• Không có kết quả nào được tìm thấy

VỐN TÀI LIỆU CỦA THƯ VIỆN HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Chia sẻ " VỐN TÀI LIỆU CỦA THƯ VIỆN HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ "

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

KHOA THƯ VIỆN - THÔNG TIN

VỐN TÀI LIỆU CỦA THƯ VIỆN HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

GV hướng dẫn : TH.S PHẠM THỊ THÀNH TÂM SV thực hiện : NGUYỄN THỊ THẢO

Lớp : THƯ VIỆN 37B

HÀ NỘI – 2009

(2)

MỤC LỤC Trang

LỜI NÓI ĐẦU : ... 1

CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN HỌC VIỆN KTQS ... 4

1.1 Vài nét về Học viện Kỹ thuật Quân sự ...4

1.2 Giới thiệu về Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự ...5

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển ...5

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ ...6

1.2.3 Cơ cấu tổ chức ...8

1.2.4 Người dùng tin ... 8

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỐN TÀI LIỆU CỦA THƯ VIỆN HVKTQS 2.1 Vai trò của vốn tài liệu ... 12

2.2 Thành phần vốn tài liệu của Thư viện Học viện KTQS ... 13

2.2.1 Loại hình tài liệu ... 14

2.2.2 Ngôn ngữ của tài liệu ... .25

2.2.3 Nội dung tài liệu ... 26

2.3 Công tác bổ sung tài liệu tại Thư viện HVKTQS ... .33

2.4 Tình hình sử dụng và mức độ thoả mãn nhu cầu tin của vốn tài liệu tại Thư viện HVKTQS ... 44

2.4.1 Loại hình tài liệu ... 45

2.4.2 Nội dung tài liệu ... 47

2.4.3 Ngôn ngữ của tài liệu ... 48

2.5 Nhận xét và đánh giá về vốn tài liệu tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự ... ... 53

2.5.1 Những mặt mạnh ... 53

2.5.2 Những mặt còn hạn chế ... 54

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VỐN TÀI LIỆU TẠI THƯ VIỆN HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ ... 56

3.1 Tăng cường phát triển vốn tài liệu ... 56

(3)

3.2 Tăng kinh phí đầu tư cho công tác phát triển vốn tài liệu ... 61

3.3 Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, liên kết và chia sẻ nguồn lực thông tin ... 61

3.4 Thanh lọc và phục chế tài liệu ... 63

3.5 Nâng cao trình độ cán bộ thông tin-thư viện và đào tạo người dùng tin ... 64

KẾT LUẬN ... ... 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 70

PHỤ LỤC ... ... 71

(4)

LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay thông tin khoa học được coi là nguồn tài nguyên tri thức của nhân loại và được xem như một trong những nguồn lực quan trọng, tạo nên sức mạnh và ưu thế về kinh tế, chính trị của mỗi quốc gia. Thông tin đang ngày càng khẳng định vị trí thiết yếu của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cuộc cách mạng KHCN trong đó có CNTT đang phát triển như vũ bão đã mở ra khả năng to lớn trong việc khai thác, xử lý và phổ biến thông tin, xu thế đó đã tạo thời cơ lớn cho nước ta phát triển thông tin khoa học và từng bước đi lên một xã hội mới – xã hội thông tin.

Khoa học và công nghệ đang thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là nền tảng của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng nhấn mạnh :

“Muốn tiến hành Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển giáo dục đào tạo, phát huy nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Vì vậy vấn đề đào tạo nguồn nhân lực là một vấn đề hết sức quan trọng được toàn xã hội quan tâm.

HVKTQS là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học trọng điểm, có nhiệm vụ đào tạo những kỹ sư quân sự, thạc sỹ, tiến sỹ khoa học các ngành kỹ thuật quân sự vừa có trình độ chuyên môn cao, vừa vững vàng về lý luận và tư tưởng chính trị, phục vụ cho quân đội và nhà nước.

Cùng với các hoạt động khác, hoạt động thông tin- thư viện đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục đào tạo của HVKTQS.

Thư viện HVKTQS nằm trong hệ thống thư viện các học viện, nhà trường quân đội và từ năm 2000 đã chính thức trở thành thành viên của Liên hiệp thư viện các trường đại học khu vực phía Bắc. Thư viện là một bộ phận không thể thiếu của HVKTQS, trong suốt gần nửa thế kỷ qua đã và đang góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH cho đội ngũ cán bộ, giảng viên và học viên trong Học viện. Để

(5)

thực hiện tốt vai trò của mình, trong suốt quá trình hoạt động, Thư viện HVKTQS rất quan tâm đến việc phát triển nguồn vốn tài liệu (VTL), nhất là trước sự bùng nổ thông tin như hiện nay, đòi hỏi họ phải biết lựa chọn tài liệu và những thông tin tốt để phục vụ cho công tác nghiên cứu và phổ biến kiến thức khoa học. Trước thực tế đó, một vấn đề đặt ra cho mỗi thư viện là phải phát triển nguồn VTL của mình như thế nào để đạt được hiệu quả sử dụng cao nhất? Trong hoạt động thư viện, VTL luôn giữ vai trò then chốt, quyết định đến các hoạt động khác. Nhu cầu tin có được đáp ứng đầy đủ, chính xác và kịp thời hay không phụ thuộc chính vào VTL có trong thư viện.

Nhận thấy được tầm quan trọng của VTL đối với quá trình học tập, giảng dạy và nghiên cứu của đội ngũ cán bộ, giảng viên và học viên trong toàn học viện, thực hiện nhiệm vụ xây dựng quân đội trong thời kỳ mới, em đã chọn đề tài “Vốn tài liệu của Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân s” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở khảo sát thực trạng VTL tại Thư viện HVKTQS, đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của nó, từ đó đề xuất một số giải pháp hợp lý để nâng cao chất lượng VTL, tạo điều kiện đáp ứng và thoả mãn cao nhất nhu cầu tin (NCT) của người dùng tin (NDT) tại Thư viện HVKTQS.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài khoá luận tập trung nghiên cứu về VTL tại Thư viện HVKTQS.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành khoá luận em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

+ Phân tích, tổng hợp tài liệu + Quan sát, phỏng vấn

+ Điều tra bằng phiếu (Ăngket) + Phân tích, thống kê số liệu thực tế

(6)

5. Cấu trúc của khoá luận

Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khoá luận gồm 3 chương:

Chương 1. Khái quát về Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

Chương 2 : Thực trạng vốn tài liệu của Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân s

Chương 3: Một số giải pháp xây dựng và phát triển vốn tài liệu tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự.

Trong quá trình thực hiện đề tài này, bản thân em đã cố gắng, nỗ lực hết mình song do thời gian nghiên cứu chưa nhiều, kinh nghiệm và trình độ bản thân có hạn, nên chắc chắn khoá luận sẽ có nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô để khoá luận được hoàn thiện hơn.

Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo – Thạc sỹ Phạm Thị Thành Tâm, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để em hoàn thành khoá luận của mình. Em cũng xin cảm ơn các cô, chú, anh, chị cán bộ Thư viện HVKTQS đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình khảo sát thực tế tại Thư viện.

Nhân dịp này, cho phép em gửi lời cảm ơn tới các thầy cô Khoa Thư viện – Thông tin trường đại học Văn hoá Hà Nội đã truyền đạt cho em một hành trang để em vững bước trên con đường mình đã chọn!

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên Nguyễn Thị Thảo

(7)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đoàn Phan Tân (2001), Thông tin học: Giáo trình dùng cho sinh viên ngành thông tin – thư viện và quản trị thông tin, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

2. Hán Thị Kim Oanh (2007), Khảo sát vốn tài liệu tại Trung tâm TTTV trường Đại học Giao thông Vận tải, khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Văn hoá, Hà Nội.

3. Học viện KTQS (2001), Lịch sử Học viện KTQS, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội.

4. Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề thư viện, Văn hoá thông tin, Hà Nội.

5. Nguyễn Hữu Hùng (2005), “ Phát triển thông tin KH&CN đã trở thành nguồn lực”, Tạp chí thông tin – tư liệu, (số 1), trang 2 – 7.

6. Nguyễn Thị Lương (2006), Tìm hiểu việc xây dựng và phát triển VTL tại Trung tâm KHKT – CNQS Bộ Quốc phòng, khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Văn hoá, Hà Nội.

7. Nguyễn Viết Nghĩa (2003), “ Tài liệu điện tử và giá cả tài liệu điện tử”, Tạp chí thông tin – tư liệu, (số 1), trang 2 – 8.

8. Phan Văn – Nguyễn Huy Chương (1997), Nhập môn khoa học thư viện và thông tin, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

9. Phạm Anh Tấn (2004), Tăng cường hoạt động thông tin thư viện ở Học viện KTQS trong giai đoạn hiện đại hoá quân đội, luận văn thạc sĩ thông tin – thư viện, Trường Đại học Văn hoá, Hà Nội.

10. Phạm Văn Rính (1998), “ Bổ sung tài liệu”, Tập san thư viện, (số 2), trang 44 – 47.

11. Uỷ ban thường vụ Quốc hội (2000), Pháp lệnh thư viện.

(8)

12. Vũ Văn Sơn (2000), “ Xây dựng thư viện điện tử ở Việt Nam và tính khả thi”, Tạp chí thông tin – tư liệu, (số 2), trang 1-6.

(9)

PHÒNG THÔNG TIN KH-CN-MT HỌC VIỆN KTQS BAN THƯ VIỆN

PHIẾU ĐIỀU TRA

Nhu cầu sử dụng tài liệu của bạn đọc

Để tăng cường và nâng cao chất lượng vốn tài liệu nhằm đáp ứng cao hơn nữa nhu cầu tin về tài liệu của bạn đọc xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau bằng cách đánh dấu X vào những câu trả lời phù hợp.

1. Đồng chí thuộc nhóm bạn đọc nào trong các nhóm dưới đây?

 Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học Cán bộ lãnh đạo quản lý

Nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên, học viên sau đại học

2. Khi đến Thư viện thuộc Phòng TT KH-CN-MT_HVKTQS, đồng chí thường sử dụng loại hình tài liệu nào?

Sách tham khảo  TL điện tử (CSDL toàn văn,CD- ROM..

Giáo trình  Tài liệu mật

Tài liệu tra cứu  Luận án, luận văn Internet  Đồ án tốt nghiệp Báo, tạp chí

3. Lĩnh vực khoa học mà đồng chí quan tâm?

Khoa học Tự nhiên  Khoa học Quân sự Khoa học Kỹ thuật  Chính trị

Kỹ thuật Quân sự  Khoa học Mác- Lênin Khoa học Xã hội  Các lĩnh vực khác

(10)

4. Tài liệu đồng chí thường sử dụng thuộc ngôn ngữ nào?

 Tiếng Việt  Tiếng Anh  Tiếng Nga

 Ngôn ngữ khác; cụ thể:

5. Vốn tài liệu đã đáp ứng được nhu cầu của đồng chí chưa?

Nhu cầu về Đáp ứng Đáp ứng một phần Chưa đáp ứng

Nội dung

Số bản Mức độ cập nhật thông tin của tài liệu

Nếu chưa thoả mãn, xin đồng chí cho biết Thư viện cần bổ sung thêm:

Loại hình tài liệu :………...

Tài liệu thuộc ngôn ngữ: …………..………..

Tài liệu thuộc lĩnh vực: ………

………..

7. Để nâng cao chất lượng vốn tài liệu, theo Đồng chí thư viện cần có những thay đổi gì?

………

………

………

………

Xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Đánh giá về nhiệm vụ giảng dạy: Với cương vị là Trưởng bộ môn, là giảng viên tôi tham gia giảng dạy các học phần cho hệ đào tạo đại học và sau đại học;