường cung cấp thêm cho giáo viên các khoản trợ cấp như đồng phục, nhà ở, ăn trưa, tiền thưởng và hỗ trợ tài chính khác. Các trường không có sự thay đổi giáo viên liên tục nhưng một vài trường vẫn có những khó khăn trong thay đổi giáo viên cho các môn đặc thù như Toán, Tiếng Anh và Khoa học. Các giáo viên đều hài lòng với thời gian làm việc, lương, thái độ của học sinh, cơ hội đào tạo/bồi dưỡng nâng cao trình độ và các phương tiện dạy học nhưng không hài lòng với sự phức tạp của chương trình, sách giáo khoa.

- Các trường tư thục của Thái Lan đều sử dụng các chương trình học giống như trường công nhưng có bổ sung thêm một số tài liệu dạy học khác. Một vài trường còn có xe buýt đưa đón học sinh.

- Học phí và các phí khác trung bình cho một học sinh mỗi năm ở các trường THCS tư thục dao động từ 0 - 50.000 bath (khoảng 1.250 USD) và từ 0 đến 52.000 bath (khoảng 1.300 USD) ở bậc THPT. Tuy nhiên, các trường có cả 2 bậc học này thì học phí ít hơn 4000 bath (khoảng 100 USD). Chỉ những trường rất lớn và những trường ngoại ô có 2 bậc học, học phí mới trên 10.000 Bath (khoảng 250 USD).

(3)

- Về những quy định của Chính phủ: Khoảng một phần ba các trường phổ thông tư thục ở Thái Lan cho rằng những đòi hỏi hiện nay của Chính phủ như thuế, những quy định liên quan đến lương của giáo viên, và mức thu học phí được quy định bởi Bộ Giáo dục đã góp phần vào việc cải thiện chất lượng và cơ sở vật chất của trường học.

Hiện nay, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện miễn phí cho giáo dục 12 năm và thực hiện hỗ trợ các khoản chi phí giáo dục cho cả học sinh các trường CL và trường tư thục. Do vậy, các trường tư thục chính thức không thể thu học phí ở bậc tiểu học và THCS. Tuy nhiên, các trường tư thục vẫn được phép thu thêm các khoản phí từ học sinh để cải thiện chất lượng giáo dục.

Về tài chính, không một trường tư thục nào ngoại trừ các trường quốc tế được tự do quyết định và chịu trách nhiệm về việc thu học phí. Có các tỉ lệ tối đa cho tất cả các mức học phí quy định bởi Chính phủ.

Các điều kiện phát triển giáo dục phổ thông NCL ở Thái Lan

Chính phủ Thái Lan cung cấp các khoản phúc lợi cho hiệu trưởng và giáo viên các trường tư thục theo tỷ lệ 6% lương của họ. Mỗi hiệu trưởng và giáo viên có thể nhận tối đa 2.500USD một năm cho hỗ trợ và chăm sóc y tế.

Điều luật trường tư thục 1982 lần đầu tiên được OPEC sửa lại vào năm 1997. Năm 2000, điều luật tiếp tục được sửa chữa lần nữa bởi Văn phòng Đổi mới Giáo dục để phù hợp với những thay đổi của giáo dục. Điều luật này cũng được sửa chữa vài lần sau đó. Tuy nhiên trong khi sửa chữa, các thay đổi này vẫn phải thông qua bởi Văn phòng Hội đồng Nhà nước.

Văn phòng Ủy ban Giáo dục NCL trực thuộc Bộ Giáo dục Thái Lan có quyền thanh tra giám sát các trường tư thục ở Thái Lan. Văn phòng Quốc gia về Tiêu chuẩn giáo dục và Đánh giá chất lượng chịu trách nhiệm trong việc tiến hành đánh giá ngoài những kết quả giáo dục đạt được ít nhất 5 năm một lần.

Hầu hết các trường tư thục ở Thái Lan đều sẵn sàng để nâng cao chất lượng trong thời gian tới nhưng nhiều quy định của Chính phủ không rõ ràng và không còn phù hợp, điều này đã gây trở ngại trong việc cải thiện chất lượng của họ, nhiều nghiên cứu đã đưa ra kiến nghị rằng các đại diện của các trường tư thục phải tham gia đầy đủ vào việc sửa đổi các quy định hiện thời để đảm bảo sự linh hoạt hơn và sự tự chủ hơn nữa trong quản lí trường tư thục.

2.1.2. Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, với mục đích phát triển nền dân chủ, Luật Giáo dục đã quy định không có chương trình riêng cho giáo dục NCL ở tiểu học và trung học. Mỗi nhà trường dựa trên các tiêu chuẩn của chương trình quốc gia và hướng dẫn thực hiện chương trình của từng vùng để lựa chọn sách giáo khoa căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của từng vùng, từng trường. Bộ Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực (nay là Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ) chịu trách nhiệm quản lí chương trình quốc gia được thiết kế theo điều 23 của Luật Giáo dục tiểu học và trung học nhằm đảm bảo cơ hội bình đẳng trong giáo dục cho mọi người và duy trì chất lượng giáo dục.

Chương trình quốc gia được xem xét định kì để phát hiện những yêu cầu mới đối với giáo dục, những nhu cầu mới nổi của một xã hội đang đổi thay và những lĩnh vực mới của ngành học thuật. Hàn Quốc đã trải qua bảy lần sửa đổi chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu quốc gia và xã hội cũng như theo kịp những đổi thay tương thích sự đa dạng của phát triển nghiên cứu.

(4)

Chương trình phổ thông hiện hành ở Hàn Quốc gọi là chương trình thứ bảy được chỉnh sửa vào năm 1997 và chính thức áp dụng từ năm 2000. Một trong những mục tiêu của chương trình thứ sáu và thứ bảy là dân chủ hóa và quyền tự chủ của địa phương nhằm tăng cường tính linh hoạt để đáp ứng nhu cầu cá nhân và tăng cường tính đặc trưng, sáng tạo và đa dạng.

Các điều kiện phát triển giáo dục phổ thông NCL ở Hàn Quốc

Năm 1994, Ủy ban Cải cách giáo dục thuộc Chính phủ (PCER) đã đưa ra những nguyên tắc và hướng dẫn cụ thể để cải cách hệ thống trường tư thục trong nước. Năm 1997, dưới quyền quản lí của Bộ Giáo dục, PCER đã công nhận ba loại hình trường là trường dân lập, trường tư thục với hỗ trợ tài chính công và trường bán công. Trợ cấp chính phủ sẽ chỉ cung cấp cho trường bán công và trường tư thục được trợ cấp. Các trường dân lập sẽ tự chủ trong tuyển sinh và chính sách học phí.

Theo Luật Giáo dục tư thục (1963), trường tư thục được thành lập để thực hiện những quan niệm và mục tiêu giáo dục riêng của trường. Điều 1 của Luật này quy định rõ: “việc mở rộng các trường tư thục với những đặc trưng riêng được thực hiện trên cơ sở đảm bảo quyền tự chủ và trách nhiệm công khai của mỗi trường”. Trong đó, đặc trưng riêng được hiểu là những đặc điểm phân biệt trường tư với trường công, đặc biệt là trong những nỗ lực giáo dục đa dạng mà nhà trường tư thục thực hiện nhằm đảm bảo quan niệm và mục tiêu giáo dục của mỗi trường. Sự tự chủ ở đây là sự chủ động lựa chọn học sinh, chương trình và quản lí nhà trường. Đặc trưng, tự chủ và trách nhiệm công khai chính là ba đặc điểm quan trọng của giáo dục NCL ở Hàn Quốc được pháp luật công nhận.

Tuy nhiên, thực trạng các trường trung học tư thục ở Hàn Quốc hiện nay gần giống như một trường công lập (CL) do những trường này không được phép tuyển sinh dựa trên những chính sách quản lí riêng của trường và học sinh sau khi tốt nghiệp không được tự chọn trường. Trường trung học tư thục hoạt động đưới sự quản lí của Sở Giáo dục cấp tỉnh. Học phí cũng do Chính phủ quy định. Mức học phí này áp dụng chung cho cả trường CL và tư thục ở cấp trung học.

Chính sách quản lí trường THCS và THPT hiện nay được thực hiện nhằm loại bỏ sự cạnh tranh không đáng có giữa các học sinh trong việc vào học ở những trường có trình độ cao hơn, đặc biệt là một trường danh tiếng. Tuy nhiên, những chính sách này lại hạn chế gay gắt sự tự chủ và đặc trưng của các trường tư thục. Trong thủ tục quản lí hành chính ở các thành phố lớn hiện nay, một học sinh được chỉ định vào học một trường CL hoặc tư thục thông qua sự phân định may rủi.

Điều này ngăn cản quyền tự chủ trong tuyển sinh và trở thành chướng ngại lớn trong việc thực hiện những quan niệm và mục tiêu giáo dục của mỗi trường tư thục. Trở ngại này đồng thời cũng đồng nghĩa với những khoản nợ tài chính không thể chi trả của nhà trường và sự tước bỏ quyền tự do lựa chọn trường học của người học đã được quy định trong điều 22 và 31 của Hiến pháp. Mặc dù chính sách này ở khía cạnh nào đó đã phát huy hiệu lực trong việc bình thường hóa giáo dục tiểu học và THCS bằng cách xóa bỏ sự cạnh tranh gay gắt và mang lại cơ hội giáo dục bình đẳng cho mọi người dân song hàng trăm cuộc thảo luận vẫn diễn ra sôi nổi để bàn việc có nên tiếp tục thực hiện chính sách này hay không. Và trong nhiều trường hợp yêu cầu điều chỉnh chính sách đã được đưa ra nhằm đem lại giáo dục trung học NCL một sức sống mới.

Hệ thống giáo dục CL luôn phải đối mặt với sự thiếu hụt về tài chính do số lượng học sinh ngày càng tăng. Nguồn ngân sách nhà nước hạn hẹp dẫn đến sự ra đời ngày càng nhiều các trường tư thục và niềm tin ngày càng cao đối với giáo dục NCL.

(5)

mười lăm ủy viên. Đây là tổ chức có tư cách pháp lí và quyền quyết định tối cao đối với mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trường, tài sản, tuyển dụng và sử dụng nhân sự, các dự án và nhiều vấn đề liên quan khác.

Nguồn tài chính để các trường NCL - CL hoạt động là học phí, hỗ trợ của nhà nước, các cơ quan trong khu vực và nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân thành lập trường. Theo quy định của Chính phủ về học phí thì hầu hết các trường trung học tư thục đều gặp phải khó khăn trong tài chính. Do vậy, Chính phủ phải trợ cấp để bù vào những thiếu hụt tài chính của nhà trường. Từ năm 1996, tất cả các trường THCS tư thục và hơn 95% trường THPT tư thục được nhận trợ cấp của Chính phủ.

Mức độ trợ giúp tài chính của Chính phủ cho các trường dân lập, tư thục thường dựa trên quy mô đào tạo, cơ cấu thu chi của nhà trường. Một chính sách rất có ý nghĩa khác của Chính phủ đối với các trường tư thục là giảm thiểu hoặc miễn thuế để họ có thêm nguồn thu liên quan đến hoạt động trực tiếp của các trường thuộc khu vực giáo dục tư thục như thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế tài sản, thuế doanh thu và một số loại thuế thuộc địa phương và vùng quản lí. Trong trường hợp các cơ sở giáo dục này tiến hành kinh doanh thì họ vẫn phải chịu các loại thuế do pháp luật ấn định nhưng được giảm ở các tỉ lệ khác nhau. Các khoản thu nhập do biếu, tặng được miễn thuế. Chính sách ưu đãi về thuế là một nhân tố hết sức quan trọng đóng góp vào sự phát triển hệ thống giáo dục NCL ở Hàn Quốc trong nhiều thập niên qua.

Tài chính cho phát triển giáo dục Hàn Quốc bao gồm ngân sách Trung ương, địa phương và các nguồn độc lập từ các trường tư thục. Ngân sách giáo dục của nhà nước cấp cho các Sở Giáo dục trực tiếp quản lí các trường tiểu học, trung học, đồng thời cấp cho hoạt động của các trường đại học quốc gia, hỗ trợ một phần tài chính cho các trường đại học tư thục, các cơ quan quản lí giáo dục và viện nghiên cứu giáo dục. Ngân sách nhà nước cho giáo dục bao gồm 90% từ ngân sách TW và 10% ngân sách địa phương. Chi phí của khu vực tư nhân cho giáo dục ở Hàn Quốc chiếm 2,9% GDP, cao hơn rất nhiều so với trung bình là 0,7% ở các nước khác trong khối OECD.

Phát triển giáo dục NCL ở Hàn Quốc có thể nói là thành công và đã đóng góp vào sự phát triển của “một nước Hàn Quốc mới” trong bối cảnh toàn cầu hóa. Tuy nhiên phát triển giáo dục ở Hàn Quốc trong nhiều năm qua vẫn có một vấn đề không được công luận ủng hộ, đó là chi tiêu của khu vực tư nhân cho giáo dục quá cao.

Theo ước tính của Viện Nghiên cứu Huyndai thì năm 2006 thị trường giáo dục ngoài chương trình của Hàn Quốc đã đạt 33,5 nghìn tỉ (tương đương 29,1 tỉ đô la Mĩ) chiếm 3,75% GDP trong khi ngân sách nhà nước dành cho giáo dục chỉ đạt 31 nghìn tỉ won. Cũng trong nghiên cứu này, Huyn dai cũng cho hay mỗi gia đình trung bình chi khoảng 646,000 won cho giáo dục mỗi tháng.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ: Để tạo điều kiện hơn nữa cho phát triển giáo dục NCL ở Hàn Quốc, cần tiến hành một số biện pháp như: cho phép các trường đặt ra mức học phí linh hoạt trong khuôn khổ cho phép để tạo thêm tài chính cho nhà trường; tăng thêm tài trợ tài chính từ ngân sách nhà nước cho các trường NCL,. . .

Mặc dù sự gia tăng đầu tư của gia đình cho giáo dục là một yếu tố mang tính truyền thống của Hàn Quốc song trong điều kiện hiện nay nhà nước phải là nhân tố chủ yếu trong cung ứng ngân sách cho giáo dục thì mới có thể tiến kịp các nước tiên tiến trong kỉ nguyên thông tin và tri thức.

(6)

2.1.3. Trung Quốc

Giáo dục NCL ở Trung Quốc đã có lịch sử khá lâu đời từ khi trường tư thục đầu tiên xuất hiện ở thời kìcổ xưa (thời Xuân Thu Chiến quốc) cho đến khi Chính phủ Trung quốc tiếp nhận hệ thống quản lí giáo dục NCL của chế độ cũ vào năm 1951 - 1952 và chuyển thành trường CL dưới sự quản lí của nhà nước.

Các trường NCL đóng một vai trò quan trọng trong di sản trí tuệ Trung quốc. Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền vào năm 1949, các trường NCL đã biến mất ba thập kỉ, trong khi các trường CL chi phối hệ thống giáo dục. Từ năm 1978, khi mà những chính sách đổi mới và mở cửa được thực hiện, Chính phủ Trung Quốc khởi đầu một thời kì đa dạng hóa nền kinh tế, cho phép các lĩnh vực tư nhân phát triển, cho phép thành lập các trường tư thục bởi các doanh nghiệp tư nhân.

Giáo dục NCL Trung Quốc phát triển mạnh vào thập kỉ 90 nhưng đến tháng 10 năm 2002, Luật Phát triển giáo dục NCL mới được chính thức thông qua tại Hội nghị lần thứ 31 của Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân Trung Quốc. Luật này đã đánh dấu một thời kì lịch sử mới phát triển giáo dục NCL của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc có trách nhiệm chính trong việc phát triển giáo dục NCL theo Luật và các quy định ban hành.

Hiện tại, khó khăn chính mà giáo dục NCL Trung Quốc phải đối mặt, đó là nguồn học sinh và vấn đề chất lượng. Các trường NCL không có vị trí công bằng để cạnh tranh với các trường CL trong việc tuyển sinh. Việc tuyển sinh của các trường NCL thường xuyên bị áp lực dẫn đến việc không rõ ràng và không có tiêu chí trong việc tuyển sinh.

Ngoài ra, giáo dục NCL ở Trung Quốc cũng gặp phải một số vấn đề sau:

- Chưa hình thành được nhận thức chung của toàn xã hội đối với ý nghĩa và giá trị của việc phát triển giáo dục NCL. Điều này thể hiện ở chỗ:

+ Cơ chế quản lí nhà nước chưa được hoàn thiện.

+ Cơ chế quản lí nội bộ trường NCL chưa được kiện toàn, cơ cấu quản lí tư cách pháp nhân của trường NCL chưa được xác lập.

Tóm lại, trong những năm qua, giáo dục NCL trong đó có giáo dục phổ thông ở Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, vị trí và tỉ lệ của giáo dục NCL dần dần tăng. Sự ban hành và thực hiện Luật Phát triển giáo dục NCL cũng như các quy định thực hiện đã tạo ra một cơ hội mới cho hướng phát triển tiếp theo. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn phải đối mặt với những vấn đề về chính sách cụ thể trong Luật nhằm đạt được những kết quả tích cực, đảm bảo giáo dục NCL phát triển cả về số lượng và chất lượng, tạo thành một mô hình trong đó các trường CL và trường NCL cạnh tranh một cách bình đẳng, bổ sung cho nhau và cùng phát triển.

2.1.4. Pháp

Ở Pháp, tự do trong giáo dục nằm trong số những nguyên tắc nền tảng. Điều này thể hiện ở quyết định ngày 23 tháng 11 năm 1977, theo đó Hội đồng Hiến pháp coi quyền tự do của giáo dục là một trong số những nguyên tắc cơ bản được công nhận bởi luật pháp nước Cộng hòa. Vì thế, bên cạnh giáo dục CL, giáo dục tư thục ở Pháp phát triển khá ổn định dù phải tôn trọng nghiêm túc những quy định pháp lí, bị hạn chế về mặt hành chính và nguồn tài chính được cấp hạn hẹp hơn.

Trên thực tế, sự tồn tại của giáo dục tư thục ở Pháp được thừa nhận đã lâu. Điều này được thể hiện

(7)

qua một số các Luật được ra đời từ thế kỉ 19, trong đó có ba Điều luật cơ bản xác định vị thế pháp lí của các trường tư: Luật Goble ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1886 về giáo dục tiểu học; Luật Falloux ban hành ngày 15 tháng 3 năm 1850 về giáo dục trung học; Luật Astier ban hành ngày 25 tháng 7 năm 1919 về kĩ thuật, giáo dục.

Khung pháp lí của lĩnh vực tư nhân chủ yếu xuất phát từ luật Debré ra ngày 31 tháng 12 năm 1959. Luật số 59 - 1557 này cho phép xác định các mối quan hệ hiện tại giữa nhà nước và các cơ sở giáo dục tư nhân nhằm tạo nên sự cân bằng nào đó.

Mối quan hệ giữa các trường tư và nhà nước.

Các trường tư có thể là các trường ngoài hợp đồng, hoặc gắn kết với nhà nước bởi một hợp đồng đơn giản, hoặc một hợp đồng liên kết. Hợp đồng liên kết hiện rất phổ biến và là bằng chứng cho một sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ sở giáo dục tư thục với nhà nước. Đó là hình thức giáo dục được cung cấp với các điều kiện tương tự như trong hệ thống công, và giáo viên có chất lượng như ở các trường công. Chính quyền có trách nhiệm đối với tất cả hay một phần các chi phí vận hành của các trường tư, đổi lại các trường phải thực hiện nghĩa vụ về dịch vụ công.

Có thể nói, giáo dục tư thục ở Pháp tồn tại chủ yếu dưới 3 hình thức: Giáo dục tư thục có hợp đồng liên kết với nhà nước (hình thức phổ biến nhất); Giáo dục tư thục có hợp đồng đơn giản (ít phổ biến hơn); Giáo dục tư thục không có hợp đồng (ít phổ biến hơn).

Các điều kiện phát triển giáo dục phổ thông NCL ở Pháp.

Các quy định là như nhau cho các trường tiểu học và trung học. Người Pháp hay những người có quốc tịch ở các nước thành viên của Liên minh Châu Âu hoặc các khu vực kinh tế Châu Âu được yêu cầu phải công bố việc thành lập một cơ sở giáo dục tư nhân với các cấp có thẩm quyền. Các công dân mang quốc tịch nước ngoài khác phải có giấy phép, giấy phép này sẽ được cấp sau khi có ý kiến của Hội đồng hàn lâm về giáo dục quốc gia.

Giám sát của nhà nước đối với các trường tư.

Tất cả các trường tư, dù ở bất cứ hình thức quan hệ nào với nhà nước đều phải chấp hành việc thanh tra theo qui định. Việc thanh tra các trường tư không có hợp đồng chủ yếu giới hạn ở việc kiểm tra các bằng cấp qui định đối với hiệu trưởng và giáo viên, nghĩa vụ trường học, các nội dung giảng dạy bắt buộc, việc tôn trọng các trật tự chung và các thuần phong mỹ tục, phòng ngừa về y tế và xã hội. Bù lại về mặt hành chính và tài chính, trường không bị kiểm tra. Việc kiểm soát là chặt chẽ hơn với các cơ sở có hợp đồng: chủ yếu về việc tuân thủ các chương trình và lịch trình giảng dạy và việc phải hoàn toàn tôn trọng các quyền tự do nhận thức của học sinh. Giáo viên cũng là đối tượng của việc đánh giá, nhận xét về mặt sư phạm. Ngoài ra các chương trình tư theo hợp đồng cũng chịu sự kiểm soát về mặt tài chính và hành chính.

Tất cả các tường học tư nhân có thể nhận được tài trợ công theo điều kiện quy định của Pháp luật.

Như vậy, có thể thấy giáo dục tư thục ở Pháp nói chung và giáo dục tư thục ở bậc phổ thông của Pháp nói riêng có lịch sử từ lâu đời và không ngừng phát triển. Giáo dục phổ thông của Pháp có thể tồn tại dưới nhiều hình thức: có hợp đồng (đơn giản hoặc liên kết) với nhà nước hoặc ngoài hợp đồng. Ở hình thức nào thì các trường cũng được hưởng nhiều sự quan tâm và hỗ trợ của nhà nước, đặc biệt là về tài chính. Tuy vậy, các trường cũng có quyền độc lập và tự chủ đáng kể. Các cơ sở giáo dục phổ thông tư thục của Pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhà thờ.

(8)

2.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Giáo dục NCL ở các nước đã có lịch sử phát triển từ lâu đời và đã trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển. Cũng giống như ở Việt Nam, các nước quan tâm tới lĩnh vực giáo dục này và đã ban hành những bộ luật giáo dục NCL để giáo dục NCL phát triển một cách có hiệu quả, như ở Thái Lan có điều luật các trường tư thục (1982), Luật Phát triển Giáo dục NCL ở Trung Quốc (2002), Luật giáo dục tư thục ở Hàn Quốc (1963) và ở Pháp các điều luật này đã có từ rất lâu (từ thế kỷ 19). Nghiên cứu giáo dục phổ thông NCL ở các nước nói trên, có thể rút ra một số điểm chung giữa các nước trong việc phát triển giáo dục phổ thông NCL.

Về cơ chế quản lí, các trường phổ thông NCL ở tất cả các quốc gia đều hoạt động dưới sự giám sát của nhà nước, tuy nhiên họ được tạo mọi điều kiện và không gian để tự chủ trong các hoạt động của nhà trường.

Về chương trình, đội ngũ giáo viên: Chương trình giảng dạy ở các trường phổ thông NCL tại tất cả các nước được thực hiện theo chương trình chung của Bộ Giáo dục với đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản, ví dụ ở Pháp việc đào tạo và tuyển dụng giáo viên được thực hiện rất khắt khe.

Về tài chính, nhìn chung các trường NCL ở các nước đều được hỗ trợ từ Chính phủ về tài chính cũng như các chính sách cho vay, ưu đãi thuế,. . . Nhưng ở Thái Lan, Trung Quốc hay như Hàn Quốc các trường đều không được tự quy định mức học phí.

Tuy nhiên, từng quốc gia đã có những chính sách cụ thể để phát triển giáo dục phổ thông NCL, thông qua những kinh nghiệm của họ, chúng ta có thể tham khảo và học tập để góp phần thúc đẩy sự phát triển của giáo dục phổ thông NCL ở nước ta. Cụ thể:

- Chính phủ rất chú trọng tới giáo dục NCL, cung cấp các khoản phúc lợi cho hiệu trưởng và giáo viên các trường tư thục, tạo mọi điều kiện về tinh thần và vật chất để giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục yên tâm công tác.

- Tạo mọi điều kiện cho giáo dục NCL phát triển bằng cách đưa ra rất nhiều chương trình cho vay ưu đãi (Kinh nghiệm Thái Lan).

- Hoàn thiện việc phân cấp quản lí và kiện toàn chế độ pháp nhân, hình thành cơ chế: chính quyền quản lí chung, nhà trường tự chủ làm giáo dục, cơ cấu trung gian xã hội tham gia quản lí theo pháp luật; xây dựng và kiện toàn các cơ sở pháp lí về phương thức đầu tư và quyền sở hữu cuối cùng về tài sản.

- Tạo một môi trường cạnh tranh công bằng và phát triển chung giữa các trường CL và NCL (Kinh nghiệm Trung Quốc).

- Cho phép các trường đặt ra mức học phí linh hoạt trong khuôn khổ cho phép để tạo thêm nguồn tài chính cho nhà trường (Kinh nghiệm Hàn Quốc).

- Nhà nước coi giáo dục NCL không khác gì với giáo dục CL. Giáo dục NCL được hưởng nhiều sự quan tâm và hỗ trợ của nhà nước đặc biệt là về tài chính; đồng thời cũng được sự giám sát chặt chẽ trong các công tác quản lí hành chính về tài chính cũng như quản lí hành chính.

- Giáo viên các trường THCS và các trường THPT tư thục có hợp đồng với nhà nước được đào tạo ở các Viện Đại học đào tạo giáo viên (IUFM) và được tuyển dụng thông qua một kì thi CAFEP tương tự như kì thi tuyển chọn giáo viên trung học cấp quốc gia CAPES (bằng chứng nhận

(9)

trình độ giảng dạy trung học) hoặc CAPLP, nhà nước trả lương theo cùng thang chỉ số như giáo viên các trường CL (Kinh nghiệm Pháp).

Để giáo dục phổ thông NCL phát triển và đạt được hiệu quả, Việt Nam cần nhanh chóng giải quyết những khó khăn còn tồn tại, nhằm tăng số lượng các trường NCL và cải thiện chất lượng.

Cụ thể là:

Với xã hội:Xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các cơ sở giáo dục CL và NCL ở ngoài xã hội cũng như thể hiện trong quan điểm của các cấp lãnh đạo, quản lí giáo dục.

Với các cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục:

- Theo định kì từng giai đoạn, cần điều chỉnh các tiêu chuẩn thành lập trường phổ thông NCL cho phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tế;

- Cho phép thành lập thêm nhiều cơ sở giáo dục NCL ở những vùng phát triển;

- Trao thêm quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục trong việc thu học phí để họ có thể trang trải những chi phí đào tạo và lập kế hoạch giảng dạy để đảm bảo sự phù hợp với đặc trưng của học sinh NCL.

- Chính phủ cần đảm bảo chính sách hỗ trợ kinh phí cho những học sinh nghèo và học sinh những vùng khó khăn;

- Hỗ trợ các cơ sở giáo dục NCL trong việc phát triển đội ngũ giáo viên;

- Nhà nước cần có chính sách ưu đãi trong việc sử đụng đất để các cơ sở giáo dục NCL có thể đáp ứng tiêu chuẩn yêu cầu đối với các cơ sở giáo dục.

- Cần có cơ chế hữu hiệu để giám sát và hỗ trợ các trường NCL về tất cả các mặt, tạo hành lang pháp lí để các trường NCL hoạt động và phát triển ngày một tốt hơn.

- Dân chủ hóa quá trình xây dựng các chính sách cho các trường NCL, mở rộng thành phần soạn thảo chính sách bao gồm cả giáo viên, cán bộ quản lí ở trường NCL.

- Ban hành hệ thống kiểm định và công nhận chất lượng đối với các trường NCL.

3. Kết luận

Giáo dục NCL ngày nay ở các nước được coi là một bộ phận không thể thiếu trong toàn bộ nền giáo dục quốc dân và phát triển song hành cùng với giáo dục CL. Ở nước ta, sau ba mươi năm đổi mới, giáo dục NCL phát triển thành một hệ thống rộng khắp, có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của hệ thống giáo dục nói chung đã thực sự là một giải pháp quan trọng để thực hiện và thúc đẩy quá trình xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước. Hệ thống giáo dục NCL đã từng bước phát triển, góp phần thỏa mãn nhu cầu học tập của nhân dân và góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Kinh nghiệm về quản lí giáo dục các trường phổ thông NCL của một số nước trong khu vực và trên thế giới đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển loại hình trường này ở Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Mạc Văn Trang, Đỗ Thị Bình, 2005.Xu hướng phát triển giáo dục phổ thông ngoài công lập trên thế giới. Tạp chí Giáo dục, số 115, tháng 6.

(10)

[2] Han Minh, 2004. No-government/private education in China.The National Centre of Educatin development Reasearch publications.

[3] Laurence Wolff, Juan Carlos Navarro, Pablo González, 2005.Private education and public policy in Latin America. Partiership for Education Revitalization in the America (PREAL) publication.

[4] Richard Aldrich, 2004. Public or Private education, Lesson from history. Routledge Publications.

[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 13/2001/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011. Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục.

[6] Phạm Tuấn Hùng, Tác động của quy luật kinh tế thị trường đối với sự ra đời và phát triển trường ngoài công lập, Tạp chí Khoa học Giáo dục, tháng 10 năm 2008.

[7] Meeting the challenges of secondary education in Latin America and East Asia - Emanuala di Gropello - World Bank publications.

[8] The role of the private sector in education in Vietnam - Paul Glewwe. Harry Anthony Patrinos - World Bank publications. 1997.

ABSTRACT

International experiences and lessons for vietnamese non-public education management Truong Thi Bich Institutes of Educational Research, Hanoi National University of Education The paper represents the experience of non-public education management in Thailand, Korea, China and the Republic of France. The common characteristics of those countries in the development of non-public education are: a) Non-public schools in all countries operate under the supervision of the state/ government; b) The curriculum is implemented in accordance with the curriculum framework of the Ministry of Education; c) Finance is generally supported by the Government. Based on this experience, the paper draws lessons for non-public education in Vietnam in the new period.

Keyword:Non-public schools, education curriculum, Education Management, international experience.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Năng lực của tổ chức, cá nhân lập quy hoạch đô thị còn hạn chế Đối với một ngành nghề nhất định nào đó sẽ có các tiêu chí về điều kiện nhất định khi thực hiện công việc theo quy định

Trong khi đó, so sánh với cặp đôi anime và manga của Bảy viên ngọc rồng Dragon Ball - Akira Toriyama, câu chuyện không chỉ quen thuộc với độc giả Việt Nam mà còn có một cộng đồng người

Nghiên cứu biện pháp xử ỉỷ giá thể gieo hạt cho vườtn ươm Hạt Ngũ vị tử so với đa số các hạt giống khác là một loại hạt khá “khó tính” với những đặc điểm rất riêng như thời gian ngủ

Tóm lại, từ các phân tích trên cho thấy mặc dù pháp luật Việt Nam đã có những quy định mới khắc phục phần nào bất cập trong việc xác định về thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có

Trong [5], Clark đã sử dụng Bổ đề Thue đó là một kết quả về đồng dư thức, kí hiệu Legendre và luật thuận nghịch về thặng dư bậc2để đưa ra điều kiện cần cho một số nguyên tố biểu diễn

Với mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tác động tới thu hút FDI vào Việt Nam kể từ khi mở cửa nền kinh tế cho đến nay, nghiên cứu sử dụng mô hình ARDL để xem xét mối quan hệ

Xác định chiều rộng, chiều dài thân răng lâm sàng và giải phẫu, tỷ lệ chiều rộng/chiều dài thân răng lâm sàng của các răng trước trên ở bệnh nhân mọc răng thụ động không hoàn toàn bằng

ABSTRACT Foreign direct investment in industrial development in the Northern key economic region in the period 2010 - 2018 Le My Dung Faculty of Geography, Hanoi National University