• Không có kết quả nào được tìm thấy

DE KT LICH SU K12_ KHTN_ LAN 3

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "DE KT LICH SU K12_ KHTN_ LAN 3"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GD-ĐT VĨNH LONG

TRƯỜNG THCS&THPT MỸ PHƯỚC

ĐỀ KIỂM TRA

ÔN TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM 1945-1954 KHỐI 12 (KHTN), NĂM HỌC 2019-2020

Thời gian làm bài: 60 phút

I. TRẮC NGHIỆM (8.0 điểm) - Mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm.

Câu 1. Theo thỏa thuận tại Hội nghị Pốtxđam (1945), quân đội Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật từ

A. vĩ tuyến 17 trở vào Nam. B. vĩ tuyến 16 trở ra Bắc.

C. vĩ tuyến 16 trở vào Nam. D. vĩ tuyến 17 trở ra Bắc

Câu 2. Một quyết định khác biệt của Đại hội đại biểu lần thứ II (2.1951) của Đảng Cộng sản Đông Dương so với Đại hội đại biểu lần thứ I (3.1935) là

A. đưa Đảng ra hoạt động công khai. B. thông qua các báo cáo chính trị quan trọng.

C. thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ của Đảng. D. bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Câu 3. Trong bối cảnh Hiệp ước Hoa - Pháp được ký kết (tháng 2 - 1946), Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện chủ trương gì?

A. Hòa với thực dân Pháp để đánh quân Trung Hoa Dân quốc.

B. Phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.

C. Chiến đấu chống thực dân Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc.

D. Hòa hoãn và nhân nhượng có nguyên tắc với thực dân Pháp.

Câu 4. Biện pháp căn bản và lâu dài để giải quyết nạn đói ở Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là

A. nghiêm trị những người đầu cơ tích trữ lúa gạo.

B. tổ chức điều hòa thóc gạo giữa các địa phương.

C. thực hiện phong trào thi đua tăng gia sản xuất.

D. thực hiện lời kêu gọi cứu đói của Hồ Chí Minh.

.Câu 5. Nguyên nhân chủ yếu đưa đến việc thành lập “Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào” (3-1951) là gì?

A. Thuận lợi trong việc tổ chức kháng chiến của Đông Dương.

B. Tăng cường khối đoàn kết nhân dân ba nước chống Pháp.

C. Củng cố lực lượng cách mạng của ba nước Đông Dương.

D. Chống lại chính sách chia rẽ ba nước Đông Dương của Pháp.

Câu 6. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông Dương (1953 – 1954) kết thúc bằng giải pháp nào?

A. Quân sự. B. Chính trị C. Kinh tế. D. Văn hóa.

Câu 7. Mục đích chính của Pháp của việc tăng cường bình định vùng tạm chiếm trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) là gì?

A. Vơ vét sức người sức của phục vụ cho chiến tranh.

B. Hạn chế sự chi viện của nhân dân cho kháng chiến.

C. Làm lung lay tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.

D. Tăng cường kiểm soát nhân ta trong vùng tạm chiếm.

Câu 8. Từ thu – đông 1953, Nava tập trung quân ở khu vực nào?

A. Đồng bằng Bắc Bộ. B. Tây Bắc. C. Thượng Lào. D. Bắc Trung Bộ.

1

(2)

Câu 9. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian.

1. Ta tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông khê.

2. Quân ta chặn đánh địch làm cho hai cánh quân không gặp được nhau.

3. Quân ta nổ súng đánh vào Đông Khê.

4. Đường số 4 được giải phóng.

A. 1,2,3,4. B. 2,3,4,1. C. 4,3,2,1. D. 3,1,2,4.

Câu 10. Đường lối kháng chiến chông Pháp của Đảng 12-1946 đã phát huy đường lối đấu tranh nào sau đây của dân tộc ta?

A. Chiến tranh nhân dân. B. Đánh nhanh thắng nhanh.

C. Chiến tranh tâm lí. D. Tranh thủ sự giúp đỡ từ bên ngoài.

Câu 11. Một trong ba phương châm của công cuộc cải cách giáo dục phổ thông ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những năm 1950-1953 là

A. đại chúng hóa. B. phục vụ dân sinh.

C. phát triển xã hội. D. củng cố hậu phương.

Câu 12. Điểm chung trong kế hoạch Rơve (1949), kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) là A. tiếp tục thống trị lâu dài Việt Nam. B. kết thúc chiến tranh trong danh dự.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh. D. phô trương thanh thế, sức mạnh quân sự.

Câu 13. Hạn chế của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương đối với Việt Nam là

A. chưa giải phóng được vùng nào ở nước ta. B. mới giải phóng được miền Bắc.

C. chỉ giải phóng được miền Nam. D. chỉ giải phóng được vùng Tây Bắc.

Câu 14. Điểm khác nhau về nguyên nhân thắng lợi giữa Cách mạng tháng Tám (1945) với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

B. truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.

C. căn cứ hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.

D. tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.

Câu 15. Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21-7-1954) là

A. không vi phạm chủ quyền dân tộc. B. đảm bảo giành thắng lợi từng bước.

C. giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng. D. phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.

Câu 16. Bước vào Đông Xuân 1953 – 1954, âm mưu của Pháp – Mĩ là A. giành một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.

B. giành lấy một thắng lợi quân sự để kéo dài chiến tranh xâm lược Việt Nam.

C. giành lại quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ.

D. giành thắng lợi quân sự để nâng cao vị thế của nước Pháp trên thế giới.

Câu 17. Mĩ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương (12.1950) vì lý do chủ yếu nào?

A. Giúp Pháp kéo dài cuộc chiến ở Đông Dương.

B. Mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Mĩ ở Đông Dương.

C. Muốn từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.

D. Tăng cường sức mạnh cho mình ở Đông Dương.

Câu 18. Đại hội Đảng toàn quốc lần II (2-1951) được gọi là “Đại hội kháng chiến thắng lợi” vì A. Đánh dấu sự thành công của đại hội toàn quốc lần II.

B. Đánh dấu sự phát triển của cách mạng Việt Nam.

2

(3)

C. Đánh dấu sự phát triển của cách mạng Đông Dương.

D. Đánh dấu bước phát triển mới trong lãnh đạo của Đảng.

Câu 19. Điểm mới của kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) so với kế hoạch Rơve (1949) là gì?

A. Kiểm soát, phong tỏa biên giới Việt-Trung.

B. Tập trung bao vây cô lập căn cứ địa Việt Bắc.

C. Tấn công căn cứ Việt Bắc với quy mô lớn.

D. Tập trung kiểm soát Trung du và đồng bằng Bắc bộ.

Câu 20. Cho bảng dữ liệu dưới đây:

Sự kiện Ý nghĩa

1. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 a. Đánh dấu thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

2. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 - 1954

b. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp - Mỹ

3. Hiệp định Giơnevơ 1954 c. Chuẩn bị về vật chất và tinh thần cho chiến dịch Điện Biên Phủ

Nối Sự kiện (cột 1,2,3) với Ý nghĩa (cột a, b, c) cho đúng.

A. 1a - 2b - 3c. B. 1a - 2c - 3b.

C. 1b - 2c - 3a. D. 1c - 2a - 3b.

--- HẾT ---

Đề kiểm tra có 03 trang gồm 20 câu trắc nghiệm.

3

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tính chất , mục đích, nội dung, phương châm chiến lược của cuộc chiến tranh nhân dân là...trường kì, …..., tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. toàn dân, toàn

- Mở rộng ra Bắc, chiếm đóng Hà Nội và các đô thị khác nhằm âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng vũ trang của ta, nhằm nhanh chóng kết thúc

→Kế hoạch đã đưa cuộc chiến tranh Đông Dương lên quy mô lớn, làm cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, nhất là ở vùng sau lưng địch trở nên khó khăn, phức tạp.. - Báo

thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương.. thắng lợi của chiến dịch Điện

Bảo vệ quyền hành giai cấp thống trị, một số quyền lợi nhân dân, an ninh đất nƣớc.. Bảo vệ quyền lợi của giai cấp

Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là.. góp phần làm đảo lộn chiến

Thắng lợi nào dưới đây chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.. Chiến thắng

Thắng lợi nào của quân đội và nhân dân Việt Nam đã làm phá sản âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương