• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHÒNG TRÁNH CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN DO MUỖI ĐỐT

TIẾT 6: ĐẤT VÀ RỪNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm được đặc điểm sự phân bố đất và rừng ở nước ta.

- Kể tên các loại đất chính ở nước ta: Đất phù sa và đất phe-ra-lít. Trình bày được một số đặc điểm của đất phù sa và đất phe-ra-lít.

Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn:

Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lít; của rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn trên bản đồ (lược đồ): Đất phe-ra-lít và rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi; đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng; rừng ngập mặn chủ yếu ở vùng đất thấp ven biển.

Hiểu tác dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta: Điều hoà khí hậu, cung cấp nhiều sản vật, đặc biệt là gỗ.

- Góp phần phát triển năng lực phẩm chất:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.

+ Có ý thức bảo vệ rừng .Không chặt phá, đốt rừng, …

*CV3799: Lồng ghép nội dung Xây dựng thế giới Xanh – sạch – đẹp vào phần khám phá và vận dụng

*GDBVMT: Biết được một số đặc điểm về môi trường đất, rừng và sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lí.

* SDNLTK&HQ: Rừng cho ta nhiều gỗ, không chặt phá rừng, đốt rừng, ....

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: + Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.

+ Lược đồ phân bố rừng Việt Nam, các hình minh hoạ SGK.

+ Sưu tầm thông tin về rừng Việt Nam.

+Máy tính bảng HS: SGK, vở

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu: (5p)

- Cho học sinh tổ chức trò chơi "Gọi thuyền" với các câu hỏi sau:

+ Nêu vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta?

+ Biển có vai trò như thế nào đối với

- Học sinh chơi trò chơi

đời sống và sản xuất của con người?

+ Kể tên và chỉ trên bản đồ một số bãi tắm khu du lịch biển nổi tiếng nước ta?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài- Ghi bảng

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: (25p)

a) Hoạt động 1: Các loại đất chính ở nước ta:

- Cho HS đọc SGK.

- GV phát phiếu học tập có in sẵn câu hỏi 1 SGK.

- Cho HS báo cáo kết quả - nhận xét.

- Yêu cầu HS trình bày lại về các loại đất chính ở nước ta.

- GV nhận xét,

* Kết luận: Nước ta có nhiều loại đất nhưng chiếm phần lớn là đất phe- ra- lít có màu đỏ (đỏ vàng) tập trung ở vùng đồi núi. Đất phù sa do các con sông bồi đắp rất màu mỡ, tập trung ở đồng bằng.

b) Hoạt động 2: Sử dụng đất một cách hợp lí:

- Yêu cầu HS đọc thầm SGK kết hợp hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi:

+ Đất có phải là tài nguyên vô hạn không? Từ đây em rút ra điều gì về việc sử dụng và khai thác đất?

+ Tại sao phải giữ gìn môi trường đất và sử dụng đất hợp lí?

+ Nếu chỉ sử dụng mà không cải tạo, tu bổ thì sẽ gây cho đất tác hại gì?

+ Nêu một số cách cải tạo đất mà em

- HS nghe

Hoạt động nhóm đôi.

- 1 HS đọc.

- 2HS/nhóm dựa vào nội dung SGK, hoàn thành phiếu.

- 1 nhóm làm trên bảng phụ, sau đó báo cáo kết quả - nhận xét.

- 2 HS trình bày.

Hoạt động cá nhân.

- HS thực hiện yêu cầu

- Đất không phải là tài nguyên vô tận mà là tài nguyên có hạn. Vì vậy phải sử dụng đất hợp lí và giữ gìn môi trường đất.

+ ...để đất không bị bạc màu, không bị ô nhiễm.

+ Nếu chỉ sử dụng mà không cải tạo đất sẽ bạc màu, xói mòn, nhiễm phèn, nhiễm mặn...

+ Bón phân hữu cơ, phân vi sinh trong

biết?

- GV nhận xét

* GV KL: Đất là nguồn tài nguyên quý nhưng chỉ có hạn; việc sử dụng đất phải đi đôi với bảo vệ cải tạo... góp phần tạo nên môi trường thế giới xanh, sạch, đẹp.

c) Hoạt động 3: Các loại rừng ở nước ta - Cho HS quan sát hình 1,2,3 SGK, hoàn thành sơ đồ về các loại rừng chính ở nước ta.

- Cho HS báo cáo kết quả - nhận xét.

- GV nhận xét.

-Yêu cầu HS lên bảng chỉ trên lược đồ và giới thiệu về rừng Việt Nam.

- GV nhận xét

* GV KL: Nước ta có hai loại rừng chính là rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi và rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở vùng đất thấp ven biển...

d) Hoạt động 4: Vai trò của rừng - Yêu cầu HS trao đổi trả lời câu hỏi:

+ Nêu vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất của con người?

+ Tại sao ta phải sử dụng và khai thác rừng hợp lí?

+ Em biết gì về thực trạng rừng nước ta hiện nay?

+ Để bảo vệ rừng nhà nước và nhân dân cần làm gì?

* GVKL: Rừng có tác dụng điều hoà khí

trồng trọt

+ Làm ruộng bậc thang ở các vùng đồi, núi để tránh bị xói mòn

+ Thau chua, rửa mặn ở các vùng đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.

+ Đóng cọc, đắp đê,... để giữ đất không bị sạt lở, xói mòn...

- HS theo dõi và bổ sung ý kiến.

- HS lắng nghe. Ghi nhớ

Hoạt động nhóm 4

- HS quan sát hình vẽ SGK, đọc SGK, thảo luận nhóm, hoàn thành sơ đồ:

- HS báo cáo kết quả, nhận xét.

-1-2 HS lên bảng.

Hoạt động cặp đôi.

- 2 HS/nhóm trao đổi trả lời.

+ Rừng cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ, rừng điều hoà khí hậu, giữ cho đất không bị xói mòn, rừng đầu nguồn giúp hạn chế lũ lụt, rừng ven biển chống bão biển, bão cát,...

+ Vì nếu khai thác rừng bừa bãi sẽ ảnh hưởng đến môi trường, tăng lũ lụt, bão,....

- HS trình bày thông tin sưu tầm.

+ ...nhà nước ban hành luật bảo vệ rừng, có chính sách phát triển kinh tế...nhân dân tự giác bảo vệ rừng, từ bỏ phá rừng làm nương...

hậu, giữ đất không bị xói mòn, rừng đầu nguồn hạn chế lũ lụt, chống bão...Tài nguyên rừng có hạn; vì thế không khai thác bừa bãi làm cạn kiệt tài nguyên;

ảnh hưởng đến môi trường

3. Hoạt động Luyện tập, thức hành:

(5p)

- Cho HS làm bài tập 1,3/VBT-11+12 - Gọi HS đọc bài làm

- GV gọi nhận xét, chữa bài.

* GV nhận xét, kết luận đáp án đúng.

4. Hoạt động Vận dụng: (3p)

+Nêu thực trạng của đất và rừng nước ta hiện nay?

*GDMT:

+ Để bảo vệ rừng, Nhà nước và người dân cần làm gì?

+ Địa phương em có loại rừng gì? Địa phương đã làm gì để bảo vệ rừng?

+Nêu việc cần làm để tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp

* Củng cố dặn dò: 2’

- GV liên hệ giáo dục HS ý thức trồng và bảo vệ cây xanh, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp.- Liên hệ về việc sử dụng đất trồng trọt và đất ở hiện nay ở địa bàn nơi em ở.

- GV nhận xét giờ học.

- HS làm bài cá nhân.

- Đọc bài làm.

Đáp án:

Bài 1:

- Đất phe-ra-lit: Miền núi. Đặc điểm:

Màu đỏ hoặc màu vàng.

- Đất phe-ra-lit: Đồng bằng. Đặc điểm:

Màu nâu đen.

Bài 3: Đáp án e. Tất cả các ý trên