• Không có kết quả nào được tìm thấy

CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU

Trong tài liệu NGHIÊN CỨU (Trang 69-74)

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5. CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU

- Các BN tham gia khám lại sẽ được:

+ Phỏng vấn tự đánh giá về mức độ cải thiện bệnh và sự hài lòng sau điều trị

+ Thăm khám lâm sàng để đánh giá về mức độ thay đổi dấu hiệu lâm sàng so với trước khi điều trị

+ Chụp CLVT đa dãy hoặc chụp CHT hay CMM để đánh giá về mặt hình ảnh DDĐTM-ĐMC, so sánh với hình ảnh trước khi điều trị để xác định mức độ giảm kích thước của tổn thương sau điều trị.

- Các BN không tham gia khám lại sẽ được phỏng vấn qua điện thoại về tự đánh giá mức độ cải thiện bệnh và sự hài lòng sau điều trị.

thành các khu vực gồm: da đầu, tai, trán, má, thái dương, mũi, môi trên, môi dưới, mí mắt, lưỡi, cổ. Một tổn thương có thể chiếm nhiều khu vực giải phẫu.

+ Liên quan của tổn thương với đường giữa: bên phải, ở giữa, bên trái.

- Đặc điểm lâm sàng của DDĐTM-ĐMC: là các dấu hiệu lâm sàng của DDĐTM-ĐMC thu được khi thăm khám như thay đổi màu da (hồng nhạt, đỏ hồng, đỏ sẫm, xanh tím), lồi da, đập theo nhịp mạch, tiếng thổi, tăng nhiệt độ da, đau, chảy máu, suy tim [72].

- Mức độ lâm sàng: được chia thành 4 GĐLS theo Schobinger (Bảng 1.6) dựa trên các dấu hiệu lâm sàng thu được khi thăm khám [27].

- Đặc điểm hình ảnh DDĐTM-ĐMC trên CLVT

+ Đặc điểm về tỷ trọng: là tỷ trọng của DDĐTM-ĐMC được so sánh với cấu trúc cơ lân cận: tăng tỷ trọng là khi có số đo tỷ trọng cao hơn cơ, giảm tỷ trọng khi có số đo tỷ trọng thấp hơn cơ, giới hạn tổn thương được phân chia là rõ hoặc không rõ, xác định tổn thương phần mềm, tổn thương xương khi thấy tổn thương lan vào các cấu trúc này.

+ Đặc điểm TM giãn nhất: là đường kính của TM có kích thước lớn nhất trong ổ DDĐTM-ĐMC đo được trên CLVT. Tĩnh mạch giãn được phân chia thành nhóm <10mm, 10-20mm và >20mm.

2.5.2. Đặc điểm hình ảnh chụp mạch máu của DDĐTM-ĐMC

- Đặc điểm kích thước DDĐTM-ĐMC trên CMM: là kích thước lớn nhất của tổn thương đo được trên phim chụp thẳng hoặc nghiêng dựa trên phần mềm hệ thống lưu trữ hình ảnh (PACS). Kích thước được chia nhóm <5cm, 5-10cm và >10cm [51].

- Liên quan kích thước DDĐTM-ĐMC với số lượng vùng giải phẫu mà tổn thương lan rộng và giai đoạn lâm sàng theo Schobinger.

- Đặc điểm ĐM nuôi của DDĐTM-ĐMC trên CMM: là ĐM có nhánh

tham gia cấp máu cho ổ dị dạng mạch như ĐM thái dương nông, ĐM hàm trên, ĐM mặt, ĐM chẩm, ĐM tai sau, ĐM màng não giữa...

- Số lượng ĐM nuôi DDĐTM-ĐMC trên CMM: là tổng số ĐM cấp máu cho DDĐTM-ĐMC, được chia nhóm 1-5 ĐM và >5 ĐM.

- Liên quan số lượng ĐM nuôi và kích thước của DDĐTM-ĐMC

- Đặc điểm TM tham gia dẫn lưu cho DDĐTM-ĐMC trên CMM: là các TM hiện hình thì tĩnh mạch sớm trên CMM như TM thái dương nông, TM mặt, TM tai sau, TM lưỡi ...

- Số lượng TM dẫn lưu của DDĐTM-ĐMC trên CMM: số lượng TM dẫn lưu trung bình cho mỗi ổ DDĐTM-ĐMC.

- Phân loại hình ảnh CMM của DDĐTM-ĐMC theo Cho (Bảng 1.5)[20]:

được phân chia thành 4 loại: loại I, loại II, loại IIIa và loại IIIb.

- Liên quan hình thái DDĐTM-ĐMC trên CMM theo phân loại Cho với thời điểm phát bệnh và thời kỳ bệnh tăng lên nhanh.

2.5.3. Điều trị DDĐTM-ĐMC bằng nút mạch

- Đường tiếp cận NM: là đường tiếp cận để đưa vật liệu nút mạch vào ổ dị dạng gây tắc mạch như đường ĐM, đường chọc trực tiếp, đường TM.

- Số lượng ĐM nuôi được nút, số lượng ĐM nuôi không nút được: là số lượng ĐM cấp máu cho ổ dị dạng đã được nút và không nút được.

- Liên quan giữa chỉ định NMĐCTT và các yếu tố như phân loại DDĐTM-ĐMC theo Cho, kích thước ổ tổn thương, số lượng ĐM nuôi...

- Tỷ lệ các loại vật liệu nút đã được sử dụng để NM cho các BN.

- Số lượng keo NBCA đã dùng trung bình cho mỗi BN.

- Liên quan số lượng keo NBCA đã dùng cho các BN với kích thước DDĐTM-ĐMC hoặc đường tiếp cận NM.

- Mức độ tắc mạch sau NM: được tính theo phần trăm (%) kích thước DDĐTM-ĐMC đã được tắc mạch ngay sau NM khi so sánh hình ảnh CMM

trước và sau can thiệp. Mức độ tắc mạch được chia thành các nhóm <50%, 50-75%, 76-99% và 100% [44].

- Liên quan mức độ tắc mạch sau nút với các yếu tố như: phân loại Schobinger, phân loại theo Cho, kích thước ổ tổn thương, số lượng ĐM nuôi...

- Biến chứng sau NM [39],[44],[49]: là các thay đổi bất thường về lâm sàng sau khi NM như: tắc mạch, chảy máu, loét da, liệt thần kinh… được chia thành:

+ Biến chứng nặng (tử vong, di chứng vĩnh viễn, cần phải điều trị tạo hình).

+ Biến chứng nhẹ (tổn thương thoáng qua như liệt thần kinh, loét da niêm mạc, tụ máu, hồi phục hoàn toàn).

Kết quả phối hợp điều trị nút mạch và phẫu thuật (phân tích nhóm được PT):

- Cách thức PT sau NM: chia thành nhóm PT lấy bỏ hoàn toàn; PT lấy bỏ một phần; phải PT tạo hình vùng khuyết da.

- Mức độ chảy máu trong PT: được phân chia là chảy máu ít khi lượng máu mất đi trong PT là ≤100ml; chảy máu nhiều là khi lượng máu mất đi trong PT là > 100ml; thống kê khối lượng máu phải truyền trong và sau phẫu thuật.

- Liên quan mức độ chảy máu trong PT với các yếu tố như GĐLS theo Schobinger, kích thước DDĐTM-ĐMC, số lượng ĐM nuôi, phân loại Cho, nút mạch đường chọc trực tiếp, mức độ tắc mạch sau nút.

Đánh giá kết quả lâu dài sau điều trị dựa trên phân tích 2 nhóm nghiên cứu: nhóm điều trị NM đơn thuần (NM) và nhóm nút mạch + phẫu thuật (NM+PT).

- Tự đánh giá của người bệnh về kết quả sau điều trị: dựa trên phỏng vấn BN qua điện thoại hoặc trực tiếp khi thăm khám lại. Mức độ cải thiện của bệnh được chia thành các mức: khỏi hoàn toàn, đỡ một phần, không thay đổi, nặng thêm, hoặc theo ước lượng phần trăm (%) mức độ khỏi bệnh.

- Đánh giá mức độ cải thiện bệnh sau điều trị dựa trên đặc điểm lâm sàng và CLVT/CHT/CMM ở các BN tham gia khám lại (cả 2 nhóm NM và NM+PT).

- Cải thiện lâm sàng khi khám lại: là sự giảm các dấu hiệu lâm sàng sau điều trị so với trước khi được điều trị. Cải thiện lâm sàng được tính theo mức độ giảm GĐLS theo Schobinger = GĐLS trước điều trị – GĐLS sau điều trị.

- Giảm kích thước sau điều trị: là mức độ thu nhỏ kích thước của tổn thương trên hình ảnh CLVT/CHT/CMM khi khám lại so với kích thước trước điều trị, được phân nhóm hết (100%), thu nhỏ (50%-99)%, giữ nguyên (0-49%), to lên [69].

- Mức độ khỏi bệnh sau điều trị: là sự giảm triệu chứng lâm sàng và kích thước của tổn thương tính đến thời điểm khám lại [44]:

+ Khỏi: biến mất hoàn toàn triệu chứng lâm sàng, tổn thương không còn ngấm thuốc trên phim chụp.

+ Đỡ: cải thiện triệu chứng lâm sàng, 50-99% tổn thương không còn ngấm thuốc

+ Không đỡ: cải thiện ít hoặc không thay đổi triệu chứng lâm sàng, còn > 50% tổn thương ngấm thuốc trên phim chụp.

+ Nặng lên: Triệu chứng lâm sàng nặng lên không kể đến mức độ tắc mạch của tổn thương.

Khỏi và đỡ được xem là điều trị có hiệu quả.

Trong tài liệu NGHIÊN CỨU (Trang 69-74)