• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU

Trong tài liệu NGHIÊN CỨU (Trang 77-84)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU

- Lứa tuổi hay gặp nhất là dưới 20-40 tuổi, chiếm 70%, trong đó 65,5%

nam giới và 76,2% nữ giới ở độ tuổi này, không có sự khác biệt giữa hai giới.

3.1.1.2. Đặc điểm phân bố BN DDĐTM-ĐMC theo giới tính

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo giới tính (n=50)

Nhận xét: có 29 nam và 21 nữ, tỷ lệ Nam: Nữ = 1,38 :1. Sự khác biệt giữa nam và nữ là không có ý nghĩa thống kê (p=0,26).

3.1.2. Đặc điểm thời điểm phát hiện và thời kỳ bệnh tiến triển nhanh 3.1.2.1. Đặc điểm thời điểm phát hiện bệnh

Bảng 3.2. Đặc điểm thời điểm phát hiện bệnh của BN DDĐTM-ĐMC (n=50)

Giới Thời điểm

Nam Nữ Chung p

(n) (%) (n) (%) (n) (%)

Từ nhỏ 13 44,8 10 47,6 23 46

0,98

Dậy thì 7 24,1 5 23,8 12 24

Trưởng thành 9 31 6 28,6 15 30

Chung 29 100 21 100 50 100

Nhận xét:

- Hay gặp nhất là bệnh được phát hiện từ nhỏ là 23 BN, chiếm 46%, trong đó ở nam giới là 13 BN (44,8%) và ở nữ giới là 10 BN (47,6%).

- Không thấy sự khác nhau về thời điểm phát hiện bệnh ở hai giới (p=0,98).

(a) (b)

Hình 3.1. Minh họa hình ảnh lâm sàng của DDĐTM-ĐMC

BN. Trịnh Văn Tr., nam 40t, MHS 22364/D. Lồi da và bớt màu đỏ hồng vùng trán bên phải (a) và hình ảnh DDĐTM trên CLVT dựng hình thể tích - VR (b).

3.1.2.2. Đặc điểm thời kỳ bệnh tăng lên nhanh

Bảng 3.3. Đặc điểm thời kỳ bệnh tăng lên nhanh (n=50) Giới

Thời kỳ

Nam Nữ Cả hai giới p

(n) (%) (n) (%) (n) (%)

Dậy thì 6 20,7 7 33,3 13 26

<0,01

Có thai -- -- 6 28,6 6 12

Chấn thương 5 17,2 1 4,8 6 12

Theo phát triển cơ thể 18 62,1 7 33,3 25 50

Tổng 29 100 21 100 50 100

Nhận xét:

- Phần lớn các trường hợp bệnh tăng dần theo sự phát triển của cơ thể với 25 BN, chiếm 50%, trong đó ở nam giới là 18 BN (62,1%) cao hơn so với nữ giới là 7 BN (33,3%).

- Bệnh tăng lên nhanh ở 28,6% nữ giới trong thời kỳ có thai và 17,2% ở nam giới khi bị chấn thương.

3.1.3. Đặc điểm vị trí DDĐTM-ĐMC

3.1.3.1. Đặc điểm DDĐTM-ĐMC theo vị trí giải phẫu

4 6 6

8 8 8

14 14 14

16 16

34

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Lưỡi Cổ Môi dưới Mí mắt Môi trên Mũi Hàm dưới Thái dương Trán Tai Da đầu

Vị t giải phẫu

Tỷ lệ %

Biểu đồ 3.2. Phân bố DDĐTM-ĐMC theo vị trí giải phẫu (n=50) Nhận xét:

- Vị trí giải phẫu hay gặp nhất là vùng da đầu với 17 BN, chiếm 34%.

- Các vị trí khác cũng có tỷ lệ gặp cao hơn như vùng tai 9 BN (18%), trán 8 BN (16%), má 7 BN (18%), thái dương 7 BN(14%), hàm dưới 7 BN (14%). Có 28% tổn thương lan rộng từ 2 vùng giải phẫu trở lên.

3.1.3.2. Đặc điểm về vị trí DDĐTM-ĐMC liên quan đường giữa

38

36

42

33 34 35 36 37 38 39 40 41 42

Tỷ lệ %

Bên phải ở giữa Bên trái

Vị trí DDĐTM-ĐMC

Biểu đồ 3.3. Vị trí phân bố DDĐTM - ĐMC liên quan đường giữa (n=50)

Nhận xét:

- Tỷ lệ DDĐTM-ĐMC ở bên trái là 42%, cao hơn so với ở giữa là 36%

và bên phải là 38%, nhưng không có ý nghĩa (p>0,05).

- Tỷ lệ DDĐTM-ĐMC lan rộng >1 vùng là 16%.

3.1.4. Đặc điểm lâm sàng của DDĐTM-ĐMC 3.1.4.1. Đặc điểm lâm sàng của DDĐTM-ĐMC

Bảng 3.4. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng DDĐTM-ĐMC (n=50) Triệu chứng Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Thay đổi màu sắc da:

- hồng nhạt - đỏ hồng - đỏ sẫm - xanh tím

39 10 11 17 1

78 20 22 34 2

Lồi da 50 100

Đập theo nhịp mạch 48 96

Tiếng thổi 37 74

Tăng nhiệt độ da 15 30

Đau 5 10

Chảy máu 13 26

Nhận xét:

- Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là lồi da với 50 BN, chiếm 100%.

- Các triệu chứng khác cũng hay gặp như đập theo nhịp mạch là 48 BN (96%), thay đổi màu sắc da 39 BN (78%), nghe tiếng thổi 37 BN (74%).

- Khi có thay đổi màu sắc da thì màu đỏ sẩm là hay gặp nhất với 17 BN (34%).

(a) (b) (c) Hình 3.2. Minh họa vị trí giải phẫu của DDĐTM-ĐMC

BN. Bạch Thị T., nữ 24t, MHS: 28529/D: DDĐTM vùng trán phải (a) BN. Bùi Văn Đ., nam 19t, MHS:40378: DDĐTM-ĐMC thái dương trái (b) BN. Trần Anh Đ., nam 31t, MHS: 26334: DD ĐTM vùng chẩm trái (c)

3.1.4.2. Giai đoạn lâm sàng của DDĐTM-ĐMC theo Schobinger

Bảng 3.5. Phân chia GĐLS của DDĐTM-ĐMC theo Schobinger (n=50) Giới

GĐLS

Nam Nữ Cả hai giới

(n) (%) (n) (%) (n) (%)

Giai đoạn I -- -- -- -- -- 0

Giai đoạn II 19 65,5 17 81 36 72

Giai đoạn III 10 34,5 4 19 14 28

Giai đoạn IV -- -- -- -- -- --

Nhận xét:

- Giai đoạn II là gặp nhiều nhất với 36 trường hợp, chiếm 72%, trong đó ở nữ là 81% và ở nam là 65,5%.

- Giai đoạn III với 14 BN, chiếm 28% trong đó nam là 34,5% gặp nhiều hơn nữ là 19%, (p=0,23).

- Không gặp trường hợp nào giai đoạn I và IV.

3.1.5. Đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính của DDĐTM-ĐMC

Nghiên cứu có 41 BN được chẩn đoán bằng chụp CLVT. Tất cả các trường hợp đều thấy TM ngấm thuốc cản quang mạnh và sớm. Các BN còn lại trong nghiên cứu được chẩn đoán bằng chụp CHT hoặc CMM.

(a) (b)

Hình 3.3. Minh họa hình ảnh DDĐTM-ĐMC trên CLVT

BN Hoang Thi B., nữ 64t, MHS: 20801. Khối DDĐTM-ĐMC vùng má phải trên CLVT lát cắt axial (a) và dựng hình thể tích-VR (b), các mạch máu giãn ngoằn

ngoèo và ngấm thuốc cản quang mạnh sau tiêm.

3.1.5.1. Đặc điểm hình ảnh DDĐTM- ĐMC trên CLVT

Bảng 3.6. Đặc điểm hình ảnh DDĐTM-ĐMC trên CLVT (n=41) Đặc điểm CLVT Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Tăng TT hỗn hợp 31 75,6

Giảm TT hỗn hợp 1 2,4

Tăng TT đồng nhất 9 22

Giới hạn không rõ 34 82,9

Giới hạn rõ 7 17,1

Tổn thương phần mềm 34 82,9

Tổn thương phần mềm + xương 7 17,1

Nhận xét:

- Phần lớn DDĐTM-ĐMC tăng tỷ trọng hỗn hợp với 32 BN (75,6%), giới hạn không rõ 34 BN (82,9%) trên CLVT.

- Có 7 BN (17,1%) tổn thương phần mềm kèm theo tổn thương xương sọ.

3.1.5.2. Đặc điểm kích thước tĩnh mạch của DDĐTM-ĐMC trên CLVT Bảng 3.7. Đặc điểm TM giãn nhất của DDĐTM-ĐMC trên CLVT (n=41)

Kích thước TM Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

< 10 mm 26 63,4

10- 20 mm 11 26,8

>20 mm 4 9,8

Tổng 41 100

KTTB của TM giãn nhất 9,2±5,79 (3-23mm) Nhận xét:

- Kích thước trung bình TM giãn nhất trong DDĐTM- ĐMC là 9,2±5,79 mm (95% CI: 7,5 – 11,1), lớn nhất là 23mm và nhỏ nhất là 3mm.

- Các DDĐTM-DDMC có kích thước TM<10mm là hay gặp nhất với 26 BN, chiếm 63,4%. TM giãn từ 10mm trở lên là 15 BN với 36,6%.

Trong tài liệu NGHIÊN CỨU (Trang 77-84)