• Không có kết quả nào được tìm thấy

PDF Cơ sở dữ liệu quốc gia về Khoa học và Công nghệ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "PDF Cơ sở dữ liệu quốc gia về Khoa học và Công nghệ"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI RĂNG VÀ MÔ NHA CHU CỦA MỌC RĂNG THỤ ĐỘNG KHÔNG HOÀN TOÀN DỰA VÀO CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH VỚI CHÙM TIA HÌNH NÓN

Huỳnh Thị Ngọc Thanh*, Trần Huỳnh Trung, Trương Nhựt Khuê Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

*Email: thanhhuynhdentist@gmail.com

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Mọc răng thụ động không hoàn toàn ngày càng phổ biến với tỷ lệ khoảng 29,5% và nhu cầu điều trị ngày càng tăng. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm hình thái, phân loại răng và mô nha chu vùng răng trước trên ở bệnh nhân mọc răng thụ động không hoàn toàn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 228 răng trước hàm trên từ 38 bệnh nhân mọc răng thụ động không hoàn toàn bằng khám lâm sàng, đo đạc mẫu hàm và chụp phim cắt lớp vi tính với chùm tia hình nón. Kết quả: Tỷ lệ chiều rộng/chiều dài thân răng cửa giữa là 1,06±0,09; răng cửa bên là 1,02±0,12 và răng nanh là 1,03±0,08. Khoảng cách giữa đường nối men xê măng và mào xương ổ răng <1,5mm, mô nướu dày (68,4%) và bề dày xương ổ răng mặt ngoài >1mm. Kết luận: Khám lâm sàng kết hợp với chụp cắt lớp vi tính với chùm tia hình nón được sử dụng trong chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị mọc răng thụ động không hoàn toàn. Trong đó, nguyên tắc điều trị là tái lập lại khoảng sinh học thích hợp, trả lại sự tương quan giữa mô nướu, mô răng và mô xương.

Từ khóa: mọc răng thụ động không hoàn toàn, chụp cắt lớp vi tính, cắt nướu.

ABSTRACT

MORPHOLOGICAL CLASSIFICATION OF

ALTERED PASSIVE ERUPTION BASED ON CONE BEAM COMPUTED TOMOGRAPHY IMAGES

Huynh Thi Ngoc Thanh*, Tran Huynh Trung, Truong Nhut Khue Can Tho University of Medicine and Pharmacy Background: Altered passive eruption is more and more popular at a rate of 29.5% and treatment needs is increasing. Objectives: To survey the morphological characteristics, teeth classification and periodontal tissue of the anterior maxillary tooth group in patients suffering from altered passive eruption. Subjects and methods: A descriptive cross sectional study on 228 teeth from 38 altered passive eruption patients with clinical examination measured the patterns of jaw and captured with cone beam computed tomography. Results: The width/length fraction of central incisors: 1,06±0,09; lateral: 1,02±0,12 and canine: 1,03±0,08. The distance between the cement enamel junction and the bone crest was on average <1,5mm, thick gums (68,4%) and exterior alveolar bone thickness was >1mm. Conclusion: Clinical examination combined with cone beam computed tomography can be used in the diagnosis and treatment planning of altered passive eruption cases. In particular, the principle of treatment is to re-establish the biological intervals and returning the correlation between tooth, gum and bone tissue.

Keywords: altered passive eruption, computed tomography, gingivectomy.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Mọc răng thụ động không hoàn toàn ngày càng được bệnh nhân quan tâm và nhu cầu điều trị ngày càng tăng. Năm 1976, Volcansky và Cleaton-Jones ghi nhận 12,1% trong tổng số 1025 bệnh nhận có độ tuổi trung bình 24,2±6,2 có tình trạng mọc răng thụ động

(2)

không hoàn toàn. Theo nghiên cứu của Jose Nart năm 2014 ở Tây Ban Nha thì tỷ lệ mọc răng thụ động không hoàn toàn tăng lên 29,5% [7].

Mọc răng thụ động không hoàn toàn lần đầu tiên được Coslet mô tả vào năm 1977 với thuật ngữ là “altered passive eruption”. Về mặt lâm sàng, mọc răng thụ động không hoàn toàn biểu hiện một phần thân răng bị nướu che phủ làm cho thân răng lâm sàng ngắn. Điều này làm bất hài hòa răng-mặt với 2 lý do: phần răng nhìn thấy có hình thái không thẩm mỹ, răng như có hình vuông. Sự dư thừa nướu vượt quá bờ dưới môi trên tạo nên nụ cười thấy nướu rõ rệt [5]. Mọc răng thụ động không hoàn toàn có thể là tình trạng sinh lý hoặc bệnh lý cần tới sự can thiệp để đạt được thẩm mỹ và chức năng tối đa cho bệnh nhân [8].

Vẻ đẹp nụ cười là sự kết hợp hài hòa của nhiều yếu tố, trong đó thẩm mỹ về răng, nướu và môi đóng vai trò quan trọng. Khái niệm cười lộ nướu quá mức được dùng trong trường hợp lộ nướu >2mm khi cười tối đa. Các răng trước hàm trên được xem là tâm điểm, là chìa khóa trong việc đánh giả và cải thiện vẻ thẩm mỹ của nụ cười. Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra cười lộ nướu là mọc răng thụ động không hoàn toàn với phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật cắt nướu hoặc tạo vạt di chuyển về phía chóp có và không có tạo hình xương ổ răng. Các răng trước hàm trên được xem là tâm điểm, là chìa khóa trong việc đánh giả và cải thiện vẻ thẩm mỹ của nụ cười.

Các mục tiêu nghiên cứu được đặt ra như sau:

1. Xác định chiều rộng, chiều dài thân răng lâm sàng và giải phẫu, tỷ lệ chiều rộng/chiều dài thân răng lâm sàng của các răng trước trên ở bệnh nhân mọc răng thụ động không hoàn toàn bằng khám lâm sàng và phim chụp cắt lớp vi tính với chùm tia hình nón tại khoa răng hàm mặt, Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ .

2. Mô tả đặc điểm mô nha chu của nhóm răng trước trên ở bệnh nhân mọc răng thụ động không hoàn toàn bằng khám lâm sàng và phim chụp cắt lớp vi tính với chùm tia hình nón tại khoa răng hàm mặt, Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân mọc răng thụ động không hoàn toàn đến khám và điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ năm 2017 đến năm 2019.

- Tiêu chuẩn chọn mẫu + Tuổi từ 18 trở lên.

+ Mọc răng thụ động không hoàn toàn nhóm I theo phân loại của Coslet (1977) được chẩn đoán là nướu che phủ thân răng và thân răng ngắn có dạng hình vuông, tỷ lệ chiều rộng/chiều dài >0,85 và chiều cao nướu sừng hóa >3-5 mm [6].

+ Phải có đủ 6 răng trước hàm trên, từ răng 13 đến 23 và các răng không có hình dạng bất thường.

- Tiêu chuẩn loại trừ: loại trừ những bệnh nhân:

+ Mang phục hình răng tháo lắp hay cố định.

+ Có phẫu thuật thẩm mỹ vùng hàm mặt trước đó.

+ Có chấn thương xương ổ răng và vùng răng trước hàm trên, không có các dị hình hàm mặt do bệnh lý hoặc do thói quen như khe hở môi vòm miệng, nang ống cửa, nang mũi khẩu, mút môi.

+ Sai lệch khớp cắn, răng lệch, nghiêng, trồi, xoay, không có khe hở giữa các răng.

+ Mòn răng.

+ Bệnh nhân có viêm nha chu chưa điều trị ổn định.

(3)

2.2. Phương pháp nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu hàng loạt ca lâm sàng.

- Cỡ mẫu nghiên cứu: 38 bệnh nhân

- Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện những bệnh nhân đến khám tại Khoa Răng Hàm Mặt thỏa tiêu chí chọn mẫu và đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Nội dung nghiên cứu

+ Biến số về đặc điểm của răng:

Chiều dài thân răng lâm sàng (CD), chiều rộng thân răng (CR), tỷ lệ chiều rộng/chiều dài (CR/CD): đo trên mẫu hàm thạch cao.

Chiều dài thân răng giải phẫu: đo trên phim chụp cắt lớp vi tính.

+ Biến số về mô nha chu:

Chiều cao nướu sừng hóa, chiều cao nướu rời, chiều cao nướu dính, chiều cao nướu lộ ra khi cười tối đa: đo trên lâm sàng.

Khoảng cách từ đường nối men xê măng đến mào xương ổ răng, bề dày xương ổ răng, bề dày mô nướu: đo trên phim chụp cắt lớp vi tính.

- Phương pháp thu thập số liệu: khám lâm sàng, đo đạc trên mẫu hàm thạch cao bằng thước kẹp điện tử, các răng được chụp và phân tích bằng phần mềm Galaxis của hệ thống máy chụp cắt lớp vi tính với chùm tia hình nón Sirona Galileos (Sirona Dental System, Đức).

- Xử lý thống kê: bằng phần mềm SPSS 18,0 và sử dụng kiểm định Mann-Whitney U, hệ số tương quan Spearman có ý nghĩa thống kê p<0,05.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu gồm 38 bệnh nhân có độ tuổi trung bình 23,89±2,49 cao nhất là 29 tuổi, thấp nhất là 18 tuổi, trong đó có 11 người nam chiếm 28,9% và 27 người nữ chiếm 71,1%.

3.2. Đặc điểm của răng

Bảng 1: Chiều dài thân răng lâm sàng và giải phẫu của nhóm răng trước hàm trên theo giới

Giới

Nhóm răng

Răng cửa giữa Răng cửa bên Răng nanh

Lâm sàng Giải phẫu Lâm sàng Giải phẫu Lâm sàng Giải phẫu Nam 8,30±1,10 10,38±0,83 7,32±0,97 9,15±0,72 8,26±0,83 9,79±0,68 Nữ 8,00±0,67 10,09±0,55 6,99±0,71 8,56±0,41 7,68±0,76 9,33±0,64 Tổng 8,09±0,82 10,17±0,65 7,09±0,79 8,94±0,53 7,84±0,81 9,47±0,68

p* 0,412 0,240 0,334 0,281 0,07 0,05

*Kiểm định Mann-Whitney U

- Nhóm răng trước bao gồm răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh có chiều dài lâm sàng lần lượt là 8,09±0,82; 7,09±0,79 và 7,84±0,81 và chiều dài giải phẫu lần lượt là 10,17±0,65; 8,94±0,53 và 9,47±0,68. Chiều dài thân răng lâm sàng và giải phẫu của 3 nhóm răng trước hàm trên ở nam đều lớn hơn so với nữ, có ý nghĩa thống kê ở nhóm răng nanh.

- Tỷ lệ chiều rộng/chiều dài thân răng lâm sàng ở nam so với nữ lần lượt ở răng cửa giữa là 1,04±0,12 và 1,07±0,08; răng cửa bên là 1,00±0,13 và 1,02±0,11; răng nanh là 1,00±0,07 và 1,04±0,08. Tuy nhiên sự khác biệt này cũng không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm nam và nữ.

Bảng 2: Tỷ lệ chiều rộng/ chiều dài thân răng lâm sàng nhóm răng trước hàm trên

Giới Nhóm răng

(4)

Răng cửa giữa Răng cửa bên Răng nanh

Nam 1,04±012 1,00±0,13 1,00±0,07

Nữ 1,07±0,08 1,02±0,11 1,04±0,08

Tổng 1,06±0,09 1,02±0,12 1,03±0,08

p* 0,427 0,680 0,088

*Kiểm định Mann-Whitney U

Giá trị trung bình của chiều rộng thân răng lâm sàng răng cửa giữa, răng cửa bên và răng nanh lần lượt là 8,49±0,44; 7,12±0,48; 8,0±8,02. Có mối tương quan về chiều dài thân răng giải phẫu của răng cửa bên và răng nanh được ước tính dựa trên tỷ lệ chuẩn và trên phim cắt lớp vi tính với chùm tia hình nón.

Bảng 3: Chiều dài thân răng giải phẫu ước tính và trên phim cắt lớp vi tính với chùm tia hình nón của nhóm răng trước

Răng Chiều rộng Chiều dài ước tính

Chiều dài trên phim

Sự chênh

lệch r

Răng cửa giữa 8,49±0.44 10,88±0,57 10,17±0,65 0,71±0,72 0,257 Răng cửa bên 7,12±0,48 9,12±0,62 8,94±0,53 0,18±0,81* 0,05

Răng nanh 8,02±0,42 10,28±0,54 9,47±0,68 0,81±0,55* 0,562 (r = tương quan Spearmans cho chiều dài thân răng giải phẫu ước tính và trên phim) 3.3. Đặc điểm của mô nha chu

Chiều cao của nướu lộ khi cười trung bình là 4,18±0,93mm, cao nhất là 6mm.

Chiều cao của nướu sừng hóa trung bình là 5,81±0,60mm và không có sự khác biệt giữa nam và nữ.

Bảng 4: Đặc điểm mô nha chu nhóm răng trước hàm trên

Mô nha chu Giới tính

Nam Nữ Tổng p*

Chiều cao nướu sừng hóa 5,80±0,63 5,81±0,56 5,81±0,60 0,975 Chiều cao nướu dính 4,32±0,61 4,29±0,62 4,30±0,93 0,756 Chiều cao nướu rời 1,48±0,45 1,52±0,42 1,51±0,42 0,800 Chiều cao nướu lộ khi cười 3,81±0,87 4,33±0,92 4,18±0,93 0,164

*Kiểm định Mann-Whitney U

Khoảng cách từ đường nối men xê măng và mào xương ổ răng trung bình <1,5mm ở cả 3 nhóm răng, răng cửa giữa là 1,32±0,64, răng cửa bên là 1,47±0,51 và răng nanh là 1,47±0,65. Bề dày xương ổ răng trung bình >1mm và 68,4% mẫu nghiên cứu (26 người) có bề dày mô nướu dày.

Bảng 5: Khoảng cách đường nối men xê măng - mào xương ổ răng và bề dày xương ổ răng trên phim chụp cắt lớp vi tính với chùm tia hình nón

Đặc điểm Nhóm răng

Răng cửa giữa Răng cửa bên Răng nanh Khoảng cách đường

nối men xê măng-

mào xương ổ răng 1,32±0,64 1,47±0,51 1,47±0,65

Bề dày xương ổ răng 1,04±0,23 1,07±0.24 1,26±0,43

(5)

IV. BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm của răng

Mọc răng thụ động không hoàn toàn gặp trên nhiều đối tượng lâm sàng nhất là nữ, chiếm 71,1% và trong độ tuổi trưởng thành (từ 18 đến 29 tuổi) vì nhóm đối tượng này quan tâm nhiều đến vấn đề thẩm mỹ. Chọn nhóm tuổi này do kích thước răng ít bị ảnh hưởng vì nếu bệnh nhân quá trẻ các răng cần nghiên cứu có thể mọc chưa hoàn toàn, còn nếu bệnh nhân quá lớn thì có sự mòn răng ở cạnh cắn và theo chiều gần xa ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả đo đạc

Các đối tượng trong mẫu nghiên cứu có chiều rộng thân răng tương đương với chiều rộng thân răng của người Việt có khớp cắn bình thường theo đề tài của Nguyễn Thị Hải Yến năm 2013, tuy nhiên chiều dài thân răng lâm sàng trên những răng mọc thụ động không hoàn toàn nhỏ hơn so với răng bình thường, đối với răng cửa giữa là 8,09 ; răng cửa bên là 7,09 và răng nanh là 7,84. Nguyên nhân của tình trạng này là do rối loạn trong giai đoạn mọc răng thụ động, nướu không di chuyển về phía chóp chân răng mà che phủ phần thân răng dẫn đến thân răng lâm sàng thấp hơn nhiều so với thân răng giải phẫu. Khi xét về yếu tố giới tính, các tác giả nhận xét có sự khác biệt về kích thước răng giữa nam và nữ, trong đó răng nam lớn hơn so với răng nữ. Trong nghiên cứu của chúng tôi kích thước răng ở nam lớn hơn nữ nhưng sự khác biệt này chỉ có ý nghĩa thống kê ở nhóm răng nanh.

Lý giải cho sự mâu thuẫn này chúng tôi cho cho rằng là có sự khác nhau về đặc điểm nhóm nghiên cứu và cỡ mẫu nghiên cứu. Trên phim chụp cắt lớp vi tính cho kết quả chiều dài thân răng giải phẫu của răng cửa giữa là 10,17; răng cửa bên là 8,94 và răng nanh là 9,47 kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Batista năm 2012 về chiều dài thân răng giải phẫu và thân răng lâm sàng, răng cửa giữa là 9,24 so với 6,94; răng cửa bên là 7,64 so với 5,64 và răng nanh là 8,64 so với 6,90. Điều này dẫn đến tỷ lệ chiều rộng/chiều dài thân răng lâm sàng sẽ lớn hơn so với tỷ lệ chuẩn. Năm 1999, Sterrett đã đề xuất sử dụng tỷ lệ chiều rộng/chiều dài thân răng lâm sàng để ước tính chiều dài thân răng giải phẫu. Nhưng phương pháp này trong mẫu nghiên cứu thì không chính xác vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan như dân số, địa lý. Sử dụng chụp cắt lớp vi tính với chùm tia hình nón cho phép chẩn đoán chính xác chiều dài thân răng giải phẫu và sự giảm giữa khoảng cách đường nối men xê măng và mào xương ổ răng. Một số tác giả kết hợp việc điều chỉnh xương ổ răng là một phần trong quá trình phẫu thuật làm dài thân răng lâm sàng. Nhưng trên thực tế chúng ta chỉ nên điều chỉnh xương ổ răng trong trường hơp khoảng cách từ đường nối men xe măng đến mào xương ổ răng <1,5mm.

4.2. Đặc điểm mô nha chu

Bệnh nhân thường đến vì than phiền chính là nụ cười lộ nướu quá mức, tỷ lệ cười lộ nướu quá mức chiếm 36,3% và tỷ lệ đối tượng có nhu cầu điều trị lớn (88,2%) theo nghiên cứu của Lê Quang Vinh, năm 2015 về cười lộ nướu trong độ tuổi 20-25. Trong mẫu nghiên cứu, chiều cao nướu lộ khi cười tối đa trung bình là 4,18mm trong đó cao nhất là 6mm. Mọc răng thụ động không hoàn toàn là một trong những nguyên nhân gây ra cười lộ nướu với phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật cắt nướu hay tạo vạt di chuyển về phía chóp có điều chỉnh xương ổ răng. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào chiều cao của nướu sừng hóa và khoảng cách từ đường nối men xê măng đến mào xương ổ răng. Phẫu thuật cắt nướu nên được lên kế hoạch cụ thể để tránh trường hợp lọai bỏ ít hoặc nhiều mô nướu. Điều chỉnh xương ổ răng phụ thuộc vào khoảng cách đường nối men

(6)

xê măng đến mào xương ổ răng khi khoảng cách này nhỏ hơn 1,5mm. Kết quả thành công của phẫu thuật phụ thuộc vào mối liên quan giữa mô nướu và mô xương. Chẩn đoán và điều trị mọc răng thụ động không hoàn toàn nên dựa trên lâm sàng và đánh giá X quang.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các đối tượng có chiều cao nướu sừng hóa lớn, trung bình 5,73 và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ và phương pháp được lựa chọn là phẫu thuật cắt nướu. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Batista năm 2012 trên 84 răng mọc thụ động không hoàn toàn. 68,4% đối tượng có mô nướu dày, và bề dày xương ổ răng trung bình >1mm là một trong những yếu tố thuận lợi cho quá trình phẫu thuật. Kết quả đo chiều cao xương ổ răng chính xác hơn ở vùng xương dày so với xương mỏng. Để phòng ngừa tổn thương xung quanh răng cần phải cẩn thận để tránh bộc lộ dây chằng nha chu sau khi điều chỉnh xương ổ răng.

KẾT LUẬN

Đặc điểm răng: chiều dài thân răng lâm sàng và giải phẫu ở nam lớn hơn nữ, sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê. Dựa vào chiều rộng thân răng có thể ước tính được chiều dài thân răng giải phẫu, có mối tương quan giữa chiều dài ước tính và trên phim chụp cắt lớp vi tính với chùm tia hình nón ở nhóm răng cửa bên và răng nanh.

Đặc điểm mô nha chu: chiều cao nướu sừng hóa trung bình là 5,81mm với đặc điểm mô nướu dày chiếm ưu thế (68,4%), bề dày mô xương ổ răng >1mm và khoảng cách đường nối men xê măng đến mào xương ổ răng trung bình <1,5mm.

Việc khám lâm sàng toàn diện kết hợp với chụp cắt lớp vi tính với chùm tia hình nón cho bác sĩ răng hàm mặt một chẩn đoán chính xác về phân loại mọc răng thụ động và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Trong đó, nguyên tắc điều trị là tái lập lại khoảng sinh học thích hợp, trả lại sự tương quan giữa mô nướu, mô răng và mô xương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Giao Hòa (2009), Phẫu thuật tạo hình nha chu, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.105-110.

2. Lê Quang Vinh (2015), Đánh giá tỉ lệ cười hở lợi và các yếu tố liên quan ở nhóm sinh viên Răng Hàm Mặt độ tuổi 20-25, Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Hải Yến (2013), Tỉ số kích thước răng ở người Việt có khớp cắn bình thường, Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Võ Thị Hoàng Yến và Phạm Tín Hiển (2015), "Phẫu thuật làm dài thân răng lâm sàng trong điều trị cười lộ nướu", Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học (2010-2015), Nhà xuất bản Y học.

5. Batista Jr. EL., Moreira CC. Batista FC. (2012), "Altered passive eruption diagnosis and treatment: a cone beam computed tomography-based reappraisal of the condition", Journal of Clinical Periodontol, 39 (11), pp. 1089-1096.

6. Coslet JG., Vanarsdall R. & Weisgold A. (1977), "Diagnosis and classification of delayed passive eruption of the dentogingival junction in the adult", Alpha Omegan. 70 (3), pp. 24-28.

7. Marian S. Ragghianti Zangrando (2016), " Altered Active and Passive Eruption: A Modified Classification", Clinical Advances in Periodontics, pp. 1-28.

8. Nart J., Carrio N. & Valles C. (2014), "Prevalence of altered passive eruption in orthodontically treated and untreated patients", Journal of Periodontology. 85, pp. 348-353.

9. Robert P. Pulliam, Daniel Melker (2002), "Altered Passive Eruption: Diagnosis and Treatment", Chairside Magazine. 42(2), pp. 47-56.

(7)

10. Sterrett J D., Olive T., Robinson F., Fortson W., Knaak B. & Russell C. M., (1999),

"Width/ length ratios of normal clinical crowns of the maxillary anterior dentition in man", Journal of Clinical Periodontology, 26, pp. 153-157.

11. Silva CO. (2015), “Aesthetic crown lengthening: periodontal and patient-centred outcomes”, Journal Clinical Periodontol, 42, pp. 1126-1134.

(Ngày nhận bài: 02/07/2019- Ngày duyệt đăng: 12/08/2019)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Một số yêu cầu chung khi cập nhật dữ liệu địa danh chuẩn hóa phần đất liền Việt nam vào cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1/50.000 Qua khảo sát thực tế trên dữ liệu, một số yêu cầu chung

161 Đối với 4 giai đoạn của việc tổ chức dạy học giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh, chúng tôi cụ thể hóa các thí nghiệm để tổ chức dạy học và cách tiến

Nămlà,cụ thểhóa việchợptáctrong đầutư công và đầu tư FD1đối với sân xuất, kinh doanh sản phẩm quốc gia chủ lực xuất khẩu bằnghĩnhthức cụm tương hổ cluster đúng chu trình chuỗi giá trị,

Tiên phong xây dựng hệ sinh thái tài chính - bảo hiểm số, Eshop - đáp ứng nhu cầu bảo hiểm, tài chính, ngân hàng bền vững Thể hiện tinh thần tiên phong trong chuyển dịch số của một Tập

Kết quả xác định giá trị MIC và MBC của các cao chiết thảo dược Kết quả khảo sát khả năng kháng khuẩn của các cao chiết thảo dược ở điều kiện in vitro, chúng tôi xác định được cao

Trong [5], Clark đã sử dụng Bổ đề Thue đó là một kết quả về đồng dư thức, kí hiệu Legendre và luật thuận nghịch về thặng dư bậc2để đưa ra điều kiện cần cho một số nguyên tố biểu diễn

Do đó, trong dạy học chủ đề Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính, cụ thể là dạy học lập trình, các trường phổ thông được lựa chọn ngôn ngữ lập trình để dạy học, trên cơ sở đảm

Với mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tác động tới thu hút FDI vào Việt Nam kể từ khi mở cửa nền kinh tế cho đến nay, nghiên cứu sử dụng mô hình ARDL để xem xét mối quan hệ