• Không có kết quả nào được tìm thấy

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH GIẢNG DẠY THỰC HÀNH TIẾNG NĂM THỨ NHẤT (2005-2006)

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Chia sẻ "TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH GIẢNG DẠY THỰC HÀNH TIẾNG NĂM THỨ NHẤT (2005-2006)"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH GIẢNG DẠY THỰC HÀNH TIẾNG NĂM THỨ NHẤT (2005-2006)

: THỰC TRẠNG VA GIẢI PHAP

ThS Phan Thị Kim Liên

Phần I : Thực Trạng

Đặc điểm « đầu vào »

Năm học 2005-2006, chúng ta đã đón nhận gần 90 sinh viên năm thứ nhất trong đó số SV có nguyện vọng 1 chiếm khoảng ½. Số SV này tập trung chủ yếu ở khu vực miền Trung. Số SV còn lại nhập học theo nguyện vọng 2 vì thế về mặt địa lý, các em đến từ 17 tỉnh thành khác nhau, rải rác từ Bắc Giang, Quảng Ninh đến Đắc Lắc, Khánh Hòa. Về trình độ đầu vào, 72%

(62 SV) đã học tiếng Pháp từ THPT, 28% (24 SV) từ THCS. Trong đó : Hệ Số SV học tiếng Pháp từ

THPT Số SV học tiếng Pháp từ THCS

Biên -Phiên Dịch 26 17

Sư Phạm 36 7

Hê SP

THPT 84%

THCS 16%

THPT THCS

Chương trình đào tạo

Chương trình Thực Hành Tiếng dành cho năm thứ nhất baogồm 15 đvht được phân bố thành 2 giai đọan : TPTH I (HK1) và TPTH II (HK2). Mỗi giai đoạn bao gồm 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết và phần Ngữ pháp thực hành bổ trợ. Mỗi môn gồm 3 đvht. Giáo trình sử dụng để dạy tăng cường là Nouvel Espace 1 và 2 (từ dossier 5 của NE1 đến dossier 7 của NE2). Số CBGD tham gia giảng dạy năm 1 cũng được hạn chế theo từng học kỳ tạo điều kiện dễ dàng cho việc giảng dạy và phối kết hợp giữa các kỹ năng.

Hê B-P Dich

THPT60%

THCS40% THPT

THCS

(2)

Khả năng tiếp thu và kết quả học tập

Trình độ SV khá chênh lệch, nhất là nhóm BPD. Phần lớn SV chưa hề được làm quen với kỹ năng Nghe-Nói ở phổ thông nên CBGD gặp không ít khó khăn do chịu sức ép về thời gian và số lượng SV quá đông cũng như thiếu hệ thống phòng luyện âm, luyện tiếng.

Kết quả học tập cuối năm:

Hạng Hệ BPD Hệ SP

Nghe Nói Đọc Viết Ngữ

pháp Nghe Nói Đọc Viết Ngữ

Giỏi 5 10 7 3 23 1 12 6 1 pháp5

Khá 14 8 15 8 10 4 11 9 4 17

TB khá 14 14 11 15 3 9 12 6 18 9

TB 6 11 4 7 5 13 7 15 8 10

Thi lại 4 2 6 10 2 17 2 8 13 3

0 2 4 6 8 10 12 14 16

Gioi Khá TB khá

TB Thi lai

NOI He BPD NOI He SP

0 2 4 6 8 10 12 14 16

Gioi Khá TB khá TB Thi lai

DOC BPD DOC SP

0 2 46 8 10 12 1416 18 20

Gioi Khá TB khá TB Thi lai

VIET BPD VIET SP

0 5 10 15 20 25

Gioi Khá TB

khá TB Thi lai

NGU PHAP BPD NGU PHAP SP 0

2 4 6 8 10 12 14 16 18

Gioi Khá TB

khá TB Thi lai

NGHE He BPD NGHE He SP

(3)

Phần II : Nguyên nhân

Do yếu tố khách quan lẫn chủ quan

Đa số SV đều xuất thân từ những vùng nông thôn, điều kiện kinh tế eo hẹp, việc tiếp xúc với các phương tiện thông tin và giao tiếp còn hạn chế, điểm tuyển sinh đầu vào thấp; hầu hết các em chưa định hình được sau này họ sẽ làm gì, ngọai trừ một số SV hệ SP. Ngoài ra, việc hội nhập nghề nghiệp của các thế hệ ra trường cũng tác động nhiều đến động cơ học tập của SV.

Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy. Phòng học chật chội, số lượng SV đông, chất lượng máy kém, hệ thống phòng luyện âm, luyện tiếng hầu như không hoạt động. Ý thức tự học của SV chưa cao. Hầu hết còn lệ thuộc vào bài tập GV giao.

Phần III : Biện pháp vận dụng

+ Tăng cường luyện kỹ năng giao tiếp cho SV

- Cho SV tự giới thiệu về bản thân, gia đình, bạn bè trước tập thể. Thầy cô và bạn bè có thể đặt câu hỏi trực tiếp. Thông qua các câu hỏi và trả lời của SV, giáo viên có thể chữa lỗi về phát âm, cấu trúc câu, ngữ điệu, ...

- Tổ chức làm việc theo nhóm, theo chủ đề trên lớp và giao bài tập về nhà cho SV tổ chức học nhóm.

- Giới thiệu các tài liệu bổ sung và cung cấp các tài liệu cho SV photocopie

+ Thực hiện việc đánh giá thường xuyên, đánh giá giữa kỳ & cuối kỳ (évaluation formative, évaluation sommative)

- Đánh giá thường xuyên: Cho điểm theo nhóm hoặc cá nhân tùy vào từng loại bài tập. Việc cho điểm thường xuyên tạo động cơ học tập và cố gắng của SV nhất là SV năm thứ nhất do họ chưa quen việc tự học ở đại học. Việc đánh giá thường xuyên được xem như cầu nối giữa cách đánh giá ở phổ thông và đại học. Những SV có nhiều cố gắng trong học tập có cơ hội được cộng điểm thưởng vào cuối kỳ.

- Đánh giá giữa kỳ: Việc đánh giá giữa kỳ cho phép SV hệ thống lại những kiến thức đã lĩnh hội được đồng thời cho phép CBGD đánh giá mức độ tiếp thu của SV so với mục tiêu đã đề ra. Thông thường cấp độ đánh giá này chiếm khoảng 30%

tổng số điểm.

- Đánh giá cuối kỳ chiếm 70% tổng số điểm của học kỳ. Nhiều sinh viên không cố gắng trong quá trình học, thường trông chờ vào sự may rủi ở kỳ thi cuối học kỳ.

+ Cập nhật thông tin qua Internet, báo, đài… :

Một số thông tin trong giáo trình không còn có giá trị thực tiễn, đòi hỏi CBGD phải cập nhật qua các phương tiện thông tin đại chúng để bài giảng sinh động hơn.

Ví dụ:Dosier 12 của NE1 nói về các nước trong cộng đồng Châu Âu, theo tài liệu này chỉ có 15 thành viên trong khi hiện nay Liên minh Châu Âu đã có 25 thành viên.

(4)

Phần IV : Một số đề xuất, kiến nghị

Về nội dung chương trình : CBGD cần xây dựng hệ thống các mục tiêu qua từng bài. Cần chốt lại cho SV biết qua mỗi bài học, SV phải đạt được kỹ năng gì.

Về cơ sở vật chất : Đề nghị với nhà trường

+ Thiết lập lại hệ thống phòng lab, có hệ thống Nghe-Nhìn + Mua thêm máy chuyên dụng dạy Nghe, máy có sử dụng đĩa CD

+ Tăng cường thêm phòng học để dễ dàng tổ chức hoạt động dạy/học kỹ năng Nói + Phân nhóm số lượng SV tối đa không quá 30

+ Hỗ trợ kinh phí giúp SV tham quan một số di tích lịch sử văn hóa VN tại Huế nhằm mở rộng kiến thức về văn hóa cộng đồng.

__________________________________

(5)

PHẦN I

TÌNH HÌNH GIẢNG DẠY THỰC HÀNH TIẾNG

NĂM THỨ NHẤT

Báo cáo của các giảng viên:

Phan Thị Kim Liên Thái Thị Hồng Phúc Huỳnh Diên Tường Thụy Trần Thị Khánh Phước Phạm Anh Huy

Phạm Thị Tuyết Nhung

(6)

PHẦN II

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP

DẠY - HỌC THỰC HÀNH TIẾNG

Báo cáo của các giảng viên:

Nguyễn Thị Ngân Hà Phạm Anh Tú

Phạm Thị Anh Nga Bùi Oanh Hằng Trần Thị Kim Trâm Hồ Thị Tố Nga

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung Acid pak 4 way (axít, enzyme, chất điện giải và vi khuẩn axít lactic) do công ty Alltech cung cấp, được bổ sung

Từ việc tham khảo các tài liệu nghiên cứu liên quan đến đánh giá độ tin cậy của hệ thống ABESS, một số nhận định có thể được rút ra như sau:iViệc đánh giá độ tin cậy các thành phần