• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 4: BÀN LUẬN

4.3. Tác động của thông khí nhân tạo lên một số chỉ số cơ học phổi, lâm

4.3.1. Thay đổi cơ học phổi

4.3. Tác động của thông khí nhân tạo lên một số chỉ số cơ học phổi, lâm

cứu và không có sự khác biệt về sức cản đường thở giữa 2 nhóm bệnh nhân ở 2 thời điểm này.

Theo lý thuyết, các nguyên nhân gây tăng sức cản đường thở khi TKNT bao gồm: co thắt phế quản, tăng tiết đờm dãi, kích thước ống nội khí quản bé, phù niêm mạc đường hô hấp [84].

Babik và cộng sự đã đo sức cản đường thở của bệnh nhân sau phẫu thuật tim có chạy THNCT. Kết quả cho thấy sức cản đường thở tăng lên sau THNCT và có mối tương quan giữa thời gian chạy THNCT và sức cản đường thở [118]. Khi phẫu thuật tim có chạy THNCT, chức năng phổi bị ảnh hưởng do nhiều nguyên nhân: phế nang bị xẹp, tăng tính thấm màng phế nang - mao mạch, tăng lượng nước trong phổi và khoảng kẽ, tăng tiết dịch nhày phế quản, đau do phẫu thuật.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, có thể thời gian chạy THNCT và thời gian phẫu thuật chưa đủ dài nên sự khác biệt về sức cản đường thở sau phẫu thuật chưa rõ rệt, chưa có ý nghĩa thống kê.

4.3.1.3. Độ giãn nở phổi tĩnh (Static Compliance)

Kết quả ở bảng 3.18 cho thấy độ giãn nở phổi tĩnh trước và sau THNCT của từng nhóm bệnh nhân không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Khi bệnh nhân được TKNT, độ giãn nở phổi và thành ngực sẽ quyết định độ chênh lệch giữa áp lực cao nguyên và PEEP tổng. Các yếu tố làm giảm độ giãn nở phổi bao gồm: tràn khí màng phổi, đặt nội khí quản vào một bên phổi, xung huyết phổi, phù phổi, ARDS, đông đặc phổi, cắt bỏ thùy phổi, tràn dịch màng phổi, chướng bụng, biến dạng thành ngực [84].

Khi bệnh nhân được phẫu thuật tim có chạy THNCT, độ giãn nở phổi bị thay đổi do tác dụng của cuộc phẫu thuật và THNCT. Gott và cs ghi nhận độ

giãn nở phổi tĩnh và độ giãn nở phổi động của bệnh nhân phẫu thuật tim đo ở thời điểm sau THNCT và 4 giờ sau đó thấp hơn có ý nghĩa so với trước THNCT [119]. Tương tự, nghiên cứu khác trên 307 bệnh nhân phẫu thuật mạch vành có THNCT cũng thấy độ giãn nở phổi tĩnh và động đo ở nhiều thời điểm sau THNCT đều thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với trước phẫu thuật. Theo nghiên cứu này, nguyên nhân của giảm đàn hồi phổi sau mổ bao gồm các yếu tố như xẹp phổi, tăng tính thấm màng phế nang - mao mạch, đè ép phổi do phẫu thuật, đau sau phẫu thuật…[120].

Khi so sánh độ giãn nở phổi tĩnh giữa 2 nhóm bệnh nhân ở thời điểm sau ngừng THNCT, chúng tôi không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (bảng 3.18). Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Lindsay CH [17]. Tác giả đã nghiên cứu trên 23 bệnh nhân phẫu thuật mạch vành, được chia làm 2 nhóm: nhóm 1 được TKNT trong khi chạy THNCT với Vt là 5ml/kg, nhóm 2 không được TKNT khi THNCT. Kết quả cho thấy lượng nước ngoài mạch trong phổi ở thời điểm ngay sau ngừng THNCT và ngày 1 sau phẫu thuật là tương đương giữa nhóm 1 và nhóm 2. Độ giãn nở phổi tĩnh và độ giãn nở phổi động đo ngay sau ngừng THNCT không có sự khác biệt giữa 2 nhóm bệnh nhân.

Theo nghiên cứu khác, tiến hành trên 50 bệnh nhân phẫu thuật mạch vành, khi chạy THNCT, bệnh nhân được chia thành nhóm TKNT với Vt là 5 ml/kg, tần số 5 chu kỳ/phút, FiO2 = 50%, và nhóm không được TKNT. Độ giãn nở phổi động được đo ở các thời điểm 1 giờ và 6 giờ sau ngừng THNCT. Kết quả cho thấy độ giãn nở phổi động của nhóm TKNT tại thời điểm 1 giờ sau ngừng THNCT không khác biệt so với nhóm không TKNT.

Không có sự khác biệt về lượng nước ngoài mạch trong phổi ở mọi thời điểm sau ngừng THNCT giữa 2 nhóm bệnh nhân nghiên cứu [15].

Salama và cs nghiên cứu trên 60 bệnh nhân phẫu thuật mạch vành, khi chạy THNCT, bệnh nhân được chia thành nhóm TKNT với Vt là 3 ml/kg, PEEP = 5 cm H2O, FiO2 = 60%; nhóm còn lại không được thông khí. Kết quả cho thấy lượng nước ngoài mạch trong phổi ở thời điểm ngay sau THNCT và thời điểm ngày 1 sau phẫu thuật của nhóm TKNT thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm không TKNT. Độ giãn nở phổi tĩnh ở thời điểm ngay sau THNCT của nhóm TKNT cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không TKNT. Tương tự, độ giãn nở phổi động ở thời điểm ngay sau THNCT của nhóm TKNT cũng cao hơn nhóm không thông khí [41].

Các nghiên cứu đánh giá cơ học phổi trên bệnh nhân được TKNT trong khi THNCT không nhiều và có kết quả không đồng nhất. Về lý thuyết, TKNT trong khi chạy tuần hoàn ngoài cơ thể sẽ tránh xẹp phổi hoàn toàn, giảm viêm và giảm thoát dịch vào phế nang nên sẽ cải thiện cơ học phổi. Tuy nhiên, có những yếu tố khác có thể làm thay đổi cơ học phổi; trong đó, lượng nước ngoài mạch ở phổi là một yếu tố ảnh hưởng khá lớn lên độ giãn nở phổi. Lượng nước này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như đáp ứng viêm hệ thống, cân bằng dịch trong khi chạy THNCT và số lượng dịch truyền sau đó của bệnh nhân. Nghiên cứu ghi nhận sự khác biệt về cơ học phổi cũng ghi nhận sự khác biệt về lượng nước trong phổi [41]. Ngoài ra, thời gian chạy THNCT khác nhau, cỡ mẫu của các nghiên cứu không lớn đều có thể dẫn đến sự không thống nhất các kết quả nghiên cứu cơ học phổi sau THNCT.