• Không có kết quả nào được tìm thấy

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC,

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "KHẢO SÁT THỰC TRẠNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC, "

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC,

TỈNH AN GIANG NĂM 2018

Lâm Sơn Hải1*, Dương Phúc Lam2 1. Trung Tâm Y tế thành phố Châu Đốc

2. Trường Đại học Y dược Cần Thơ *Email:lshai.yhdp35@gmail.com

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Hiện nay, béo phì đang gia tăng nhanh chóng và trở thành dịch bệnh, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, ung thư... và ảnh hưởng nặng nề về tâm lý, xã hội. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long chưa có nhiều nghiên cứu về vần đề này ở lứa tuổi vị thành niên. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ thừa cân, béo phì và các yếu tố liên quan của học sinh trung học cơ sở tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang năm 2018. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 500 học sinh bằng cách đo cân nặng, chiều cao, phỏng vấn học sinh trực tiếp tại trường. Kết quả: Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ 11-14 tuổi là 21,6%, trong đó thừa cân là 9,8% và béo phì là 11,8%. Tỷ lệ này ở học sinh nam (27,5%) cao hơn học sinh nữ (15,1%). Các yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì của trẻ: trẻ là con đầu, con một; thu nhập bình quân/người/tháng >3 triệu VNĐ; trẻ ăn tối trước khi ngủ ≥3 ngày/tuần; trẻ thích ăn ngọt, ăn béo, thức ăn nhanh >3 ngày/tuần; trẻ không chơi thể thao, cha mẹ đưa đón đến trường. Kết luận: Tỷ lệ học sinh thừa cân, béo phì trong quần thể nghiên cứu tương đối cao. Cần chú ý đến một số yếu tố liên quan: Giới tính trẻ; trẻ là con một;

kinh tế gia đình; thói quen, sở thích ăn uống cũng như hoạt động thể lực.

Từ khóa: Thừa cân, béo phì, học sinh trung học cơ sở.

ABSTRACT

SURVEY OF OVERWEIGHT AND OBESITY SITUATION OF SECONDARY SCHOOL STUDENTS

IN CHAU DOC CITY, AN GIANG PROVINCE, 2018

Lam Son Hai1, Duong Phuc Lam2 1. Chau Doc Medical Center

2. Cantho University Of Medicine And Pharmacy

Background:.Currently, obesity is rapidly increasing and becoming an epidemic, increasing the risk of type 2 diabetes, hypertension, heart attack, stroke, cancer... and severely affects psychology and society. The Mekong Delta region has not had much research on this issue on adolescence. Objectives: Survey of overweight, obesity situation and associated factors of secondary school students in Chau Doc city, An Giang province, 2018. Materials and methods: A cross-sectional descriptive study was conducted on 500 students by measuring weight, height, direct interviews at school. Results: The prevalence of overweight and obesity in children aged 11-14 is 21.6%, of which overweight is 9.8% and obesity is 11.8%. This prevalence of male students (27.5%) is higher than for female students (15.1%). Factors related to overweight and obesity of children: children are first and only children; average income/person/month >3 million VND; children eat dinner before sleeping ≥ 3days/week, children love to eat sweet, eat fat, fast food > 3days/week; children do not play sports, parents take them to school. Conclusion: The prevalence of overweight and obese students in the study population is relatively high. Attention to some associated factors: gender; children are an only child; home economics; eating habits, hobbies as well as physical activity.

Keywords: Overweight, obesity, secondary school students.

(2)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Gần đây, một hiện tượng sức khỏe ở trẻ em đáng quan tâm ở nước ta là hội chứng thừa cân, béo phì. Năm 2000, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem thừa cân, béo phì là một dịch bệnh và kêu gọi các nước có hành động nhanh chóng đối phó với nạn dịch này [10].

Ngoài sự thiệt thòi quá lớn về mặt tâm lý và xã hội, béo phì còn tăng nguy cơ mắc các bệnh đái tháo đường type 2, bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, một số ung thư túi mật, tuyến vú, đại tràng, tiền liệt tuyến….

Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ béo phì cao ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ…Ở An Giang nói riêng, khu vực Tây Nam Bộ nói chung chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Tại Cần Thơ, năm 2013 tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì là 26,6% đến năm 2017 là 35,5%. Tại Tiền Giang, tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì là 5,9% vào năm 2009 [5] và 10,6% vào năm 2016. Châu Đốc là thành phố mới thuộc tỉnh An Giang đang trong giai đoạn chuyển tiếp về dinh dưỡng. Vì thế, cần nghiên cứu về vần đề này đề góp phần vào việc khảo sát tình trạng dinh dưỡng của trẻ, đồng thời đề xuất những biện pháp kịp thời nhằm phòng chống béo phì cho trẻ với hai mục tiêu:

1. Xác định tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh trung học cơ sở tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang năm 2018.

2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì của học sinh trung học cơ sở tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang năm 2018.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh từ 11 - 14 tuổi học tại trường trung học cơ sở tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, năm 2018 – 2019.

2.2. Phương pháp nghiên cứu:

- Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả

- Cở mẫu: với công thức tính cỡ mẫu ước tính một tỷ lệ:

𝑛 =𝑍1−𝛼/2

2 .𝑝(1−𝑝)

𝑑2 . 𝐷. Trong đó: Z1 – α/2 = 1,96; d=0,04; p=0,106 là tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh trung học cơ sở. Theo Lê Thị Kim Định (2016);

Do chọn mẫu nhiều giai đoạn nên chọn Hệ số thiết kế (D=2).

Vậy cỡ mẫu ước lượng là 455 học sinh, thực tế thu thập 500 học sinh

- Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu nhiều giai đoạn, chọn phường xã, chọn trường, chọn lớp và giai đoạn 4 chọn học sinh có năm sinh từ 2004 – 2007 đang học tại trường trung học cơ sở Thủ Khoa Huân và Vĩnh Nguơn tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.

- Nội dung nghiên cứu :

+ Tình tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh 11 – 14 tuổi, tại trường trung học cơ sở Thủ Khoa Huân và Vĩnh Nguơn tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đánh giá thừa cân béo phì thông qua tiêu chuẩn đánh giá BMI theo tuổi và phần mềm WHO Anthro Plus (WHO 2007): Thiếu cân BMI <5 percentile. Bình thường BMI 5-85 percentile, Thừa cân BMI >85 percentile, Béo phì >95 percentile.

+ Một số yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì của học sinh bao gồm: Các yếu tố dân số xã hội (Tuổi, giới, thứ tự con, kinh tế gia đình), thói quen ăn uống (sở thích ăn uống), hành vi sức khỏe (thói quen sinh hoạt, hoạt động thể lực).

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

(3)

Bảng 1. Đặc điểm dân số của mẫu nghiên cứu

Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)

Giới tính Nam Nữ

262 238

52 48 Lớp

6 7 8 9

128 126 125 121

25,6 25,2 25 24,2 Dân tộc

Kinh Khác

495 5

99 1 Trường

THCS Thủ Khoa Huân

THCS Vĩnh Ngươn

250 250

50 50

Nhận xét: Tổng số mẫu điều tra là 500 học sinh. Trong đó nam chiếm 52%, nữ chiếm 48%. Các khối lớp có số học sinh tương đương nhau, chiếm tỷ lệ cao nhất là học sinh lớp 6 (25,6%) và thấp nhất là khối lớp 9 (24,2%). Đa số học sinh là dân tộc kinh (99%), còn lại tỷ lệ nhỏ học sinh thuộc dân tộc Khmer và Hoa (1%). Tỷ lệ học sinh ở 2 trường là bằng nhau (50%).

3.2. Tình hình thừa cân, béo phì của học sinh trung học cơ sở tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Bảng 2. Phân bố thừa cân, béo phì theo giới và tuổi

Đặc điểm Thừa cân, béo phì OR

(KTC 95%)

p

n (%)

Không n (%) Giới

Nam Nữ Tổng

72 (27,5) 36 (15,1) 108 (21,6)

90 (72,5) 202 (84,9) 392 (78,4)

2,126 (1,361 – 3,323)

0,001

Tuổi

11

12

13

14

36 (28,1) 25 (19,8) 31 (24,8) 16 (13,2)

92 (71,9) 101 (80,2)

94 (75,2) 105 (86,8)

2,568 (1,338 - 4,929) 1,624 (0,819 - 3,220) 2,164 (1,114 - 4,206)

1

0,004 0,162 0,021 - Nhận xét: Tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ là 21,6%. Tỷ lệ ở nam (27,5%) cao gấp 2,1 lần ở nữ (15,1%) (p<0,001). Nhóm trẻ 11 tuổi có tỷ lệ thừa cân, béo phì là 28,1% cao hơn nhóm trẻ 14 tuổi 2,568 lần (p<0,01) và nhóm 13 tuổi là 24,8% cao hơn nhóm trẻ 14 tuổi 2,164 lần (p<0,05).

3.3. Liên quan các yếu tố nghiên cứu với thừa cân, béo phì của trẻ Bảng 3. Mối liên quan kinh tế gia đình với thừa cân, béo phì

(4)

Đặc điểm Thừa cân, béo phì OR (KTC 95%)

p

n (%)

Không n (%) Mức sống gia đình

Khá Khó khăn

104 (24,2) 4 (5,6)

325 (75,8) 67 (94,4)

5,36 (1,908-15,054)

<0,001

Thu nhập đầu người >3 triệu VNĐ/ tháng ≤ 3 triệu VNĐ/ tháng

41 (30,1) 67 (18,4)

95 (69,9) 297 (81,6)

1,193 (1,217-3,007)

0,005

Nhận xét: Trẻ sống ở các gia đình mức sống khá có nguy cơ thừa cân, béo phì cao gấp 5,36 lần các gia đình khó khăn (p < 0,001) với tỷ lệ lần lượt là 24,2% và 5,6%. Trẻ ở gia đình có thu nhập bình quân đầu người > 3 triệu VNĐ/tháng có nguy cơ thừa cân, béo phì cao gấp 1,9 lần trẻ ở nhóm gia đình thu nhập bình quân đầu người ≤ 3 triệu VNĐ/tháng với tỷ lệ là 30,1% và 18,4% (p < 0,05).

Bảng 4. Mối liên quan thứ tự và số lượng con với thừa cân, béo phì Đặc điểm Thừa cân, béo phì

OR

(KTC 95%) p

n (%)

Không n (%) Thứ tự con

Con đầu lòng Con thứ

65 (26,9) 43 (16,7)

177 (73,1) 215 (83,3)

1,836 (1,19-2,833)

0,006

Số lượng con Một con Nhiều con

31 (33) 77 (19)

63 (67) 329 (81,1)

2,102 (1,28-3,454)

0,003

Nhận xét: Học sinh là con đầu lòng có nguy có thừa cân, béo phì cao gấp 1,8 lần con thứ (p <0,05) với tỷ lệ lần lượt ở 2 nhóm là 26,9% và 16,7%. Gia đình có môt con thì trẻ có nguy cơn thừa cân, béo phì cao gấp 2,1 lần gia đình có nhiều con (p<0,05) với tỷ lệ lần lượt là 33% và 19%.

Bảng 5. Sở thích, thói quen ăn uống của trẻ với thừa cân, béo phì

Đặc điểm Thừa cân, béo phì OR

(KTC 95%)

p

n (%)

Không n (%) Ăn buổi tối trước khi ngủ

≥ 3 ngày/tuần < 3 ngày/tuần

34 (34,7) 74 (18,4)

64 (65,3) 328 (81,6)

2,355 (1,448-3,820)

<0,001

Ăn thức ăn ngọt

>3 ngày/tuần ≤ 3 ngày/tuần

28 (29,2) 80 (19,8)

68 (70,8) 324 (80,2)

1,668 (1,008-2,759)

0,045

Ăn thức ăn béo

>3 ngày/tuần ≤ 3 ngày/tuần

25 (41) 83 (18,9)

36 (59) 356 (81,1)

2,979 (1,696-5,232)

<0,001

Ăn thức ăn nhanh >3 ngày/tuần ≤ 3 ngày/tuần

24 (31,6) 84 (19,8)

52 (68,4) 340 (80,2)

1,868 (1,089-3,204)

0,022 Nhận xét: Trẻ ăn buổi tối trước khi ngủ ≥3 ngày/tuần có nguy cơ thừa cân, béo phì cao gấp 2,4 lần nhóm <3 ngày/tuần. Nguy cơ thừa cân, béo phì ở trẻ ăn thức ăn ngọt >3

(5)

ngày/tuần cao gấp 1,7 lần trẻ ăn thức ăn ngọt ≤3 ngày/tuần (p=0,04); trẻ ăn thức ăn béo >3 ngày/tuần cao gấp 2,9 lần trẻ ăn thức ăn béo ≤3 ngày/tuần (p<0,001) và trẻ ăn thức ăn nhanh >3 ngày/tuần cao gấp 1,9 lần trẻ ăn thức ăn nhanh ≤3 ngày/tuần (p=0,022).

Bảng 6. Phương tiện đến trường, chơi thể thao với thừa cân, béo phì

Đặc điểm Thừa cân, béo phì OR

(KTC 95%)

p

n (%)

Không n (%) Phương tiện đến trường

Cha mẹ đưa Đi bộ, xe đạp

37 (31,9) 71 (18,5)

79 (68,1) 313 (81,5)

2,065 (1,293-3,296)

0,002

Chơi thể thao Không

39 (28,3) 69 (19,1)

99 (71,1)

293 (80,9) 1,673 (1,062-2,634)

0,025

Nhận xét: Trẻ có cha mẹ đưa đón có tỷ lệ thừa cân, béo phì cao gấp 2 lần trẻ đi bộ, đi xe đạp đến trườn với p=0,002. Trẻ không chơi thể thao có nguy cơ thừa cân, béo phì cao gấp 1,7 lần trẻ chơi thể thao với p=0,025.

IV. BÀN LUẬN

4.1. Tình hình thừa cân, béo phì của học sinh trung học cơ sở tại thành phố Châu Đốc, An Giang.

Sử dụng chỉ số BMI theo tuổi và phần mềm WHO Anthro Plus để đánh giá ta có tỷ lệ thừa cân, béo phì là 21,6%, trong đó thừa cân là 9,8% và béo phì là 11,8%. Khi so sánh giữa 2 giới nam và nữ thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh nam là 27,5% cao hơn có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 so với tỷ lệ ở học sinh nữ là 15,1%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Liêm tỷ lệ thừa cân, béo phì ở nam và nữ lần lượt là 11,57% và 7,89% [4]. Tỷ lệ này ở nghiên cứu của Lê Thị Kim Định là 16,5% ở nam, 7,8% ở nữ và nghiên cứu của Lê Ngô Hòa Minh là 35,6% ở nam, 15,5% ở nữ [1], [6].

Sự khác biệt có thể do nhiều nguyên nhân. Đầu tiên, về mặt tâm lý xã hội, do hình mẫu nam giới phải to khỏe, mập mạp nên trẻ trai ăn nhiều hơn, tinh nghịch, năng động hơn, số lượng thức thức ăn và số lần ăn cũng nhiều hơn. Bên cạnh đó, Việt Nam nói riêng, các nước châu Á nói chung thường xem trọng con trai, do vậy trẻ trai ngay từ nhỏ sẽ được cha mẹ, gia đình ưu tiên nuôi dưỡng, ăn uống và bồi bổ tùy thích. Thứ hai, trẻ gái sẽ muốn giữ vóc dáng thon gọn, mảnh mai nên ăn ít hơn và kiêng kị những thức ăn giàu chất béo. Đồng thời trẻ gái thường phụ giúp gia đình làm những công việc nhà tăng sự vận động thể lực hơn. Thứ ba, có thể là do cơ địa của trẻ trai dễ bị thừa cân hơn trẻ gái.

4.2. Các yếu tố liên quan với tình trạng thừa cân, béo phì của trẻ 4.2.1. Yếu tố kinh tế gia đình

Trẻ sống ở các gia đình có mức sống khá có nguy cơ thừa cân, béo phì cao gấp 5,36 lần các gia đình khó khăn (p < 0,001) và trẻ ở gia đình có thu nhập bình quân đầu người > 3 triệu VNĐ/tháng có nguy cơ cao gấp 1,9 lần trẻ ở nhóm gia đình thu nhập bình quân đầu người ≤ 3 triệu VNĐ/tháng (p = 0,005).

Phù hợp nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiền (2013), Lê Thị Hồng Ngọc (2014), cho rằng yếu tố nguy cơ thừa cân, béo phì là gia đình khá, giàu [3], [7]. Nhận thấy rằng, những gia đình có mức thu nhập cao thì dễ dàng chi tiêu cho ăn uống, trẻ có điều kiện tiếp

(6)

cận những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao về số lượng lẫn chất lượng. Vì vậy trẻ ở những gia đình này cũng dễ bị thừa cân, béo phì hơn.

4.2.2. Thứ tự con và số lượng con trong gia đình

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trẻ là con đầu lòng có nguy thừa cân, béo phì cao gấp 1,8 lần con thứ (p = 0,006) và gia đình có một con thì trẻ có nguy cơ cao gấp 2,1 lần gia đình có nhiều con (p = 0,003).

Nghiên cứu Lê Ngô Hòa Minh thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh là con một cao hơn gia đình có từ hai con trở lên. Nghiên cứu của Ngô Thị Thanh Trúc trẻ là con đầu lòng có nguy cơ thừa cân, béo phì cao gấp 1,52 lần trẻ là con thứ hai trở lên và trẻ là con một có nguy cơ cao gấp 1,78 lần trẻ không phải con một [6], [9].Như ta thấy, con đầu lòng hay con một thường được quan tâm, chìu chuộng nhiều hơn vì cha mẹ dồn hết tình thương yêu vào đứa con đầu tiên nên sẽ chăm sóc tốt hơn về mặt giáo dục lẫn dinh dưỡng.

Và chiến lược dân số- kế hoạch hóa gia đình ở nước ta khuyến khích sinh 2 con, vì thế mà gia đình có điều kiện kinh tế để chăm lo cho con cái đầy đủ hơn. Nhưng sự quan tâm quá mức, không đúng phương pháp sẽ làm trẻ dễ thừa cân, béo phì.

4.2.3. Sở thích, thói quen ăn uống của trẻ

Nghiên cứu chúng tôi thấy trẻ ăn buổi tối trước khi ngủ ≥3 ngày/tuần có nguy cơ thừa cân, béo phì cao gấp 2,4 lần nhóm trẻ có ăn buổi tối trước khi ngủ <3 ngày/tuần (p

= 0,019). Nghiên cứu Nguyễn Thị Hiền cũng nhận định, những trẻ có ăn buổi phụ trước khi ngủ có tỷ lệ thừa cân, béo phì nhiều hơn 1,6 lần những trẻ không ăn [3]. Thường khi ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ, trẻ nạp năng lượng vào cơ thể mà không hoạt động thể lực dẫn đến không tiêu hao năng lượng nhiều, năng lượng chuyển thành mỡ dự trữ làm tăng nguy cơ béo phì.

Chúng tôi cũng có kết luận rằng nguy cơ thừa cân, béo phì ở trẻ ăn thức ăn ngọt >3 ngày/tuần cao gấp 1,7 lần trẻ ăn thức ăn ngọt ≤3 ngày/tuần với p = 0,04; trẻ ăn thức ăn béo >3 ngày/tuần cao gấp 2,9 lần trẻ ăn thức ăn béo ≤3 ngày/tuần với p < 0,001 và trẻ ăn thức ăn nhanh >3 ngày/tuần cao gấp 1,9 lần trẻ ăn thức ăn nhanh ≤3 ngày/tuần với p

= 0,022. Kết luận của Ngô Thị Thanh Trúc, trẻ ăn thức ăn chiên hằng ngày nguy cơ thừa cân, béo phì gấp 3,81 lần hiếm khi sử dụng thức ăn chiên. Nghiên cứu của Võ Thị Diệu Hiền cho kết quả trẻ có thói quen ăn béo và thức ăn chiên rán có nguy cơ béo phì cao gấp 3 lần trẻ bình thường [2], [9]. Thực tế, chỉ cần ăn dư 70 calo/ngày sẽ dẫn đến tăng cân dù số calo nhỏ không dễ nhận ra, nhất là khi trẻ ăn thức ăn nhiều năng lượng. Việc ăn uống không điều độ, sử dụng thức ăn có chỉ số đường cao làm rối loạn chuyển hóa mỡ trong cơ thể, tăng dự trữ mỡ gây nên tình trạng thừa mỡ nhất là mỡ bụng.

4.2.4. Phương tiện đến trường và chơi thể thao

Nghiên cứu chúng tôi thấy rằng trẻ được cha mẹ đưa đón có tỷ lệ thừa cân, béo phì cao gấp 2 lần trẻ đi bộ, đi xe đạp đến trường với p = 0,002. Tương tự nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiền, trẻ được người nhà đưa đón sẽ cao gấp 2,4 lần trẻ đi bộ. Nghiên cứu của Lê Thị Hồng Ngọc nhận thấy học sinh đi bộ và xe đạp sẽ làm giảm nguy cơ thừa cân, béo phì so với trẻ được người nhà đưa đón hoặc đi xe đạp điện [3], [7].Theo nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa Anh, đạp xe giúp đốt cháy khoảng 300 calo/giờ. Nếu đi xe đều đặn mỗi ngày 30 phút, sẽ giảm 11kg/một năm.

Chúng tôi cũng thấy rằng trẻ không chơi thể thao có nguy cơ thừa cân, béo phì cao gấp 1,7 lần trẻ chơi thể thao với p = 0,025. Nghiên cứu của Trần Thanh Liêm, Lê Thị Kim Định đã kết luận về điều này [1], [4]. Những hoạt động thể lực nói chung và chơi thể thao nói riêng giúp tiêu hao năng lượng, giảm tỷ lệ mỡ cho cơ thể, giảm nguy cơ béo phì

(7)

và tăng cường, nâng cao sức khỏe.

V. KẾT LUẬN

Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh trung học cơ sở tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang là 21,6%.

Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thừa cân, béo phì của trẻ với: giới tính , thu nhập bình quân đầu người >3 triệu VNĐ/tháng, con đầu lòng, con một. Ăn buổi tối trước khi ngủ, ăn thức ăn ngọt, thức ăn béo, thức ăn nhanh >3 ngày/tuần. Cha mẹ đưa đón đi học và không chơi thể thao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thị Kim Định (2016), Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì ở học sinh trung học cơ sở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang năm 2015-2016. Luận văn

Thạc sỹ y tế công cộng, trường Đại học Y dược Cần Thơ.

2. Võ Thị Diệu Hiền (2008), Nghiên cứu tình hình thừa cân béo phì học sinh từ 11-15 tuổi tại một số trường THCS thành phố Huế, Tạp chí y học thực hành, số 1/2008.

3. Nguyễn Thị Hiền (2012), Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần ăn và một số yếu tố liên quan trẻ 11-14 tuổi thành phố Cần Thơ năm 2012. Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, trường Đại học Y dược Cần Thơ.

4. Trần Thanh Liêm (2011), Nghiên cứu tình trạng thừa cân – béo phì và các yếu tố liên quan của học sinh trung học cơ sở nội thành thành phố Cần Thơ, Luận văn Chuyên Khoa cấp II, trường Đại học Y dược Cần Thơ.

5. Mai Văn Mãi (2009), Nghiên cứu tình hình thừa cân, béo phì của học sinh trung học cơ sở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang năm 2009, luận án chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y Hà Nội.

6. Lê Ngô Hòa Minh (2017), Nghiên cứu thực trạng thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan ở học sinh trung học cơ sở xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2017. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y học dự phòng, trường Đại học Y dược Cần Thơ.

7. Lê Thị Hồng Ngọc (2014), Nghiên cứu tình hình dinh dưỡng, thể lực và các yếu tố liên quan của học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2013, Luận văn cử nhân y tế công cộng, trường Đại học Y dược Cần Thơ

.

8. Phạm Thị Tâm (2011), Giáo trình dinh dưỡng và ATTP, trường Đại học Y dược Cần Thơ.

9. Ngô Thị Thanh Trúc (2017). Nghiên cứu tình hình thừa cân - béo phì và một số yếu tố liên quan ở học sinh trung học cơ sở tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ năm 2016. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y học dự phòng, trường Đại học Y dược Cần Thơ.

10. WHO (2004). Obesity: preventing and managing the global epidemic.Singapore Publisher. Printed in Singapore. Pp. 101-138.

(Ngày nhận bài: 10/07/2019- Ngày duyệt đăng: 22/08/2019)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trình độ học vấn mẹ được cho là yếu tố quan trọng nhất quyết định thực hành nuôi con bằng sữa mẹ vì học vấn giúp bà mẹ nắm bắt được thông tin về lợi ích của sữa

Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế: - Trong hoạt động tuyên truyền, việc tuyên truyền của nhà trường với HS và CMHS về các kênh tiếp nhận thông tin về BLHĐ chưa

Trong nghiên cứu này, ông và cộng sự cũng cho thấy sự tác động của chất lượng dịch vụ đối với sự thỏa mãn của khách hàng và giá trị cảm nhận dịch vụ và sự

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng của khách hàng tại thành phố Huế đối với sản phẩm

Sử dụng thiết kế nghiên cứu bệnh-chứng gồm 189 trẻ nam béo phì (nhóm béo phì) và 167 trẻ nam có tình trạng dinh dưỡng bình thường (nhóm bình thường) để xác định mối

Các đặc điểm nhân trắc cơ bản của học sinh một số trường THPT tại Hà Nội bao gồm chỉ số Pignet và BMI có sự khác biệt theo 4 vùng sinh thái của Hà Nội, trong đó vùng

Trong những năm gần đây, thành phố Sông Công đang trong quá trình đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa; tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh, hoà theo xu

Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở tại phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên năm 2018 có ý nghĩa quan trọng cho công tác quản lý đất đai và là cơ