• Không có kết quả nào được tìm thấy

Một số định nghĩa và tiêu chuẩn

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.2.7. Một số định nghĩa và tiêu chuẩn

- Sự khác biệt lactat máu giữa 2 nhóm nghiên cứu - Sự thay đổi của pH máu động mạch

- Sự thay đổi của nồng độ HCO3

- Tác động của thông khí nhân tạo lên các xét nghiệm khác - Đặc điểm men tim của 2 nhóm nghiên cứu 24 giờ sau phẫu thuật

- Đặc điểm một số xét nghiệm khác của 2 nhóm nghiên cứu tại thời điểm sau phẫu thuật 24 giờ

- Đặc điểm siêu âm tim ở thời điểm trước khi ra viện.

+ Tác động của thông khí nhân tạo lên một số đặc điểm lâm sàng - Tác động của thông khí nhân tạo lên biến chứng chảy máu - Tác động của thông khí nhân tạo lên một số biến chứng phổi - Tác động của thông khí nhân tạo lên các biến chứng khác

- Tác động của TKNT lên thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức, thời gian nằm viện

- Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm trùng hô hấp

- Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố nguy cơ liên quan đến thời gian rút nội khí quản sớm (trước 8 giờ)

- Các yếu tố liên quan đến thời gian rút nội khí quản sớm

- Phân tích hồi quy đa biến với biến phụ thuộc là thời gian rút nội khí quản dưới 8 giờ.

3.Thời gian nằm viện: thời gian từ khi bệnh nhân vào phòng mổ đến khi ra viện (ngày)

Thời gian nằm viện kéo dài: trên 7 ngày 4. Tiêu chuẩn rút nội khi quản

- Toàn thân: thân nhiệt ổn định, không sốt, không hạ nhiệt độ hoặc rét run.

- Thần kinh:

+ Bệnh nhân tỉnh táo,

+ Hoàn toàn hết tác dụng thuốc giãn cơ (nhấc và giữ đầu > 5 giây), + Hợp tác, có khả năng ho và bảo vệ đường thở.

+ Tim mạch: không có triệu chứng suy tim,

+ Huyết động ổn định với huyết áp trung bình > 70 mmHg, + Không cần các biện pháp hỗ trợ cơ học,

+ Không dùng thuốc trợ tim, vận mạch liều cao.

+ Không có rối loạn nhịp phức tạp hoặc ảnh hưởng huyết động - Hô hấp:

+ Không có tổn thương nặng trên phim Xquang,

+ Khí máu có pH 7,35 - 7,45; tỷ lệ PaO2/FiO2 > 300, PCO2 < 45 mmHg, + Số lượng đờm, dịch tiết qua nội khí quản ít,

+ Áp lực đỉnh đường thở < 25 cm nước,

+ Dung nạp tốt tập thở bằng CPAP hoặc T tube, Vt > 5ml/kg,tần số thở <

24 chu kỳ/phút

+ Không có suy thận nặng, lưu lượng nước tiểu > 1ml/kg/giờ, không còn dấu hiệu thừa dịch sau chạy THNCT.

+ Không có dấu hiệu chảy máu, dẫn lưu < 50ml/giờ

5. Rút nội khí quản sớm: Rút nội khí quản trong vòng 8 giờ sau mổ 6. Tiêu chuẩn ra khỏi hồi sức

- Bệnh nhân được ra khỏi hồi sức khi:

+ Đã rút các dẫn lưu,

+ Không còn suy tim, không cần trợ tim liều cao,

+ Không suy hô hấp cần hỗ trợ thở máy không xâm nhập, + Không suy thận cần lọc máu hoặc truyền lợi tiểu tĩnh mạch.

7. Ra viện

Sau khi ra khỏi khoa hồi sức ngoại, bệnh nhân tiếp tục được chăm sóc tại các khoa khác, được xuất viện khi:

+ Đã rút điện cực tạo nhịp tạm thời, + Cắt chỉ vết mổ,

+ Không có nhiễm trùng tại chỗ,

+ Màng tim, màng phổi không có dịch hoặc số lượng ít, các triệu chứng toàn thân ổn định.

8. Các biến chứng phổi

Theo tiêu chuẩn của hội gây mê châu Âu [28], các biến chứng phổi sau phẫu thuật bao gồm

- Nhiễm trùng hô hấp (nhiễm trùng hô hấp dưới): khi bệnh nhân nghi ngờ bị nhiễm trùng hô hấp, cần phải dùng kháng sinh điều trị, có 1 hoặc nhiều hơn các triệu chứng sau:

+ Có sự thay đổi tính chất đờm

+ Có hình ảnh mờ mới xuất hiện hoặc có sự thay đổi các hình ảnh mờ trên Xquang

+ Sốt, bạch cầu máu > 12 G/l

- Suy hô hấp: Khi PaO2 máu < 60 mmHg khi thở khí trời, hoặc có PaO2/FiO2 < 300, độ bão hòa oxy máu động mạch < 90%, bệnh nhân cần phải thở oxy.

- Tràn dịch màng phổi: Phim chụp xquang ngực có hình ảnh tù góc sườn hoành, hình mờ làm mất hình vòm hoành 1 bên khi chụp tư thế đứng, hình ảnh đẩy các cấu trúc trong lồng ngực, hoặc phim chụp nằm có hình mờ một nửa ngực với các bóng mạch máu và bờ tim bình thường.

- Xẹp phổi: Hình mờ ở phổi kèm co kéo trung thất, rốn phổi hoặc vòm hoành về phía tổn thương, kèm theo hình ảnh tăng thông khí bù trừ ở vùng phổi lành.

- Co thắt phế quản: bệnh nhân xuất hiện tiếng ran rít, ran ngáy mới cần điều trị bằng thuốc giãn phế quản.

9. Tiêu chuẩn ARDS

Theo định nghĩa Berlin [102] bệnh nhân được chẩn đoán ARDS khi có các tiêu chuẩn sau

- Thời gian xuất hiện: các triệu chứng hô hấp nặng lên hay mới xuất hiện trong vòng 1 tuần.

- Hình ảnh Xquang phổi thẳng: có hình ảnh mờ lan tỏa cả hai phổi không giải thích được do tràn dịch hay xẹp phổi.

- Nguồn gốc của suy hô hấp: không do suy tim hay quá tải dịch.

- Mức độ rối loạn oxy hóa máu:

+ Nhẹ: 200 < PaO2/FiO2 ≤ 300 mmHg với PEEP ≥ 5 cm H2O + Trung bình: 100 < PaO2/FiO2 ≤ 200 với PEEP ≥ 5 cm H2O + Nặng: PaO2/FiO2 ≤ 100 với PEEP ≥ 5 cm H2O