• Không có kết quả nào được tìm thấy

TẢI XUỐNG PDF

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2023

Chia sẻ "TẢI XUỐNG PDF"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GD VÀ ĐT TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

--- (Đề thi có 03 trang)

KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2022 - 2023

MÔN: LỊCH SỬ 12 Thời gian làm bài: 45 PHUT

(không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ... Số báo danh:

... Mã đề 601 Câu 1. Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm:

A. tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.

B. tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Hạ Lào.

C. tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Trung Lào.

D. tiêu diệt sinh lực địch, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào và toàn bộ Thượng Lào.

Câu 2. Pháp thực hiện rút quân khỏi miền Nam Việt Nam trong bối cảnh nào?

A. Pháp đã hoàn tất chuyển giao trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ cho Mỹ.

B. Miền Nam đã tiến hành hiệp thương Tổng tuyển cử để thống nhất đất nước.

C. Chưa thực hiện cuộc hiệp thương Tổng tuyển cử thống nhất 2 miền Nam,Bắc.

D. Pháp đã thi hành đầy đủ các điều khoản trong Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954 ).

Câu 3. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975), nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút” bằng thắng lợi nào sau đây?

A. Mỹ ký Hiệp định Pari năm 1973.

B. “Điện Biên Phủ trên không”năm 1972.

C. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

D. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

Câu 4. Hướng tiến công chính của Mỹ trong đợt phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất(1965-1966)là

A. Đông Nam Bộ, Liên Khu V.

B. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

C. Tây Nam Bộ, Liên Khu V.

D. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

Câu 5. Từ kết quả của cuộc đấu tranh ngoại giao của ta đã buộc Mĩ phải kí kết Hiệp định Pari, hãy rút ra bài học kinh nghiệm gì cho vấn đề ngoại giao hiện nay của Việt Nam?

A. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao.

B. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh văn hóa, chính trị và ngoại giao.

C. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, binh vận và ngoại giao.

D. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, kinh tế và ngoại giao.

Câu 6. Việc Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam đánh dấu sự thất bại của chiến lược chiến tranh nào của Mĩ sau đây?

A. “Việt Nam hóa chiến tranh”.

B. “Đông Dương hóa chiến tranh”.

C. “Chiến tranh cục bộ”.

D. “Chiến tranh đặc biệt”.

Câu 7. Từ Thu – Đông 1953, Nava tập trung quân ở khu vực nào sau đây?

A. Thượng Lào.

B. Tây Bắc.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đồng bằng Bắc Bộ.

(2)

Mã đề 601 - https://thi247.com/ Trang 2/4 Câu 8. Đặc điểm tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ (1954) giống với những nước nào dưới đây?

A. Trung Quốc và Triều Tiên. B. Đức và Triều Tiên.

C. Triều Tiên và Nhật Bản. D. Đức và Nhật Bản.

Câu 9. Hội nghị lần thứ 15 Trung ương Đảng (1-1959) đã để lại bài học kinh nghiệm nào cho Đảng trong quá trình lãnh đạo Cách mạng Việt Nam?

A. Sử dụng con đường đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.

B. Sử dụng con đường đấu tranh vũ trang giành chính quyền.

C. Sử dụng con đường đấu tranh ngoại giao giành chính quyền.

D. Sử dụng bạo lực cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân.

Câu 10. Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta?

A. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị.

B. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh.

C. Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam.

D. Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền.

Câu 11. Thắng lợi nào dưới đây của quân dân ta đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp?

A. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954.

B. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết.

C. Chiến thắng Bắc Tây Nguyên ( 2 – 1954).

D. Chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954.

Câu 12. Thắng lợi nào dưới đây chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh bại Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?

A. Chiến thắng Ấp Bắc.

B. Chiến thắng Bình Giã.

C. Chiến thắng Ba Gia.

D. Chiến thắng Đồng Xoài.

Câu 13. Điểm giống nhau cơ bản nhất trong kết quả của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) và phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931) là đều

A. hình thành được liên minh công - nông.

B. sự ra đời của mặt trận dân tộc thống nhất C. tiến hành chia ruộng đất cho dân cày nghèo.

D. giải tán chính quyền địch ở một số địa phương.

Câu 14. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960 ) xác định miền Bắc có vai trò như thế nào?

A. Quyết định nhất.

B. Quyết định gián tiếp.

C. Quyết định trực tiếp.

D. Căn cứ địa cách mạng.

Câu 15. Nội dung nào dưới đây là điểm khác nhau cơ bản giữa Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) và Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965- 1968)

A. biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

B. “dùng người Việt đánh người Việt”.

C. Mĩ chỉ huy bằng lực lượng cố vấn.

D. tiến hành viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.

(3)

Câu 16. Điểm tương đồng trong các Chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam ( 1961-1973 ) là:

A. dùng người Việt đánh người Việt.

B. sử dụng quân Mĩ, chư hầu làm nòng cốt.

C. âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.

D. sử dụng quân đội Sài Gòn làm nòng cốt.

Câu 17. Để thực hiện mục tiêu của Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ đã đề ra kế hoạch bình định miền Nam trong 2 năm” đó là kế hoạch nào sau đây?

A. Kế hoạch Giơnxơn-Mác Namara.

B. Dồn dân lập “Ấp chiến lược”.

C. Kế hoạch Xtalây – Taylo.

D. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.

Câu 18. Nhận định nào không đúng về Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?

A. Là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ.

B. Âm mưu cơ bản là “dùng người Việt Nam để đánh người Việt Nam”.

C. Dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật và phương tiện chiến tranh của Mĩ.

D. Có sự tham gia của quân viễn chinh và quân Đồng minh của Mĩ.

Câu 19. Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng (1/ 1959) đã thông qua quyết định nào sau đây?

A. Để nhân dân miền Nam nhờ sự giúp đỡ các nước bên ngoài đánh Mỹ - Diệm.

B. Để nhân dân miền Nam đấu tranh ngoại giao đánh đổ ách thống trị Mĩ – Diệm.

C. Để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm.

D. Để nhân dân miền Nam giành chính quyền bằng con đường đấu tranh hòa bình.

Câu 20. Kết quả lớn nhất của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) là gì?

A. phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở thôn xã ở Nam Bộ và Trung Bộ.

B. Ủy ban nhân dân tự quản tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ chia cho dân cày.

C. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20/ 12/ 1960).

D. lực lượng vũ trang miền Nam được hình thành và phát triển nhanh chóng.

Câu 21. Hiệp định Gơ-ne-vơ là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền gì cho các nước Đông Dương?

A. Tập kết chuyển quân tạm thời.

B. Được hưởng độc lập, tự do.

C. Tổ chức Tổng tuyển cử tự do.

D. Các quyền dân tộc cơ bản.

Câu 22. Chiến thắng Vạn Tường ( 18 – 8 - 1965) đã chứng tỏ điều gì?

A. Quân viễn chinh Mĩ đã mất hết khả năng chiến đấu.

B. Miền Nam đã giành thắng lợi trong chiến tranh cục bộ.

C. Lực lượng vũ trang của miền Nam đã trưởng thành.

D. Nhân dân miền Nam đủ sức đánh bại quân viễn chinh Mĩ.

Câu 23. Ngày 17 – 1 – 1960, tại Bến Tre nổ ra phong trào đấu tranh nào sau đây?

A. Phá ấp chiến lược.

B. Chống bình định.

C. Trừ gian diệt ác.

D. Đồng khởi.

(4)

Mã đề 601 - https://thi247.com/ Trang 4/4 Câu 24. Điểm khác nhau về nguyên nhân thắng lợi giữa Cách mạng tháng Tám (1945) với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) là

A. căn cứ hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.

B. tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.

C. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Hồ Chí Minh.

D. truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc ta.

Câu 25. Chiến thắng Ba Gia (Quảng Ngãi) là thắng lợi của quân dân miền Nam chống Chiến lược Chiến tranh nào của Mĩ ?

A. “Chiến tranh đặc biệt”.

B. “Việt Nam hóa chiến tranh”.

C. “Chiến tranh đơn phương”.

D. “Chiến tranh cục bộ”.

Câu 26. Ngày 06/ 06/ 1969 gắn với sự kiện chính trị nào của dân tộc ta?

A. Hội nghị cao cấp ba nước Đông Dương họp ở Campuchia.

B. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam đến Hội nghị Pa-ri.

C. Mĩ tiến hành mở rộng tấn công phá hoại miền Bắc lần hai.

D. Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời.

Câu 27. Nội dung quan trọng nhất của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) là

A. bầu Ban Chấp hành Trung ương mới của Đảng Lao động Việt Nam.

B. đề ra nhiệm vụ Chiến lược cho Cách mạng cả nước và từng miền.

C. thông qua Báo cáo Chính trị và Báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng.

D. thông qua Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965).

Câu 28. Thắng lợi quân sự nào của quân dân Việt Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược?

A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.

B. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

D. Trận“Điện Biên Phủ trên không”năm 1972.

Câu 29. Bước vào Đông Xuân 1953 – 1954, âm mưu của Pháp – Mĩ là

A. giành thắng lợi quân sự để nâng cao vị thế của nước Pháp trên thế giới.

B. giành một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.

C. giành lại quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ.

D. giành 1 thắng lợi quân sự để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Câu 30. Yếu tố nào được xem là "xương sống" của Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ?

A. Chính quyền Sài Gòn. B. "Ấp chiến lược".

C. Đô thị (hậu cứ). D. Quân đội ngụy.

--- HẾT ---

(5)

Đề\câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 000 D C A B C A B D C A B A C A C B A D C D B D B C B D C D A A 601 A C A A A C D B D B A A D A B C A D C C D D D B A D B A B B 603 D B B A D D D B B A D A B C D D B A B B C C B A D C A B D D 605 A C B D B A C A C B A A B B B A D B B A D B B B D B C D C B 607 C D B A A B C C C C A D B C D A D A A A A D C B A D C D C D

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, thực hiện chiến

- Mục tiêu: Trình bày được những thắng lợi lớn của nhân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ, tiêu biểu là