• Không có kết quả nào được tìm thấy

TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019 1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019 1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

NGHIÊN CỨU TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC TIÊM VÀ DỊCH TRUYỀN CHO BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI KHOA NGOẠI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ NĂM 2016

Nguyễn Hoàng Yến1*, Nguyễn Thị Song Duyên1, Lại Văn Nông1, Ngô Thị Diệu2 1. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 2. Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ

* Email: nhyen@ctump.edu.vn TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Sai sót do dùng thuốc là một nguyên nhân quan trọng của bệnh tật và tử vong của bệnh nhân. Riêng các quốc gia đang phát triển như Việt Nam các nghiên cứu này còn hạn chế. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ tuân thủ qui định ghi chỉ định thuốc theo thông tư hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh của Bộ Y tế, 2. Xác định tỷ lệ hồ sơ bệnh án có sử dụng thuốc tiêm, dịch truyền tuân thủ các khuyến cáo sử dụng thuốc. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồ sơ bệnh án có sử dụng thuốc tiêm, dịch truyền tại khoa Ngoaị tổng hợp của bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, từ tháng 01/2016 đến tháng 04/2016. Các tiêu chí đánh mục tiêu 1 đối chiếu với quy định sử dụng thuốc trong cơ sở y tế có giường bệnh của Bộ Y tế Việt Nam (2011). Các vấn đề liên quan đến thuốc được định nghĩa theo đánh giá tuân thủ khuyến cáo sử dụng thuốc dựa vào thông tin kê đơn của nhà sản xuất, Dược thư Quốc gia Việt Nam (2018), Injectable Drugs Guide (2017), gồm: chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, tốc độ truyền, số lần dùng thuốc trong 24 giờ/khoảng cách dùng giữa các lần/ thời điểm dùng thuốc, đường dùng. Kết quả: Qua khảo sát 385 hồ sơ bệnh án, tỷ lệ tuân thủ cách ghi chép theo thông tư hướng dẫn sử dụng thuốc của Bộ Y tế là 21,8% (84/385), trên 97% chỉ định thuốc tiêm và dịch truyền đúng về chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, tốc độ dịch truyền, số lần dùng thuốc trong 24 giờ/ khoảng cách dùng giữa các lần/thời điểm dùng thuốc, đường dùng. Kết luận: Các vấn đề liên quan đến thuốc trong kê đơn thuốc tiêm, tiêm truyền còn khá phổ biến. Cần các nghiên cứu tiếp theo về can thiệp để tăng tỷ lệ tuân thủ cách ghi chép sử dụng thuốc trong cơ sở y tế có giường bệnh của Bộ Y tế Việt Nam và tăng tỷ lệ tuân thủ đúng theo khuyến cáo nhà sản xuất và y văn tại bệnh viện.

Từ khóa: sai sót trong sử dụng thuốc, thuốc tiêm và dịch truyền, các vấn đề liên quan đến thuốc, giai đoạn kê đơn

ABSTRACT

ADHERENCE TO DRUG-RELATED PROBLEMS IN PRESCRIBING WITH INJECTION DRUGS AND INFUSIONS ON INPATIENTS AT THE DEPARTMENT OF GENERAL SURGERY AT CAN THO UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY HOSPITAL

IN 2016

Nguyen Hoang Yen1*, Nguyen Thi Song Duyen1, Lai Van Nong2, Ngo Thi Dieu2 1. Can Tho University of Medicine and Pharmacy 2. Can Tho University of Medicine and Pharmacy Hospital Background: Medication error is an important cause of patient morbidity and mortality. Little is known about medication errors in resource-restricted settings, including Vietnam. Objectives: 1. To determine the percentage of compliance with the prescription rule of ministry of health, 2. To determine the prevalence prescribing error by medication administration records (MARs). Materials and method: Crosssectional study on inpatients with medical records using injection drugs and infusions at the department of general surgery at Can Tho University Hospital of Medicine and Pharmacy, from January 2016 to April 2016, recorded by collecting data sheets, compared with the regulations on the use of drugs in health facilities with patient beds of the Ministry of Health of Vietnam (2011). DRPs were classified according to Pharmaceutical Care Network Europe definitions. Evaluation criteria for compliance with drug use recommendationswere based on manufacturers' prescription information, Vietnam National Pharmacopoeia (2018), Injectable Drugs Guide (2017), including: indications, contraindications, doses administration, infusion rate, number of doses administered within 24 hours / interval between doses / time of administration, route of administration. Results:

(2)

2

After surveying 385 medical records, the rate of compliance with the guidelines of using medicine of the Ministry of Health was 21.8% (84/385), over 97% indicated the correct injection drugs and infusions indications, contraindications, doses, infusion rate, number of doses taken within 24 hours / interval between doses / time of administration, routes of administration. Conclusion: DRPs are common among inpatients with injection drugs and infusions in Vietnam. Further studies should effective interventions to improve prescribing practice. interven to increase compliance with the Ministry of Health record of drug use in hospital beds and increase compliance with manufacturers and medical literature recommendations.

Keywords: medication errors,injection drugs and infusions,drug-related problems; prescribing

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Sai sót liên quan đến thuốc là bất kỳ sự kiện có thể phòng ngừa nào có thể gây ra hoặc dẫn đến sử dụng thuốc không phù hợp hoặc gây hại cho bệnh nhân trong khi thuốc nằm trong sự kiểm soát của chuyên gia chăm sóc sức khỏe, bệnh nhân hoặc người tiêu dùng. Các sai sót như vậy có thể liên quan tới thực hành chuyên môn, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, quy trình và hệ thống bao gồm: kê đơn và quá trình chuyển giao đơn thuốc; ghi nhãn, đóng gói và danh pháp; pha chế, cấp phát và phân phối;

quản lý, giám sát và sử dụng thuốc trên người bệnh [6],[7].

Sai sót liên quan đến thuốc gây thiệt hại từ 6 tỷ đến 29 tỷ USD mỗi năm [7]. Sai sót đến thuốc còn là nguyên nhân thứ ba gây tử vong cho bệnh nhân với ít nhất 130.000 người/năm tại Hoa Kỳ [7].

Viện thực hành an toàn thuốc Hoa Kì (ISMP) đã xếp thuốc tiêm, dịch truyền vào loại cần cảnh giác cao [6]. Các công trình nghiên cứu cho thấy sai sót trong sử dụng thuốc thường xảy ra ở giai đoạn kê đơn (39%), tiếp đến là giai đoạn thực hiện thuốc (38%), sao chép y lệnh (12%) và cấp phát thuốc (11%) [7]. Tuy nhiên, 48% sai sót trong lúc kê đơn có thể ngăn ngừa được, trong khi đó chỉ có thể ngăn chặn được dưới 2% sai sót khi thực hiện thuốc cho bệnh nhân [7]. Việc phát hiện các sai sót liên quan đến thuốc là bước quan trọng trong cải thiện an toàn người bệnh. Các sai sót thể phát hiện thông qua các hoạt biện pháp tự báo cáo giấu tên, quan sát trực tiếp, từ báo cáo biến cố bất lợi, phân tích biến cố bất lợi, tổng hợp hồ sơ bệnh án, giám sát dựa trên máy tính hay công cụ phát hiện biến cố. Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về sai sót liên quan đến sử dụng thuốc trên hồ sơ bệnh án để hạn chế các sai sót do quá trình kê đơn thuốc nội trú. Ngoài ra, số lượng thuốc dùng đường tiêm, dịch truyền chiếm 29,1% (đứng thứ 2 sau thuốc uống) và chiếm 46,6% trên tổng chi phí cho thuốc [1]. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc tiêm, dịch truyền qua tổng hợp hồ sơ bệnh án và sơ bộ đánh giá các vấn đề chưa đúng theo khuyến cáo trong quá trình kê đơn nội trú nhằm hai mục tiêu:

1. Xác định tỷ lệ hồ sơ bệnh án có thuốc tiêm, dịch truyền tuân thủ cách ghi chép theo hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh của Bộ Y tế (thông tư 23/2011/TT - BYT) về:

viết tắt, ghi đúng tên thuốc, ghi đúng hàm lượng, nồng độ, ghi liều dùng một lần, ghi tốc độ tiêm, truyền, số lần dùng thuốc trong 24 giờ/ khoảng cách dùng giữa các lần/thời điểm dùng thuốc, ghi đường dùng, ghi đúng trình tự đường dùng, sửa đổi có kí tên, ghi số thứ tự ngày dùng thuốc đặc biệt.

2. Xác định tỷ lệ hồ sơ bệnh án thuốc tiêm, dịch truyền tuân thủ các khuyến cáo sử dụng thuốc về chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, tốc độ truyền, số lần dùng thuốc trong 24 giờ/khoảng cách dùng giữa các lần/ thời điểm dùng thuốc, đường dùng.

Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề xuất các giải pháp hạn chế sai sót ở giai đoạn kê đơn thuốc nội trú.

II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Hồ sơ bệnh án (HSBA) của bệnh nhân điều trị nội trú của khoa Ngoại tổng hợp có sử dụng thuốc tiêm, thuốc dịch truyền.

(3)

3

Tiêu chuẩn loại trừ: HSBA không có sử dụng thuốc sử dụng thuốc tiêm, thuốc dịch truyền hoặc HSBA chuyển viện hoặc ra viện hoặc xin về trong 24 giờ từ lúc nhập viện.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, hồi cứu

Cỡ mẫu và thời gian nghiên cứu: dựa vào công thức tính cỡ mẫu với Z = 1,96 với độ tin cậy 95%, p=0,5 khi đó n = 384. Vậy cần lấy ít nhất 385 HSBA có sử dụng thuốc tiêm, dịch truyền khoa ngoại tổng hợp của một bệnh viện thực hành của trường đại học từ tháng 01/2016 đến 04/2016.

2 2

2 /

1

. ( 1 )

d

P P

nZ

Nội dung nghiên cứu:

Chọn tất cả HSBA thỏa tiêu chí chọn mẫu và thu thập thông tin theo mẫu.

Nội dung đánh giá mục tiêu 1: không viết tắt, ghi đúng tên thuốc, ghi đúng hàm lượng, nồng độ, ghi liều dùng một lần, ghi tốc độ tiêm, truyền, số lần dùng thuốc trong 24 giờ/ khoảng cách dùng giữa các lần/thời điểm dùng thuốc, ghi đường dùng, ghi đúng trình tự đường dùng, sửa đổi có kí tên, ghi số thứ tự ngày dùng thuốc đặc biệt. Nghiên cứu viên đánh giá cách ghi chép so với hướng dẫn hướng dẫn sử dụng thuốc trong cơ sở y tế có giường bệnh của Bộ Y tế Việt Nam năm 2011 [2], mỗi tiêu chí được đánh giá là “có”, “không”.

Đánh giá tuân thủ thông tư hướng dẫn sử dụng thuốc trong cơ sở y tế có giường bệnh của Bộ Y tế Việt Nam năm 2011: với HSBA được đánh giá “tuân thủ” nếu tất cả các tiêu chí được đánh giá là

“có”, đánh giá “không tuân thủ” nếu có một tiêu chí được đánh giá là “không” [2].

Nội dung đánh giá mục tiêu 2: với mỗi thuốc tiêm, dịch truyền được chỉ định, nghiên cứu viên dựa vào thông tin kê đơn của nhà xuất, Dược thư Quốc gia Việt Nam (2018), Injectable Drugs Guide (2017) để tham khảo về chỉ định, chống chỉ định, liều dùng: ghi đúng liều dùng /ngày của thuốc; tốc độ tiêm, truyền: ghi đúng tốc độ truyền đối với các thuốc tiêm, dịch truyền tĩnh mạch; số lần dùng thuốc (ghi đúng số lần dùng thuốc trong 24 giờ khoảng cách)/ghi đúng thời gian cách nhau giữa hai lần dùng thuốc/ thời điểm dùng thuốc (ghi đúng thời điểm dùng thuốc trong 24 giờ), đường dùng [3],[8].

Mỗi tiêu chí được đánh giá là “đúng”, “không đúng”; với HSBA được đánh giá “tuân thủ” nếu tất cả các tiêu chí được đánh giá là “đúng”, đánh giá “không tuân thủ” nếu có một tiêu chí được đánh giá là “không”.

Xử lý số liệu: Nhập dữ liệu và lưu trữ bằng phần mềm SPSS Inc 18.0 và chương trình Excel 2010.

Đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu được sự đồng ý của bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ. Nghiên cứu đảm bảo tính bảo mật riêng tư của các đối tượng tham gia nghiên cứu và HSBA.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Có 385 HSBA được chọn vào nghiên cứu với 5904 lượt thuốc tiêm, dịch truyền được chỉ định.

Đặc điểm sử dụng của thuốc tiêm, dịch truyền được ghi nhận trong nghiên cứu [1]:

Bảng 1. Đặc điểm các thuốc tiêm, dịch truyền trong nghiên cứu

Nhóm thuốc Số lƣợt sử dụng (N = 5904) Tỷ lệ (%)

Thuốc trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn 1431 24,24

Thuốc giảm đau, kháng viêm 1947 32,98

Thuốc ức chế tiết acid 711 12,04

Thuốc giãn cơ và ức chế cholinesterase 187 3,17

Dung dịch đẳng trương 609 10,32

(4)

4

Dung dịch ưu trương 461 7,81

Dung dịch dinh dưỡng 267 4,52

Dung dịch keo 30 0,51

Thuốc khác 261 4,42

Tổng 5904 100,0

Các nhóm thuốc được sử dụng phổ biến ghi nhận trong nghiên cứu gồm thuốc giảm đau , kháng viêm 32,98%, thuốc trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn 24,24%, thuốc ức chế tiết acid 12,04%. Dung dịch đẳng trương, ưu trương và dung dịch dinh dưỡng được sử dụng nhiều với tỷ lệ 10,32%, 7,81%, 4,52%.

Nghiên cứu cũng ghi nhận bốn đường dùng được sử dụng trong đó nhiều nhất là tiêm tĩnh mạch chậm 37,0% (2184/5904), truyền tĩnh mạch 32,9% (1942/5904), tiêm bắp 28,6% (1688/5904), tiêm dưới da 1,5% (88/5904).

3.1. Xác định tỷ lệ tuân thủ qui định ghi chỉ định thuốc theo thông tƣ hƣớng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giƣờng bệnh của Bộ Y tế.

Bảng 2. Tỷ lệ tuân thủ qui định ghi chỉ định thuốc theo thông tư hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh của Bộ Y tế.

Đánh giá Số lƣợng (N=385) Tỷ lệ (%)

Tuân thủ 84 21,8

Không tuân thủ 301 78.2

Trong đó, số HSBA tuân thủ cách ghi chép HSBA của thông tư hướng dẫn sử dụng thuốc trong cơ sở y tế có giường bệnh của Bộ Y tế Việt Nam năm 2011 chiếm tỷ lệ 21,8%.

Hình 1. Tỷ lệ tuân thủ cách ghi chép HSBA của thông tư hướng dẫn sử dụng thuốc trong cơ sở y tế có giường bệnh của Bộ Y tế Việt Nam năm 2011 từng tiêu chí.

Tuân thủ sử dụng thuốc tất cả 10 chỉ tiêu theo qui định về cách ghi chỉ định thuốc của BYT theo thông tư 23/2011/TT-BYT là 8,7% trên tổng số 5904 chỉ định thuốc và 21,8% trên tổng số 385 bệnh án được xét.

3.2. Tỷ lệ HSBA có thuốc tiêm, dịch truyền tuân thủ các khuyến cáo sử dụng thuốc Bảng 3. Tỷ lệ HSBA thuốc tiêm, dịch truyền tuân thủ các khuyến cáo sử dụng thuốc

Tiêu chí Số

lƣợng/tiêu chí

Đánh giá* Đúng

(n,%)

Không đúng (n,%)

Chỉ định 5904 5904 0 (0,0)

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Không viết tắt Ghi đúng tên thuốc Ghi đúng hàm lượng, nồng độ Ghi liều dùng một lần Số lần dùng thuốc trong 24 giờ/ Khoảng cách …

Ghi tốc độ truyền Ghi đường dùng Ghi đúng trình tự đường dùng Sửa đổi có kí tên Ghi số thứ tự ngày dùng thuốc đặc biệt

Tỷ lệ %

Tiêu chí

Không

(5)

5

Tiêu chí Số

lƣợng/tiêu chí

Đánh giá* Đúng

(n,%)

Không đúng (n,%) (100)

Chống chỉ định 5904 5901

(99,9)

3 (0,1)

Liều dùng/ngày 4813 4676

(97,2)

137 (2,8)

Tốc độ truyền 5227 5109

(97,7)

118 (2,3) Số lần dùng thuốc trong 24 giờ/ Khoảng cách dùng giữa các

lần/Thời điểm dùng thuốc 5904 5892

(99,8)

12 (0,2)

Đường dùng 5599 5566

(99,4)

33 (0,6)

*Đánh giá dựa vào thông tin kê đơn của nhà sản xuất, Dược thư Quốc gia Việt Nam (2018), Injectable Drugs Guide (2017).

Nhìn chung các chỉ tiêu tuân thủ các khuyến cáo đúng trên 97%, đặc biệt 100% chỉ định thuốc và dịch truyền đúng khuyến cáo. Điều này cho thấy bác sĩ kê đơn đa số là phù hợp.

IV. BÀN LUẬN

3.1. Xác định tỷ lệ tuân thủ qui định ghi chỉ định thuốc theo thông tƣ hƣớng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giƣờng bệnh của Bộ Y tế

Số HSBA tuân thủ cách ghi chép HSBA của thông tư hướng dẫn sử dụng thuốc trong cơ sở y tế có giường bệnh của Bộ Y tế Việt Nam năm 2011 chiếm tỷ lệ 21,8%. So sánh kết quả này với nghiên cứu năm 2014 cũng tại khoa ngoại tổng hợp, tỷ lệ này đã tăng đáng kể, từ 6,8% lên 21,8% (nghiên cứu của chúng tôi) [4]. Có thể thấy việc chấp hành thông tư trong kê đơn thuốc của bác sĩ đã được cải thiện nhiều. Trong hai năm, từ năm 2014 đến 2016, tỷ lệ thực hiện đúng đã tăng 3,2 lần. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn chưa cao. Những sai sót và thiếu rõ ràng trong kê đơn thuốc có thể dẫn đến những nhầm lẫn về sau khi điều dưỡng sử dụng thuốc cho bệnh nhân và có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, cần chú ý nhiều hơn trong công tác ghi chỉ định thuốc và thực hiện đúng theo hướng dẫn của BYT trong thông tư 23/2011/TT-BYT. Bên cạnh đó, việc tăng cường giám sát thực hiện thông tư là cần thiết.

Kết quả nghiên cứu có 8,7% (515/5904 chỉ định) đúng 10 tiêu chí đánh giá. 100% chỉ định đạt tiêu chí không viết tắt. Các tiêu chí thực hiện chiếm tỷ lệ trên 90% như ghi đúng trình tự thuốc, đường dùng, sửa đổi có kí tên, đánh số đối với các thuốc đặc biệt và số lần dùng thuốc trong 24 giờ/ khoảng cách dùng giữa các lần/thời điểm dùng thuốc. Các chỉ tiêu ghi đúng, liều dùng một lần, hàm lượng (nồng độ) có tỷ lệ gần bằng nhau, khoảng 80%. Có 5,2% chỉ định không ghi đường dùng. Điều này được lý giải do bác sĩ quên hay điều dưỡng đã biết rõ đường dùng của thuốc đó. Tuy nhiên nếu có điều dưỡng mới vào khoa thì sẽ gặp khó khăn, có nguy cơ gây hại cho bệnh nhân.

3.2. Tỷ lệ HSBA có thuốc tiêm, dịch truyền tuân thủ các khuyến cáo sử dụng thuốc

Một số vấn đề thường gặp trong kê đơn thuốc của bác sĩ được ghi nhận khi đối chiếu với y văn như không đúng liều dùng 2,8% (137/4813), tốc độ truyền 2,8% (118/5227), đường dùng 0,6%

(33/5599)Tỷ lệ này nhìn chung thấp hơn nhiều so với nghiên cứu đa trung tâm năm 2002 tại 36 cơ sở là không đúng liều dùng 19% [9].

Các thuốc thường bị chỉ định liều cao là meloxicam, etoricoxib, esomeprazol và diclofenac, là những thuốc có khoảng trị liệu rộng và bác sĩ chỉ dùng gấp 1,5-2 lần liều được khuyến cáo trong tờ hướng dẫn sử dụng, dược thư quốc gia trong một thời gian ngắn (1-5 ngày) [3],[7]. Điều này có thể không gây ngộ độc cấp cho bệnh nhân, nhưng làm tăng số lượng, mức độ tác dụng phụ của thuốc và

(6)

6

gây lãng phí, mà hiệu quả điều trị không tăng. Do đó bác sĩ cần cân nhắc liều dùng của thuốc dồng thời theo dõi chặt chẽ tác dụng phụ của thuốc trên những bệnh nhân này.

Đứng thứ hai là chỉ định tốc độ truyền không đúng so với kiến nghị của nhà sản xuất (2,3%).

Khoảng cho phép của tốc độ truyền của thuốc thường rộng, nên bác sĩ chỉ định tốc độ truyền thường theo kinh nghiệm. Ngoài ra, nhiều trường hợp bệnh nhân được chỉ định rất nhiều dịch truyền trong một ngày, nên bác sĩ chọn tốc độ truyền nhanh hơn để đảm bảo tất cả thuốc được truyền hết trong ngày.

Tuy nhiên, nếu tốc độ truyền quá nhanh sẽ gây đau đớn cho bệnh nhân, tăng nguy cơ bị sốc do nồng độ thuốc trong máu tăng nhanh, hoặc gây quá tải tuần hoàn, phù phổi,…và không đảm bảo thời gian tác dụng của thuốc [3],6].

Trường hợp thuốc bị chỉ định đường dùng không đúng khuyến cáo cũng gặp trong nghiên cứu (0,6%). Hầu hết trường hợp là nhầm lẫn giữa đường tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch chậm. Do nhiều dung dịch thuốc tiêm bắp, cũng có thể được chỉ định pha loãng tiêm tĩnh mạch chậm, nên đã gây nhầm lẫn với bác sĩ. Tuy nhiên, tính chất lí hóa của chế phẩm và sinh khả dụng của dược chất ở hai đường này có sự khác nhau. Do đó, bác sĩ nên tuân thủ khuyến cáo của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được biến cố không mong muốn từ chế phẩm [6].

V. KẾT LUẬN

Các vấn đề liên quan đến thuốc trong kê đơn thuốc tiêm, tiêm truyền còn khá phổ biến. Các nghiên cứu tiếp theo cần xác định cac can thiệp nhằm làm tăng tỷ lệ tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc trong cơ sở y tế có giường bệnh và tuân thủ khuyến cáo của nhà sản xuất và y văn để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được biến cố không mong muốn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị Thái Phương (2014), Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa nội và khoa ngoại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2013, Luận văn tốt nghiệp dược sĩ đại học, trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

2. Bộ Y tế (2011), Thông tư hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh.

3. Bộ Y tế (2018), Dược thư quốc gia Việt Nam, nhà xuất bản Y học.

4. Trần Thị Ngân Hà (2015), Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc giảm đau trên bệnh nhân tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2015, Luận văn tốt nghiệp dược sĩ đại học, trường Đại học Y Dược Cần Thơ

5. Đoàn Thị Phương Thảo, Trần Thu Thủy, Vũ Đình Hòa, Nguyễn Hoàng Anh (2010), “Sai sót liên quan đến thuốc: ghi nhận từ cơ sở dữ liệu báo cáo ADR tại Việt Nam”, Trung tâm thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc.

6. ISMP-Institute for Safe Medication Practices (2015), “ISMP Safe Practice Guidelines for Adult IV Push Medications”, ISMP Medication Safety Alert.

7. WHO (2014), Reporting and learning system for medication errors: the role of pharmacovigilance centres.

8. Alistair Gray, Jane Wright, Vincent Goodey, Lynn Bruce (2017), Injectable Drugs Guide, Pharmaceutical Press.

9. Barker K. N., Flynn E. A., Pepper G. A., Bates D. W., Mikeal R. L. (2002), "Medication errors observed in 36 health care facilities", Arch Intern Med, 162(16), pp. 1897-903.

(Ngày nhận bài: 20/9/2019 - Ngày duyệt đăng: 04/11/2019)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tỷ lệ bệnh án có tương tác thuốc có YNLS của chúng tôi có khác biệt so với một số nghiên cứu về tỷ lệ tương tác thuốc có YNLS trong bệnh án nội trú. Điều này có thể

Sở Y tế; Giám đốc bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc cơ sở sản xuất thuốc có thuốc được công bố tại Điều 1 và Thủ trưởng các đơn vị có liên

Tỷ lệ tuân thủ và chưa tuân thủ vệ sinh tay thường quy của nhân viên y tế Trong 92 người tham gia nghiên cứu thì chỉ có 13 người chiếm 14,13% đối tượng nghiên cứu tuân thủ VSTTQ số

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 304 trẻ em đã được chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ và đang can thiệp tại các trường mầm non, các trung tâm

1 KHẢO SÁT TÁC DỤNG ỔN ĐỊNH ĐƢỜNG HUYẾT CỦA VIÊN NÉN BAO PHIM CHỨA CAO CHIẾT LÁ SẦU ĐÂU TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG BÉO PHÌ ĐƢỢC GÂY TĂNG ĐƢỜNG HUYẾT BẰNG NGHIỆM PHÁP DUNG NẠP GLUCOSE

- Nội dung nghiên cứu: đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu tuổi: 45; giới tính: nam, nữ, vị trí răng răng cối lớn thứ nhất hàm trên, răng cối lớn thứ hai hàm trên, răng cối lớn thứ

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH ĂN CHAY VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĂN CHAY TẠI XÃ ĐÔNG THÀNH, THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG NĂM 2020 Nguyễn Tấn Tài*, Huỳnh Thị Sóc Ken, Nguyễn Thị Kim

Ngày nhận bài 22/4/2021 - Ngày duyệt đăng 03/6/2021 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRÁM BÍT ỐNG TỦY RĂNG CỐI LỚN HÀM DƯỚI VIÊM QUANH CHÓP MẠN TÍNH CÓ SỬ DỤNG BIOCERAMIC TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI