• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÀI SẢN THƯƠNG

3.2. Đề xuất giải pháp

3.2.1. Giải pháp nâng cao nhận biết thương hiệu Start Up

Mức độ nhận biết thương hiệu là cấp độ đầu tiên trong thang đo tài sản thương hiệu. Đây là giải pháp quan trọng cho sự phát triển của thương hiệu Start Up và góp phần quan trọng trong việc tăng doanh số cho công ty. Rất nhiều khách hàng mua sản phẩm công ty nhưng chưa có ấn tượng nhiều về sản phẩm này, điều này gây nên nhiều hạn chế trong việc nhận biết thương hiệu Start Up trong những lần mua sản phẩm tiếp theo.

Bảng 24: Giá trị trung bình của thang đo “Nhận biết thương hiệu”

Yếu tố Giá trị trung bình

Tôi biết được nước khoáng có gas Start Up 3.82

Tôi biết rõ thông tin về thương hiệu Start Up 3.72

Tôi có thể dễ dàng nhận biết được nước có gas Start Up trong các loại nước có gas khác

3.85 Tôi dễ dàng phân biệt được nước có gas Start Up với các loại

nước có gas khác

3.92 Khi nhắc đến nước có gas Start Up, tôi có thể dễ dàng hình

dung ra được

3.82 Start Up là thương hiệu quen thuộc đối với tôi 3.77

Trung bình 3.81667

(Nguồn: Xử lý số liệu SPSS)

Đại học kinh tế Huế

Qua kết quả khảo sát từ khách hàng thì mức độ nhận biết của khách hàng chỉ 3.81667 điểm, tương ứng với thang đo từ bình thường đến đồng ý. Chính vì vậy, để nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu Start Up của khách hàng, công ty cần phải:

- Tăng cường việc thiết kế hình ảnh sản phẩm nhằm làm cho thương hiệu thêm nổi bật, tạo cảm giác và ấn tượng ban đầu về thương hiệu.

- Tạo những chương trình giới thiệu sản phẩm bằng cách tạo ra những gian hàng bán hàng lưu động vừa giúp khách hàng cũ nhận biết hơn về thương hiệu sản phẩm hơn, vừa tìm thêm những khách hàng mới tiềm năng.

- Thành lập thêm phòng Marketing để đẩy mạnh kênh phân phối và xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Start Up nói riêng và thương hiệu của toàn công ty nói chung.

- Sử dụng và cải tiến hơn việc quảng cáo bằng hệ thống Internet, đặc biệt sử dụng Facebook như là công cụ tiếp thị sản phẩm, bởi theo thống kê ở Việt Nam, tỷ lệ người dùng Facebook khá cao và độ tuổi truy cập chủ yếu là những người trẻ tuổi, do đó khách hàng mục tiêu dễ tiếp cận sản phẩm hơn, khi đó sẽ tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

3.2.2. Giải pháp nâng cao Chất lượng cảm nhận sản phẩm Start Up Bảng 25: Giá trị trung bình của thang đo “Chất lượng cảm nhận”

Yếu tố Giá trị trung bình

Sản phẩm cung cấp năng lượng nhanh chóng 3.8

Sản phẩm không gây hại cho sức khỏe 3.75

Sản phẩm rất tiện lợi khi sử dụng 3.95

Sản phẩm đảm bảo hợp vệ sinh 3.86

Sản phẩm có hướng dẫn rõ ràng, cụ thể 3.79

Chất lượng sản phẩm đúng như những gì quảng cáo 3.86

Chai thủy tinh sản phẩm được thiết kế đẹp mắt 3.82

Sản phẩm gắn liền với phong cách trẻ trung, năng động 3.77

Trung bình 3.825

(Nguồn: Xử lý số liệu SPSS)

Đại học kinh tế Huế

Chất lượng của Start Up và cảm nhận của khách hàng về nó khá tốt. Tuy nhiên, về lâu dài, sẽ có sự thay đổi trong cách cảm nhận của khách hàng về sản phẩm, do đó, công ty cần có những chính sách để nâng cao chất lượng sản phẩm, và đây là những đề xuất:

- Công ty cần kiểm tra kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.

Cần đào tạo thêm cho bộ phận kiểm kê và bộ phân kho cách kiểm tra chất lượng cho sản phẩm, những sản phẩm nào chưa đủ tiêu chuẩn đề ra cần báo cáo lại cho Ban giám đốc để có phương án giải quyết.

- Bộ phận thu mua nguyên liệu cần tìm kiếm những nhà cung cấp các nguồn hàng tốt, đảm bảo, tránh tình trạng thiếu hụt nguyên liệu, ảnh hưởng đến sản xuất.

- Sản phẩm khi chuẩn bị đưa ra thị trường cần phải kiểm tra kỹ lại về chất lượng, về bao bì nhãn mác, ghi rõ xuất xứ, tránh bị đối thủ “nhái”.

- Vì sản phẩm được thiết kế bằng chi thủy tinh nên khó khăn trong việc thu lại và bất tiện cho khách hàng do đó nên thay đổi chai thủy tinh thành lon 330 ml để tiện cho việc tiêu thụ.

- Công ty cần đầu tư cho bộ phận nghiên cứu và cải tiến sản phẩm Start Up, làm cho đặc điểm và chất lượng sản phẩm Start Up ngày càng có sự khác biệt và nổi bật hơn so với các sản phẩm khác tương tự.

3.2.3. Giải pháp nâng cao Sự liên tưởng thương hiệu Start Up

- Lựa chọn những nhà cung cấp nguyên vật liệu có mức giá thấp hơn những vẫn đảm bảo chất lượng nhằm giảm được giá thành thấp hơn đối thủ cạnh tranh, từ đó có lợi thế cạnh tranh hơn.

- Vì sản phẩm có phân khúc là khách hàng bình dân nên cần lựa chọn những phương án quảng cáo hợp lý.

- Phản hồi và tham gia thảo luận các cuộc thảo luận, trưc tiếp đáp lại những lo lắng của khách hàng thông qua trang trực tuyến của công ty.

3.2.4. Giải pháp nâng cao Sự trung thành thương hiệu Start Up

Khách hàng trung thành đó là chìa khóa thành công của những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo một báo cáo của Manta and BIA/Kelsey, thì một khách hàng cũ thường

Đại học kinh tế Huế

cũ thấp hơn nhiều so với việc lôi kéo thêm một khách hàng mới. Với thương hiệu Start Up này, khách hàng được phỏng vấn cho rằng có đến 95.583% lòng trung thành thương hiệu quyết định đến tài sản thương hiệu. Từ đó để thấy rằng, lợi ích mà khách hàng cũ mang lại cho công ty là quá rõ ràng. Do đó để duy trì lòng trung thành thương hiệu của khách hàng đối với thương hiệu Start Up, doanh nghiệp cần:

- Thường xuyên điều tra, thăm dò ý kiến của khách hàng để có kế hoạch điều chỉnh hợp lý, kịp thời đáp ứng nhu cầu của họ. Luôn tìm kiếm những mẫu mã đẹp từ các đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, cần có đội ngũ sáng tạo ra những mẫu mã đẹp, độc đáo, tạo nên sự khác biệt, riêng có cho công ty.

- Tăng cường các hoạt động xã hội như tham gia vào những chương trình từ thiện, tài trợ cho các chương trình trong các trường học, cơ quan kết hợp tặng quà là những sản phẩm công ty nhằm tạo ấn tượng tốt trong lòng khách hàng trung thành, và thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng khác.

3.2.5. Giải pháp khác

- Nâng cao các nguồn lực của công ty nhằm đảm bảo thích ứng với quy mô sản xuất, phù hợp với nhu cầu của khách hàng bằng cách kêu gọi thêm vốn đầu tư vào công ty để tăng thêm nguồn vốn.

- Bố trí và sử dụng nguồn nhân lực phù hợp với vị trí chuyên môn, chuyên ngành của từng người. Đây là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của công ty. Hiện nay, ở một số bộ phận còn tình trạng thiếu minh bạch trong các mối quan hệ. Do đó, cần có những bài test đánh giá năng lực của từng người một.

- Chú trọng đến điều kiện làm việc của nhân viên, đảm bảo an toàn lao động, môi trường làm việc thông thoáng, tạo động lực làm việc cho nhân viên. Đầu tư, xây dựng đội ngũ nhân viên, cần thường xuyên tổ chức các khóa huấn luyện, đào tạo kỹ năng chuyên môn.

- Tăng cường mở rộng các mối quan hệ kinh doanh, liên kết với các công ty nghiên cứu thị trường nhằm tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Đại học kinh tế Huế

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Thông qua việc phân tích kết quả từ số liệu điều tra thực tế, các giải pháp nhằm gia tăng tài sản thương hiệu Start Up của công ty đã được hình thành. Những giải pháp chính là nâng cao từng yếu tố cấu thành nên tài sản thương hiệu: nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận, liên tưởng thương hiệu và lòng trung thành thương hiệu…

Ngoài ra cũng nêu thêm một số giải pháp khác nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện những giải pháp trên, nhằm tạo điều kiện hơn trong việc gia tăng tài sản thương hiệu Start Up. Tuy nhiên, Ban Giám đốc cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn các giải pháp trên.

Đại học kinh tế Huế