• Không có kết quả nào được tìm thấy

thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ - Nghiên cứu

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ - Nghiên cứu"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

^NGHIÊN CỨU- GIÁODỤC LÝ LUẬN

THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ

TRONG CÔNG TÁC CÁN BỘ

* PGS, TS NGUYỄN THẾ Tư Học viện Chính trị khu vực III

Tóm tắt: Nguyên tắc tập trung dân chủ (TTDC) trong công tác cán bộ (CTCB) có vai trò góp phần nâng cao chất lượng CTCB, lựa chọn đúng cán bộ có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị. Nhờ thực hiện tốt nguyên tắc TTDC trong CTCB mà Đảng ta đã từng bước nâng cao chất lượng CTCB, nhất là khâu bổ nhiệm cán bộ (BNCB), góp phần thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, thực sự là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng. Tuy nhiên trong những năm qua, một số cấp ủy chưa thực hiện tốt nguyên tắc này dẫn tới một số khâu còn hạn chế, một số trường hợp BNCB chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn. Bài viết này đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt nguyên tắc TTDC trong CTCB của Đảng ta hiện nay.

Từ khóa: Nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ, công tác cán bộ

1. Nguyêntắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ

Thực hiện nguyên tắc TTDC trong CTCB là hoạt động của các cấp ủy đảng, tổ chức đảng và người đứng đầu thực hiện tốt các khâu của CTCB, lựa chọn đúng cán bộ có phẩm chất, năng lực, có khát vọng cống hiến nhằm bố trí, sử dụng cán bộ có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới hiện nay. Nguyên tắc TTDC được cấu thành bởi hai mặt tập trung và dân chủ;

hai mặt này tác động biện chứng, làm tiền đề cho nhau. Tập trung phải trên cơ sở dân chủ. Ngược lại dân chủ phải có sự chỉ đạo của tập trung. Không có sự chỉ đạo, định hướng của tập trung rất dễ biến thành dân chủ quá trớn, dân chủ không gắn với kỷ luật, kỷ cương. Như vậy, cả tập trung và dân chủ đều có biên độ, giới hạn của nó.

Thực hiện nguyên tắc TTDC trong CTCB là điều kiện đảm bảo để nâng cao chất lượng CTCB, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có tâm có tầm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong bối cảnh mới hiện nay. Thực tiễn đã cho thấy, xa rời nguyên

tắc TTDC trong CTCB sớm muộn sẽ dẫn tới những lệch chuẩn trong CTCB như bố trí, sử dụng cán bộ không đảm bảo tiêu chuẩn và điều kiện, rốt cuộc sẽ lựa chọn cán bộ không đúng. Hệ lụy đó dẫn tơi mất đoàn kết kéo dài, trì níu, cản trở thực hiện nhiệm vụ chính trị của một số tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị.

2. Thực trạng việc thực hiện nguyên tắc tập trung dânchủtrong công tác cán bộthời gian qua

Trong những năm qua, nhờ quán triệt, nghiên cứu các nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định về CTCB nên nhiều cấp ủy đảng đã coi trọng và thực hiện tốt nguyên tắc TTDC trong CTCB. Vì vậy, CTCB của các cấp ủy, tổ chức đảng có những chuyển biến tích cực, bước đầu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng của địa phương, cơ quan, ngành đảm bảo ổn định chính trị, quốc phòng an ninh. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X chỉ rõ “CTCB có một số đổi mới về nội dung và cách làm. Đã giữ vững và thực hiện quan điểm Đảng thống nhất lãnh đạo CTCB và quản lý đội ngũ cán bộ, thực hiện tốt hơn nguyên tắc TTDC, coi trọng hơn việc phát huy vai trò, trách nhiệm

34 )) TẠPCHÍTHÔNGTIN KHOA HỌC CHÍNHTRỊ-số04 (25J-2021

(2)

cua các tổ chức trong hệ thống chính trị và người điỉng đầu các tổ chức”(1).

Nhiều cấp ủy, người đứng đầu các cấp đã coi trạng đổi mới nội dung, phương pháp cách làm trong CTCB. Nhiều cấp ủy đảng đã phát huy dân liủ, công khai, khách quan, minh bạch trong ITCB, nhất là BNCB gắn với phát huy vai trò cl

c

trách nhiệm của người đứng đầu. Chú trọng nhận X ít, đánh giá làm rõ ưu, khuyết điểm và xu hướng tiiển vọng của các ứng cử viên để quyết định đúng người, đúng việc. Thực tế cho thấy, càng phát huy dân chủ trong cấp ủy, tổ chức đảng thì càng có cơ sở để lựa chọn, bố trí, sử dụng đúng cán bộ đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện, phù hợp với sở trường c ảa cán bộ. Quy trình các bước trong CTCB được c ác cấp ủy thực hiện tương đối tốt, đã bám sát các quy chế, quy định, chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư để thực hiện tốt các khâu của CTCB. Việc xử lý mối quan hệ giữa tập thể cấp ủy với người đứng đầu trong CTCB đã có những chuyển biến bước đầu, tạo được sự thống nhất chung ở những điểm cơ bản, thể hiện rõ tập t lể lãnh đạo cá nhân phụ trách trong xử lý các nội cung của CTCB.

Việc đánh giá cán bộ (ĐGCB) được thực hiện t leo quy trình, quy chế, kết hợp các kênh, phương pháp để đánh giá, làm cơ sở để thực hiện các khâu c ủa CTCB. Công tác ĐGCB đảm bảo phát huy dân chủ, công khai theo nguyên tắc TTDC, nguyên tie Đảng thống nhất lãnh đạo CTCB và quản lý Cội ngũ cán bộ. Đã kết hợp chặt chẽ các kênh khi ĐGCB cộng với lấy kết quả sản phẩm làm thước do chủ yếu nên khâu này có những đổi mới, chuyển biến bước đầu mà vốn dĩ lâu nay ĐGCB được coi là khâu yếu nhất. Thực hiện tốt việc tập thể cấp ủy xem xét ĐGCB quyết định theo đa số dần đi vào nền nếp. Từng bước khắc phục hiện tượng “yêu nên tốt, ghét nên xấu” cảm tính, thiếu công tâm, khách quan trong ĐGCB.

Bên cạnh những chuyển biến, ưu điểm, việc thực hiện nguyên tắc TTDC trong CTCB còn bộc Iộ một số hạn chế, yếu kém như: Một số người lứng đầu cấp ủy chưa thực sự phát huy dân chủ rong CTCB, còn biểu hiện gia trưởng, áp đặt, ihất là trong khâu BNCB. Thực tếcho thấy “Việc )ổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử có nơi chưa bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, cá biệt có nơi bố trí người nhà, người thân chưa đủ uy Íín”(2); một số trường hợp đã được “hợp thức hóa”

|uy trình bổ nhiệm nhưng lại không đúng người.

Zách làm đó một mặt sẽ tạo áp lực cho cán bộ

được bổ nhiệm, mặt khác không tránh khỏi sự phân tâm tư tưởng, lo lắng của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.

Việc bố trí, sử dụng cán bộ có nơi chưa thực hiện theo quy hoạch cán bộ; một số trường hợp bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ chưa đúng người, đúng việc, còn biểu hiện cục bộ, nặng về thứ tự ưu tiên theo tuổi đời, thâm niên công tác. Thực tiễn trong những năm gần đây cho thấy “Tình trạng bổ nhiệm cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, trong đó có cả người nhà, người thân, họ hàng, “cánh hẩu”

xảy ra ở một số nơi, gây bức xúc trong dư luận xã hội”<3>. Hiện tượng này để lại hệ lụy là chậm trễ trong triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị, nội bộ mất đoàn kết, niềm tin của một bộ phận nhân dân suy giảm đối với cấp ủy, chính quyền.

Công tác luân chuyển cán bộ là chủ trương đúng đắn của Đảng nhằm rèn luyện cán bộ trưởng thành trong thực tiễn; giúp cán bộ tích hợp kiến thức toàn diện, có kinh nghiệm, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, thấu cảm những tâm tư, kiến nghị chính đáng của nhân dân. Do không vận hành đúng nguyên tắc TTDC nên một số nơi người đứng đầu nhận thức chưa đúng, lợi dụng việc luân chuyển để đưa cán bộ “không ăn cánh với mình” đi nơi khác, để bố trí cán bộ khác vào chức danh đó theo ý nguyện cá nhân của mình.

Những hạn chế, yếu kém trên có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do: Một số cấp ủy chưa nhận thức đúng vai trò của cán bộ,

“CTCB phải thực sự là ‘then chốt của then chốt”<4>

trong công tác xây dựng Đảng. Việc “Thực hiện các nguyên tắc xây dựng Đảng, nhất là nguyên tắc TTDC ở một số tổ chức đảng còn chưa nghiêm, thậm chí vi phạm”(5). Một số cấp ủy, người đứng đầu chưa thấy rõ vai trò nguyên tắc TTDC trong CTCB, nhất là khâu BNCB. Năng lực vận dụng thực hiện quy trình, các bước thực hiện nguyên tắc TTDC trong BNCB ở một số cấp ủy còn hạn chế.

3. Một số giải pháp nhằm thực hiện nguyên tắc TTDC trong CTCB hiện naỹ

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, người đứng đầu, cơ quan TCCB về vai trò nguyên tắc TTDC trong CTCB. Chuyển biến về nhận thức là cơ sở để thực hiện tốt nguyên tắc TTDC trong CTCB nói chung, BNCB nói riêng.

Chất lượng CTCB đến mức nào, lựa chọn cán bộ đúng hay sai đều tùy thuộc vào việc thực hiện nguyên tắc TTDC. cần nhận thức rằng, thực hiện tốt nguyên tắc TTDC sẽ đảm bảo cho CTCB phát triển đúng hướng, đảm bảo nguyên tắc, quy trình,

TẠP CHÍ THÔNGTIN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ - số 04 (25J-2021 «{ 35

(3)

NGHIÊN CỨU - GIÁO DỤC LÝ LUẬN

lựa chọn đúng cán bộ có phẩm chất năng lực đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay. Buông lỏng, coi nhẹ nguyên tắc này sẽ làm cho CTCB hiệu quả thấp, thậm chí có những lệch chuẩn đáng tiếc trong thực tiễn. Tập trung và dân chủ là hai mặt cấu thành chỉnh thể thống nhất, chế ước lẫn nhau của nguyên tắc. Nhưng tùy vào đặc điểm, tính chất của từng tổ chức đảng mà có sự vận dụng cho phù hợp.

Biện chứng lịch sử cụ thể khi thực hiện nguyên tắc TTDC trong CTCB chính là chỗ đó, rập khuôn máy móc sẽ dẫn tới những sai sót trong CTCB.

Các chủ thể cần nghiên cứu, quán triệt nắm vững các nghị quyết, quy chế, quy định của Đảng về CTCB, nhất là đề bạt, BNCB sao cho đảm bảo nguyên tắc, quy trình, cách làm. Mấu chốt của vấn đề là bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ đảm bảo tiêu chuẩn, sở trường góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị.

Thứ hai, tiếp tục xây dựng các quy chế, quy định để thực hiện nguyên tắc TTDC trong CTCB.

Chú trọng cụ thể hóa nguyên tắc thành quy chế, quy định, quy trình trong Đảng để tổ chức thực hiện có hiệu quả, nhất là trong thực hiện các khâu của CTCB. Các quy định, quy chế đồng bộ, nhất quán là cơ sở để quản lý, điều chỉnh các hành vi hoạt động của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan tổ chức, cán bộ đảm bảo nguyên tắc, góp phần nâng cao chất lượng CTCB. Nghị quyết 26 khóa XII chỉ rõ “Xây dựng quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong CTCB và quản lý cán bộ”(6). Trong CTCB phải lượng hóa trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng cơ quan với trách nhiệm của tập thể cấp ủy, ban thường vụ. cần công khai, minh bạch khi xác định điều kiện, tiêu chuẩn để BNCB. Tiếp tục cụ thể hóa, thể chế hóa vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong CTCB. cần nắm vững Quy định số 105-QD/TW ngày 19-12-2017:

Quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử theo quy trình 5 bước (2 bước của ban thường vụ, 2 bước của ban chấp hành đảng bộ, 1 bước lấy ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức).

Xây dựng quy chế, quy định để phòng tránh, ngăn chặn hành vi chạy chức, chạy quyền. Quy chế, quy định chặt chẽ sẽ bịt được các kẻ hở để cán bộ, đảng viên không thể lợi dụng. Thực hiện tốt yêu cầu này đòi hỏi một mặt phải giáo dục cho cán bộ nỗ lực phấn đấu bằng kiến thức, năng lực của mình để cống hiến, không chạy chức làm con đường thăng tiến của mình. Mặt khác người đứng

đầu, những người làm công tác tổ chức, cán bộ phải có đạo đức trong sáng, miễn dịch với những tiêu cực, không tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền.

Cần “Nghiêm trị các hành vi tiêu cực trong công tác cán bộ, nhất là việc tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền”(7>. Quy định số 205-QD/TW ngày 23-9-2019 quy định về việc kiểm soát quyền lực trong CTCB và chống chạy chức, chạy quyền. Hệ quả của chạy chức, chạy quyền sẽ có những cán bộ không đủ phẩm chất và năng lực hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, rất dễ quan liêu, xa dân, nhũng nhiễu, tham nhũng, vi phạm pháp luật khi thực thi nhiệm vụ dẫn tới mất uy tín trước quần chúng. Kiên quyết không BNCB không đủ đức, đủ tài, cơ hội chủ nghĩa. Điểm mới của Nghị quyết 26 khóa XII quy định chế tài “Hủy bỏ, thu hồi các quyết định không đúng về công tác cán bộ, đồng thời xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân sai phạm, không có vùng cấm”(8).

Thứ ba, xử lý tốt mối quan hệ giữa tập thể cấp ủy với người đứng đầu. Phát huy dân chủ của tập thể cấp ủy với phát huy trách nhiệm người đứng đầu là yêu cầu khách quan để thảo luận quyết định chính xác các khâu của CTCB, nhất là BNCB. Mối quan hệ này được vận hành thông suốt bởi các quy định cụ thể sẽ góp phần nâng cao chất lượng CTCB.

lựa chọn đúng cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”, không xảy ra các sai sót, lệch chuẩn. Trong CTCB phải quán triệt sâu sắc bản chất nguyên tắc TTDC, xử lý tốt mối quan hệ giữa tập thể cấp ủy với người đứng đầu. Tập thể cấp ủy phải nêu cao trách nhiệm thảo luận thẳng thắn, công tâm, làm rõ ưu khuyết điểm của các ứng viên để quyết định bổ nhiệm và có trách nhiệm với lá phiếu của mình. Trường hợp người đứng đầu hướng lái ứng viên chưa đủ điều kiện và tiêu chuẩn thì các cấp ủy viên phải có chứng kiến, đấu tranh thuyết phục bằng chân lý và lẽ phải để người đứng đầu nhận ra vấn đề mà tập thể ban thường vụ đã phân tích chỉ ra. Song người đứng đầu phải công tâm, khách quan, “tiến cử”

những cán bộ vừa hồng vừa chuyên để tập thể cấp ủy xem xét, quyết định.

Cần nhận thức rằng phát huy dân chủ của tập thể cấp ủy không có nghĩa là hạ thấp vai trò của người đứng đầu. Người đứng đầu có tâm trong sáng, luôn vì tập thể, theo dõi nắm chắc quá trình phấn đấu rèn luyện, xu hướng triển vọng của cán bộ thì sự gợi mở, giới thiệu của người đứng đầu có ý nghĩa quan trọng, nhằm giúp tập thể cấp ủy có thêm thông tin để lựa chọn cán bộ. Không phải ngẫu nhiên mà Nghị quyết 26 khóa XII Đảng ta chỉ

36 TẠP CHÍTHÔNG TINKHOA HỌCCHÍNH TRỊ-Sô'04 (251-2021

(4)

rõ tiếp tục nghiên cứu, thực hiện thí điểm một số chủ trương “Người đứng đầu lựa chọn, giới thiệu cán bộ trong quy hoạch để thực hiện quy trình bầu cửi bổ nhiệm cấp phó của mình”<9). Rõ ràng khi tập the cấp ủy và người đứng đầu đều hướng đến giá trị chung, công tâm, khách quan, minh bạch sẽ tác động tích cực đến CTCB cũng như lựa chọn chính xác cán bộ có cả đức lẫn tài, có khát vọng cống hiên, dám đột phá vì sự phát triển của địa phương, cơ quan, đơn vị. Vì vậy cần “Xây dựng quy định về hẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong CTCB và quản lý cán bộ; thực hiện tốt quy định về kiểm soát quyền lực trong CTCB, chống chạy chức, chạy quyền”(10). Kiên quyết “Không để lọt những người không xứng đáng, không bảo đảm tiêu

(l) Đảng Cộng sảnViệt Nam: Văn kiện Đạihội đại biểutoàn quốc lần thứX,Nxb Chính trị quốc gia,Nội, 2006, tr.266

<2>,(11) Đảng Cộngsản Việt Nam: Văn kiệnĐại hội đại biểu toàn

quốc lần thứXIII, Nxb Chính trị quốc gia- Sự thật, Nội, tập 2, tr.196,243

(3),(6),(7),(8).<9> Qảng Cộng Sản Việt Nam:Văn kiện Hộinghị lần thứ 7

Banchấp hành Trungươngkhóa XII, Văn phòng Trungương Đảng, Ha Nội,2018, tr.49, 66,77,73,67

(4), (5), (10) ĐảngCộngsảnViệt Nam: Văn kiện Đại hộiđại biểu toàn

quốclần thứXIII, Sđd, tập 1, tr.96, 90, 187-188

<12)Hồ Chí Minh: Toàn tập,NxbChínhtrị quốc gia, Nội,2000, tập 5, tr.641.

chuẩn, điều kiện, có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp”(l)(I1).

Thứ tư, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của cấp trên gắn với kiểm soát quyền lực trong CTCB. Tăng cường kiểm tra, giám sát của cấp ủy, cơ quan tổ chức, cán bộ để nắm được hiện trạng

ìn”(H)

đội rgũ cán bộ, CTCB, những cách làm hay đúng nguyên tắc, quy trình, chỉ ra những hạn chế của CTCB là hết sức cần thiết. Quy định số 179-QĐ của Ban chấp hành Trung ương ngày 25-2-2019 về chế độ kiểm tra, giám sát CTCB quy định rõ cho cấp uy, tổ chức đảng tiến hành kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới về CTCB, về thực hiện chế độ kiểm tra CTCB theo định kỳ hoặc đột xuất, cần duy trì thực hiện nghiêm túc chế độ, hình thức, phương pháp |kiểm tra, giám sát đối với CTCB, nhất là khâu ỆNCB. Qua thực hiện chế độ kiểm tra, giám 'CB nhằm kịp thời chấn chỉnh những khuyết sai phạm trong CTCB nói chung, BNCB sát CT<

điểm,

nói riêng là cần thiết nhằm siết chặt lại kỷ luật kỷ trong CTCB.

hướng lạm quyền ở một số cán bộ có chức cương

Xu

có quyền là khó tránh. Khi có quyền lực nếu cán bộ khôỊng tu dưỡng rèn luyện đạo đức cách mạng, sa vào

quyền

Minh đã đúc kết sâu sắc “Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiểu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đútl có dịp “dĩ công vi tư”(12). Do đó, tạo lập cơ chế l(dểm soát quyền lực trong CTCB chặt chẽ, đồng bọ, liên thông, dễ kiểm tra, dễ thực hiện có ý nghĩa thực tiễn cấp bách. Điểm 4 trong điều 3 của Quy định 08-QD/TW ngày 25-10-2018 quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước chủ nghĩa cá nhân thì dễ dân tới thao túng ực, nhất là quyền lực trong CTCB. Hồ Chí

hết là ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên ban chấp hành Trung ương phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống: chạy hoặc tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu, chạy phiếu tín nhiệm. Can thiệp không đúng thẩm quyền, trách nhiệm trái quy định vào CTCB. Vai trò của kiểm soát quyền lực nhằm nhắc nhở, cảnh báo, ngăn chặn hành vi lạm quyền của người đứng đầu có thể xảy ra khi các mối quan hệ xã hội, gia đình, thân hữu chi phối.

Thứ năm, đầu tư nghiên cứu lý luận về CTCB nói chung, thực hiện nguyên tắc TTDC trong CTCB nói riêng. Những năm gần đây, Đảng ta mới nhấn mạnh nghiên cứu lý luận về CTCB. Công tác này làm tốt sẽ có những luận cứ khoa học để Đảng hoạch định đường lối về CTCB mang tính chiến lược, tổng thể gắn với công tác xây dựng Đảng, gắn với mô hình tổng thể của HTCT trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Đường lối cán bộ phải bám sát sự vận động của đường lối chính trị. Thông qua nghiên cứu, tổng kết làm rõ những ưu điểm, tính quy luật và chỉ ra những hạn chế, “điểm nghẽn” trong CTCB, nhất là BNCB để thực hiện thống nhất, hiệu quả;

đồng thời nhận diện những biến dạng thực hiện nguyên tắc TTDC trong CTCB nói chung, BNCB nói riêng; điều kiện, biện pháp nào để phòng chống chạy chức, chạy quyền có hiệu quả. Nghiên cứu làm rõ mối quan hệ giữa tập thể cấp ủy với người đứng đầu khi xử lý các khâu của CTCB, BNCB theo hướng phát huy dân chủ, nêu cao tính đảng, dám chịu trách nhiệm, luôn vì cái chung. Nghiên cứu lý luận về công tác tổ chức, cán bộ phải coi trọng nghiên cứu các mô hình, cách làm có hiệu quả trong thực tiễn để khái quát, tổng kết, rút ra những vấn đề mang tính quy luật để cung cấp những luận cứ khoa học, sát với thực tiễn giúp Đảng, Nhà nước đề ra các chủ trương, quan điểm, quy chế, quy định về CTCB phù hợp với thực tiễn ■

TẠP CHÍTHÕNG TIN KHOA HOC CHÍNH TRỊ-SỎ 04(251-2021 (« 37

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

1. Theo em, trong những việc làm dưới đây, việc làm nào thể hiện tính trung thực trong học tập ?.. a) Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình.. b) Thiếu trung thực trong

Các đồng chí phụ trách các công trình nghiên cứu nông thôn của Viện Xã hội học đã báo cáo vắn tắc về quá trình thực hiện đề tài và trình bày một số kết quả nghiên

- HS thảo luận các chỉ tiêu phấn đấu trong tuần, trong tháng của tổ và biện pháp thực hiện để đăng kí chỉ tiêu phấn đấu với lớp.. - HS thực hiện cam kết thi đua

Mặc dầu tiếp thị vẫn là mục tiêu chính của DMO còn bao gồm nhiều hơn vai trò tiếp thị, nó còn thực hiện các hoạt động quan trọng khác

- Hàng tuần họp giữa Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng. - Hàng tháng họp giao ban theo Quy chế làm việc của nhà trường để đánh giá việc thực hiện công tác

Để thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, trong đó có vấn đề quản lý hoạt động của TCVHCS, các cấp ủy đảng và chính

- Quyền ứng cử của công dân được thực hiện theo hai con đường: tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử. Lưu ý: Các công dân đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử

Tính chất đáp ứng từ tốt trong từ trường thấp của các mẫu đã bọc sẽ rất có ý nghĩa bởi khả năng sinh nhiệt của các hạt nano từu chỉ được thực hiện trong từ trường