• Không có kết quả nào được tìm thấy

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỪA CÂN, BÉO PHÌ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE NĂM 2018

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỪA CÂN, BÉO PHÌ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE NĂM 2018"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỪA CÂN, BÉO PHÌ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ BẾN

TRE, TỈNH BẾN TRE NĂM 2018

Phạm Thị Kim Hồng*1, Phạm Thị Tâm2 1. Trung tâm Y tế thành phố Bến Tre,

2.Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

*Email: hongpham39@gmail.com TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Thừa cân, béo phì ở trẻ em là những vấn đề y tế công cộng mang tính toàn cầu, đang đe dọa đến khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản ở nhiều quốc gia. Số trẻ em bị ảnh hưởng đang tăng lên ở mức báo động. Mục tiêu nghiên cứu: (1) xác định tỷ lệ thừa cân, béo phì và (2) tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì ở học sinh tại các trường tiểu học thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre năm 2018. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, 731 học sinh từ 6 đến 10 tuổi và phụ huynh các em học sinh được chọn. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8/2018 đến tháng 8/2019.

Kết quả: Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh là 36,8%, trong đó thừa cân là 18,5% và béo phì là 18,3%. Phân tích đa biến cho thấy các yếu tố liên quan đến TC-BP bao gồm: học sinh nam với OR (KTC 95%): 1,51 (1,09-2,09), học sinh nội thành với OR (KTC 95%): 1,56 (1,11-2,21), con đầu với OR (KTC 95%): 1,57 (1,09-2,25), cha có học vấn trên cấp 2 với OR (KTC 95%): 1,63 (1,10- 2,41), cha TC-BP với OR (KTC 95%): 1,73 (1,15-2,59), mẹ TC-BP với OR (KTC 95%): 1,73 (1,04-2,89), cân nặng sơ sinh > 3,5 kg với OR (KTC 95%): 1,53 (1,02-2,29), ăn nhiều bữa / ngày OR (KTC 95%): 1,41 (1,00-1,99), háu ăn với OR (KTC 95%): 4,28 (2,53-7,22). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết luận: Tỷ lệ thừa cân, béo phì trong quần thể nghiên cứu tương đối cao. Cần có giải pháp để khống chế sự gia tăng thừa cân, béo phì.

Từ khoá: Thừa cân, béo phì, học sinh tiểu học.

ASBSTRACT

RESEARCH OVERWEIGHT, OBESITY AND ITS RELATED FACTORS OF STUDENTS AT PRIMARY SCHOOLS IN BEN TRE CITY,

BEN TRE PROVINCE IN 2018

Pham Thi Kim Hong1, Pham Thi Tam2 1.BenTre city Health Center 2. Cantho University of Medicine and Pharmacy Background: Being overweight and obese in adolescence are significant global public health issues which threaten the viability of basic healthcare delivery in many countries. The number of affected adolescents is growing at an alarming rate. Objectives: to determine prevalence of overweight, obesity; (2) to find out its associated factors of students at primary schools in Ben Tre city, Ben Tre province in 2018. Materials and Methods: Descriptive cross- sectional, 731 pupils from 6 to 10 years old and their parents. The implementation period was from August 2018 to August 2019. Results: The prevalence of overweight and obesity in childrens is 36.8%, which is 18.5% overweight and 18.3% obesity. Multivariate analysis showed risk factors of overweight and obesity: male OR (KTC 95%): 1,51 (1,09-2,09), urban children OR (KTC 95%):

1,56 (1,11-2,21), first children OR (KTC 95%): 1,57 (1,09-2,25), paternal educational status higher secondary school OR (KTC 95%): 1,63 (1,10-2,41), paternal overweight-obesity OR (KTC 95%): 1,73 (1,15-2,59), maternal overweight-obesity OR (KTC 95%): 1,73 (1,04-2,89), birth weight over 3,5 kg với OR (KTC 95%): 1,53 (1,02-2,29), eat a lot of meals a day OR (KTC 95%):

1,41 (1,00-1,99), glutton OR (KTC 95%): 4,28 (2,53-7,22). The difference was statistically

(2)

significant with p <0.05. Conclusion: The prevalence of overweight and obesity in the study population was relatively high. There should be solutions to control the increase in overweight and obesity.

Keywords: Overweight, obesity, pupils.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thừa cân, béo phì (TC-BP) ở trẻ em là những vấn đề y tế công cộng mang tính toàn cầu, đang đe dọa đến khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản ở nhiều quốc gia. Số trẻ em bị ảnh hưởng đang tăng lên ở mức báo động [8]. Trong 35 năm qua, đã có sự gia tăng gần 50% số trẻ em béo phì trên toàn thế giới. Bệnh béo phì ở trẻ em có liên quan đến việc gia tăng bệnh tim mạch và tỷ lệ tử vong ở tuổi trưởng thành [9]. Việc phát hiện và điều trị sớm bệnh béo phì ở trẻ em là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tật cũng như chi phí chăm sóc sức khỏe sau này [10]. Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu được thực hiện tại các thành phố lớn cho thấy tỷ lệ TC-BP ở học sinh tiểu học tương đối cao, cụ thể, tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 là 38,5% [2], tại Hà Nội năm 2013 là 39,3% [1], tại Cần Thơ năm 2012 là 29,3% [3]. Thành phố Bến Tre là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Bến Tre, hướng tới xây dựng đô thị loại II năm 2019. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, tốc độ đô thị hóa, sự thay đổi lối sống làm tỷ lệ TC-BP tăng lên một cách nhanh chóng, đặc biệt là ở học sinh tiểu học. Từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài

“Nghiên cứu tình hình thừa cân, béo phì và các yếu tố liên quan ở học sinh tại các trường tiểu học thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre năm 2018”.

1. Xác định tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tại các trường tiểu học thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre năm 2018.

2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì ở học sinh tại các trường tiểu học thành phố Bến Tre, tỉnh BếnTre năm 2018.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và thời gian nghiên cứu

Tiêu chuẩn chọn mẫu:

Học sinh 6 - 10 tuổi đang học tại các trường tiểu học thành phố Bến Tre. Cha, mẹ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng các học sinh được chọn lựa.

Tiêu chuẩn loại trừ: Đối tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu, vắng mặt trong thời gian điều tra, học sinh mắc các bệnh gây phù làm tăng trọng lượng cơ thể như gan, thận, tim mạch, học sinh không thể thu thập được các chỉ số nhân trắc: gù, vẹo cột sống, đoạn chi

Thời gian nghiên cứu: từ 8/2018 đến tháng 8/2019.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.

Cỡ mẫu được tính bằng công thức ước lượng một tỷ lệ:

𝑛 =𝑍1−𝛼/22 . 𝑝(1 − 𝑝) 𝑑2 . 𝐶

Theo nghiên cứu của Trần Thị Minh Hạnh năm 2012 tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ TC-BP ở học sinh tiểu học là 38,5% [2] vậy p = 0,385, với độ tin cậy 95%

và sai số cho phép 5% (d=0,05), hệ số thiết kế bằng 2, cỡ mẫu tính được là 728. Để dự trù hao hụt mất mẫu, chúng tôi chọn 25 học sinh ở mỗi lớp với tất cả 30 lớp. Sau quá trình thu thập số liệu, bỏ qua các mẫu không đầy đủ thông tin, chúng tôi còn lại 731 mẫu được đưa

(3)

vào nghiên cứu. Chọn mẫu được thực hiện qua nhiều giai đoạn bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, bao gồm chọn 3 trường ở phường và 3 trường ở xã. Tại mỗi trường chọn 1 lớp cho mỗi khối. Tại mỗi lớp chọn ngẫu nhiên 25 học sinh.

Nội dung nghiên cứu tình trạng thừa cân, béo phì và các yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì ở học sinh từ 6 đến 10 tuổi.

Thông tin về chiều cao, cân nặng của học sinh được thu thập bằng cách trực tiếp cân và đo tại nơi mà học sinh đang theo học. Các thông tin khác được thu thập thông qua bộ câu hỏi soạn sẳn phát cho phụ huynh tự điền. Đánh giá TC-BP dựa vào BMI theo tuổi và giới so với quần thể tham chiếu của WHO (2007).

Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 18.0. Kiểm định mối liên quan giữa TC-BP và các yếu tố nghiên cứu bằng phép kiểm chi bình phương. Phân tích đa biến bằng hồi quy logistic với tất cả các biến số có p ≤ 0,1. Đo lường mức độ liên quan bằng OR (KTC 95%) ở mức ý nghĩa thống kê < 0,05.

III. KẾT QUẢ

3.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

Bảng 1. Phân bố học sinh theo tuổi, giới và dân tộc (n=731)

Đặc điểm Tần số %

Nam 336 46,0

Nữ 395 54,0

Dân tộc Kinh 726 99,3

Khác 5 0,7

Tuổi

6 176 24,1

7 145 19,8

8 150 20,5

9 144 19,7

10 116 15,9

Nhận xét: Học sinh nữ (54,0%) nhiều hơn học sinh nam (46,0%). Học sinh là dân tộc Kinh chiếm đa số (99,3%). Học sinh 6 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (24,1%), thấp nhất là 10 tuổi (15,9%), học sinh từ 7 đến 9 tuổi chiếm tỷ lệ tương đương nhau.

3.2. Tình hình thừa cân, béo phì ở học sinh Bảng 2. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh (n=731)

Đặc điểm Tần số % % cộng gộp

Không TC-BP 462 63,2 63,2

Thừa cân 135 18,5

36,8

Béo phì 134 18,3

Nhận xét: Tỷ lệ TC-BP là 36,8%, trong đó tỷ lệ thừa cân là 18,5% và tỷ lệ béo phì là 18,3%.

Bảng 3. Phân bố thừa cân, béo phì theo giới tính (n = 731)

Biến số TC-BP OR

(KTC 95%) p

Không

Giới tính

Nam 141

42,0%

195

58,0% 1,51

(1,12 – 2,04) 0,008

Nữ 128

32,4%

267 67,6%

(4)

Nhận xét: Nam TC-BP cao hơn nữ 1,51 lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

3.3 Mối liên quan giữa thừa cân, béo phì với các yếu tố nghiên cứu

Bảng 4. Mối liên quan giữa TC-BP với khu vực địa lý, thứ tự con, học vấn cha (n = 731)

Biến số TC-BP OR

(KTC95%) p

Không

Khu vực địa lý

Nội thành 158 43,3%

207

56,7% 1,75

(1,29 – 2,37) <0,001 Ngoại thành 111

30,3%

255 69,7%

Thứ tự con

Con đầu 191

40,3%

283

59,7% 1,55

(1,12-2,14) 0,008

Con thứ 78

30,4%

179 69,6%

Học vấn cha

> Cấp 2 185 43,1%

244

56,9% 1,97

(1,44-2,69) <0,001

≤ Cấp 2 84

27,8%

218 72,2%

Nhận xét: Học sinh nội thành TC-BP cao hơn 1,75 lần học sinh ngoại thành với p <

0,001. Học sinh là con đầu TC-BP cao hơn 1,55 lần học sinh là con thứ với p < 0,05. Học sinh có cha học vấn > cấp 2 TC-BP cao hơn 1,97 lần học sinh có cha học vấn ≤ cấp 2 với p < 0,001.

Bảng 5. Mối liên quan giữa TC-BP với TC-BP của cha/mẹ (n = 731)

Đặc điểm TC-BP OR

(KTC 95%) p

Không TC-BP của cha

Không

70 50,0%

199 33,7%

70 50,0%

392 66,3%

1,97

(1,36-2,86) <0,001

TC-BP của mẹ

Không

42 51,9%

227 34,9%

39 48,1%

423 65,1%

2,01

(1,26-3,19) 0,003 TC-BP của cha mẹ

Cha và mẹ TC-BP Cha hoặc mẹ TC-BP Cha và mẹ không TC-BP

15 62,5%

82 47,4%

172 32,2%

9 37,5%

91 52,6%

362 67,8%

3,51 (1,51-8,18)

1,89 (1,34-2,69)

1

0,004

<0,001

- Nhận xét: Học sinh có cha TC-BP có nguy cơ TC-BP cao hơn 1,97 lần học sinh có cha không TC-BP với p < 0,001. Học sinh có mẹ TC-BP có nguy cơ TC-BP cao hơn 2,01 lần học sinh có mẹ không TC-BP với p < 0,05. Học sinh có cha và mẹ TC-BP có nguy cơ TC-BP cao hơn 3,51 lần học sinh có cha và mẹ không TC-BP với p < 0,05. Học sinh có

(5)

cha hoặc mẹ bị TC-BP có nguy cơ TC-BP cao hơn 1,89 lần học sinh có cha và mẹ không TC-BP với p < 0,001.

Bảng 6. Mối liên quan giữa TC-BP với cân nặng sơ sinh (n = 731)

Biến số TC-BP OR

(KTC 95%) p

Không

Cân nặng sơ sinh

> 3,5kg 65 47,4%

72

52,6% 1,73

(1,19-2,51) 0,004

≤ 3,5kg 204

34,3%

390 65,7%

Nhận xét: Học sinh có cân nặng sơ sinh > 3,5 kg TC-BP cao hơn 1,73 lần học sinh có cân nặng sơ sinh ≤ 3,5kg, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 7. Mối liên quan giữa TC-BP với ăn nhiều bữa trong ngày (n = 731)

Đặc điểm TCBP OR

(KTC 95%) p Không

Ăn nhiều bữa trong ngày Có (≥ 4 bữa/ ngày) Không (≤ 3 bữa/ ngày)

105 42,7%

164 33,8%

141 57,3%

321 66,2%

1,46

(1,06-1,99) 0,019 Háu ăn (ăn nhiều và nhanh)

Không

57 68,7%

212 32,7%

26 31,3%

436 67,3%

4,51

(2,76-7,37) < 0,001

Nhận xét: Học sinh ăn nhiều bữa trong ngày TC-BP cao hơn 1,46 lần học sinh không ăn nhiều bữa trong ngày với p < 0,05. Học sinh háu ăn TC-BP cao hơn 4,51 lần học sinh không háu ăn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

Bảng 8. Kết quả phân tích đa biến liên quan thừa cân, béo phì (n = 731)

Yếu tố Đơn vị Đơn biến Đa biến

OR (KTC 95%) p OR (KTC 95%) p Giới tính Nam

Nữ

1,51

(1,12-2,04) 0,008 1,51

(1,09-2,09) 0,014 Khu vực địa lý Nội thành

Ngoại thành

1,75

(1,29-2,37) <0,001 1,56

(1,11-2,21) 0,011 Thứ tự con Con đầu

Con thứ

1,55

(1,12-2,14) 0,008 1,57

(1,09-2,25) 0,015 Học vấn cha > cấp 2

≤ cấp 2

1,97

(1,44-2,69) <0,001 1,63

(1,10-2,41) 0,015 TC-BP cha

Không

1,97

(1,36-2,86) <0,001 1,73

(1,15-2,59) 0,008

TC-BP mẹ

Không

2,01

(1,26-3,19) 0,003 1,73

(1,04-2,89) 0,036 Cân nặng sơ sinh > 3,5 kg

≤ 3,5 kg

1,73

(1,19-2,51) 0,004 1,53

(1,02-2,29) 0,040 Ăn nhiều bữa (≥4

bữa/ ngày)

Không

1,46

(1,06-1,99) 0,019 1,41

(1,00-1,99) 0,049

(6)

Yếu tố Đơn vị Đơn biến Đa biến OR (KTC 95%) p OR (KTC 95%) p Háu ăn (ăn nhanh

và nhiều)

Không

4,51

(2,76-7,37) <0,001 4,28

(2,53-7,22) <0,001 Nhận xét: Kết quả phân tích đa biến cho thấy các yếu tố liên quan đến TC-BP bao gồm: học sinh nam với OR (KTC 95%): 1,51 (1,09-2,09), học sinh nội thành với OR (KTC 95%): 1,56 (1,11-2,21), con đầu với OR (KTC 95%): 1,57 (1,09-2,25), cha có học vấn trên cấp 2 với OR (KTC 95%): 1,63 (1,10-2,41), cha TC-BP với OR (KTC 95%): 1,73 (1,15-2,59), mẹ TC-BP với OR (KTC 95%): 1,73 (1,04-2,89), cân nặng sơ sinh > 3,5 kg với OR (KTC 95%): 1,53 (1,02-2,29), ăn nhiều bữa trong ngày OR (KTC 95%): 1,41 (1,00-1,99), háu ăn với OR (KTC 95%): 4,28 (2,53-7,22). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

IV. BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

Qua nghiên cứu 731 học sinh 6 – 10 tuổi đang học tại thành phố Bến Tre, chúng tôi nhận thấy học sinh nam chiếm 46,0%, dân tộc Kinh chiếm 99,3%, học sinh 6 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (24,1%), học sinh 10 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (15,9%). Như vậy, mẫu nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với cơ cấu giới tính, dân tộc, tuổi của học sinh thành phố Bến Tre, mang tính đại diện cao cho dân số nghiên cứu trong lứa tuổi từ 6 đến 10.

4.2 Tình hình thừa cân, béo phì ở học sinh

Kết quả nghiên cứu tại 6 trường tiểu học trên địa bàn thành phố Bến Tre cho tỷ lệ TC-BP là 36,8%, trong đó thừa cân là 18,5% và béo phì là 18,3%. Học sinh nam có nguy cơ TC-BP cao hơn 1,51 lần học sinh nữ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,008.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu của Trần Thị Minh Hạnh năm 2012 [2], Quách Thiện Khiêm [3], Diệp Hữu Thọ [6], Lâm Hoàng Phương [4]. Các nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ TC-BP ở học sinh nam cao hơn học sinh nữ có ý nghĩa thống kê. Có thể thấy giới tính là một yếu tố liên quan chặt chẽ đến tình trạng TC-BP. Kết quả này có thể được lý giải một phần do quan niệm về giới. Trẻ nam được cho là phải cao to, mập mạp thì mới khỏe mạnh, còn trẻ nữ phải thon gọn mảnh mai mới đẹp nên trẻ nam được ăn uống thoải mái hơn trẻ nữ. Bên cạnh đó, trẻ nữ được cho là ngoài việc học còn phải biết làm việc nhà phụ giúp bố mẹ nên vận động nhiều hơn, trẻ nam thì ít khi làm việc nhà. Thứ hai, sự khác biệt trên có thể lý giải do tính cách khác nhau giữa trẻ nam và trẻ nữ, trẻ nam thường có thói quen ăn nhanh hơn, trẻ nữ thì thường ăn chậm, từ tốn.

4.3 Các yếu tố nguy cơ có liên quan đến thừa cân – béo phì Khu vực địa lý

Theo nghiên cứu của chúng tôi, học sinh nội thành có nguy cơ TC-BP cao hơn 1,75 lần học sinh ngoại thành, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Kết quả của chúng tôi cũng tương đồng với tác giả Trần Thị Minh Hạnh năm 2012 khi cho rằng khu vực nội thành có tỷ lệ TC-BP cao gấp 2,3 lần so với khu vực ngoại thành [2]. Điều này có thể lý giải do nội thành là khu vực trung tâm nên có mức sống cao hơn ngoại thành, trẻ được chăm sóc, ăn uống đầy đủ hơn, bên cạnh đó, nội thành cũng là nơi tập trung nhiều

(7)

dịch vụ ăn uống với các loại thức ăn chứa nhiều năng lượng như gà rán, pizza... nên tỷ lệ TC-BP cao hơn.

Thứ tự con trong gia đình

Theo nghiên cứu của chúng tôi, học sinh là con đầu có nguy cơ TC-BP cao hơn 1,55 lần học sinh là con thứ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,008. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Quách Thiện Khiêm [3]. Có thể thấy con đầu lòng thường được các bậc phụ huynh quan tâm, chiều chuộng nhiều hơn vì đó là đứa con đầu tiên họ có. Vì vậy nên tỷ lệ TC-BP ở nhóm này cao hơn so với nhóm con thứ.

Trình độ học vấn của cha

Nghiên cứu của chúng tôi đưa ra kết quả rằng học sinh có cha học trên cấp 2 có nguy cơ TC-BP cao hơn 1,97 lần học sinh có cha học từ cấp 2 trở xuống với p < 0,001.

Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Lâm Hoàng Phương [4]. Sự khác biệt về tỷ lệ TC-BP giữa học sinh có cha học trên cấp 2 và học sinh có cha học từ cấp 2 trở xuống có thể lý giải là do những phụ huynh có học vấn cao thường có thu nhập cao hơn, có điều kiện chăm sóc con cái hơn nên trẻ dễ bị TC-BP hơn.

Tình trạng thừa cân – béo phì của cha và mẹ

Trong nghiên cứu của chúng tôi, học sinh có cha TC-BP có nguy cơ TC-BP cao hơn 1,97 lần học sinh có cha không TC-BP. Học sinh có mẹ TC-BP có nguy cơ TC-BP cao hơn 2,01 lần học sinh có mẹ không TC-BP. Các sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Diệp Hữu Thọ, những trẻ có cha TC-BP có nguy cơ TC-BP cao gấp 1,5 lần học sinh có cha không TC-BP với p < 0,05 [6].

Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Minh Phương, theo đó, học sinh có mẹ TC-BP có nguy cơ TC-BP cao hơn 2,3 lần học sinh có mẹ không TC-BP (p < 0,05) [5].

Nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy học sinh có cả cha và mẹ TC-BP có nguy cơ TC-BP cao hơn 3,51 lần học sinh có cha và mẹ không TC-BP, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,004. Học sinh có cha hoặc mẹ TC-BP có nguy cơ TC-BP cao hơn 1,89 lần học sinh có cha và mẹ không TC-BP, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trịnh Thị Thanh Thủy, nếu cả cha và mẹ đều TC-BP thì con TC-BP cao gấp 3,2 lần, nếu cha hoặc mẹ TC-BP thì con bị TC-BP cao gấp 2,5 lần so với cha và mẹ không TC-BP [7]. Có thể thấy TC-BP của trẻ có liên quan chặt chẽ đến tình trạng TC-BP của cha mẹ. Chúng ta có thể đặt giả thuyết là TC-BP là một yếu tố di truyền, ngoài ra, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, thói quen sinh hoạt trong cùng một gia đình đã góp phần ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

Cân nặng sơ sinh của trẻ

Trong nghiên cứu của chúng tôi, học sinh có cân nặng sơ sinh > 3,5 kg có nguy cơ TC-BP cao hơn học sinh có cân nặng sơ sinh ≤ 3,5 kg 1,73 lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,004. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Minh Phương, trẻ có cân nặng sơ sinh > 3,5 kg TC-BP cao hơn 2,2 lần trẻ có cân nặng sơ sinh ≤ 3,5 kg (p

< 0,001) [5].

Ăn nhiều bữa trong ngày

Nghiên cứu của chúng tôi đưa ra kết quả học sinh ăn trên 3 bữa/ ngày có nguy cơ TC-BP cao hơn 1,46 lần học sinh ăn từ 3 bữa/ngày trở xuống, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,019. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Quách Thiện Khiêm, những trẻ ăn trên 3 bữa/ngày có nguy cơ TC-BP cao gấp 1,6 lần so với những trẻ ăn từ 3

(8)

bữa/ngày trở xuống với p = 0,045 [3]. Những trẻ ăn nhiều bữa trong ngày có nguy cơ tích tụ nhiều năng lượng, gây ra bệnh TC-BP.

Háu ăn

Theo nghiên cứu của chúng tôi, trẻ háu ăn có nguy cơ TC-BP cao hơn 4,51 lần trẻ không háu ăn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của Diệp Hữu Thọ với OR = 3,7 [6], nghiên cứu của Nguyễn Minh Phương với OR = 5,9 [5]. Kết quả này có thể giải thích do những trẻ ăn nhanh và nhiều khiến cho lượng năng lượng đưa vào cơ thể không được sử dụng hết dẫn đến tích tụ năng lượng, hình thành lớp mỡ dưới da và dẫn đến TC-BP.

Phân tích đa biến liên quan thừa cân, béo phì

Kết quả phân tích đa biến cho thấy học sinh nội thành TC-BP cao hơn 1,56 lần học sinh ngoại thành, học sinh nam TC-BP cao hơn 1,51 lần học sinh nữ, con đầu TC-BP cao hơn 1,57 lần con thứ, học sinh có cha học vấn trên cấp 2 TC-BP cao hơn 1,63 lần học sinh có cha học vấn từ cấp 2 trở xuống, học sinh có cha TC-BP có nguy cơ TC-BP cao hơn 1,73 lần học sinh có cha không TC-BP, học sinh có mẹ TC-BP có nguy cơ TC-BP cao hơn 1,73 lần học sinh có mẹ không TC-BP, học sinh có cân nặng sơ sinh > 3,5 kg TC-BP cao hơn 1,53 lần học sinh có cân nặng sơ sinh ≤ 3,5 kg, học sinh ăn nhiều bữa trong ngày TC- BP cao hơn 1,41 lần học sinh không ăn nhiều bữa trong ngày, học sinh háu ăn TC-BP cao hơn 4,28 lần học sinh không háu ăn. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

V. KẾT LUẬN

Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh từ 6 đến 10 tuổi tại thành phố Bến Tre năm 2018 là 36,8%, trong đó thừa cân là 18,5% và béo phì là 18,3%. Các yếu tố liên quan đến TC- BP của học sinh bao gồm: giới nam, học sinh nội thành, con đầu, cha có học vấn trên cấp 2, cha/ mẹ TC-BP, cân nặng sơ sinh trên 3,5kg, ăn nhiều bữa trong ngày, háu ăn. Tỷ lệ thừa cân, béo phì trong quần thể nghiên cứu tương đối cao, cần có giải pháp để khống chế sự gia tăng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Đức Hạnh (2015), "Thực trạng thừa cân béo phì của học sinh tiểu học trên địa bàn Hà Nội năm 2013", Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXV, số 4 (164), tr40.

2. Trần Thị Minh Hạnh (2012), "Tình trạng dinh dưỡng học sinh tiểu học thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 8(3).

3. Quách Thiện Khiêm (2013), Nghiên cứu tình trạng béo phì và một số yếu tố nguy cơ ở học sinh 6 - 10 tuổi đang học tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2012, Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng, Trường Đại học Y dược Cần Thơ.

4. Lâm Hoàng Phương (2018), Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả can thiệp thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học tại thành phố Sóc Trăng năm 2017 – 2018, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y dược Cần Thơ.

5. Nguyễn Minh Phương (2015), “Nghiên cứu tình trạng thừa cân, béo phì và các yếu tố liên quan của học sinh từ 6 đến 10 tuổi ở các trường tiểu học tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2014”, Tạp chí Y dược học Cần Thơ, số 1, tr. 102 – 108.

6. Diệp Hữu Thọ (2017), Nghiên cứu tình trạng thừa cân, béo phì và các yếu tố liên quan của học sinh tiểu học tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2016, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Y học dự phòng, Trường Đại học Y dược Cần Thơ.

(9)

7. Trịnh Thị Thanh Thủy (2011), “Nghiên cứu tình trạng thừa cân béo phì và một số yếu tố nguy cơ ở học sinh 6 – 11 tuổi tại quận Đống Đa”, Tạp chí y học thực hành, 774 (7), tr.

129 – 133.

8. Alkhawaldeh A. & et al (2017), "Behavioural approaches to treating overweight and obesity in adolescents", Nurs Child Young People, 29(9), p. 44 - 46.

9. Lund MT. & et al (2017), "Cardiovascular changes in childhood obesity", Ugeskr Laeger.

10. Verrotti A & et al (2014), “Childhood obesity: prevention and strategies of intervention.

A systematic review of school-based interventions in primary schools”, J Endocrinol Invest, 37(12), p.1155 – 1164.

(Ngày nhận bài: 15/07/2019- Ngày duyệt đăng: 04/08/2019)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan