• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tín dụng ngân hàng cho hoạt động nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "Tín dụng ngân hàng cho hoạt động nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tín dụng ngân hàng cho hoạt động

nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam

TS. PHẠM QUỐC KHÁNH

Trong những năm tới, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu (R&D) được xem là khâu đột phá cho sự phát triển nông nghiệp Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Sự tham gia của các tổ chức và cá nhân trong việc đầu tư vốn cho R&D trong lĩnh vực nông nghiệp là rất cấp thiết, trong đó có sự tham gia của các ngân hàng như Ngân hàng Phát triển Việt Nam, một số ngân hàng thương mại (NHTM), như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động R&D trong lĩnh vực nông nghiệp thường có rủi ro khá cao đối với các nhà đầu tư và ngân hàng. Do đó, mục tiêu và phương thức tài trợ vốn tín dụng của ngân hàng cho hoạt động này không hề đơn giản, đòi hỏi cơ chế, giải pháp phù hợp và đồng bộ. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề xuất một số giải pháp cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng vào hoạt động R&D trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam.

Từ khóa: Nghiên cứu và triển khai (R&D);

Chính sách tín dụng (Lending policy);

Chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp (Agriculture value chain).

1. Giới thiệu

hát triển sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam cần có những đột phá nhằm đáp ứng đòi hỏi và định hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng/phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam trong những năm tới. Mục tiêu cơ bản của sự phát triển này là đảm bảo hiệu quả, an toàn- an ninh lương thực, nâng cao chất lượng cuộc sống, nhất là các vùng nông thôn. Một trong số giải pháp cho sự đột phá

trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam đó là

nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu (R&D)[2]. Đầu tư tín dụng cho sản xuất nông nghiệp được Đảng, Nhà nước và nhiều NHTM quan tâm với nhiều hình thức, đối tượng phù hợp với cơ cấu ngành và vùng, trong đó có một số định hướng tiến tới cấp tín dụng cho hoạt động R&D[3]. Tuy nhiên, những hoạt động R&D chuyên sâu đòi hỏi nguồn vốn lớn trong một khoảng thời gian dài, trong khi rủi ro lại khá

cao nên không hấp dẫn các nguồn vốn thương mại như vốn của các ngân hàng. Vì vậy, hoạt động R&D trong lĩnh vực nông nghiệp thường nhận vốn từ Nhà nước hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm (điều này còn hạn chế ở Việt Nam). Xuất phát từ thực tế này, với hướng Chính sách & thị trường tài chính - tiền tệ

(2)

tiếp cận chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp, tác giả đề xuất giải pháp cho sự tham gia của các ngân hàng vào quá trình R&D trong lĩnh vực nông nghiệp thông qua kênh tín dụng với các nguyên tắc thị trường cơ bản ở Việt Nam hiện nay.

2. Định hướng phát triển cho lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam Các tổ chức quốc tế dự báo xu thế quan hệ cung cầu về lương thực trên thế

giới cho giai đoạn 2006- 2050 với mức tăng khoảng 1% cùng với sự tăng lên của dân số thế giới.

Quan hệ cung- cầu về sản phẩm nông nghiệp trên thế giới cũng có những thay đổi với hai xu hướng chính: Quy mô ngày càng tăng ở cả cung và cầu đồng thời là xu thế cầu sẽ vượt cung ở một số

thời điểm nhất định. Với vị thế của một quốc gia xuất khẩu nhiều sản phẩm lương thực thì Việt Nam cần chủ động cho những xu thế biến động nêu trên.

Xuất phát từ bối cảnh quốc tế và năng lực, đòi hỏi phát triển của đất nước, định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam giai đoạn

2016- 2020 xác định một số nhiệm vụ

trọng tâm [1]:

- Phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, vững bền; phát triển nông thôn gắn với quá trình công nghiệp hóa, đô thị

hóa đất nước, tăng thu nhập và cải thiện căn bản điều kiện sống của cư dân nông thôn, bảo vệ môi trường.

- Đảm bảo duy trì

tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ở mức Các nước

tiểu Sa- hara

Các nước

Nam Á Các nước Bắc và

Đông châu Phi

Các nước Mỹ Latin và Caribe

Các nước

Đông Á Các nước đang phát

triển Biểu đồ 1. Tăng trưởng nhu cầu lương thực 2006- 2050 trên thế giới

* CAGR: Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm; ▬ Tỷ lệ tăng dân số bình quân (CAGR population); Tỷ lệ tăng mức tiêu thụ bình quân đầu người (CAGR per capita consumption); ▬ Tổng tỷ lệ tăng (Total growth).

Nguồn: [11]

Cung Cầu Đồ thị 1. Diễn biến quan hệ cung- cầu về sản phẩm lương thực chính và hạt lấy

dầu trên thế giới

Nguồn: [12]

(3)

bình quân 3,5- 4%/năm. Hình thành một số ngành sản xuất kinh doanh mũi nhọn của Việt Nam trên thị

trường quốc tế.

- Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển đổi theo nhu cầu thị trường. Phát triển chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp.

3. Hoạt động R&D và năng lực cạnh tranh của lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam

Trước những cơ hội, thách thức trong quá trình phát triển, lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam đã có những thành công quan trọng thời gian qua, tuy nhiên, hiện nay và những năm tới, lĩnh vực nông nghiệp cần khắc phục hàng loạt những hạn chế, đặc biệt là về

chất lượng, năng suất và hiệu quả [4]:

Thứ nhất, nguy cơ thất thế hàng nông sản do hạn chế về năng lực chế biến và xuất khẩu của các doanh nghiệp, các khâu chế biến còn thô sơ và hiện nay hầu hết chưa có thương hiệu, qua nhiều khâu trung gian. Hàng nông sản Việt Nam thường thua kém các nước khác từ 15- 50%

về giá trị do những chênh lệch về chất lượng, điều này cũng đồng nghĩa với việc hàng hóa của Việt Nam cạnh tranh kém trên thị trường, đặc biệt là tại các thị trường khó tính. Dù đứng nhất nhì thế giới về số lượng xuất khẩu, nhưng giá bán nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam thường thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực.

Nguyên nhân là trong quá trình chế biến và bảo quản, nhiều sản phẩm tổn thất sau thu hoạch cả về số lượng và chất lượng với tỷ lệ lớn, như lúa gạo hao hụt khoảng 11-13%; rau quả, đánh bắt hải sản khoảng 20- 25%, muối hao hụt 15%... làm tăng giá

thành sản xuất nguyên liệu và sản phẩm, giảm chất lượng và giá bán sản phẩm.

Bảng 1. Sản lượng nhiên liệu ethanol được sản xuất trên thế giới Đơn vị: Triệu lít Khu vực 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Châu Âu 1.627 1.882 2.855 3.645 4.254 4.429 4.973

Châu Phi 0 55 65 100 130 150 235

Bắc và Trung

Mỹ 18.716 25.271 35.946 42.141 51.584 54.765 54.580 Nam Mỹ 16.969 20.275 24.456 24.275 25.964 21.637 21.335 Châu Á- Thái

Bình Dương 1.940 2.142 2.753 2.927 3.115 3.520 3.965 Thế giới 39.252 49.625 66.075 73.088 85.047 84.501 85.088 Nguồn: [9]

Sơ đồ 1. Mô hình chuỗi giá trị trong lĩnh vực nông nghiệp

Nguồn: [8]

(4)

Thứ hai, hạn chế ở chuỗi giá trị nông sản. Hàng nông sản gặp khó khăn khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu do cần phải cải tiến từ khâu giống, thuốc bảo vệ thực vật, các quy trình phân bón từ lúc gieo trồng cho đến lúc thu hoạch. Các phế phụ phẩm sản xuất ra ít được coi trọng và ít được sử dụng.

Việt Nam hiện nay chỉ xuất khẩu thô là chủ yếu.

Trong các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam thì đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng (hoạt động R&D) cần được xem là giải pháp trọng tâm và thực tế

chúng ta đang nỗ lực theo hướng này với việc huy động các nguồn lực xã hội. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng

bắt đầu được xem là giải pháp cho vấn đề này. Tuy nhiên, hướng ưu tiên đầu tư cho hoạt động R&D cho lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam như thế nào cần có những giải đáp cụ thể. Hướng tiếp cận theo chuỗi giá trị trong lĩnh vực nông nghiệp giúp có cách nhìn hệ thống và đầy đủ cho hướng đầu tư tín dụng cho hoạt động R&D. Chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp có thể được khái quát qua sơ đồ 1.

Nếu nhìn vào mô hình chuỗi giá trị này thì để thực hiện định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp với năng suất cao, giá trị gia tăng lớn hơn, Việt Nam cần cải thiện ở tất cả các khâu hơn là chỉ tập trung vào người nông dân: Phát huy các cơ chế phối hợp trong phát triển chuỗi sản

xuất nông nghiệp; tìm kiếm cơ chế phối hợp giữa các ngân hàng với các chủ thể tham gia phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp.

4. Giải pháp mở rộng đầu tư tín dụng ngân hàng cho hoạt động R&D trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam Trước yêu cầu cấp bách đối với việc áp dụng

thành tựu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, ở Việt Nam sự tham gia đầu tư tín dụng của các ngân hàng cần được đặc biệt coi trọng, đảm bảo các nguyên tắc thị trường (trong hoạt động cho vay) theo hướng phát triển bền vững là hết sức cần thiết, bổ sung nguồn lực về vốn, khả năng hỗ trợ về quản lý và hỗ trợ liên kết các khâu trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp (thông qua lợi thế kinh tế nhờ phạm vi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng). Những yêu cầu về đảm bảo an toàn vốn, hiệu quả cho vay đòi hỏi các ngân hàng áp dụng những nguyên tắc, quy trình nghiệp vụ dẫn tới sự khó khăn cho các dự án R&D nói chung và lĩnh Bảng 2. Chi phí đầu tư của khu vực tư nhân cho R&D trong

nông nghiệp trên thế giới Lĩnh vực

Quy mô đầu tư cho

R&D năm 1994 (triệu

đô la Mỹ)

Quy mô đầu tư cho

R&D năm 2010 (triệu

đô la Mỹ)

Tốc độ tăng

(%) Chi phí cho nghiên cứu phát triển các yếu tố đầu vào Thuốc bảo vệ thực vật 2.296 3.116 35,71 Giống và công nghệ sinh học 1.130 3.726 229,73

Máy nông nghiệp 920 2.394 160,22

Phân bón các loại 61 100 63,93

Thuốc thú y 664 941 41,72

Thức ăn chăn nuôi 196 339 72,96

Thuốc hỗ trợ tăng trưởng 314 410 30,57 Tổng: 5.581 11.026 97,56 Chi phí cho nghiên cứu phát triển công nghệ chế biến

Chế biến nông sản 6.016 11.480 90,82

Nguồn: [12]

Hình 1. Tác động của phân bón tới năng suất nông nghiệp ở các quốc gia

Nguồn: [13]

(5)

hợp, khả thi theo hướng đầu tư tín dụng cho R&D tập trung vào hai công đoạn trong chuỗi giá trị

quan trọng nhất, cấp thiết nhất và có kết quả kinh tế cũng như tính khả thi trong ứng dụng ở Việt Nam: Nghiên cứu phát triển các yếu tố đầu vào và Nghiên cứu phát triển công nghệ chế biến. Kinh nghiệm trên thế giới về đầu tư tư nhân cho R&D trong nông nghiệp hoàn toàn là gợi ý tốt cho Việt Nam.Trong đầu tư tín dụng cho R&D của ngân hàng nên định hướng tới các loại phân bón hỗ trợ cho cây trồng và phát triển các loại sản phẩm biến đổi gen. Biên độ cho sự đầu tư nâng cao năng suất nông nghiệp qua nghiên cứu và sản xuất các loại phân bón ở Việt Nam còn khá

lớn. Theo nghiên cứu thì Việt Nam chỉ thuộc nhóm các quốc gia sử dụng các loại phân bón có tác động khiêm tốn tới tăng năng suất trong lĩnh vực nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu (Việt Nam lại là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu trên toàn cầu)[1].

Xu thế chung của thế giới trong việc vừa mở rộng vừa thận trọng sử dụng các sản phẩm biến đổi gen (GM) cho thấy khả năng nghiên cứu ứng dụng thành công ở Việt Nam trong những năm tới- một hướng tốt và an toàn cho đầu tư tín dụng cho vực nông nghiệp nói riêng vì tính chất đặc thù, rủi

ro của các dự án này. Vì vậy, để kiểm soát rủi ro và

đảm bảo tài trợ vốn tín dụng hiệu quả cho hoạt động R&D trong lĩnh vực nông nghiệp, ngân hàng cần có chính sách và phương thức cấp tín dụng phù hợp[3].

Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề xuất một số

giải pháp cho việc mở rộng đầu tư tín dụng ngân hàng cho hoạt động R&D trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam thời gian tới, cụ thể cần tập trung:

Thứ nhất, NHTM lựa chọn đối tượng cho vay phù

Biểu đồ 2. Diện tích canh tác sản phẩm biến đổi gen trên thế giới

Nguồn: ISAAA (2012)

Biểu đồ 3. Đầu tư từ khu vực công cho R&D lĩnh vực nông nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới

Đơn vị: Triệu USD

Nguồn: [10]

(6)

hoạt động R&D.

Thứ hai, đầu tư tín dụng cho R&D trong lĩnh vực nông nghiệp nên được các ngân hàng áp dụng cho giai đoạn triển khai các kết quả nghiên cứu trong thực tiễn: Ở giai đoạn này, phần nghiên cứu lý thuyết và

thử nghiệm trong phòng thí nghiệm được xem là thành công nên việc đánh giá tính khả thi sẽ thuận lợi hơn và

nhu cầu vay vốn/ nguồn tài chính cho nghiên cứu sẽ lớn hơn cả.

Thứ ba, thực hiện cơ chế

tín dụng phù hợp với Sơ đồ 2. Mô hình ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển nông

nghiệp định hướng thị trường

Nguồn: [9]

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn giai đoạn 2011- 2020.

2. Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011- 2020.

3. Chính phủ (2015), Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015.

4. Việt Âu (2015), Nông nghiệp Việt phải cải tiến từ „gốc“ đến „ngọn“, Doanh nhân Sài Gòn online.

5. African Development Bank Group (2013), Agricultural Value Chain Financing (AVCF) and Development for Enhanced Export Competitiveness.

6. FAO, IFAD, ILO (2010), Agricultural value chain development: Threat or opportunity for women’s employment?

7. IFAD (2012), Agricultural value chain finance strategy and design.

8. IFAMA (2011), Agricultural Value Chains in Developing Countries: A Framework for Analysis.

9. KPMG international (2013), The agricultural and food value chain: Entering a new era of cooperation.

10. Nientke Beinteme (IFPRI, 2012), ASTI Global Assessment of Agricultural R&D spending.

11. N.Alexandratos & J.Bruinsma (2012), World Agriculture Towards 2030/50: the 2012 revision, ESA Working Paper No. 12-03, Rome, FAO.

12. USDA (Dec 2011), Research Investments and Market Structure in the Food Processing, Agricultural Input and Biofuels Indus- tries Worldwide.

13. William Cline, Peterson Institute for International Economics (2007), Global Warming and Agriculture.

SUMMARY

Bank credit for Research and Development in Vietnam agriculture in next 10 years

In the coming years, research and development and application research results (R & D) is considered a breakthrough for the development of Vietnam agriculture, meet the needs of economic and social development. The participation of organizations and individuals in financing for R & D in the field of agriculture is urgently needed, including the involvement of banks such as Development Bank of Vietnam, some commercial banks such as Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development. However, R & D in the agricultural sector often have relatively high risks for investors and banks. Therefore, objectives and methods to finance the bank’s credit for this activity is not simple, requiring appropriate mechanisms and solutions. In this article, the author proposes a number of solutions for bank credit for Research and Development in Vietnam agriculture.

THÔNG TIN TÁC GIẢ Phạm Quốc Khánh, Tiến sĩ

Đơn vị công tác: Học viện Ngân hàng

Lĩnh vực nghiên cứu chính: Tài chính- ngân hàng và Quản trị chiến lược

Tạp chí tiêu biểu đã có bài viết đăng tải: Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, Ngân hàng, Thị trường Tài chính- Tiền tệ

Email: khanhpq@hvnh.edu.vn

xem tiếp trang

33

(7)

2. Espinoza, R. Leon, H. and Prasad, A. (2010). Estimating The Inflation- Growth Nexus- A Smooth Transition Model. IMF Working Paper, No WP/10/76

3. Fischer, S. (1993). The Role of Macroeconomic Factors in Growth, National Bureau of Economic Research (NBER), Working Paper No 4565

4. Kremer, S. Bick, A. and Nautz D. (2009). Inflation and Growth: New Evidence From a Dynamic Panel Threshold Analysis. SFB 649 Discussion Paper.

5. Micheal Sarel (1995). Nonlinear Effects of Inflation on Economic Growth, IMF Working Paper No WP/95/96

6. Mohsin S. Khan and Abdelhak S. Senhadiji (2000). Threshold Effects in the Relationship between Inflation and Growth. IMF Working paper, WP/00/110

7. Sergii Pypko (2009). Inflation and economic growth: The non-linear relationship. Evidence from CIS countries. Kyiv School of Economics

8. Leshoro (2012). Estimating the inflation threshold for South Africa. ERSA working paper No 285

9. Li, M. (2006). Inflation and Economic Growth: Threshold Effects and Transmission Mechanisms. Department of Economics, Uni- versity of Alberta, 8-14, Canada

10. Vinayagathasan (2013). Inflation and Economic Growth: A Dynamic Panel Threshold Analysis for Asian Economies. National Graduate Institute for Policy Studies, Japan 106-8677

11. Yasir Mubarik (2005). Inflation and Economic Growth: An Estimation of the Threshold level of inflation in Pakistan. State Bank of Pakistan Research Bulletin, SBP-Research Bulletin Volume 1, Number 1, 2005

12. Vikesh Gokal & Subrina Hanif (2004). Realationship between inflation and economic growth. Economic Department, Reserve Bank of Fiji.

SUMMARY

Estimating the threshold level of inflation for economic growth in Vietnam

Proceeding from the concern about the unreasonable level of inflation could be harmful to economic growth as well as the dynamical changes in orienting monetary policy to inflation targeting framework in both developing countries and emerging markets, according to those, the objective of this study is aim to estimate the optimal level of inflation (or inflation threshold) for economic growth in Viet Nam that relies on the basis of models developed by Sarel (1995), Khan & Senhadji (2000) and Mubarik (2005). The research methods include tests like Augmented Dickey- Fuller (ADF), Phillip- Perron (PP), Granger Causility and regression analyses like Odinary Least Square (OLS), Two Stage Least Square (2SLS), Generalized Method of Moments (GMM) with quarterly time series data covered the period from 2004- 2014. The result showed inflation threshold is 7% that makes significant contribution to establishing inflation target range for State Bank of Vietnam (SBV) in the coming time.

THÔNG TIN TÁC GIẢ Đặng Văn Dân, Tiến sĩ

Đơn vị công tác: Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh Lĩnh vực nghiên cứu chính: Tài chính- Ngân hàng

Tạp chí tiêu biểu đã có bài viết đăng tải: Tạp chí Phát triển Kinh tế, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, Tạp chí Tài chính, Tạp chí Thị trường Tài chính- Tiền tệ

Email: dandv1978@yahoo.com Nguyễn Anh Khoa, Thạc sĩ

Đơn vị công tác: Vietinbank Thủ Đức

Lĩnh vực nghiên cứu chính: Tài chính- Ngân hàng Email: nguyenanhkhoabuh@gmail.com

những đặc điểm của hoạt động R&D trong lĩnh vực nông nghiệp:

- Tín dụng gián tiếp thông qua các doanh nghiệp hỗ trợ trở lại cho các dự án R&D. Chủ thể tiếp nhận nên tập trung cho các doanh nghiệp (sản xuất các yếu tố đầu vào hoặc chế biến nông sản) và các viện/

cơ sở nghiên cứu có các hợp đồng hợp tác/ chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp, ưu tiên các viện/ cơ sở nghiên cứu thực hiện tự chủ tài chính.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất sau khi hoàn

thành dự án R&D tương tự như hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hiện hành.

- Kết hợp tài trợ tín dụng qua các quỹ đầu tư mạo hiểm cho lĩnh vực khoa học và công nghệ cho các dự án R&D thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

5. Kiến nghị nhằm hỗ trợ mở rộng đầu tư tín dụng ngân hàng cho hoạt động R&D trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam

Bên cạnh những giải pháp trực tiếp nói trên, sự hỗ trợ chính sách của Nhà nước, của Ngân hàng Nhà

tiếp theo trang

25

xem tiếp trang

40

(8)

Staff Papers.

14. Ramey, V., 1993, How important is the credit channel in the transmission of monetary policy? Carnegie-Rochester Conference Series on Public policy, Vol. 39, pp. 1-45.

15. Sims, C, A., Stock, J, H. And Watson, M, W., 1990, Inference in linear time series models with some unit roots, Econometrica, Vol. 58, pp. 113 – 144.

16. Suzuki T., 2004, Is the lending channel of monetary policy dominant in Australia, Economic Record, Vol. 80(249), pp. 145–156.

SUMMARY

Empirical studies of monetary policy transmission through credit channel in Vietnam

This paper employed open-economy structural vector autoregressive model to evaluate monetary policy transmission through credit channel in Vietnam. Using quarterly data from 1/2000 to 4/2014, impulse response function shows that monetary policy management was likely to reponse more slowly to output than inflation. Comparing impulse response function of output and inflation to innovation of interest rate concludes that monetary policy transmission will be more rapid and effective in presence of credit channel.

THÔNG TIN TÁC GIẢ Chu Khánh Lân, Thạc sĩ

Nơi công tác: Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng, Học viện Ngân hàng

Tạp chí tiêu biểu có bài viết đăng tải: Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển

Email: chukhanhlan@yahoo.com.vn Hà Quốc Tuấn, Thạc sĩ

Nơi công tác: Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội Email: tuan.hq@shb.com.vn

nước Việt Nam cũng hết sức cần thiết, cụ thể là:

Thứ nhất, Chính phủ cần chỉ đạo thực hiện quyết liệt chủ trương, chính sách về tự chủ tài chính của các cơ quan nghiên cứu ở Việt Nam (ngoại trừ các chương trình nghiên cứu thuộc các lĩnh vực liên quan đến an ninh, quốc phòng... được quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, đặc biệt là tự chủ về tài chính) nhằm khẳng định sự gắn kết các cơ quan nghiên cứu và doanh nghiệp, đơn vị sử dụng kết quả nghiên cứu cũng như tính ứng dụng của các nghiên cứu. Năng lực quản lý các dự án R&D vì thế sẽ được nâng cao về tính chuyên nghiệp, mang tính thị trường và phát triển bền vững.

Thứ hai, Việt Nam xem xét thực hiện ưu đãi về thuế

thu nhập (thuế suất 0%) đối với các khoản đầu tư tín dụng của ngân hàng đối với các dự án R&D cho lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam, tạo điều kiện cho việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản đầu tư tín dụng này.

Thứ ba, Việt Nam cần tiếp tục tăng quy mô và sử dụng hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Những nước có nền nông nghiệp phát triển gần với Việt Nam đều có các mức đầu tư công tăng theo thời gian để có thể thành công hơn trong

tiếp theo trang

33

hoạt động R&D ở lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy, Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách này, trong đó chú trọng thích đáng cho tính ứng dụng và hiệu quả nghiên cứu.

Thứ tư, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc hỗ trợ thông tin và quản lý các hoạt động thuộc chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp ở các cấp độ. Việt Nam cần có quy hoạch và triển khai hệ thống thông tin thống nhất để có thể hỗ trợ tốt cho sản xuất nông nghiệp cũng như làm căn cứ cho việc ra quyết định đầu tư tín dụng cho hoạt động R&D trong lĩnh vực này của các ngân hàng.

Trong phạm vi bài viết này, tác giả mong muốn chia sẻ ý kiến về việc tìm kiếm nguồn lực tài chính từ các ngân hàng cho hoạt động R&D trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam thời gian tới theo hướng đảm bảo nguyên tắc thị trường và yêu cầu phát triển bền vững. Những ý kiến đưa ra của tác giả dựa vào việc tìm hiểu kinh nghiệm một số quốc gia và thực tiễn Việt Nam. ■

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan