• Không có kết quả nào được tìm thấy

DE KT LICH SU K12_ KHXH_ LAN 3

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "DE KT LICH SU K12_ KHXH_ LAN 3"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GD-ĐT VĨNH LONG

TRƯỜNG THCS&THPT MỸ PHƯỚC

ĐỀ KIỂM TRA

ÔN TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM 1930-1945 KHỐI 12 (KHXH), NĂM HỌC 2019-2020

Thời gian làm bài: 60 phút

I. TRẮC NGHIỆM (8.0 điểm) - Mỗi câu trả lời đúng 0.25 điểm.

Câu 1. Theo thỏa thuận tại Hội nghị Pốtxđam (1945), quân đội Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật từ

A. vĩ tuyến 17 trở vào Nam. B. vĩ tuyến 16 trở ra Bắc.

C. vĩ tuyến 16 trở vào Nam. D. vĩ tuyến 17 trở ra Bắc

Câu 2. Thành công của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (1946) ở Việt Nam chứng tỏ A. sự ủng hộ to lớn của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam.

B. quyền lực nhà nước chính thức thuộc về cơ quan hành pháp.

C. nhân dân có tinh thần đoàn kết và ý thức làm chủ đất nước.

D. nhân dân bước đầu giành chính quyền, làm chủ đất nước.

Câu 3. Điểm khác nhau về bối cảnh Pháp thực hiện kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi năm 1950 so với kế hoạch Rơve năm 1949 là gì?

A. Pháp thực hiện kế hoạch trong thế phòng ngự bị động.

B. Nhân dân Pháp phản đối chiến tranh Đông Dương.

C. Pháp đang giành thế chủ động trên chiến trường chính.

D. Mĩ từng bước can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương.

Câu 4. Từ tháng 4 - 1953 đến tháng 7 - 1954, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện A. cải cách ruộng đất ở một số nơi trong vùng tự do.

B. giảm tức và xóa nợ ở những vùng gặp thiên tai.

C. giảm tô và hoãn nợ trong các vùng có chiến sự.

D. chia lại công điền và công thổ ở vùng Pháp tạm chiếm.

Câu 5. Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí

A. quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp.

B. án ngữ Hành lang Đông - Tây của thực dân Pháp.

C. ít quan trọng nên quân Pháp không chú ý phòng thủ.

D. có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp.

Câu 6. Trong bối cảnh Hiệp ước Hoa - Pháp được ký kết (tháng 2 - 1946), Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện chủ trương gì?

A. Hòa với thực dân Pháp để đánh quân Trung Hoa Dân quốc.

B. Hòa hoãn và nhân nhượng có nguyên tắc với thực dân Pháp.

C. Phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.

D. Chiến đấu chống thực dân Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc.

Câu 7. Nội dung nào không phản ánh đúng âm mưu của Mỹ ở Đông Dương trong những năm 1951 - 1954?

A. Đưa quân đội tham chiến trực tiếp. B. Ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội.

C. Từng bước thay chân quân Pháp. D. Quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông Dương.

1

(2)

Câu 8. Hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng để giữ vững thành quả cách mạng 1945 là gì?

A. Thực hiện nền giáo dục mới tiến bộ và giải quyết hoàn toàn nạn đói.

B. Thành lập chính phủ dân chủ chính thức và thông qua Hiến pháp mới.

C. Quyết tâm kháng chiến chống Pháp xâm lược và trừng trị bọn nội phản.

D. Củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng và ra sức xây dựng chế độ mới.

Câu 9. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc không thu - đông năm 1947?

A. Chứng tỏ sự đúng đắn trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng.

B. Buộc thực dân Pháp phải chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài.

C. Quân đội Việt Nam giành được quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

D. Mở ra giai đoạn phát triển mới trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Câu 10. Thắng lợi nào của quân đội và nhân dân Việt Nam đã làm phá sản âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945-1954)?

A. Cuộc chiến đấu trong các đô thị năm 1946. B. Chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947.

C. Chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Câu 11. Biện pháp căn bản và lâu dài để giải quyết nạn đói ở Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là

A. nghiêm trị những người đầu cơ tích trữ lúa gạo.

B. thực hiện phong trào thi đua tăng gia sản xuất.

C. tổ chức điều hòa thóc gạo giữa các địa phương.

D. thực hiện lời kêu gọi cứu đói của Hồ Chí Minh.

Câu 12. Để góp phần xây dựng hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, năm 1952, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

A. mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm.

B. quyết định phát động phong trào toàn dân xóa nạn mù chữ.

C. họp Hội nghị thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào.

D. chủ trương thành lập Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam.

Câu 13. Theo kế hoạch Rơve, thực dân Pháp tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 nhằm mục đích gì?

A. Ngăn chặn sự liên lạc giữa Việt Bắc với đồng bằng liên khu III, IV.

B. Củng cố vùng chiếm đóng ở biên giới phía Bắc, bao vây căn cứ Việt Bắc.

C. Chia cắt chiến trường hai nước Việt Nam và Lào, đánh nhanh thắng nhanh.

D. Khóa chặt biên giới Việt-Trung, ngăn chặn sự liên lạc của ta với thế giới.

Câu 14. Hội nghị Giơnevơ được triệu tập trong bối cảnh quốc tế như thế nào?

A. Xu thế của thế giới là giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng.

B. Xu thế của thế giới là giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng quân sự.

C. Quan hệ Xô – Mĩ đã thay đổi chuyển từ đối đầu sang đối thoại.

D. Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ và trở thành xu thế tất yếu.

.Câu 15. Nguyên nhân chủ yếu đưa đến việc thành lập “Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào” (3-1951) là gì?

A. Thuận lợi trong việc tổ chức kháng chiến của Đông Dương.

B. Tăng cường khối đoàn kết nhân dân ba nước chống Pháp.

C. Củng cố lực lượng cách mạng của ba nước Đông Dương.

D. Chống lại chính sách chia rẽ ba nước Đông Dương của Pháp.

2

(3)

Câu 16. Một trong ba phương châm của công cuộc cải cách giáo dục phổ thông ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những năm 1950-1953 là

A. đại chúng hóa. B. phục vụ dân sinh.

C. phát triển xã hội. D. củng cố hậu phương.

Câu 17. Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21-7-1954) là

A. không vi phạm chủ quyền dân tộc. B. đảm bảo giành thắng lợi từng bước.

C. giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng. D. phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.

Câu 18. Đường lối kháng chiến chông Pháp của Đảng 12-1946 đã phát huy đường lối đấu tranh nào sau đây của dân tộc ta?

A. Chiến tranh nhân dân. B. Đánh nhanh thắng nhanh.

C. Chiến tranh tâm lí. D. Tranh thủ sự giúp đỡ từ bên ngoài.

Câu 19. Sự quyết tâm trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện ở nội dung kêu gọi

A. ...chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới….

B. bất kì đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ không phân chia tôn giáo, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh Pháp.

C. Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ....

D. ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm... ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước...

Câu 20. Điểm khác nhau của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 so với chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về

A. loại hình chiến dịch. B. địa hình tác chiến.

C. đối tượng tác chiến. D. lực lượng chủ yếu.

Câu 21. Khó khăn lớn nhất mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt sau Cách mạng tháng Tám 1945 là gì?

A. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng. B. Hơn 90% dân số mù chữ.

C. Ngoại xâm và nội phản. D. Nạn đói đe doạ nghiêm trọng.

Câu 22. Chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947 và chiến dịch Biên giới thu- đông 1950 đều có liên quan đến A. căn cứ địa Việt Bắc. B. chiến trường Đông Dương.

C. hậu phương của ta. D. mở đường sang Trung Quốc.

Câu 23. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi (1950) được thực hiện đã tác động gì đến cuộc kháng chiến chống Pháp của ta?

A. Ta gặp khó khăn trong việc xây dựng lực lượng kháng chiến.

B. Làm cho cuộc kháng chiến của ta trở nên khó khăn, phức tạp.

C. Hạn chế sự chi viện từ các nước xã hội chủ nghĩa vào miền Bắc.

D. Vùng tự do của ta bị thu hẹp, căn cứ địa Việt Bắc bị bao vây.

Câu 24. Chiến dịch Việt Bắc thu –đông 1947 là chiến dịch

A. phản công lớn đầu tiên của quân dân ta trong kháng chiến chống Pháp.

B. phòng ngự tích cực của quân dân ta trong kháng chiến chống Pháp.

C. phản công đầu tiên của quân dân ta trên các chiến trường chính.

D. tiến công lớn đầu tiên của quân dân ta trong kháng chiến chống Pháp.

3

(4)

Câu 25. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian.

1. Ta tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông khê.

2. Quân ta chặn đánh địch làm cho hai cánh quân không gặp được nhau.

3. Quân ta nổ súng đánh vào Đông Khê.

4. Đường số 4 được giải phóng.

A. 1,2,3,4. B. 2,3,4,1. C. 4,3,2,1. D. 3,1,2,4.

Câu 26. Mục tiêu cốt lõi của công cuộc cải cách giáo dục năm 1950 là gì?

A. Thực hiện “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”.

B. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng phục vụ sản xuất và chiến đấu.

C. Đẩy lùi nạn thất học, mù chữ trong nhân dân, đào tạo nhân tài.

D. Phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất.

Câu 27. Điểm mới của kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) so với kế hoạch Rơve (1949) là gì?

A. Tập trung kiểm soát Trung du và đồng bằng Bắc bộ.

B. Tập trung bao vây cô lập căn cứ địa Việt Bắc.

C. Kiểm soát, phong tỏa biên giới Việt-Trung.

D. Tấn công lên căn cứ Việt Bắc với quy mô lớn.

Câu 28. Cho các sự kiện.

1) Quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.

2) Hiệp định Giơnevơ được ký kết.

3) Chính phủ Pháp cử tướng Nava sang làm Tổng chỉ huy quân đội ở Đông Dương.

4) Liên quân Lào – Việt tiến công địch ở Trung Lào, uy hiếp Xavanakhet và căn cứ Xênô.

Hãy sắp xếp các sự kiện đúng theo thứ tự thời gian

A. 2,1,4,3 B. 1,2,3,4 C. 3,4,1,2 D. 4,2,3,1 Câu 29. Chiến thuật của Pháp khi tấn công lên Việt Bắc là

A. bao vây, cắt đứt con đường tiếp tế của ta. B. nhảy dù bất ngờ tấn công vào Việt Bắc.

C. tạo 2 gọng kềm từ Thất Khê và Cao Bằng lên. D. tạo thế 2 gọng kềm và khép lại ở Đài Thị.

Câu 30. Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, Biên giới thu - đông năm 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 là có sự kết hợp giữa

A. đánh điểm, diệt viện và đánh vận động. B. chiến trường chính và vùng sau lưng địch.

C. tiến công quân sự và nổi dậy của nhân dân. D. bao vây, đánh lấn và đánh công kiên.

Câu 5. Nội dung chủ yếu trong bước thứ nhất của kế hoạch Nava là gì?

A. Phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tấn công chiến lược ở miền Bắc.

B. Thực hiện tấn công chiến lược trên cả hai chiến trường Bắc - Nam.

C. Phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam.

D. Phòng ngự chiến lược ở hai miền Bắc – Nam nhưng trọng điểm là Bắc bộ.

Câu 32. Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến ngày 19-12-1946 phản ánh quy luật nào của lịch sử dân tộc Việt Nam?

A. Dựng nước đi đôi với giữ nước. B. Kiên quyết chống giặc ngoại xâm.

C. Luôn giữ vững chủ quyền dân tộc. D. Mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại.

II. TỰ LUẬN (2.0 điểm)

Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 và chiến dịch Biên Giới 1950.

--- HẾT ---

Đề kiểm tra có 04 trang gồm trắc nghiệm (32 câu) và tự luận.

4

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 18: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho thực dân Pháp không thực hiện được kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” trong chiến tranh xâm lược Việt Nam vào năm 1858..

Thắng lợi quân sự nào dưới đây của quân dân Việt Nam đã làm thất bại bước đầu âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược

Câu 3: Chiến dịch nào của quân dân Việt Nam đã làm phá sản kế hoạch Rove của Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông DươngA. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít

Quan trọng nhất Câu 17: Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 của quân và dân Việt Nam thắng lợi đã tác động như thế nào đến cuộc chiến tranh xâm lược của thực

Câu 16: Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là thắng lợi quân sự lớn nhất của ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) vì.. đã làm thất bại âm mưu của

Chiến dịch nào dưới đây là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).. Thắng lợi

Bảo vệ quyền hành giai cấp thống trị, một số quyền lợi nhân dân, an ninh đất nƣớc.. Bảo vệ quyền lợi của giai cấp

Câu 11: Thắng lợi quân sự nào của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) đã quyết định đến thắng lợi của Hội nghị Giơ-ne-vơB.