• Không có kết quả nào được tìm thấy

DE KT LICH SU K12_ KHTN_ LAN 4

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "DE KT LICH SU K12_ KHTN_ LAN 4"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GD-ĐT VĨNH LONG

TRƯỜNG THCS&THPT MĨ PHƯỚC

ĐỀ KIỂM TRA

ÔN TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM 1954-1975 KHỐI 12 (KHTN), NĂM HỌC 2019-2020

Thời gian làm bài: 30 phút

Câu 1. Điểm chung của các chiến lược chiến tranh do Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975 là

A. dựa vào quân đội các nước thân Mĩ. B. kết hợp với ném bom phá hoại miền Bắc.

C. dựa vào lực lượng quân sự Mĩ. D. có sự tham chiến của quân Mĩ.

Câu 2. Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954 như thế nào?

A. Đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau.

B. Vẫn do thực dân Pháp chiếm đóng dưới sự giám sát của lực lượng quốc tế.

C. Trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ thông qua chính quyền tay sai.

D. Đất nước hoàn toàn giải phóng, chờ ngày Tổng tuyển cử.

Câu 3. Thắng lợi nào của ta chứng tỏ sự đúng đắn của Đảng về việc chuyển hướng sử dụng bạo lực cách mạng?

A. Ấp Bắc. B. Đồng khởi. C. Bình Giã. D. Vạn Tường.

Câu 4. Thắng lợi cơ bản trong chống phá “bình định” góp phần đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ là A. làm sụp đổ phần lớn hệ thống “ấp chiến lược” của địch.

B. giải phóng nhiều vùng nông thôn rộng lớn ở miền Nam.

C. phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị diễn ra mạnh.

D. giải phóng nhiều vùng nông thôn rộng lớn ở Nam bộ.

Câu 5. Các cuộc hành quân chủ yếu trong mùa khô 1965-1966 của quân Mĩ và quân Sài Gòn nhằm vào hai hướng chính là

A. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. B. Đông Nam bộ và Nam Trung bộ.

C. Đông Nam Bộ và Liên Khu V. D. Đông Nam bộ và Tây Nam bộ.

Câu 6. Hành động nào của Pháp cho thấy Pháp không nghiêm chỉnh thực hiện Hiệp định Giơnevơ?

A.Pháp rút quân khỏi miền Bắc khi chưa thực hiện tổng tuyển cử 2 miền.

B.Pháp rút quân khỏi miền Nam khi chưa thực hiện thống nhất đất nước.

C.Pháp rút quân khỏi Đông Dương khi chưa thực hiện tổng tuyển cử 2 miền.

D.Pháp rút quân khỏi miền Nam khi chưa thực hiện tổng tuyển cử 2 miền.

Câu 7. Trong chiến lược chiến tranh cục bộ Mĩ đề ra chiến lược quân sự mới “tìm diệt” nhằm mục đích gì?

A. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh. B. Giành lại thế chủ động trên chiến trường.

C. Tạo thuận lợi trên bàn ngoại giao. D. Ngăn chặn tiếp viện từ Bắc vào Nam.

Câu 8. Điểm mới của “ chiến tranh cục bộ” so với “chiến tranh đặc biệt” như thế nào?

A. giải phóng nhiều vùng nông thôn rộng lớn ở miền Nam.

B. phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị diễn ra mạnh.

C. giải phóng nhiều vùng nông thôn rộng lớn ở Nam bộ.

D. Có sự tham gia của quân đội Mĩ và quân đồng minh Mĩ.

Câu 9. Trong thời kỳ 1954 - 1975, nhân dân miền Nam Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chiến lược nào?

A. Hoàn thành cải cách ruộng đất và triệt để giảm tô, giảm tức.

B. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

C. Chống việc tổ chức bầu cử riêng rẽ của chính quyền Sài Gòn.

D. Chống chính sách tố cộng, diệt cộng của chính quyền Sài Gòn.

Câu 10. Mục tiêu của Mĩ trong các cuộc phản công chiến lược hai mùa khô (1965-1966 và 1966-1967) là gì?

1

(2)

A. Đánh bại chủ lực quân giải phóng. B. Bình định miền Nam.

C. Đánh phá đất thánh Việt Cộng. D. Tiêu hao lực lượng của ta.

Câu 11. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu thân (1968)?

A. Buộc Mĩ tuyên bố ‘’phi Mĩ hóa” chiến tranh

B. Mĩ chấp nhận đến bàn đàm phán và kí Hiệp định Pari

C. Buộc Mĩ chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.

D. Mĩ thừa nhận thất bại của chiến lược ‘’Chiến tranh cục bộ”

Câu 12. Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ và chính quyền Sài Gòn không thực hiện biện pháp nào dưới đây?

A. Tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”. B. Tiến hành các cuộc hành quân càn quét.

C. Mở những cuộc hành quân “tìm diệt”. D. Triển khai hoạt động chống phá miền Bắc.

Câu 13. Biện pháp cơ bản được Mĩ thực hiện xuyên suốt trong các chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1973) là

A. tiến hành chiến tranh tổng lực. B. sử dụng quân đội Mĩ làm nòng cốt.

C. sử dụng quân đội đồng minh. D. ra sức chiếm đất, giành dân.

Câu 14. Sự kiện nào của quân và dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) đánh dấu cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?

A. Phong trào Đồng khởi. B. Chiến thắng Ấp Bắc.

C. Chiến thắng Bình Giã. D. Chiến thắng Vạn Tường.

Câu 15. Chiến thắng nào của quân và dân ta đánh dấu sự phá sản cơ bản của “Chiến tranh đặc biệt”

(1961-1965) của Mĩ?

A. Ba Gia. B. An Lão. C. Bình Giã. D Ấp Bắc.

Câu 16. Nội dung “bình định miền Nam có trọng điểm trong 2 năm”, là kế hoạch quân sự nào của Mĩ?

A. Kế hoạch Xtalây Taylo. B. Kế hoạch định mới của Mĩ.

C. Kế hoạch Giônxơn Mác Namara. D. Kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi.

Câu 17. Thắng lợi nào dưới đây chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ?

A. Chiến thắng Vạn Tường. B. Chiến thắng Bình Giã.

C. Chiến thắng Đồng Xoài. D. Chiến thắng Ấp Bắc.

Câu 18. Chiến thắng mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam là

A. Ấp Bắc. B. Bình Giã C. Vạn Tường. D. Đồng Xoài.

Câu 19. Nội dung nào dưới đây là điểm giống nhau của ba loại hình chiến lược (Chiến tranh đặc biệt, Chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh) của Mĩ ở Việt Nam?

A. Sử dụng quân Mĩ và đồng minh của Mĩ, với sự viện trợ quân sự cho quân đội Sài gòn.

B. Sử dụng quân đội Sài Gòn, do Mĩ chỉ huy, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ.

C. Có cố vấn Mĩ chỉ huy, tranh thủ ngoại giao với Liên Xô, Trung Quốc để cô lập ta.

D. Quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.

Câu 20. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) đã chứng tỏ A. quân ta đã đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ.

B. cách mạng miền Nam chuyển sang giai đoạn mới, phát triển mạnh.

C. bộ đội chủ lực của ta đủ khả năng đánh bại quân đồng minh của Mĩ.

D. bộ đội chủ lực của ta đủ khả năng đánh bại quân viễn chinh Mĩ.

--- HẾT ---

2

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 17: Chiến thắng Vạn Tường (1965) của nhân dân miền Nam trong chiến đấu chống “Chiến lược chiến tranh cục bộ” của Mĩ có ý nghĩa lịch sử như thế nào.. Được coi là

Thắng lợi quân sự nào khẳng định khả năng quân dân miền Nam Việt Nam có thể đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của MĩA. Chiến thắng nào của quân dân miền

Thắng lợi quân sự nào khẳng định khả năng quân dân miền Nam Việt Nam có thể đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?. A.Chiến

Thắng lợi chính trị nào sau đây có ý nghĩa quan trọng nhất thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ..

Bảo vệ quyền hành giai cấp thống trị, một số quyền lợi nhân dân, an ninh đất nƣớc.. Bảo vệ quyền lợi của giai cấp

Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là.. góp phần làm đảo lộn chiến

Thắng lợi nào của quân đội và nhân dân Việt Nam đã làm phá sản âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương

Đánh dấu thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp